Giáo Trình Chẩn đoán Và Nội Khoa Thú Y: Phần 2 | Tải Miễn Phí
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Giáo trình Chẩn đoán và nội khoa thú y: Phần 2 - PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch (chủ biên), TS. Chu Đức Thắng pdf 20 20 MB 5 40 5 ( 22 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Giáo trình Chẩn đoán nội khoa thú y Chẩn đoán nội khoa thú y Phần 2 Chẩn đoán nội khoa thú y Công tác điều trị bệnh Bệnh nội khoa thú y Bệnh hệ tiêu hóa
Nội dung
Chương 6 BỆNH Ở HỆ TIÊU HOÁ Bệnh ở hệ tiêu hoá là bệnh thường xảy ra đối với mọi loài gia súc, nó chiếm tỷ lệ 33 - 53% trong các bệnh nội khoa. Địa dư nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu thay đổi bất thường, trình độ, kỹ thuật chăn nuôi gia súc còn thấp kém nên hàng năm số gia súc chết về bệnh đường tiêu hoá rất nhiều, đặc biệt là hội chứng tiêu chảy ở gia súc và bệnh lợn con phân trắng. Do đó, bệnh về hệ tiêu hoá là một loại bệnh mà những người làm công tác nội khoa phải đặc biêt chú ý. Những nguyên nhân gây nên bệnh đường tiêu hoá có nhiều mặt, song có thể tóm tắt những nguyên nhân chính sau: Nguyên nhân nguyên phát: Chủ yếu do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc kém; cho gia súc ăn những thức ăn kém phẩm chất (mốc, thối, ít dinh dưỡng, có lẫn tạp chất, chất độc,...). Thay đổi thức ăn cho gia súc đột ngột, do làm việc quá sức hoặc do chuồng trại thiếu vệ sinh. Nguyên nhân kế phát: Thường là hậu quả của những bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, lao, phó thương hàn,...) hoặc các bệnh kí sinh trùng (giun đũa, sán lá gan, tiên mao trùng,...) hoặc do một số bệnh của các cơ quan trong cơ thể (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bệnh của răng miệng,...). Trong các loài gia súc khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm riêng về giải phẫu và sinh lý. Chính vì vậy, bệnh ở đường tiêu hoá của mỗi loài cũng có những điểm riêng biệt. Ví dụ: ở ngựa có dạ dày đơn và nhỏ hơn so với cơ thể nên hay mắc chứng bội thực, loài nhai lại có dạ dày bốn túi, trong quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ làm cho chúng dễ bị chướng hơi dạ cỏ,... Trong hàng loạt các bệnh của hệ tiêu hoá, trên thực tế gia súc non và gia súc già có tỷ lệ mắc cao hơn. Ở gia súc non do sự phát triển của cơ thể chưa hoàn thiện, sự thích ứng với ngoại cảnh kém, còn gia súc già nói chung sức đề kháng của cơ thể giảm sút nên dễ mắc bệnh. Ngoài ra còn phải xét đến loại hình thần kinh và đặc điểm của từng cơ thể con vật cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mắc bệnh. Bệnh ở đường tiêu hoá rất phức tạp và đa dạng song thường biểu hiện ở hai mặt đó là sự rối loạn về tiết dịch và vận động của các bộ phận thuộc đường tiêu hoá. 6.1. BỆNH VIÊM MIỆNG (Stomatitis) Viêm miệng là bệnh mà gia súc hay mắc, tuỳ theo tính chất viêm mà chia ra: viêm cata, viêm nổi mụn nước, mụn mủ, viêm màng giả, viêm hoại tử. Trong lâm sàng người 132 ta thấy ba thể viêm (viêm miệng thể cata, viêm nổi mụn nước, viêm miệng lở loét). Trong đó thể viêm