Giao Thông Việt Không Có Làn đường Xe Máy Tiêu Chuẩn - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Giao thông Việt Nam hỗn loạn vì thiếu quy hoạch. Tôi không tranh luận cần cấm xe nào. Tôi chỉ nêu một số nhận xét cá nhân:
1. Làn đường (lane)
Chúng ta không có làn đường đúng nghĩa cho xe máy. Làn đường của chúng ta tất cả đều theo chuẩn ôtô, rộng 3,5m. Với kích thước chuẩn quốc tế này, hai ôtô không thể vượt nhau nếu xe sau không chuyển sang làn bên cạnh.
Trong khi đó, mọi xe máy (và cả xe đạp) đều có bề ngang (ghi đông) tiêu chuẩn là 0,6m. Dựa trên cơ sở làn ôtô, làn xe máy sẽ có chiều ngang không quá 1,2m – tức là hai xe máy không thể vượt nhau nếu chạy chung một làn. Chúng ta đã có làn xe máy tiêu chuẩn chưa?
2. Phân luồng.
Cơ sở để phân luồng là hướng đi. Cụ thể, làn trái để rẽ trái, làn phải để rẽ phải và làn giữa để đi thẳng. Tại nơi không có giao lộ, ba làn đường này sẽ có ba tốc độ khác nhau.
Làn trái có tốc độ cao nhất và thường dùng để vượt. Làn phải có tốc độ thấp nhất thường được dùng để tách nhập hướng đi (vào hoặc ra khỏi đường đó). Bất kể là đi hướng nào, luồng xe phải thông suốt, không bị luồng khác cắt ngang.
Xe hơi sẽ rẽ phải như nào khi nó bị xe máy rẽ trái hoặc chạy thẳng cắt ngang? Đó là lý do người ta hạn chế tối đa xe hai bánh và bốn bánh đi chung một đường. Sẽ có những con đường cấm xe hơi và những con đường cấm xe hai bánh. Đây là bài toán rất đau đầu với cơ quan quy hoạch giao thông.
3. Quảng trường đi bộ.
Đây là nơi cấm các loại xe lưu thông, bao gồm cả xe công cộng. Đây cũng là nơi chắc chắn sẽ xảy ra kẹt xe bất kể áp dụng biện pháp nào. Vì thế, họ quy định nơi này mọi người chỉ có thể đi bộ mà thôi. Ai muốn đi qua bằng xe cá nhân, phải đi đường vòng.
Nếu tiếp cận quảng trường đi bộ bằng xe cá nhân, bạn phải chịu đóng phí rất cao. Cao là bao nhiêu? Phí một năm đủ để mua chính cái xe bạn đang đi – tức là xe cỏ sẽ đóng phí theo xe cỏ, ông đi xe deluxe sẽ đóng phí theo xe deluxe, không có chuyện cào bằng.
4. Đèn tín hiệu giao thông.
Chu kỳ đèn xanh đèn đỏ cần tính toán khoa học, không phải muốn tùy tiện thế nào cũng được. Để tính toán được chu kỳ này, người ta phải khảo sát mật độ lưu thông trên từng con đường vào từng thời điểm trong ngày. Theo đó, không phải cứ đường to là được ưu tiên. Đường được ưu tiên phải là đường có mật độ xe lưu thông cao hơn tại thời điểm xác định.
Như vậy, chu kỳ đèn xanh đèn đỏ không phải là cố định mà thay đổi theo thời điểm. Bình thường, cao điểm, hướng đi (sáng chiều này đông, chiều chiều kia nhiều)... Đây cũng là một bài toán khó cho cơ quan quản lý giao thông và ta thường gặp hình ảnh chú cảnh sát giao thông điều khiển chu kỳ đèn tín hiệu bằng tay.
Điều khiển bằng tay thì sẽ giải quyết được sự ùn ứ cục bộ - tức là đẩy cái sự ùn ứ này cho giao lộ khác gánh thay. Mọi nơi đều tranh thủ giải quyết cục bộ như vậy, nhất định sẽ có nơi không thể nhúc nhích.
5. Bãi đậu xe
Bãi đậu xe cũng như đường được phép đậu xe phải là nơi gần cơ quan công sở và cơ sở dịch vụ. Đó là lý do vì sao người ta phải quy hoạch hạ tầng để mỗi khu vực có bãi đậu xe thường là trung tâm gì đó (trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí, trung tâm giáo dục, trung tâm y tế...).
Người đến những trung tâm này phần lớn đều có nhu cầu giống nhau nên thời gian gửi xe của họ cũng xấp xỉ nhau. Một trung tâm lộn xộn thì sẽ có lúc "hết chỗ" và có lúc chả có xe nào đậu.
6. Xe buýt công cộng
Xe buýt công cộng là thứ "khó ưa" nhất không chỉ riêng với người Việt. Hiện tại, người ta đã không còn dùng xe buýt công cộng trong nội đô. Thay vào đó, nó được dùng rất nhiều ở các khu vực ven trung tâm nơi mà tàu điện ngầm và tàu điện trên cao không thể với tới.
Người ta xây dựng các tuyến xe buýt là để giải quyết cái chuyện phải đi bộ quá xa chứ không phải chỉ để giảm mật độ giao thông. Bởi vậy, khoảng cách tiêu chuẩn giữa hai trạm xe buýt luôn nằm trong khoảng 500m đến 1000m.
Từ trạm xe buýt đến ga tàu điện cũng có quãng cách tương tự. Cho nên, tuyến xe buýt là phụ thuộc vào trạm xe buýt đặt ở đâu. Người ta sẽ lên địa điểm xây dựng các trạm xe buýt ở nơi cần thiết, sau đó họ mới tính toán làm sao nối các trạm này bằng các tuyến xe buýt.
Ta thì ngược lại, tuyến có trước trạm khiến cho nơi thì dày đặc xe buýt, nơi chả có chiếc nào.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Lâm
'Virus' xe máy đã tàn phá đô thị Việt Nam như thế nào
'Kẹt xe do dân giàu lên và mua nhiều ôtô'
- 'Virus' xe máy đã tàn phá đô thị Việt Nam như thế nào
Từ khóa » Chiều Rộng 1 Làn Xe ô Tô
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2005 Về đường ôtô - Yêu Cầu Thiết ...
-
[PDF] Tieu Chuan Nganh - Bộ Giao Thông Vận Tải
-
KÍCH THƯỚC ĐƯỜNG GIAO THÔNG CHO CÁC LOẠI XE
-
[VHGT] - Em Hỏi Ngu Tí Về Chiều Rộng Làn đường - OTOFUN
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4054:1998 Về đường ô Tô - Yêu Cầu ...
-
Chọn Bề Rộng 1 Làn [Archive] - CAUDUONGBKDN
-
Làn đường Là Gì? - Bán Xe Hơi Cũ
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Bãi đỗ Xe ô Tô Mới Nhất 2021 - Bilparking
-
Phần đường Có Tốc độ Thiết Kế Từ 60km/h Trở Lên Có Cần Phải Có Dải ...
-
[PDF] THIẾT KẾ HH ĐƯỜNG Ô TÔ ĐÁP
-
Kích Thước Bãi đỗ Xe Dành Cho Xe Máy Và ô Tô Cập Nhật 2022
-
Quy định Về đường Cấp 1 2 3 4
-
Top 19 đường 4 Làn Xe Rộng Bao Nhiêu Mét Mới Nhất 2022 - XmdForex