Giáo Trình Giáo Dục Học đại Cương - Nguyễn Thị Bích Hồng & Võ ...

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Giáo dục học đại cương
  • Lý luận dạy học
  • Giáo dục giới tính
  • Giáo dục tiểu học
  • Giáo dục mầm non
    • Tình huống sư phạm
  • HOT
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Xã Hội » Giáo dục học Giáo trình Giáo dục học đại cương - Nguyễn Thị Bích Hồng & Võ Văn Nam

Chia sẻ: Conbongungoc09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

Thêm vào BST Báo xấu 193 lượt xem 29 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Giáo dục học đại cương gồm có 4 chương, mỗi chương đều giới thiệu mục tiêu học tập định hướng cho sinh viên trong việc tìm hiểu nội dung đồng thời giúp sinh viên tự thẩm định kết quả học tập của mình. Ngoài phần trình bày lý thuyết, tài liệu còn đưa ra những câu hỏi hướng dẫn học tập và thảo luận ở cuối chương để sinh viên có thể tự học cùng với việc tiếp thu bài giảng trên lớp.

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Giáo trình Giáo dục học đại cương
  • Giáo dục học đại cương
  • Giáo dục học
  • Mục đích giáo dục
  • Sự phát triển nhân cách con người
  • Hệ thống giáo dục Việt Nam
  • Phương pháp nghiên cứu Giáo dục học

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giáo dục học đại cương - Nguyễn Thị Bích Hồng & Võ Văn Nam

  1. GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG Biên soạn: NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG - VÕ VĂN NAM LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục học là một môn học trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ tác nghiệp cho sinh viên sư phạm. Việc giảng dạy, học tập bộ môn Giáo dục học và học phần Giáo dục học đại cương đòi hỏi sinh viên phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu và đối chiếu lý luận với thực tiễn giáo dục ở nhà trường. Để hỗ trợ việc học tập của sinh viên, chúng tôi biên soạn tài liệu “Giáo dục học đại cương” theo chương trình phần giáo dục cốt lõi chuyên nghiệp cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm trong quyết định số 2677/GD - ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu gồm có 4 chương. Mỗi chương đều giới thiệu mục tiêu học tập định hướng cho sinh viên trong việc tìm hiểu nội dung đồng thời giúp sinh viên tự thẩm định kết quả học tập của mình. Ngoài phần trình bày lý thuyết, tài liệu còn đưa ra những câu hỏi hướng dẫn học tập và thảo luận ở cuối chương để sinh viên có thể tự học cùng với việc tiếp thu bài giảng trên lớp. Một vài triết lý giáo dục được nêu lên ở đầu chương nhằm nhấn mạnh ý nghĩa bài học đồng thời làm nổi bật tính chất sư phạm của một tài liệu thuộc lĩnh vực giáo dục. Tài liệu đã cố gắng cập nhật tri thức và liên hệ lý luận với thực tiễn để giúp sinh viên tiếp thu môn học thuận lợi hơn. Tài liệu đã được điều chỉnh dựa trên nhận xét phản biện của Giáo sư Bùi Ngọc Hồ và ý kiến của Hội đồng thẩm định gồm một số giảng viên Tổ Giáo dục học, khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm TPHCM. Nhóm biên soạn chân thành đón nhận và cảm ơn các ý kiến đóng góp để tài liệu được hoàn chỉnh nhằm phục vụ tốt hơn cho việc học tập của sinh viên trong quá trình đào tạo ở nhà trường sư phạm.