miệng cata hay xảy ra. 6.1.1. Bệnh viêm miệng cata (Stomatitis catarrhalis) a. Đặc điểm Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc của vùng miệng. Trong quá trình viêm nước rãi chảy nhiều và làm ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn, nước uống và nhai thức ăn. b. Nguyên nhân Nguyên nhân nguyên phát - Do niêm mạc miệng bị kích thích của các tác động cơ giới (thức ăn cứng, răng mọc chồi,...kích thích niêm mạc miệng → gây viêm. - Do kích thích về nhiệt (đồ ăn, nước uống quá nóng,...) - Do những tác động về hoá chất (các loại chất độc lẫn vào thức ăn gây nên, hoặc dùng một số hóa chất có tính kích thích mạnh trong điều trị) Nguyên nhân kế phát - Do viêm lan từ các khí quan khác trong cơ thể, vi khuẩn vào máu rồi đến miệng gây viêm. - Hậu quả của các bệnh toàn thân (như thiếu vitamin A, C, thiếu máu). - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (như sốt lở mồm long móng, dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, bệnh đậu, viêm màng mũi thối loét). c. Triệu chứng * Thể cấp tính: Con vật luôn chảy nhiều nước rãi (hình 6.1). Niêm mạc miệng khô, đỏ đều hay lấm tấm đỏ, con vật lấy thức ăn chậm chạp, nhai khó khăn. Trong miệng gia súc nóng, đau, có khi sưng vòm khẩu cái (ngựa). Nhìn trên niêm mạc ngoài hiện tượng đỏ còn thấy vết xây xát . Lưỡi có màu xám trắng, nếu bệnh nặng lưỡi sưng to, đau đớn, nếu viêm chân răng thì thấy chân răng đỏ, có khi có mủ. Hình 6.1. Nước dãi chảy nhiều * Thể mạn tính: Triệu chứng giống thể cấp tính nhưng kéo dài, gia súc ăn kém và ngày càng gầy dần, niêm mạc miệng dày lên, lồi lõm, không nhẵn, mặt lưỡi bị loét, phía trong má niêm mạc viêm lở loét. d. Tiên lượng Bệnh ở thể nguyên phát khoảng 7 - 10 ngày con vật tự khỏi, nếu không chú ý hộ lý bệnh sẽ kéo dài, con vật gầy dần. 133 e. Chẩn đoán Bệnh dễ phát hiện, dựa vào triệu chứng để chẩn đoán song cần phải xem xét có phải là kế phát của các bệnh khác không, nhất là bệnh truyền nhiễm. Bệnh sốt lở mồm long móng: con vật sốt cao, vú và móng nổi mụn nước và mụn loét, bệnh lây lan nhanh. Bệnh dịch tả trâu bò: ngoài triệu chứng viêm miệng, con vật thể hiện viêm ruột rất rõ, bệnh lây lan nhanh. Bệnh viêm miệng hoá mủ có tính chất truyền nhiễm ở ngựa: Trong môi, má, lợi mọc lấm tấm những nốt bằng hạt vừng, hạt đậu sau đó hoá mủ, vỡ ra, hình thành các vết loét từng đám, bệnh có tính chất lây lan. Những bệnh kể trên lúc đầu viêm niêm mạc ở thể cata rồi mới đến các triệu chứng điển hình. g. Điều trị Hộ lý: không cho con vật ăn thức ăn cứng, uống nước nóng, những thức ăn có tính kích thích. Dùng thuốc điều trị: - Dùng dung dịch sát trùng rửa vùng miệng + Bệnh nhẹ: dùng natri carbonat 2 - 3% hoặc axit boric 3%, dung dịch phèn chua 3% để rửa niêm mạc miệng. + Bệnh nặng: dùng Ichthyol 1 - 3%, hoặc dung dịch Rivanol 0,1%. + Bệnh thuộc dạng mạn tính: dùng natri bạc 0,1 - 0,5% hoặc sulfat đồng 0,2 - 0,5% rửa vết loét. Chú ý: Trong bệnh lở mồm long móng người ta thường dùng các nước quả chua - Bôi kháng sinh vào những nơi có nốt loét. - Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin A, C, B2, PP. 6.1.2. Bệnh viêm miệng nổi mụn nước (Stomatitis vesiculosa) a. Đặc điểm Trên mặt niêm mạc miệng nổi mụn nước màu trong. Khi các mụn nước và tạo thành các nốt loét. Bệnh thường gặp ở bò, ngựa, dê. b. Nguyên nhân - Do gia súc ăn phải những thức ăn mốc, thức ăn có tính chất kích thích, hoặc do ăn thức ăn lẫn hoá chất hay các loại cây độc. - Do kế phát từ viêm miệng cata. 134 c. Triệu chứng - Gia súc đau miệng, lấy thức ăn và nhai chậm chạp, có hiện tượng nhả thức ăn. - Niêm mạc miệng mấy ngày đầu ở thể viêm cata. Sau đó trong môi, góc mồm, lợi, trong má nổi lên những mụn nước nhỏ, trong chứa dịch trong hoặc vàng nhạt (mụn nước ở bò to hơn ở ngựa, thường ở vòm khẩu cái, bên môi). Khoảng 3 - 4 ngày sau, mụn vỡ để lại nốt loét màu đỏ tươi, sau đó tầng thượng bì lại tái sinh. - Gia súc giảm ăn, mệt mỏi, hơi sốt. d. Tiên lượng Bệnh kéo dài khoảng 20 - 30 ngày rồi khỏi. Nếu lợn nhỏ mắc bệnh thì dễ chết vì không bú được. Thỏ bị bệnh thường kèm theo ỉa chảy, tỷ lệ chết 50%. e. Chẩn đoán Cần chẩn đoán phân biệt với hai bệnh sau: - Bệnh viêm hoá mủ có tính chất truyền nhiễm của ngựa: mụn nước bị mưng mủ và bệnh có tính chất lây lan. - Bệnh sốt lở mồm long móng: Gia súc có triệu chứng toàn thân, bệnh lây lan nhanh, quanh mụn nước có vành đỏ, có hiện tượng viêm ở móng, vú. g. Điều trị Giống viêm miệng thể cata, khi mới có vết loét dùng Glyxerin, iod (Cồn iod 5% 1 phần, Glyxerin 7 phần) để rửa vét loét. Sau đó bôi kháng sinh vào vết loét. 6.1.3. Bệnh viêm miệng lở loét (Stomatitis ulcerisa) a. Đặc điểm Đây thuộc loại viêm miệng ác tính, lớp niêm mạc ở lợi và trong má bị hoại tử và loét. Do vậy, làm ảnh hưởng rất lớn tới sự lấy và nhai thức ăn của gia súc. Thể viêm này loài ăn thịt hay mắc. b. Nguyên nhân - Do sự xâm nhập của loại vi trùng hoá mủ và hoại thư. - Do bệnh ở răng, lợi, bệnh rối loạn trao đổi chất. - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, lở mồm long móng, bệnh đậu,...) c. Triệu chứng - Con vật sốt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn kém, đau vùng miệng (lấy thức ăn và nhai thức ăn rất khó khăn). Nước rãi có lẫn máu và tế bào hoại tử, miệng hôi thối khó chịu 135 - Lợi bị sưng, có màu đỏ thẫm, ở phía dưới màu vàng nhạt loét như vữa, dưới lớp đó là niêm mạc loét đỏ (hình 6.2). Khi bệnh nặng xương hàm sưng to. - Bệnh có thể gây ra chứng bại huyết, gia súc ỉa chảy. d. Tiên lượng Chữa sớm bệnh sẽ khỏi sau 10 - 15 ngày. Nếu để lâu tiên lượng xấu. e. Chẩn đoán Dựa vào triệu chứng điển hình (niêm mạc miệng loét, mồm rất thối, nước rãi chảy ra có cả mảnh tổ chức hoại tử và máu). Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp viêm khác. Hình 6.2. Nốt loét ở miệng g. Điều trị Hộ lý: Cho gia súc ăn thức ăn lỏng và tránh cho ăn thức ăn có tính chất kích thích niêm mạc miệng. Chuồng trại sạch sẽ khô ráo và thoáng khí. Dùng thuốc điều trị: - Dùng thuốc sát trùng rửa miệng: Dùng một trong các dung dịch (nước oxy già 3%, cồn iod 1% hoặc axit boric 3%, nước phèn chua 3%). - Dùng kháng sinh bôi vào vết loét - Dùng thuốc trợ sức trợ lực và nâng cao sức đề kháng. Để làm mòn vết loét tăng sinh: Bôi dung dịch Nitrat bạc 1 - 2% sau đó rửa bằng nước sinh lý từ 1 - 2 lần. Chú ý: Nếu gia súc không ăn được phải truyền dung dịch đường Glucoza ưu trương. 