Giáo Trình Các Bài Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ Chuyên Nghiệp

Chó nghiệp vụ là giống chó lớn, có bản tính tự nhiên hung dữ, thường được huấn luyện vào các hoạt động như săn mồi, đánh hơi tìm vật, tấn công, bảo vệ người – vật, canh gác… Bài viết này sẽ hướng dẫn các cách huấn luyện chó nghiệp vụ đặc thù để bạn có thể áp dụng tại nhà.

**Lưu ý: đây là các bài huấn luyện chung cho các giống chó nghiệp vụ, chưa phải là các bài huấn luyện đặc thù cho riêng từng giống.

Trong trường hợp bạn cần huấn luyện chó nghiệp vụ ở mức độ chuyên nghiệp để phát huy tối đa năng lực của chúng, phù hợp với nhu cầu của bạn. Vui lòng tham khảo chương trình đào tạo tại trường huấn luyện chó nghiệp vụ

Nội dung chi tiết

  • Phần 1: Giới thiệu một số giống nghiệp vụ ở Việt Nam
    • 1. Chó Pitbull
    • 2. Chó Becgie
      • 2.1. Chó Becgie Đức
      • 2.2. Chó Becgie Bỉ
    • 3. Chó Rottweiler
    • 4. Chó Doberman
    • 5. Chó phú Quốc
  • Phần 2: Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đúng giáo trình
    • 1. Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đánh hơi
      • Cách dạy chó nghiệp vụ làm quen với mùi
      • Cho chó biết đồ vật được giấu ở đâu
      • Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đánh hơi ở ngoài trời
      • Cách huấn luyện chó nghiệp vụ tự truy tìm nguồn hơi
    • 2. Cách huấn luyện chó tấn công
    • 3. Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đi săn
    • 4. Cách huấn luyện chó nghiệp vụ bảo vệ chủ (hay giữ nhà)
      • 4.1. Những điều cần biết trước khi huấn luyện chó bảo vệ
        • Phân biệt được giữa chó bảo vệ và chó tấn công
        • Xác định xem liệu chó của bạn có thuộc giống chó bảo vệ không?
        • 6 đặc tính của một chú chó bảo vệ lý tưởng
        • Giao tiếp với chó ngay khi nó còn nhỏ.
        • Đảm bảo rằng chó của bạn biết tuân theo các mệnh lệnh cơ bản: đứng, ngồi, nằm, yên,….
      • 4.2. Cách huấn luyện chó nghiệp vụ sủa báo động
  • Trường huấn luyện chó nghiệp vụ chuyên nghiệp tại Tp.HCM

Phần 1: Giới thiệu một số giống nghiệp vụ ở Việt Nam

Để tham gia chương trình huấn luyện chó nghiệp vụ, những chú chó phải thuộc các giống chó có cơ bắp khỏe mạnh, dẻo dai, sức chịu đựng cao kết hợp với độ nhạy bén và trung thành tuyệt đối với chủ nhân.

1. Chó Pitbull

Đứng đầu trong danh sách những giống chó với sức mạnh vượt trội, Pitbull được biết đến như “chúa tể”của những dòng chó chiến. Nhiều người đã chọn huấn luyện chó Pitbull cho việc tham gia các hoạt động nghiệp vụ, đi săn, hoặc trông giữ nhà cửa, tài sản.

Pitbull sở hữu một Cơ thể săn chắc, đôi chân nhanh nhẹn, đặc biệt là hàm răng sắc nhọn, đây một trong những đặc điểm ngoại hình nổi bật của chó Pitbull.

cách huấn luyện chó nghiệp vụ Pitbull

Chó Pitbull là một loài rất thông minh,đặc biệt là sự trung thành và bảo vệ chủ. Khi huấn luyện chó pitbull, dễ thấy chúng rất nhanh ý, tiếp thu khá nhanh những bài tập mà không cần nhắc nhở quá nhiều.

>>Để tìm hiểu kỹ hơn và có cách huấn luyện chó Pitbull tốt nhất, mời bạn tham khảo thêm thông tin tại đây: >> Các cách đặc thù để huấn luyện chó Pitbull <<

2. Chó Becgie

Nhắc đến giống chó nghiệp vụ phổ biển ở Việt Nam, thì không thể nào bỏ qua được giống chó Becgie.

cách huấn luyện chó nghiệp vụ Becgie
Những chú chó becgie tại trường huấn luyện chó Thành Tài

2.1. Chó Becgie Đức

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của Becgie Đức là chúng có thân hình to lớn hơn các loại becgie khác trên thế giới.