  2. Nhóm biên soạn Võ Văn Nam và Nguyễn Thị Bích Hồng Bài mở đầu Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC HỌC Mục tiêu: Sau bài học này, người học có khả năng 1. Về kiến thức: a. Biết cấu trúc chương trình học b. Xác định mục tiêu của học phần “Giáo dục học đại cương” 2. Về thái độ: a. Khẳng định sự cần thiết của việc nghiên cứu và vận dụng tri thức Giáo dục học đối với giáo viên trong công tác giáo dục học sinh. b. Chủ động tìm hiểu nội dung môn học. “Nghệ thuật giáo dục có một đặc điểm là một việc mà ai cũng có thể hiểu được, nhận thức được, thậm chí có một số người cho là một việc dễ dàng. Thật ra, chính những người cho giáo dục là dễ và quen thuộc lại là những người trên thực tế cũng như trên lý luận chẳng hiểu gì về giáo dục cả”. K. D. Usinxki (Nga; 1824 - 1870): Nội dung bài học: I. Giáo dục học với việc giáo dục con người Giáo dục là hoạt động nhằm rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho con người. Hoạt động này không thể tiến hành một cách tùy tiện theo những ý muốn chủ quan hay kinh nghiệm riêng lẻ mà phải dựa trên những hướng dẫn có tính khoa học. Giáo dục học là khoa học nghiên cứu về việc giáo dục con người. Những ai quan tâm đến việc giáo dục con người đều có thể tìm thấy trong Giáo dục học những chỉ dẫn cần thiết về phương hướng, biện pháp và cách thức tổ chức giáo dục để đạt kết quả mong muốn.
  3. Vì vậy nghiên cứu Giáo dục học có tầm quan trọng đối với mỗi người tùy theo góc độ quan tâm của họ. II. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Giáo dục học a. Đối với giáo viên Một trong những điều kiện để giáo viên có thể phát triển năng lực sư phạm, có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ giáo dục là phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ nghiêm túc trong việc nắm bắt các quy luật, các phương pháp giáo dục..., tức là phải nắm vững khoa học giáo dục. Giáo dục học là một môn học nghiệp vụ, trang bị tay nghề cho giáo viên, giúp họ thực hiện tốt đẹp sứ mạng giáo dục thế hệ trẻ đã được xã hội giao phó. Cụ thể là: - Nghiên cứu Giáo dục học giúp giáo viên có cơ sở lý luận vững chắc để tổ chức tốt quá trình giáo dục ở nhà trường. Tri thức Giáo dục học định hướng cho giáo viên trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động giảng dạy và học tập; hoạt động giáo dục và rèn luyện cụ thể đối với học sinh. Giáo viên biết vận dụng tri thức Giáo dục học một cách phù hợp sẽ xây dựng được những tác động giáo dục hiệu quả và gặt hái thành công trong công tác giáo dục, chứng tỏ được bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Ngược lại nếu không quan tâm nghiên cứu vận dụng Giáo dục học trong các tác động giáo dục học sinh, giáo viên sẽ có nhiều sai sót và cho thấy trình độ nghề nghiệp còn non yếu. Trong thực tiễn giáo dục học sinh, phần lớn những sai sót của giáo viên đều do họ đã xa rời lý luận, không tuân thủ các nguyên tắc giáo dục cơ bản mà Giáo dục học đã xác định. - Nghiên cứu Giáo dục học giúp giáo viên làm tròn chức năng tham mưu, cố vấn hướng dẫn công tác giáo dục của gia đình và xã hội. Để công tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong sự phối hợp giáo dục học sinh là con em của các gia đình và là công dân của xã hội. Vì vậy ngoài việc trực tiếp giáo
  4. dục học sinh, giáo viên còn có chức năng hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động giáo dục của gia đình, xã hội và thống nhất các tác động giáo dục này đối với học sinh để tạo hiệu quả giáo dục cao nhất. Tri thức Giáo dục học giúp giáo viên có cơ sở khoa học để giải thích, hướng dẫn và tổ chức phối hợp các hoạt động giáo dục của gia đình và xã hội theo định hướng giáo dục của nhà trường. - Nghiên cứu Giáo dục học giúp giáo viên rèn luyện nâng cao năng lực sư phạm, làm cho hoạt động nghề nghiệp ngày càng tinh xảo. Thực tế hoạt động giáo dục sẽ tạo nên nhiều kinh nghiệm quý báu để mỗi giáo viên điều chỉnh và phát huy khả năng hoạt động nghề nghiệp của bản thân. Vì vậy có những giáo viên tuy không được trang bị tri thức Giáo dục học nhưng họ vẫn thành công trong nghề nghiệp bằng cách tự học hỏi, tự đúc kết kinh nghiệm để rèn luyện tay nghề thông qua hoạt động giáo dục trong thực tiễn. Tuy nhiên, nếu giáo viên được trang bị Giáo dục học hoặc luôn chú trọng nghiên cứu Giáo dục học thì hoạt động nghề nghiệp của họ sẽ không diễn ra một cách mày mò với nhiều vấp váp mà sẽ nhanh chóng thành công ở đỉnh cao của nghệ thuật giáo dục. b. Đối với các