6.2. TẮC THỰC QUẢN (Obturatio Oesophagi) 6.2.1. Đặc điểm - Bệnh thường xảy ra khi cho gia súc ăn những thức ăn củ quả có kích thước to hơn lòng thực quản. - Khi thực quản bị tắc thường gây rối loạn quá trình nuốt và gây rối loạn hô hấp. Đối với loài nhai lại còn gây chướng hơi dạ cỏ kế phát. - Trong các loài gia súc trâu, bò hay mắc nhất. 136 6.2.2. Nguyên nhân - Do gia súc nuốt vội những thức ăn củ quả hay thức ăn bột khô và không được cho uống nước. - Do gia súc nuốt phải ngoại vật. - Do gây mê trong lúc thực quản vẫn còn tích thức ăn. - Do kế phát từ những bệnh về thực quản (như giãn, hẹp, liệt thực quản). - Do trúng độc Atropin sulfat - Do hiện tượng cuội lông (đối với bò nuôi tập trung). 6.2.3. Triệu chứng a. Gia súc có hiện tượng nghẹn Khi nghẹn con vật đang ăn bỏ dở, cổ luôn rướn cao làm động tác nuốt, dáng băn khoăn, lắc đầu, mồm chảy nước dãi, gia súc có phản xạ nôn. Bò thường nghẹn ở sau họng hay đoạn ở thực quản quanh cổ, còn ngựa lại hay nghẹn ở đoạn ngực. Khi thực quản tắc hoàn toàn làm hơi không thể thoát ra ngoài được. Do vậy, thường kế phát chướng hơi dạ dày. Nếu dị vật to chèn ép khí quản → con vật thở khó hoặc ngạt thở. Hình 6.3. Con vật đang ăn bỏ dở b. Thực quản bị sưng to Dùng tay sờ nắn phần trái cổ có thể tìm thấy phần thực quản nổi lên một cục to (có khi không cần sờ cũng nhìn thấy), sờ nắn vùng sưng thấy thực quản vặn vẹo (hình 6.4). 6.2.4. Tiên lượng Nếu tắc thực quản do những vật mềm thì dị vật có thể trôi dần vào dạ dày và tự khỏi trong vài giờ đến 1 ngày. Hình 6.4. Thực quản có dị vật phồng to Nếu tắc do những vật rắn, to thì bệnh kéo dài, gia súc không ăn được, thực quản có khi bị rách, gia súc có thể kế phát chướng hơi dạ dày → con vật ngạt thở chết. 6.2.5. Chẩn đoán - Nếu tắc ở sau họng, dùng dụng cụ mở mồm cho gia súc, cho tay vào có thể tìm thấy vật tắc. Nếu tắc ở đoạn cổ dùng tay vuốt có thể sờ thấy. 137 - Nếu tắc ở đoạn ngực thì dùng ống thông thực quản không thông vào dạ dày được. - Có thể chẩn đoán nơi bị tắc bằng X - quang: chỗ đó tối và to hơn bình thường. Cần phân biệt với các bệnh của thực quản sau: Thùc qu¶n co giËt: ë bÖnh nµy khi hÕt c¬n co giËt èng th«ng thùc qu¶n vÉn th«ng ®−îc, kh«ng sê thÊy ngo¹i vËt ë thùc qu¶n. Thực quản hẹp: Bệnh không có triệu chứng rõ rệt, thức ăn lỏng và nước vẫn trôi qua được. 6.2.6. Điều trị a. Hộ lý - Để gia súc ở tư thế đầu cao đuôi thấp. - Cho gia súc uống nước. b. Biện pháp can thiệp Nếu dị vật bị tắc ở sau họng: dùng dụng cụ mở mồm thò tay vào lấy dị vật ra. Nếu dị vật tắc ở đoạn cổ: Trong trường hợp dị vật mềm, dùng tay xoa bóp cho tan, sau đó cho con vật uống nước để con vật tự nuốt. Trong trường hợp dị vật cứng, tròn, nhẵn, dùng parafin hoặc dầu thực vật bơm vào thực quản cho trơn rồi lấy tay vuốt ngược cho ngoại vật theo ra đằng mồm. Nếu dị vật tắc ở đoạn sau: dùng ống thông thực quản đẩy vào từ từ, khi đẩy vào thấy khó thì dùng Novocain 2 - 5% với liều lượng 10 - 15ml tiêm xung quanh chỗ thực quản bị tắc, sau 5 - 10 phút bơm vào thực quản một ít dầu thực vật rồi lại đẩy từ từ ống thông thực quản vào để cho dị vật xuống dạ dày. Dùng thuốc làm tăng co bóp thực quản: có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Thuốc Đại gia súc Tiểu gia súc Chó - Lợn Pilocacpin 3% 10 - 15ml 5 - 10ml 3 - 5ml Strychnin sulfat 0,1% 10ml 5ml 1 - 2ml Tiêm dưới da cho gia súc Chú ý: - Tiêm 2 loại thuốc trên phải chú ý đến tình trạng hô hấp và tuần hoàn của con vật. - Nếu có kế phát chướng hơi dạ dày: Phải dùng thủ thuật chọc dạ dày để tháo hơi. - Trường hợp tắc thực quản do các vật nhọn hay những vật bám chắc vào thực quản thì phải dùng biện pháp mổ lấy ngoại vật ra. Phương pháp này rất hạn chế vì nó làm hẹp thực quản sau khi phẫu thuật. 138 6.3. BỆNH Ở DẠ DÀY VÀ RUỘT CỦA LOÀI NHAI LẠI (Diseases of ruminant) 6.3.1. Đặc điểm sinh lý của các túi dạ dày Dạ dày (4 túi) của loài nhai lại có những đặc điểm sinh lý và giải phẫu riêng. Do vậy, bệnh về dạ dày của loài nhai lại cũng mang đặc điểm riêng mà các loài gia súc khác không có (hình 6.5). Trung khu thần kinh của dạ dày và dạ cỏ nằm ở trung não. Dây thần kinh mê tẩu là thần kinh vận động, nên khi người ta kích thích dây thần kinh này thì sự co bóp của các túi dạ dày sẽ tăng cường. Sự phối hợp các co bóp của túi dạ dày do trung tâm dinh Hình 6.5. Dạ dày loại nhai lại dưỡng ở trước dạ tổ ong. Những kích thích cảm giác của các túi này sẽ truyền vào tủy sống, ở đó nó tiếp xúc với cả dây thần kinh từ dạ cỏ vào. Sự vận động của dạ dày được bắt đầu bằng co bóp của dạ tổ ong làm thể tích dạ tổ ong giảm đi 1/2 hay 2/3 lần, chất chứa được đẩy lên phía trên và phía sau xoang dạ cỏ, thức ăn có thể dốc vào tới phía cuối của túi trên. Sau lần co bóp thứ hai thành túi trên của dạ cỏ cũng co bóp, thức ăn sẽ từ túi trên xuống túi dưới. Khi thành của túi trên cứng ra thì túi dưới co lại. Khối lượng thức ăn của túi dưới lại dồn lên phía trước của túi trên. Do kết quả của sự co bóp làm thức ăn được xáo trộn, các bọt hơi tập trung lên túi hơi làm hơi thoát ra được dễ dàng. Tiếp theo sự co bóp của dạ tổ ong là sự co bóp của dạ lá sách, dạ tổ ong co bóp trước với cường độ co bóp rất mạnh nên nước trong dạ tổ ong chảy vào dạ lá sách, khi buồng lá sách đã đầy thì cơ của dạ lá sách đóng lại, lá sách co bóp mạnh dồn thức ăn vào các lá, chất cứng được giữ lại, chất lỏng chảy vào dạ múi khế, có một phần chảy về dạ tổ ong, các lá sách co bóp sẽ nghiền nhỏ thức ăn thực vật. Dạ múi khế co bóp không có quan hệ với sự co bóp của ba túi trên mà là tiếp tục với nhu động của ruột non. Đối với gia súc đang bú thì rãnh thực quản còn đóng kín nên khi con vật bú sữa, nước sẽ đi thẳng vào dạ lá sách rồi chảy vào dạ múi khế. Dạ múi khế (hay dạ dày thực), tá tràng, kết tràng và ruột non có chức năng tương tự như ở động vật dạ dày đơn. Chính ở dạ múi khế, vi sinh vật dạ cỏ và phần còn lại của thức ăn chưa lên men nhưng có khả năng tiêu hoá sẽ tiêu hoá bằng enzym tạo ra các sản phẩm sẽ được hấp thu. Phản xạ nhai lại được thực hiện do sự kích thích của thức ăn vào thành dạ cỏ. Ngoài việc nhai lại, trâu bò còn có hiện tượng ợ hơi để thải chất khí do sự lên men trong dạ cỏ sinh ra, mỗi giờ ợ hơi từ 17 - 20 lần, khi đó chất khí ép vào dạ cỏ gây phản xạ làm giãn thực quản, cơ dạ dày co bóp để đẩy hơi ra ngoài. 