Đầu của chúng to hơn, tai cũng dài và lớn hơn còn lưng thì cong xuống. Các lực lượng quân đội, cứu hộ, cảnh sát trên khắp thế giới thường chọn nuôi và huấn luyện chó becgie Đức.

Với chiếc mũi siêu thính, chó Becgie Đức được chọn thực hiện các vụ tìm kiếm cứu hộ và thậm chí để đánh hơi tội phạm, ma túy. Thân hình chúng cực vạm vỡ và dẻo dai nên được nhiều đơn vị huấn luyện để tham gia chiến đấu hoặc làm cảnh vệ, trấn áp tội phạm.

Huấn luyện chó becgie Đức

2.2. Chó Becgie Bỉ

Becgie bỉ hay còn gọi là Manilois có ngoại hình hơi giống chó Becgie Đức thời kỳ đầu với cái đầu nhỏ, tai cũng nhỏ hẹp, mõm dài, lưng thẳng và chỉ hơi cong ở phần hông. Tuy khác về ngoại hình nhưng tính cách trung thành, sự mạnh mẽ và trí thông minh thì không hề thua kém.

Cũng chính vì thế mà tại Bỉ và một vài nước châu Âu đã chọn cách huấn luyện chó nghiệp vụ Begie bỉ (Manilois) để phục vụ trọng quân đội, cảnh sát. Tại Việt Nam giống này hiếm hơn Becgie Đức và thường có giá bán dao động từ 5 – 9 triệu đồng tùy người bán.

Một vài bài tập huấn luyện chó becgie Bỉ

>>Nếu bạn cần tham khảo thêm 1 số bài tập đặc thù cho chó Becgie, hãy xem bài: Tổng hợp cách huấn luyện chó Becgie A-Z

3. Chó Rottweiler

Rottweiler hay còn gọi là rốt hoặc rotti là một giống chó có nguồn gốc tử Đức được dùng như loại chó chăn gia súc nhưng thường được huấn luyện thành chó nghiệp vụ. Chúng còn là những con chó chiến đấu tốt và có khả năng chịu đựng được các vết thương.

cách huấn luyện chó nghiệp vụ Rottweiler

Rottweiler còn là loài chó khoẻ mạnh, thông minh. Dù trông vẻ ngoài to xác và dữ dẵn nhưng chúng biết nghe lời và là những người bảo vệ tốt. Chúng ít thân thiện với người lạ nhưng với người quen lại tỏ ra dễ mến. Chúng là giống chó khá điềm tĩnh.

Tham khảo cách huấn luyện đặc thù cho giống chó này tại: Hướng dẫn các cách huấn luyện chó Rottweiler hiệu quả

4. Chó Doberman

Doberman nằm trong top những giống chó được huấn luyện thành chó nghiệp vụ. Doberman có thân hình mạnh mẽ, cơ bắp phát triển nhưng dáng cao rất thanh thoát, chúng là giống chó rất cảnh giác, hung dữ nhưng đặc biệt trung thành nên thường được dùng làm chó bảo vệ, canh gác, cảnh sát hoặc trong quân đội.

cách huấn luyện chó nghiệp vụ Doberman
Doberman là giống chó hung dữ và rất hiếu chiến, sẵn sàng tấn công, đeo bám và hạ gục mục tiêu nhanh gọn.

Tham khảo cách huấn luyện đặc thù cho giống chó này tại: Phương pháp bài bản huấn luyện chó Doberman

5. Chó phú Quốc

Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam. Nó có đặc điểm phân biệt với các loại chó khác là các xoáy lông ở trên sống lưng.

Chó Phú Quốc là giống chó săn rất giỏi, chúng khi đã truy tìm thì tra đến cùng dấu vết con mồi cũng như rất ít khi bỏ cuộc. Đây là giống chó rất trung thành và thông minh, do đó cách huấn luyện nghiệp vụ với giống chó này không quá khó.