bậc cha mẹ Gia đình có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ em. Giáo dục gia đình thành công không chỉ mang lợi ích cho từng cá nhân con người mà còn liên quan đến hạnh phúc gia đình và sự tiến bộ của xã hội. Trên thực tế các bậc cha mẹ thường tiến hành giáo dục con bằng những kinh nghiệm ít ỏi vốn có, thiếu tính hệ thống nên gặp nhiều lúng túng, khó khăn. Việc nghiên cứu Giáo dục học giúp các bậc cha mẹ có thể thực hiện việc giáo dục con khoa học hơn và hiệu quả hơn. Giáo dục con cái là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống chúng ta. Con cái chúng ta là những công dân tương lai của nước ta và thế giới. Chúng sẽ làm nên lịch sử. Con chúng ta sẽ là những người cha và người mẹ tương lai, chúng cũng sẽ phải nuôi dạy con cái sau này. Con chúng ta phải trở thành những công dân tốt, cha mẹ tốt. Mặt khác, tuổi già của chúng ta phụ thuộc ở
  5. con cái. Được giáo dục tốt chúng sẽ làm cho tuổi già của chúng ta sung sướng, không được giáo dục tốt, chúng sẽ làm cho chúng ta đau khổ và chính chúng ta lại là người chịu trách nhiệm về chúng trước tổ quốc. (A.C. Macarenko) c. Đối với các cán bộ xã hội và các nhà quản lý giáo dục Hoạt động giáo dục diễn ra không chỉ trong nhà trường mà cả ở những đơn vị, tổ chức xã hội (nhà văn hóa, cơ quan truyền thông, trại giam. Giáo dục học giúp cho các nhà quản lý, các cán bộ chuyên trách tại các đơn vị xã hội tiến hành các hoạt động quản lý và giáo dục một cách chủ động, hiệu quả đồng thời phối hợp với các hoạt động giáo dục của gia đình và nhà trường một cách đúng đắn, tối ưu hơn. Kết luận Tất cả những người làm công tác giáo dục đều cần phải nghiên cứu Giáo dục học - khoa học về giáo dục con người. Đối với giáo viên, nghiên cứu Giáo dục học càng có ý nghĩa quan trọng vì giáo viên vốn được xem là những chuyên gia giáo dục, hơn ai hết họ phải am tường khoa học giáo dục để giáo dục học sinh ở nhà trường và giáo dục con em của họ trong gia đình. Đây là một kết luận rút ra từ những thành công, thất bại của hoạt động giáo dục trong thực tiễn. III. Cấu trúc chương trình học Chương trình học bộ môn Giáo dục học dành cho sinh viên trường Đại học Sư phạm bao gồm 2 học phần như sau: * Học phần 1: 60 tiết - Giáo dục học đại cương - Lý luận dạy học - Lý luận về người giáo viên trung học phổ thông - Báo cáo thực tế
  6. * Học phần 2: 60 tiết - Lý luận giáo dục; - Lý luận về công tác chủ nhiệm lớp - Giao tiếp sư phạm - Báo cáo thực tế - Hội thi nghiệp vụ sư phạm IV. Giới thiệu học phần “Giáo dục học đại cương” (dành cho sinh viên các khoa không phải chuyên ngành Tâm lý Giáo dục). * Mục tiêu của học phần: Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng: - Nhận thức khái quát và cơ bản về hoạt động giáo dục và Giáo dục học - Xác định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của cá nhân và của xã hội. - Định hướng công tác giáo dục trong thực tiễn nhà trường phổ thông thông qua việc nhận thức mục tiêu và các con đường giáo dục. - Tìm hiểu hệ thống lý luận giáo dục một cách thuận lợi trong quá trình tiếp thu các học phần sau. * Nội dung của học phần gồm 4 chương: - Chương 1: Giáo dục học là một khoa học - Chương 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách - Chương 3: Mục đích giáo dục - Chương 4: Các con đường giáo dục - Chương 1: Trình bày sự nảy sinh, phát triển và tác động biện chứng của hiện tượng giáo dục đối với quá tình phát triển xã hội. Tóm tắt lịch sử ra đời của Giáo dục học và định hướng nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện Giáo dục học trong giai đoạn hiện nay. Phân tích những yếu tố cơ bản giúp xác
  7. định Giáo dục học là một khoa học: đối tượng - nhiệm vụ nghiên cứu; hệ thống khái niệm cơ bản; phương pháp nghiên cứu... - Chương 2: Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách trong mối liên hệ với các yếu tố ảnh hưởng khác như di truyền, môi trường, hoạt động - giao lưu của cá nhân. Trình bày nội dung và cách thức giáo dục tương ứng với các giai đoạn phát triển nhân cách của trẻ em. - Chương 3: Xác định các cấp độ mục đích giáo dục và nhiệm vụ của giáo viên tương ứng với từng cấp độ. Phân tích cơ sở xác định và nội dung của mục đích giáo dục tổng quát trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay. Trình bày hệ thống giáo dục quốc dân và các nhiệm vụ giáo dục tổng quát. - Chương 4: Trình bày nội dung, cách thức thực hiện và tác động của các con đường giáo dục cơ bản trong nhà trường phổ thông.
