Giáo Trình Cơ Học Lượng Tử Nâng Cao - Pdf

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Giáo trình Cơ học lượng tử nâng cao pdf Số trang Giáo trình Cơ học lượng tử nâng cao 90 Cỡ tệp Giáo trình Cơ học lượng tử nâng cao 440 KB Lượt tải Giáo trình Cơ học lượng tử nâng cao 91 Lượt đọc Giáo trình Cơ học lượng tử nâng cao 274 Đánh giá Giáo trình Cơ học lượng tử nâng cao 4 ( 13 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 90 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Cơ học lượng tử giáo trình cơ học lượng tử Sách Cơ học lượng tử Thuyết cơ học lượng tử bài giảng cơ học lượng tử Đề cương cơ học lượng tử

Nội dung

1 MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU Học phần cơ học lượng tử nâng cao là môn học bắt buộc đối với học viên cao học chuyên ngành Phương pháp Giảng dạy Vật lý và chuyên ngành Vật lý Lý thuyết-Vật lý Toán, nó nhằm bổ sung và nâng cao một số kiến thức cơ học lượng tử như các phương pháp tính gần đúng trong cơ học lượng tử, lý thuyết tán xạ lượng tử, cơ học lượng tử tương đối tính,... Các kiến thức này là cơ sở để học viên tiếp thu các kiến thức về Vật lý thống kê, Vật lý chất rắn, Cơ sở lý thuyết trường lượng tử,... Với mục tiêu như trên, nội dung của môn học được xây dựng trong 4 chương. Chương I khái quát lại các cơ sở của cơ học lượng tử (cơ sở toán học, các tiên đề của cơ học lượng tử, nguyên lý bất định Heisenberg, phương trình Schrõdinger, sự biến đổi theo thời gian của giá trị trung bình các đại lượng vật lý,...). Chương II trình bày các phương pháp gần đúng để giải phương trình Schrõdinger thường được sử dụng trong cơ học lượng tử. Chương III trình bày lý thuyết tán xạ lượng tử. Chương IV trình bày khái quát cơ học lượng tử tương đối tính, bao gồm một số phương trình cơ bản (Phương trình Klein-Gordon, phương trình Dirac, phương trình Pauli,...), một số khái niệm cơ bản (Mật độ xác suất tương đối tính và mật độ dòng xác suất tương đối tính, spin và mômen từ của hạt vi mô,...). Ngoài ra, các học viên cao học Vật lý Lý thuyết -Vật lý Toán còn có 15 tiết để khảo sát sâu hơn về cấu trúc các trạng thái nguyên tử, lý thuyết lượng tử về bức xạ, hiệu ứng Zeemann dị thường, các trạng thái năng lượng âm, tính bất biến của phương trình Dirac. Để giúp học viên nắm chắc các kiến thức của môn học, số thời gian dành cho học viên rèn luyện các kỹ năng vận dụng và giải các bài tập, xêmine chiếm 1/4 thời lượng của môn học. 2 Mục lục 1 Cơ sở của cơ học lượng tử 1.1 Cơ sở toán học của cơ học lượng tử . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.1 Toán tử: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.2 Các phép tính trên toán tử . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.3 Hàm riêng, trị riêng và phương trình trị riêng của toán tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.4 Toán tử tự liên hợp tuyến tính (toán tử hermitic) . . . 1.1.5 Các tính chất của toán tử hermitic . . . . . . . . . . . 1.2 Các tiên đề của cơ học lượng tử . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.2.1 Tiên đề 1: Trạng thái và thông tin . . . . . . . . . . . 