Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ Huýt Sáo - Những SỰ THẬT THÚ VỊ
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Máy phiên dịch
- Chuột nghe thông minh
- Bút thông minh
- Tin tức
- Quy định bảo hành
- Video sản phẩm
- Liên hệ
- Trang chủ
- Tin tức - sự kiện
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ huýt sáo - Vẻ đẹp cần bảo tồn
Bạn thấy gì trong tiếng huýt sáo? Cả một thế giới!
Nội Dung [Ẩn]
- 1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ huýt sáo - Vẻ đẹp cần bảo tồn
- 2. Những sự thật thú vị về ngôn ngữ huýt sáo
- 3. Kuşköy, ngôn ngữ của tự do
- 4. Ngôn ngữ Antia của Sfyria
- 5. Ngôn ngữ Chinantec của San Pedro Sochiapam
- 6. Silbo của La Gomera
- 7. Ngôn ngữ của người H'MONG
1. GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ HUÝT SÁO - VẺ ĐẸP CẦN BẢO TỒN
Dù tin hay không, lúc chúng ta huýt sáo để giết thời gian hay để gây sự chú ý với ai đó, chúng ta đang lãng phí tiềm năng của bản thân.
Trong nhiều thiên niên kỉ, ở mọi khu vực trên thế giới, con người đã từng tương tác với nhau bằng tiếng huýt gió, những câu nói dù đơn giản hay phức tạp đều được diễn đạt bằng tiếng huýt sáo, thậm chí thứ "ngôn ngữ của loài chim" này được xem là khởi nguồn cho sự phát triển hành vi giao tiếp của con người.
Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ huýt sáo được ghi nhận trong lịch sử từ trước đến nay luôn có nguồn gốc từ những ngôi làng xa xôi hẻo lánh trên núi, hoặc nằm sâu trong rừng, những nơi có môi trường sống khắc nghiệt, đòi hỏi phương thức giao tiếp có thể truyền đi khoảng cách xa.
Tiếng huýt sáo không có độ vang nhiều như khi chúng ta la hét, có nghĩa là chúng sẽ không bị sai lệch nhiều hoặc làm con mồi hoảng sợ khi đi săn.
Nhờ vào độ hẹp, tần số cao của âm thanh, ngôn ngữ huýt sáo thậm chí có thể truyền đi xa hơn tiếng thét rất nhiều lần.
Việc giao tiếp bằng tiếng huýt sáo thậm chí trong một vài trường hợp được mô tả là có thể truyền xa đến 10km, nhờ đó giúp những thợ săn của làng tiết kiệm được nhiều sức lực trong những chuyến đi săn và hiểu được ý của đồng đội ở cách đó rất xa.
Giao tiếp bằng tiếng huýt gió có thể truyền được khoảng cách xa
2. NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ NGÔN NGỮ HUÝT SÁO
Có tổng cộng 70 ngôn ngữ kiểu này trên khắp thế giới. Julien Meyer, nhà nghiên cứu tại Đại học Grenoble, Pháp, đã dành nhiều năm nghiên cứu hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ huýt sáo, ông đưa ra giả thiết rằng tiếng huýt gió có thể là tiền thân của ngôn ngữ nói ngày nay.
Giả thuyết này cũng trùng khớp với lý thuyết của Darwin, đề cập đến việc hát và huýt gió, từng hành động đều tạo thành một loại "ngôn ngữ nghệ thuật âm nhạc".
Điểm mấu chốt để hiểu về ngôn ngữ huýt gió là chúng luôn dựa trên ngôn ngữ nói của địa phương.
Theo Meyer, ở các khu vực tồn tại ngôn ngữ "âm điệu" trên thế giới, ví dụ như Châu Á, có khuynh hướng xuất hiện ngôn ngữ giao tiếp sao chép lại giai điệu của lời nói.
Các ngôn ngữ khác như tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Thổ Nhĩ Kì, tạo ra các phiên bản ngôn ngữ huýt gió bắt chước những thay đổi cộng hưởng cùng các nguyên âm khác nhau, với phụ âm được diễn đạt bằng quãng dài ngắn.
Thêm vào đó, tiếng huýt gió kì diệu này còn tiết lộ những thông tin đáng ngạc nhiên về cách bộ não chúng ta xử lí ngôn ngữ.