Một điểm khá đặ̣c biệt là chó Phú Quốc không ăn những thức ăn “nhân tạo” (do một người khác làm hoặc không phải của chủ nó cho ăn) nên chúng rất thường khó bị mắc bẫy hoặc bị dùng thuốc độc tiêu diệt.

cách huấn luyện chó nghiệp vụ Phú Quốc

Chi tiết cách huấn luyện giống chó này tại: Cách huấn luyện chó Phú Quốc tinh khôn ngay tại nhà

Phần 2: Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đúng giáo trình

1. Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đánh hơi

Việc dạy chó nghiệp vụ đánh hơi và tìm đồ vật cho chủ nhân là một trong những bài huấn luyện chó khá thú vị. Tuy nhiên người huấn luyện chó nghiệp vụ cần phải kiên trì kết hợp cùng các bài tập phù hợp và khoa học.

cách dạy chó đánh hơi hiệu quả
Dạy chó đánh hơi là bài tập cơ bản dành cho chó nghiệp vụ

Cách dạy chó nghiệp vụ làm quen với mùi

  • Yêu cầu chó ngồi yên, đưa vật cho chó ngửi và ra lệnh ngửi. Giữ vật trước mũi chó đủ sát (không chạm) để thấy cánh mũi đã phập phồng. Tức là đã ngửi thấy mùi.
  • Sau đó lập tức gán lệnh “tìm” và dùng vật kích thích chó hưng phấn rồi thưởng bằng chính vật đó.

Địa điểm tập bất cứ nơi đâu, nơi tốt nhất là căn phòng mà chó quen thuộc để không bị kích thích bởi tác động lạ.

Cho chó biết đồ vật được giấu ở đâu

Lặp lại như trên, chó ngồi yên, chủ ra lệnh “ngửi” và thao tác giúp chó ngửi vật. Không làm quá lâu gây khó chịu, chỉ 2-3 nhịp đếm thường. Giấu vật dưới 1 vật che phủ ngay trước mặt chó, để chó nhìn thấy toàn bộ diễn biến dấu vật.

Thao tác này giúp chó hiểu chính xác lệnh tìm. Cần lặp đi lặp lại với nhiều vật che phủ/chỗ giấu đồ khác nhau và khoảng cách cách chó khác nhau. Không quá xa ngoài tầm tập trung của chó.

Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đánh hơi ở ngoài trời

Lăp lại như trên trong phòng kín, yêu cầu chó ngồi ngoài căn phòng để không nhìn được chỗ giấu đồ. Dắt chó từ ngoài phòng vào sau khi đã cho ngửi và đã giấu đồ. Phải làm thật nhanh vì chó chưa nhớ mùi được lâu.

Hãy quan sát phản ứng của chó khi nó ngửi nhầm, ta nên lơ đi và tiếp tục chỉ điểm. Khi chó tới nơi giấu đồ mà không phát hiện thì hãy yêu cầu chó quay lại và nhấn lệnh tìm.

Cách huấn luyện chó nghiệp vụ tự truy tìm nguồn hơi

Bãi tập tốt nhất nên là một bãi cỏ và có 2 người cùng dạy. Trong đó 1 người là chủ ra lệnh và 1 người trợ giúp giữ chó. Người giúp giữ chó ngồi yên và che mắt chó. Chủ chó thao tác tạo dấu vất đường đi của mùi trên nền cỏ và dấu vật ở nơi dễ nhận biết. Yêu cầu chó đánh hơi trên nền cỏ. tăng dần độ khó về khoảng cách và mùi phức tạp và nơi giấu đồ .

Cách huấn luyện chó nghiệp vụ này về sau cơ bản lặp lại quy trình như nhau song có gia tăng về diện tích đánh hơi , thời gian chờ đợi. Nguồn hơi và sự chỉ dẫn cũng giảm dần theo sự tiến bộ của chó.

Huấn luyện chó đánh hơi tìm đồ vật tại Trường huấn luyện chó Thành Tài

2. Cách huấn luyện chó tấn công

Đối với các giống chó nghiệp vụ, chúng đã có sẵn bản năng tấn công, nhưng chúng ta phải có những bài tập huấn luyện để chúng trở nên thuần thục và theo ý chủ nhân hơn.