1.2.2 Tiên đề 2: Các đại lượng động lực . . . . . . . . . . . . 1.2.3 Tiên đề 3: Phép đo các đại lượng động lực . . . . . . . 1.2.4 Giá trị trung bình của biến số động lực . . . . . . . . . 1.2.5 Tính hệ số phân tích ci . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.3 Sự đo đồng thời hai đại lượng vật lý . . . . . . . . . . . . . . . 1.3.1 Sự đo chính xác đồng thời hai đại lượng vật lý . . . . . 1.3.2 Phép đo hai đại lượng động lực không xác định đồng thời. Nguyên lý bất định Heisenberg. . . . . . . . . . . 1.4 Phương trình Schrõdinger . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.4.1 Phương trình Schrõdinger phụ thuộc thời gian . . . . . 1.4.2 Mật độ dòng xác suất. Sự bảo toàn số hạt . . . . . . . 1.4.3 Phương trình Schrõdinger không phụ thuộc thời gian. Trạng thái dừng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.5 Sự biến đổi theo thời gian của các đại lượng động lực . . . . . 1.5.1 Đạo hàm của toán tử động lực theo thời gian . . . . . 4 4 4 5 6 6 8 9 9 9 10 11 11 12 12 13 15 15 16 17 19 19 2 Một số phương pháp gần đúng trong cơ học lượng tử 22 2.1 Nhiễu loạn dừng trong trường hợp không suy biến . . . . . . . 23 2.2 Lý thuyết nhiễu loạn dừng trong trường hợp có suy biến . . . 26 Cơ học lượng tử nâng cao 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 Ch.1: Cơ sở của cơ học lượng tử 3 2.2.1 Lý thuyết nhiễu loạn khi có hai mức gần nhau . . . . . 2.2.2 Lý thuyết nhiễu loạn dừng khi có suy biến: . . . . . . . Hiệu ứng Stark trong nguyên tử Hydro . . . . . . . . . . . . . Nhiễu loạn phụ thuộc thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . Sự chuyển dời lượng tử của hệ vi mô sang các trạng thái mới dưới ảnh hưởng của nhiễu loạn . . . . . . . . . . . . . . . . . Nguyên tử Hêli . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phương pháp trường tự hợp Hartree-Fok . . . . . . . . . . . . 2.7.1 Nguyên lý biến phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.7.2 Phương pháp trường tự hợp Hartree-Fok . . . . . . . . 3 Lý thuyết tán xạ lượng tử 3.1 Biên độ tán xạ và tiết diện tán xạ . . . . . . . . . 3.1.1 Tiết diện tán xạ . . . . . . . . . . . . . . . 3.1.2 Biên độ tán xạ . . . . . . . . . . . . . . . 3.1.3 Tán xạ đàn hồi của các hạt không có spin 3.2 Tán xạ đàn hồi trong phép gần đúng Born . . . . 3.3 Phương pháp sóng riêng phần . . . . . . . . . . . 4 Cơ 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . học lượng tử tương đối tính Phương trình Klein-Gordon (K-G) . . . . . . . . . . . . . . . Phương trình Dirac . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mật độ xác suất và mật độ dòng xác suất trong lý thuyết Dirac Nghiệm của phương trình Dirac đối với hạt chuyển động tự do Spin của hạt được mô tả bằng phương trình Dirac . . . . . . . Chuyển từ phương trình Dirac sang phương trình Pauli. Mômen từ của hạt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 31 35 39 42 44 48 48 52 57 57 57 59 60 65 68 74 75 76 81 83 85 87 4 Chương 1 Cơ sở của cơ học lượng tử 1.1 1.1.1 Cơ sở toán học của cơ học lượng tử Toán tử: a) Định nghĩa: Toán tử là một phép toán tác dụng vào một