Từ trước đến nay chúng ta luôn tin rằng bán cầu não trái giữ nhiệm vụ xử lí mọi việc liên quan đến ngôn ngữ. Ít nhất là "ngôn ngữ" theo cách chúng ta hiểu cho đến lúc này. Trong những nghiên cứu gần đây, người ta đã chứng minh được việc giao tiếp bằng ngôn ngữ huýt sáo được xử lí bằng cả hai bán cầu não.
Tuy nhiên, phần thú vị nhất vẫn là những câu chuyện của con người, những con người kì lạ sử dụng ngôn ngữ kì lạ, từ quần đảo Canaria đến vùng Amazon, vùng cao Lào, núi Atlas, Papua New Guinea, eo biển Bering, vùng Pyrenees....
Giao tiếp bằng tiếng huýt gió cần sử dụng cả hai bán cầu não
3. Kuşköy NGÔN NGỮ CỦA TỰ DO
Trên những dãy núi phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ, ở quận Gronun của Çanakçi, tồn tại một ngôi làng, Kuşköy, nơi truyền thống giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ huýt sáo vẫn tồn tại.
Ngôn ngữ của loài chim đã từng rất phổ biến ở đây, nhưng ngày nay chỉ còn những người chăn cừu sử dụng, sức mạnh của công nghệ đã và đang lan rộng đến cả những vùng hẻo lánh nhất, tin nhắn văn bản đã khiến thứ ngôn ngữ này gần như tuyệt chủng.
Thế hệ trẻ ở đây hầu hết đều không có hứng thú kế thừa truyền thống, trong khi các bô lão sử dụng thành thạo ngôn ngữ của loài chim ngày càng già đi.
Những người trẻ hiếm hoi muốn kế thừa luôn xem truyền thống độc đáo của dân tộc mình là niềm tự hào. Cho đến nay, Kuşköy vẫn duy trì tổ chức một lễ hội dành riêng cho ngôn ngữ tiếng chim hàng năm.
"Ngôn ngữ chim" của Thổ Nhĩ Kì gần đây được UNESSCO công nhận và đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn khẩn cấp.
Truyền thống ngôn ngữ huýt gió đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
4. NGÔN NGỮ ANTIA CỦA SFYRIA
Trong ngôi làng nhỏ Antia, nằm trên đỉnh núi Ochi thuộc đảo Evia của Hy Lạp, những người dân nơi đây vẫn giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ gọi là Sfyria.
Từ hàng nghìn năm nay, ngôn ngữ này đã được truyền lại qua các thế hệ nông dân và chăn cừu ở đây.
Theo những người dân ở đây, ngôn ngữ này có nguồn gốc từ những người lính Ba Tư ẩn náu trên núi từ 2500 năm trước, hoặc hoặc từ thời Byzantine, họ cần một phương pháp bí mật để cảnh báo lẫn nhau nếu nguy hiểm đến gần.
Một số người lại cho rằng tiếng huýt sáo từ làng Antia cũng giống những người lính Athen cổ đại, sẽ bảo vệ họ nếu bị đế quốc tấn công.
Từ Sfyria xuất phát từ tiếng Hi Lạp, sfyrizo, có nghĩa là huýt gió, nhưng giao tiếp bằng ngôn ngữ của loài chim không còn phù hợp trong thời đại công nghiệp tân tiến hiện nay.
Một cư dân đã kể câu chuyện sau cho đài BBC: "Đêm nọ, một người đàn ông ở trên núi cùng con cừu của mình trong khi tuyết bắt đầu rơi. Ông biết rằng đâu đó trong những ngọn núi kia, có một người con gái xinh đẹp từ làng Antia đang cư ngụ cùng một con dê.
Ông tìm đến hang động nơi cô đang ở, thắp lên ngọn lửa và huýt sáo suốt mùa đông để sưởi ấm cho cô. Đó là cách cha mẹ tôi yêu nhau."
Giao tiếp bằng ngôn ngữ của loài chim cho đến nay vẫn mang nhiều bí ẩn thú vị
5. NGÔN NGỮ CHINANTEC CỦA SAN PEDRO SOCHIAPAM
Làng San Pedro Sochiapam ở Oaxaca, Mexico, là nơi dân tộc Chinantec sống giữa những cánh đồng thênh thang lộng gió và những lối mòn đồi núi quanh co.
Ngôn ngữ của Chinantec được sử dụng từ trước thời Tây Ban Nha, là nhân chứng cho một giai đoạn lịch sử vang bóng của dân tộc, có thể truyền xa đến 1km. Tiếng huýt sáo cũng được sử dụng để bổ sung cho ngôn ngữ ở vùng Trung bộ châu Mỹ cổ đại như Mazatec, Zapotec và Mixtec...