Người trợ giúp đeo bao tay vào cẳng tay để cho chó cắn (Loại mềm dùng mua sẵn ở cửa hàng hoặc tự làm bằng tay áo bông nhưng đảm bảo lót đủ dầy để chống chó cắn vào trong, nhưng không quá cứng để chó không đau răng).

Chủ chó cầm dây xích (làm bằng dù tết cho nhẹ và dễ vận động) để chó cạnh người, người trợ giúp vừa tiến đến đi lảo đảo, miệng la hét, tay cầm roi đấnh xuống đất phát ra tiếng động để kích thích chó.

Chủ chó liền hô “Cắn”. Sau đó tấn công vào thẳng ngừời tiến tới, người trợ giúp sau đó phải đưa tay đã bảo hiểm để cho chó táp vào đúng chỗ đó. Sau đó chó sẽ giằng xé và người hỗ trợ buông ra để cho chó làm chủ cái đồ đó.

cách dạy chó nghiệp vụ tấn công

Sau thời gian khoảng vài tuần thuần thục, cho chó tập tiếp như sau: sau khi chó cắn vào bao tay một luc thì chủ chó hô “Thôi” và dùng tay bóp nhẹ vào hàm răng chó do đau chó sẽ nhả ra.

Chủ Chó khen “Giỏi” và cho ăn. Như vậy cho sẽ biết được hiệu lệnh tấn công và hiệu lênh “Thôi” khi không cân thiết. Bánh làm phần thưởng cho chó nghe lời.

Tập đi tập lại trong vòng vài tháng chó sẽ quen và vâng lời.

Một buổi huấn luyện chó tấn công tại trường huấn luyện chó Thành Tài

3. Cách huấn luyện chó nghiệp vụ đi săn

Để huấn luyện chó đi săn mồi, bắt chuột hay các loài động vật khác. Bạn có thể là khăn cũ, giẻ cũ làm mồi. Có tác dụng kích thích, tăng ý thích ham mồi của chó con. Chúng ta phải làm cho những đồ đó thật sống động, kích thích cao độ.

cách huấn luyện chó nghiệp vụ đi săn

Có 2 cách tập như sau:

  • Cách 1: Có thể nhờ người huấn luyện từ các trường nghiệp vụ hoặc chủ nhân trục tiếp giảng dạy.
  • Cách 2: Có thể tư huấn luyện chó đi săn tại nhà theo hướng dẫn bên dưới:
    1. Xích chó cùng vòng cổ, dây dắt chắc chắn vào cột sắt hoặc cọc sắt đóng xuống đất. Tay cầm đồ tung đi tung lại để đạt kích thích chó lập tức sẽ chộp, vồ ngay. Phải qua vài lần vồ hụp mồi chú chó cảm thấy tức giận lên mới để chó đớp. Sau đó chúng ta lập tức dằng lại nhẹ nhàng.
    2. Sau 1 phút thì nhả tay ra, chó là người chiến thắng trong cuộc chơi này. Nếu dùng người hỗ trợ thì sau khi chó đoạt đồ vật thì cho chó ngoặm đồ vật chạy lòng vòng như là khích lệ động viên chiến thắng .
    3. Khi chó cưng có biểu hiện tốt nên khen thưởng kịp thời hoặc động viên chúng.

Vấn đề quan trọng là ta phải vừa tập vừa quan sát hành vi, cử chỉ của chú chó. Buổi tập không kéo dài quá 10 phút. Sau đó chuyển sang trạng thái chơi tự do. Hôm nào thấy chó không có hứng tập, thì lập tức hủy bỏ tập chuyển sang đùa nghịch hoặc chạy tư do.

Ngoài ra bạn có thể tham cách dạy chó đi săn một cách trực quan tại wikihow: https://www.wikihow.com/Train-Your-Dog-to-Hunt

4. Cách huấn luyện chó nghiệp vụ bảo vệ chủ (hay giữ nhà)

Chó bảo vệ (hay chó giữ nhà) được huấn luyện để bảo vệ tài sản và gia đình chủ. Khác với 2 cách huấn luyện chó nghiệp vụ ở trên, hầu hết chó giữ nhà không được dạy tấn công. Thay vì thế, chúng được dạy các kỹ năng không đối đầu, chẳng hạn như canh gác và sủa để báo động cho chủ khi có người lạ hoặc có mối nguy hiểm đối với tài sản của chủ.