  8. Chương 1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC Mục tiêu: Sau bài học này người học có khả năng 1. Về kiến thức a. Mức độ Biết: i. Phát biểu được đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học ii. Phát biểu nội dung các khái niệm: giáo dục, tự giáo dục, giáo dục lại, giáo dưỡng, dạy học, tự học iii. Nêu ra được thời điểm và người xây dựng Giáo dục học thành một khoa học độc lập. b. Mức độ Hiểu: i. Trình bày các chức năng xã hội và các tính chất của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội. ii. Phân tích cấu trúc của quá trình giáo dục: trình bày vai trò của từng yếu tố và phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố. iii. Đưa ra những căn cứ để chứng minh Giáo dục học là một khoa học. c. Mức độ Vận dụng: i. Phân tích những xu hướng cải tiến quá tình giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. 2. Về thái độ i. Trân trọng thành quả xây dựng hệ thống lý luận giáo dục thành một khoa học. ii. Quan tâm nghiên cứu vận dụng Giáo dục học vào thực tiễn công tác giáo dục. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục. ” (Bennet - Anh)
  9. Nội dung bài học: I. GIÁO DỤC LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐẶC BIỆT 1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội Giáo dục là một hiện tượng làm thỏa mãn nhu cầu to lớn của xã hội là truyền kinh nghiệm của các thế hệ trước cho thế hệ sau để duy trì và phát triển loài người. Giáo dục nảy sinh và phát triển trong lao động sản xuất và đời sống của con người. * Nảy sinh: Khoa học chứng minh rằng con người có nguồn gốc từ động vật (loài vượn). Hai nhân tố chủ yếu quyết định cho sự chuyển biến từ vượn thành người là: lao động và có tiếng nói. Khi loài người xuất hiện trên trái đất họ đã tiến hành lao động. Hoạt động lao động giúp con người thích ứng và cải tạo môi trường sống để tồn tại, qua đó họ tích lũy được các kinh nghiệm và những hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội. Cuộc đấu tranh sinh tồn đòi hỏi con người phải phân công và truyền đạt những kinh nghiệm lao động cho nhau (săn bắt, hái lượm, chăn nuôi, trồng trọt...), kinh nghiệm tìm kiếm các phương tiện sinh sống, kinh nghiệm chống thú dữ... Nhờ có ngôn ngữ nên con người có thể trao đổi và truyền thụ các kinh nghiệm, sự hiểu biết từ người này sang người khác. Sự trao đổi và truyền thụ kinh nghiệm đó chính là hiện tượng giáo dục. Lúc ban đầu, việc truyền thụ thường do người già, người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm truyền lại cho lớp trẻ một cách trực tiếp hay gián tiếp. Khi xã hội hình thành gia đình thì việc truyền thụ kinh nghiệm do các bậc cha mẹ đảm nhận. * Phát triển: Xã hội ngày càng tiến lên thì sự tích lũy kinh nghiệm ngày càng nhiều, phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực: từ kinh nghiệm lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, kinh nghiệm về đời sống xã hội (phong tục, lễ nghi...) đến những hiểu biết về tự nhiên, thẩm mỹ, đạo đức, triết học... Nội dung phong phú đòi hỏi hình thức truyền thụ phải thích hợp hơn. Hình thức truyền thụ của người già và sau đó của các bậc cha mẹ trong từng gia đình không còn thích hợp với yêu cầu của cuộc sống nữa. Từ đó, việc giáo dục bắt