139 ruột dạ lá sách thực quản dạ cỏ dạ múi khế dạ tổ ong Hình 6.6. Tiêu hoá ở các túi dạ dày Trong dạ cỏ trâu, bò còn chứa lượng vi sinh vật khá lớn, chúng tiết ra men ureaza để tiêu hoá đạm ure và chuyển thành protein của cơ thể. Ở gia súc khoẻ, hoạt động của các túi dạ dày bình thường thì thức ăn đọng lại trong dạ cỏ và dạ tổ ong khoảng 2 ngày, nhu động dạ cỏ của trâu bò từ 2 - 5 lần, của dê cừu từ 2 - 6 lần trong 2 phút. 6.3.2. Cơ năng tiêu hoá của các túi dạ dày Quá trình tiêu hoá trong dạ cỏ ngoài tác dụng cơ giới còn có quá trình phân huỷ của vi sinh và các chất lên men. Lượng vi sinh vật trong dạ cỏ rất lớn (khoảng 1 tỷ con trong 1 kg thức ăn dạ cỏ). Trước hết thảo phúc trùng phá vỡ màng xenluloza để tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và giải phóng các chất dinh dưỡng khác như tinh bột, đường, đạm trong thức ăn để dễ dàng tiêu hoá. Thảo trùng cũng ăn một phần xenluloza đã bị phá vỡ đó để có năng lượng cho sự hoạt động của chúng. Chất xơ dưới tác dụng của vi khuẩn gây lên men rất mạnh, qua một số giai đoạn và cuối cùng tạo ra nhiều chất khí (CH4, CO2) và các axit béo bay hơi khác (a. acetic, a. propiovic, a. butyric, a. valeric), các sản phẩm này được hấp thụ vào máu qua thành dạ cỏ để tham gia vào quá trình trao đổi chất, vi khuẩn còn làm lên men hemixenluloza thành pentoza và hexoza, lên men dectin tạo thành một số axit béo bay hơi khác. Thảo phúc trùng cũng phân giải tinh bột thành polysaccarit nhờ men amylaza trong cơ thể thảo phúc trùng tiết ra. Những đa đường này sẽ được lên men tạo thành axit béo bay hơi. Sự phân giải protein trong dạ cỏ không đáng kể. Các vi sinh vật biến protein thực vật thành protein động vật có giá trị dinh dưỡng cao trong cơ thể của chúng. Hệ vi sinh vật này theo dịch thức ăn đi xuống dạ múi khế và ruột non, ở đó do môi trường không thích hợp, chúng chết đi, trở thành nguồn protein động vật cung cấp cho trâu bò. Người 140 ta tính rằng 20 - 30% chất đạm dễ tiêu hoá trong dạ cỏ là vi sinh vật tạo thành. Việc tổng hợp các vitamin nhóm B và K cũng do các vi sinh vật (ở gia súc trưởng thành) tạo nên, riêng vitamin C chứa trong thức ăn bị phân hoá nhanh trong dạ cỏ. Chú ý: Việc tổng hợp các vitamin này chỉ thực hiện được khi gia súc cai sữa. Vì vậy, với gia súc non việc bổ sung các vitamin cho cơ thể là cần thiết. 6.4. BỆNH BỘI THỰC DẠ CỎ (Dilatatio acuta ruminis íngestis) 6.4.1. Đặc điểm Bệnh dạ cỏ bội thực (hay còn gọi tích thức ăn trong dạ cỏ) là do trong dạ cỏ chứa nhiều thức ăn khó tiêu hóa làm cho thể tích dạ dày tăng lên gấp bội, vách dạ dày căng. Nếu thức ăn tích lại lâu trong dạ cỏ thường kế phát viêm ruột và gây rối loạn hô hấp, cơ thể bị nhiễm độc → con vật chết. Đây là bệnh trâu bò hay mắc (chiếm 40% trong các bệnh ở dạ dày bốn túi). Bệnh tiến triển chậm (thường xảy ra sau khi ăn từ 6 - 9 giờ). 