Dưới đây là một số phương pháp huấn luyện chó giữ nhà, bạn có thể áp dụng ngay cho chú chó của mình.

cách huấn luyện chó nghiệp vụ bảo vệ chủ

4.1. Những điều cần biết trước khi huấn luyện chó bảo vệ

Phân biệt được giữa chó bảo vệ và chó tấn công

Chó bảo vệ được huấn luyện để báo động cho chủ nhà khi có sự xuất hiện của người lạ hay kẻ xâm nhập bằng cách sủa hoặc gầm gừ. Thông thường, chó bảo vệ không được dạy tấn công theo hiệu lệnh hoặc có hành động hung hăng trước người lạ, vì vậy chó bảo vệ thường không thể trở thành chó tấn công tốt.

Chó tấn công thường được cảnh sát và lực lượng thực thi pháp luật sử dụng. Chúng được huấn luyện tấn công theo mệnh lệnh và phản ứng mạnh mẽ trước sự đe dọa hoặc kẻ xâm nhập.

Phân biệt được giữa chó bảo vệ và chó tấn công
Xác định xem liệu chó của bạn có thuộc giống chó bảo vệ không?

Hầu hết các giống chó đều có thể huấn luyện thành chó bảo vệ, tuy nhiên một số giống chó đặc biệt có khả năng giữ nhà tốt. Chẳng hạn các giống chó nhỏ như Chow Chow, pug (chó mặt xệ), và Sa Bì. Các giống chó to hơn như Doberman Pinscher, chó bẹc-giê Đức cũng có thể là những chú chó bảo vệ hay chó tấn công xuất sắc.

Nếu chú chó của bạn là chó thuần chủng không thuộc giống chó bảo vệ hoặc chó lai, bạn vẫn có thể huấn luyện nó trở thành chó bảo vệ tốt, nhờ vào những phương pháp phù hợp hay lựa chọn trung tâm huấn luyện chó chuyên nghiệp.

6 đặc tính của một chú chó bảo vệ lý tưởng
  1. Có tính chiếm hữu lãnh thổ
  2. Sự tự tin vào bản thân và hoàn cảnh xung quanh.
  3. Tính quyết đoán
  4. Tính hòa đồng
  5. Dễ huấn luyện
  6. Sự trung thành
Giao tiếp với chó ngay khi nó còn nhỏ.

Sự giao tiếp đúng mức là điều thiết yếu trong việc huấn luyện chó bảo vệ. Thời điểm tốt nhất để dạy chó giao tiếp là khi chó con được 3-12 tuần tuổi.Ngoài 12 tuần tuổi, chó con sẽ bắt đầu cảnh giác hơn trong các tình huống mới, do đó sẽ khó giao tiếp hơn.

Giao tiếp với chó ngay khi nó còn nhỏ.
Đảm bảo rằng chó của bạn biết tuân theo các mệnh lệnh cơ bản: đứng, ngồi, nằm, yên,….
chó của bạn biết tuân theo các mệnh lệnh cơ bản: đứng, ngồi, nằm, yên,….

Bạn có thể đưa chó tới các trung tâm huấn luyện chó uy tín, hoặc tự huấn luyện tại nhà bằng cách tham khảo đầy đủ các cách huấn luyện chó.

4.2. Cách huấn luyện chó nghiệp vụ sủa báo động

Sủa là bản năng tự nhiên của chó, và bạn không cần phải ra lệnh sủa khi có tiếng người khác tới gần hoặc có tiếng động đột ngột. Điều then chốt ở đây là dạy chó sủa theo hiệu lệnh.

Bước 1: Chọn một từ làm hiệu lệnh. Để dạy chó báo động khi có người lạ đến nhà, đầu tiên bạn nên tìm một từ để làm hiệu lệnh( ví dụ như từ “sủa”). Bạn hãy nói hiệu lệnh với giọng điệu hăng hái như nhau mỗi khi ra lệnh.