hàm này thì biến đổi thành một hàm khác. Ta gọi  là một toán tử nếu Âψ(x) = φ(x). (1.1) Ví dụ: Các toán tử : + Phép nhân với x2 Âψ(x) = x2 ψ(x), trong trường hợp này  phụ thuộc biến số x. + Phép lấy đạo hàm với biến số x: Âψ(x) = dψ(x) dx + Phép nhân với một số phức C: Âψ(x) = Cψ(x), ở đây,  không phụ thuộc vào biến x và phép lấy đạo hàm theo x. Đặc biệt nếu: C =0 : Âψ(x) = 0,  là toán tử không, C =1 : Âψ(x) = ψ(x),  là toán tử đơn vị. + Phép lấy liên hiệp phức: Âψ(x) = ψ ∗ (x). Ch.1: Cơ sở của cơ học lượng tử 5 Cơ học lượng tử nâng cao b) Toán tử tuyến tính: Toán tử  được gọi là toán tử tuyến tính nếu nó thoả mãn tính chất sau: Â(c1 ψ1 + c2 ψ2 ) = c1 Âψ1 + c2 Âψ2 . (1.2) Trong hệ thức trên, ψ1 và ψ2 là hai hàm bất kỳ, c1 và c2 là hai hằng số bất kỳ. Ví dụ:  = (d/dx) là toán tử tuyến tính vì d dψ1 dψ2 (c1ψ1 + c2 ψ2 ) = c1 + c2 . dx dx dx Còn toán tử lấy liên hiệp phức không phải là toán tử tuyến tính vì Â(c1 ψ1 + c2 ψ2 ) = (c1ψ1 + c2 ψ2 )∗ = c∗1 ψ1∗ + c∗2 ψ2∗ = c∗1 Âψ1 + c∗2 Âψ2 6= c1 Âψ1 + c2 Âψ2 . 1.1.2 Các phép tính trên toán tử Cho ba toán tử Â, B̂, Ĉ. ta định nghĩa các phép tính toán tử sau: a) Tổng hai toán tử: Ŝ được gọi là tổng của hai toán tử Â, B̂, ký hiệu là Ŝ ≡  + B̂ nếu ∀ψ(x), Ŝψ(x) = Âψ(x) + B̂ψ(x). (1.3) b) Hiệu hai toán tử: D̂ được gọi là hiệu hai toán tử Â, B̂, ký hiệu D̂ ≡  − B̂ nếu ∀ψ(x), D̂ψ(x) = Âψ(x) − B̂ψ(x). (1.4) c) Tích hai toán tử: P̂ ≡ ÂB̂ là tích của hai toán tử  và B̂ nếu   P̂ ψ(x) = (ÂB̂)ψ(x) =  B̂ψ(x) . (1.5) Tích của hai toán tử nói chung là không giao hoán, nghĩa là ÂB̂ 6= B̂ Â. Chẳng hạn, cho d  = , B̂ = x dx thì ta có dψ(x) d (xψ(x)) = ψ(x) + x , ÂB̂ψ(x) = dx dx còn dψ(x) dψ(x) 6= ÂB̂ψ(x) = ψ(x) + x , B̂ Âψ(x) = x dx dx Ch.1: Cơ sở của cơ học lượng tử 6 Cơ học lượng tử nâng cao rõ ràng B̂  6= ÂB̂, nên Â, B̂ không giao hoán nhau. Nếu  = x2 , B̂ = x thì ÂB̂ψ(x) = x3 ψ(x) = B̂ Âψ(x) hai toán tử Â, B̂ giao hoán nhau. d) Giao hoán tử của hai toán tử  và B̂ được định nghĩa là [Â, B̂] ≡ ÂB̂ − B̂ Â. Nếu  và B̂ giao hoán thì ÂB̂ = B̂ Â, do đó giao hoán tử của chúng bằng không, nghĩa là [Â, B̂] = 0. Nếu hai toán tử không giao hoán thì [Â, B̂] = ÂB̂ − B̂  6= 0 hay [Â, B̂] 6= 0. 1.1.3 Hàm riêng, trị riêng và phương trình trị riêng của toán tử Xét một toán tử Â, khi cho  tác dụng lên một hàm ψ(x) nào đó, ta có thể thu được chính hàm đó nhân với một hằng số: Âψ(x) = aψ(x). (1.6) (1.6) là một phương trình, dạng của ψ(x) có thể thu được từ việc giải phương trình trên. Ta bảo ψ(x) là hàm riêng với trị riêng a của toán tử Â. Và việc giải phương trình (1.6) có thể cho ta biết các hàm riêng và trị riêng của toán tử Â. Nếu có s hàm riêng có cùng một trị riêng a, thì ta bảo toán tử  có trị riêng suy biến bậc s. Các trị riêng có thể biến thiên gián đoạn hoặc liên tục. Trong cơ học lượng tử, hàm riêng phải thoả mãn các điều kiện chuẩn sau: - Hàm ψ(x) phải tồn tại, xác định trên toàn miền biến thiên của các biến độc lập. - Trong miền tồn tại, hàm ψ(x) và đạo hàm bậc nhất của nó dψ(x)/dx phải hữu hạn, liên tục (trừ một số điểm đặc biệt). - Hàm ψ(x) phải xác định đơn trị 1.1.4 Toán tử tự liên hợp tuyến tính (toán tử hermitic) Toán tử tuyến tính Â+ được gọi là toán tử liên hợp tuyến tính với toán tử tuyến tính  nếu: ∀ψ1 (x), ψ2 (x), Z ψ1∗ (x)Âψ2 (x)dx V = Z  V ∗  ψ1 (x) ψ2(x)dx. + (1.7) Ch.1: Cơ sở của cơ học lượng tử 7 Cơ học lượng tử nâng cao Nếu Â+ =  thì ta bảo  là toán tử tự liên hợp tuyến tính, hay toán tử hermitic, nghĩa là: Z  Z ∗ ∗ ψ1 (x)Âψ2(x)dx = (1.8) Âψ1 (x) ψ2 (x)dx. V V Nếu ta đưa ra ký hiệu mới về tích vô hướng hai hàm sóng Z ψ1∗ (x)ψ2(x)dx, hψ1 (x)|ψ2(x)i = (1.9) V theo đó (1.8) được viết lại như sau: hψ1 (x)|Âψ2 (x)i = hÂψ1 (x)|ψ2(x)i. Ví dụ 1:  = (d/dx) có phải là toán tử hermitic không? Muốn biết, ta tính Z +∞ Z +∞ dϕ ∗ ψ Âϕdx = ψ ∗ dx. dx −∞ −∞ Đặt u = ψ ∗ , dv = (dϕ/dx).dx, thì Z Z +∞ ψ ∗ Âϕdx = ψ ∗ ϕ|x=+∞ x=−∞ − −∞ +∞ −∞ dψ ∗ dx, ϕ dx vì các hàm ψ(x), ϕ(x) → 0 khi x → ±∞ nên ψ ∗ ϕ|x=+∞ x=−∞ = 0, Z +∞ Z +∞  ∗ Z +∞  ∗ Z +∞ ∗ dψ dψ ∗ dx 6= ψ Âϕdx = − ϕ ϕ dx = Âψ ϕdx. dx dx −∞ −∞ −∞ −∞ Vậy  = (d/dx) không phải là toán tử hermitic. Ví dụ 2:  = i(d/dx) có phải là toán tử hermitic không? Ta có:  ∗ Z +∞  Z +∞  Z +∞ Z +∞ ∗ ∗ dψ dψ dψ dx = dx = ψ ∗ Âϕdx = −i ϕ ϕ −i ϕ i dx, dx dx dx −∞ −∞ −∞ −∞ Z +∞ Z +∞  ∗ ψ ∗ Âϕdx = Âψ ϕdx. −∞ −∞ Vậy  = i(d/dx) là toán tử hermitic. Ch.1: Cơ sở của cơ học lượng tử 8 Cơ học lượng tử nâng cao 1.1.5 Các tính chất của toán tử hermitic a) Trị riêng của toán tử hermitic là số thực. Giả thiết toán tử hermitic  có trị riêng gián đoạn với phương trình trị riêng Âψn = anψn . Ta có: hψn |Âψn i = hÂψn |ψni vì  hermitic, nghĩa là: an hψn |ψn i = a∗hψn |ψni =⇒ (an − a∗n)hψn |ψn i = 0. Vì hψn |ψn i 6= 0 nên an = a∗n : an là số thực. b) Hàm riêng tương ứng với hai trị riêng phân biệt thì trực giao với nhau. Thực vậy, theo định nghĩa của toán tử hermitic thì: hψ1 |Âψ2 i = hÂψ1 |ψ2 i =⇒ a2hψ1 |ψ2 i = a1hψ1 |ψ2 i, =⇒ (a2 − a1)hψ1 |ψ2 i = 0, vì a2 6= a1 nên (a2 − a1) 6= 0. Vậy: hψ1 |ψ2 i = 0 : ψ1 , ψ2 trực giao với nhau. Tóm lại, nếu các hàm riêng của toán tử hermitic  được chuẩn hoá thì ta có: Phổ trị riêng gián đoạn : Phổ trị riêng liên tục : hψm |ψn i = δmn , (1.10) hψa0 |ψai = δ(a0 − a). (1.11) Trong đó, δmn , δ(a0 − a) là các hàm Dirac. c) Các hàm riêng của toán tử hermitic lập thành một hệ hàm cơ sở trực giao và đủ trong không gian Hilbert các hàm sóng, nghĩa là với một hàm sóng bất kỳ ψ(x) trong không gian Hilbert, ta có: X cn ψn (x). (1.12) Đối với phổ trị riêng gián đoạn : ψ(x) = n Đối với phổ trị riêng liên tục : ψ(x) = Z ca ψa (x)da. a (1.13) Ch.1: Cơ sở của cơ học lượng tử 9 Cơ học lượng tử nâng cao 1.2 Các tiên đề của cơ học lượng tử Trong cơ học lượng tử, hạt không được hình dung như là một chất điểm chuyển động theo một quỹ đạo xác định mà nó được hình dung như là một bó sóng định xứ trong một miền của không gian tại một thời điểm và bó sóng thay đổi theo thời gian. Tại một thời điểm ta chỉ có thể nói về xác suất để tìm thấy hạt trong một phần tử thể tích của không gian, hay nói khác đi là xác xuất để toạ độ của hạt có giá trị nằm trong khoảng nào đó. Nói chung về các biến số động lực khác cũng vậy, ta chỉ có thể nói về xác suất để một biến số động lực có giá trị nằm trong khoảng