6.4.2. Nguyên nhân Do ăn quá no: Trâu bò ăn quá no các loại thức ăn khô, thức ăn khi gặp nước dễ trương nở (như rơm, cỏ khô, cây họ đậu, bã đậu) hoặc do gia súc nhịn đói lâu ngày đột nhiên ăn no, ăn xong uống nhiều nước lạnh ngay đều có thể dẫn đến dạ cỏ bội thực. Do chăm sóc kém hoặc thay đổi thức ăn đột ngột (trâu bò cày kéo bị mắc bệnh do làm việc quá mệt nhọc, ăn xong đi làm ngay, bò sữa mắc bệnh do thiếu vận động). Do cơ thể gia súc suy yếu, bộ máy tiêu hoá hoạt động kém, hoặc do kế phát từ những bệnh khác như nghẽn dạ lá sách, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật và dạ múi khế biến vị. Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (bệnh cúm, bệnh tụ huyết trùng,...). 6.4.3. Cơ chế sinh bệnh Hoạt động của dạ cỏ do hệ thần kinh thực vật chi phối. Vì vậy, những nhân tố gây bệnh ở bên ngoài hay trong cơ thể đều làm trở ngại của hoạt động thần kinh mê tẩu, làm giảm nhu động của dạ cỏ → thức ăn tích lại ở dạ cỏ. Khi thức ăn tích lại trong dạ cỏ làm tăng áp lực xoang bụng → gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn. Do vậy, con vật có biểu hiện thở khó. Hơn nữa khi thức ăn tích lại lâu sẽ lên men, thối rữa sinh ra nhiều hơi và các sản vật phân giải (như các loại khí; axit hữu cơ). Những chất này kích thích vào vách dạ cỏ, làm cho dạ cỏ co giật từng cơn → con vật đau bụng và không yên. Nếu hơi sinh ra nhiều sẽ gây ra chướng hơi, mặt khác thức ăn trong quá trình lên men sẽ trương to làm căng vách dạ dày dẫn tới giãn dạ dày. Bệnh tiến triển làm cho cơ trơn co bóp yếu dần → bệnh nặng thêm, vách dạ cỏ bị kích thích gây viêm hoại tử, chất phân giải ngấm vào máu gây trúng độc → con vật chết. 141 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Tài chính hành vi Hóa học 11 Bài tiểu luận mẫu Đề thi mẫu TOEIC Đồ án tốt nghiệp Thực hành Excel Lý thuyết Dow Giải phẫu sinh lý Mẫu sơ yếu lý lịch Đơn xin việc Atlat Địa lí Việt Nam Trắc nghiệm Sinh 12 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Nội Khoa Thú Y 2
-
Giáo Trình Bệnh Nội Khoa Gia Súc - TTN
-
Đề Cương ôn Tập Bệnh Nội Khoa Thú Y II - 123doc
-
BÁO Cáo THỰC HÀNH Môn Nội KHOA THÚ Y 2 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo Trình Chẩn đoán Và Nội Khoa Thú Y: Phần 2 - TaiLieu.VN
-
Chẩn đoán Nội Khoa Thú Y Phần 2.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí Với 1 Click
-
Đề Cương ôn Thi Hết Học Phần: Bệnh Nội Khoa Thú Y 2 - TailieuXANH
-
Bệnh Nội Khoa Thú Y Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Bệnh Nội Khoa Thú Y.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Chẩn đoán Nội Khoa Thú Y Phần 2 Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieunhanh
-
[PDF] Chẩn đoán Bệnh Và Bệnh Nội Khoa Thú Y - Đại Học Sư Phạm Hà Nội
-
Bài Giảng Bệnh Nội Khoa Thú Y - TS. Phan Thị Hồng Phúc
-
Giáo Trình Chẩn đoán Và Nội Khoa Thú Y - Khoa Chăn Nuôi - StuDocu
-
Bệnh Nội Khoa Thú Y Là Gì – .vn