Chọn một từ làm hiệu lệnh
Chọn một từ làm hiệu lệnh

Bước 2: Ngay khi chú chó phát ra âm thanh như kêu rít hoặc sủa, bạn hãy chạy lại gần nó và khen “sủa tốt lắm” hoặc “giỏi” [hiệu lệnh].” Ngay lập tức thưởng cho chó. Sau nhiều lần lặp lại, chú chó của bạn sẽ bắt đầu liên hệ lời khen của bạn với phần thưởng.

Bước 3: Khi chó đã quen với hiệu lệnh sủa ở một khu vực, bạn hãy dẫn nó ra những nơi khác trong sân và trong nhà. Bạn nên thử phản ứng của chó với hiệu lệnh trước khi dẫn nó đi dạo hoặc đi chơi ở nơi công cộng.

nên thử phản ứng của chó với hiệu lệnh
nên thử phản ứng của chó với hiệu lệnh

Bước 4: Tạo một kịch bản giả tưởng. Để thử thách mức độ hiểu mệnh lệnh “sủa” của chú chó, bạn hãy để chó trong nhà và bước ra khỏi cửa. Khi đã ra ngoài, bạn hãy bấm chuông cửa và nói lệnh “sủa”. Thưởng cho chó khi nó sủa theo hiệu lệnh của bạn. Tiếp đó, gõ cửa và ra lệnh “sủa”. Cho chó phần thưởng nếu nó phản ứng đúng với hiệu lệnh.

Tạo một kịch bản giả tưởng
Tạo một kịch bản giả tưởng

Nếu có thể, bạn hãy diễn kịch bản này vào buổi tối khi bên ngoài không còn ánh sáng. Bạn sẽ muốn chú chó báo động khi có người đến trước cửa nhà bạn vào ban đêm, vậy nên điều quan trọng là chó phải hiểu rằng nó cần phản ứng với hiệu lệnh “sủa” cả vào ban ngày lẫn ban đêm.

Ngoài ra, bạn có thể nhờ một người thân thử kỹ năng sủa theo hiệu lệnh của chó. Khi chú chó của bạn có vẻ như đã quen với hiệu lệnh “sủa”, bạn hãy tập trung vào việc dạy chó sủa người khác. Nhờ một người nhà bước ra ngoài và gõ cửa hoặc bấm chuông, cùng lúc đó bạn ở trong nhà và ra hiệu lệnh cho chó sủa. Thưởng cho chó mỗi lần nó sủa.

Nhờ một người nhà bước ra ngoài và gõ cửa hoặc bấm chuông
Nhờ một người nhà bước ra ngoài và gõ cửa hoặc bấm chuông

Thường xuyên áp dụng cách huấn luyện chó nghiệp vụ này, dần dần sẽ dạy cho chó sủa khi nghe tiếng chuông hoặc tiếng gõ cửa thay vì sủa theo hiệu lệnh của bạn.

Trường huấn luyện chó nghiệp vụ chuyên nghiệp tại Tp.HCM

Nếu bạn chưa đủ khả năng hoặc không có nhiều thời gian để huấn luyện chú chó của mình, thì hãy liên hệ ngay với trung tâm huấn luyện chó Thành Tài. Tại đây chú chó của bạn sẽ được huấn luyện trở thành một chú chó nghiệp vụ xuất sắc nhất.

Huấn luyện chó Rottweiler

Huấn luyện chó Poodle

Huấn luyện chó Samoyed

Huấn luyện chó Phốc Sóc

Huấn luyện chó Béc giê

Huấn luyện chó Pitbull

Huấn luyện chó Đô

Huấn luyện chó Doberman

Huấn luyện chó lạp xưởng

Khóa học sẽ đào tạo chú chó của bạn:

  • Biết canh nhà, bảo vệ chủ – tài sản.
  • Biết nghe lời, hành động theo lệnh.
  • Biết cảnh giác kẻ lạ và tấn công khi cần.
  • Biết tránh ăn bã, thức ăn lạ.
  • Và nhiều hành động nghiệp vụ khác như đánh hơi, canh gác…

>> Tham khảo thêm về khóa huấn luyện chó nghiệp vụ

Bạn hãy trực tiếp liên hệ huấn luyện viên Nguyễn Đình Hoàng – 0908 088 995 để tham khảo chi tiết về khóa học và các ưu đãi học phí hiện có.

Từ khóa » Cách Huấn Luyện Chó Nghiệp Vụ