Nhưng ở đây, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, việc giao tiếp bằng ngôn ngữ huýt gió đang ngày càng hiếm hoi.
Trên thực tế chỉ còn vài người thực sự thông thạo ngôn ngữ này, nguyên nhân một phần là do sự thiếu quan tâm giữ gìn truyền thống của thế hệ trẻ, nhưng lí do chính là do việc sản xuất cà phê, vốn chiếm đến 30% sản lượng xuất khẩu của nơi này, đang ngày càng sụt giảm.
Ngày nay chỉ còn vài người cao tuổi thành thục thứ ngôn ngữ giao tiếp của loài chim này
6. SILBO CỦA LA GOMERA
Ở quần đảo Canary của Tây Ban Nha, việc giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ huýt sáo được cho rằng bắt nguồn từ cư dân Bắc Phi trước khi những người Châu Âu đến đây lần đầu tiên vào thế kỉ 15.
Sau khi người Tây Ban Nha đến, người bản địa ở đây đã học hỏi từ tiếng Tây Ban Nha và phát triển ngôn ngữ huýt sáo của họ thành ngôn ngữ Silbo.
Nhìn lại những ngày trước, người dân địa phương nơi đây sẽ huýt gió để tránh quân đội của Tây Ban Nha, những kẻ muốn bóc lột sức lao động của họ một cách man rợ. Mặc dù ngôn ngữ tiếng chim Silbo gần như biến mất vào những năm 50, nhưng đến những năm 90 nó đã được phục hồi và trở thành môn học bắt buộc ở trường tiểu học.
Ngôn ngữ huýt gió cũng là môn học bắt buộc ở La Gomera
7. NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI H'MONG
Dưới chân núi Hymalaya, người H'Mong sử dụng ngôn ngữ huýt gió trong nông nghiệp và săn bắn, nhưng họ cũng sử dụng nó như một cách tán tỉnh độc đáo.
Mặc dù không còn được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hiện nay, nhưng ngôn ngữ huýt sáo từng được những cậu trai trẻ trong làng sử dụng để ngân nga bài thơ yêu thích của họ. Nếu may mắn, một cô gái sẽ đáp lại và cả hai có thể bắt đầu tán tỉnh nhau.
Theo BBC, giao tiếp bằng ngôn ngữ huýt gió bí ẩn đã làm nên sự lãng mạn cho truyền thống này, không cần ngôn ngữ, ngôn từ phức tạp, một số cặp vợ chồng có thể tạo ra mật mã riêng cho mình, điều này tạo nên cảm giác riêng tư trong những trường hợp ở chốn đông người.
>>> Tham khảo:
- • Cách kết bạn với người nước ngoài.
- • Nói chuyện với người nước ngoài như thế nào
- • Đi du lịch Nhật nên mang theo gì
- • Những thứ cần mang khi đi du lịch
- • Giao tiếp với người nước ngoài bằng máy phiên dịch
Từ khóa » Cách Dùng Huýt Sáo
-
Hướng Dẫn Các Bước Huýt Sáo Bằng Miệng đơn Giản Cho Người Mới ...
-
3 Cách Dễ Nhất để Huýt Sáo Bằng Lưỡi - YouTube
-
Cách để Huýt Sáo Bằng Lưỡi - WikiHow
-
Cách để Huýt Sáo Bằng Tay - WikiHow
-
Hướng Dẫn Các Huýt Sáo Bằng Miệng Hiệu Quả Nhanh Chóng
-
Cách để Huýt Sáo Bằng Lưỡi Mới 2022 - Ciscolinksys
-
Cách Huýt Sáo Bằng Miệng Dễ Nhất
-
Hướng Dẫn Các Bước Huýt Sáo Bằng Miệng đơn Giản Cho ... - EXP.GG
-
Hướng Dẫn Huýt Sáo Bằng Miệng - Wiki Phununet
-
Hướng Dẫn Cách Huýt Sáo
-
Video 3 Cách Dễ Nhất để Huýt Sáo Bằng Lưỡi - Huong Dan Lam Tinh ...
-
Huýt Sáo Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Đây Chính Là Bí Kíp" Thần Thánh" Giúp Bạn Biết Cách Huýt Sáo đúng ...
-
Học Cách Huýt Sáo: Bốn Cách - Khai Dân Trí