nào đó chứ không thể nói về giá trị xác định của biến số động lực tại một thời điểm như trong cơ học cổ điển. Vì có sự khác biệt nói trên nên trong cơ học lượng tử biến số động lực không phải được mô tả bằng một số như trong cơ học cổ điển. Chúng ta phải tìm một cách mô tả khác thể hiện được những đặc tính của các quy luật lượng tử. Những nghiên cứu về toán tử cho thấy có thể dùng công cụ toán học này để mô tả biến số động lực trong cơ học lượng tử. Chúng ta thừa nhận một số giả thiết về nội dung cách mô tả như những tiên đề. Những tiên đề ấy không có mâu thuẩn nhau và cho các kết quả phù hợp với thực nghiệm. 1.2.1 Tiên đề 1: Trạng thái và thông tin " Trạng thái vật lý của một hệ lượng tử thì tương ứng với một hàm sóng chuẩn hoá." Ta ký hiệu ψ(x, t) là hàm sóng của hệ lượng tử ở thời điểm t và tại vị trí toạ độ x ( hay ứng với biến động lực x). Hàm sóng được chuẩn hoá khi Z ψ(x, t)∗ ψ(x, t)dx = 1. (1.14) hψ(x, t)|ψ(x, t)i = V Như vậy, ψ(x, t) và cψ(x, t) cùng chung một trạng thái nếu c∗ c = |c|2 = 1. 1.2.2 Tiên đề 2: Các đại lượng động lực " Tương ứng với một đại lượng động lực A trong cơ học lượng tử là một toán tử hermitic Â." Ch.1: Cơ sở của cơ học lượng tử 10 Cơ học lượng tử nâng cao Vì giá trị bằng số của biến động lực là thực nên trị riêng của toán tử tương ứng với biến động lực đó phải thực, do đó toán tử tương ứng với biến động lực phải hermitic. Toán tử  hermitic nên có một hệ đủ các vectơ riêng trực giao chuẩn hoá {ψi (x, t)} tương ứng với phổ các trị riêng thực {ai }, i = 1, 2, ..., n. Theo đó, một trạng thái bất kỳ của hệ lượng tử sẽ được khai triển theo các hàm riêng như sau: ψ(x, t) = n X ci ψi (x, t). (1.15) i=1 1.2.3 Tiên đề 3: Phép đo các đại lượng động lực Nếu hệ lượng tử ở trạng thái biểu diễn bởi hàm sóng ψ(x) thì xác suất để khi đo biến động lực A thu được giá trị ai sẽ là |ci |2 = pi . Rõ ràng n X pi = i=1 n X |ci |2 = 1 (1.16) i=1 được suy từ tính chất trực giao, chuẩn hoá của các hàm riêng. Như vậy phép đo làm nhiễu loạn trạng thái. Nếu ψ(x) = ψi (x), ta có Âψ(x) = Âψi (x) = ai ψi (x) với xác suất |ci |2 = pi = 1. Chú ý rằng theo tiên đề 3 thì (i) Không thể tiên đoán chính xác kết quả phép đo một đại lượng động lực của hệ vi mô có trạng thái ψ(x) hoàn toàn xác định. (ii) Nếu tiến hành hai phép đo riêng biệt nhưng giống nhau trên cùng một hệ có trạng thái ban đầu trước mỗi lần đo là ψ(x) hoàn toàn giống nhau thì kết quả hai lần đo này không nhất thiết phải trùng nhau. Ta chấp nhận “tính không tiên đoán được” và tính “không đồng nhất ” của quá trình đo như là một thuộc tính vốn có của tự nhiên. Trong trường hợp phổ trị riêng liên tục thì Z (1.17) ψ(x) = c(a)ψa (x)da a và xác suất dW (a) để đại lượng A có giá trị trong khoảng từ a đến a + da là dW (a) = |c(a)|2da. (1.18) This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Mẫu sơ yếu lý lịch Lý thuyết Dow Đồ án tốt nghiệp Bài tiểu luận mẫu Atlat Địa lí Việt Nam Tài chính hành vi Trắc nghiệm Sinh 12 Đơn xin việc Giải phẫu sinh lý Hóa học 11 Thực hành Excel Đề thi mẫu TOEIC adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Cơ Học Lượng Tử Pdf