  10. đầu được giao cho những người có kinh nghiệm truyền đạt và nhiều hiểu biết tiến hành. Trong xã hội dần dần xuất hiện đội ngũ những nhà trí thức chuyên tiến hành việc truyền thụ kinh nghiệm và tri thức cho người khác. Từ đó dẫn đến sự ra đời của nghề dạy học. Như vậy thực chất của giáo dục là truyền thụ kinh nghiệm lịch sử xã hội cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho họ bước vững vàng vào cuộc sống xã hội. Nét đặc trưng cơ bản của giáo dục là truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm đã tích lũy trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Nhờ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội lịch sử mà cá thể trở thành nhân cách. Giáo dục gắn bó với tiến trình phát triển của lịch sử - xã hội làm cho nhân cách của con người được phát triển đầy đủ và phong phú hơn. 2. Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt 2.1. Giáo dục là chức năng không thể thiếu của xã hội loài người Muốn được duy trì và phát triển, xã hội nhất định phải thực hiện chức năng giáo dục để tái sản xuất những nhân cách, những nhu cầu, năng lực của con người, tái sản xuất những sức mạnh của bản chất con người. Giáo dục chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống, bảo đảm mối liên hệ kế tục giữa các thế hệ. Giáo dục giúp cho thế hệ trẻ thu nhận những kinh nghiệm do thế hệ trước đã tích lũy, nhờ vậy họ không rơi vào những sai lầm hay thất bại của người đi trước và có thể tiếp cận trình độ văn minh của xã hội để tham gia vào đời sống hiệu quả hơn. Giáo dục còn thúc đẩy xã hội tiến lên không ngừng thông qua việc bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những phẩm chất cần thiết để họ giải quyết những nhiệm vụ mới nảy sinh do sự phát triển của xã hội mà kinh nghiệm cha anh chưa từng trải. Ví dụ: Trước đây con người đã từng bó tay trước một số bệnh nan y như: lao phổi, bệnh phong.... Giáo dục thúc đẩy y học phát triển để phát hiện phương thuốc chữa trị đối với các bệnh này. Ngày nay con người lại đang đối diện với các vấn đề mới nảy sinh như: bệnh Aisd, sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường...
  11. Nhờ có giáo dục, con người sẽ tìm được cách giải quyết cho các vấn đề đó và làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn. 2.2. Nhu cầu về giáo dục không bao giờ suy giảm mà sẽ ngày càng gia tăng Một số hiện tượng xã hội sau khi nảy sinh, phát triển sẽ có những giai đoạn bị suy thoái như các hiện tượng về thời trang, về phong tục tập quán, về tôn giáo... Nhưng giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi vì trình độ xã hội càng nâng cao thì nhu cầu của xã hội và con người về giáo dục không giảm sút mà ngày càng gia tăng theo xu thế “giáo dục là cho tất cả mọi người” trong một “xã hội học tập” như Lênin đã từng khẳng định “giáo dục là phạm trù phổ biến và vĩnh hằng”. 3. Các chức năng xã hội của giáo dục Chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người, là chuẩn bị hành trang cho cá nhân con người với tư cách là chủ thể tham gia có hiệu quả vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do tác động đến nhân cách con người thông qua việc đào tạo một thế hệ công dân, một đội ngũ lao động lành nghề và đội ngũ các nhà trí thức cho xã hội, giáo dục có khả năng tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà con người là chủ thể. Là một hiện tượng xã hội nên giáo dục tác động chi phối đến các quá trình xã hội khác thông qua ba loại chức năng xã hội của giáo dục như: 3.1. Chức năng kinh tế- sản xuất Con người là sản phẩm của giáo dục, với tư cách là một lực lượng sản xuất quan trọng bậc nhất xã hội. Mỗi thời kỳ lịch sử đòi hỏi phải có người lao động thích ứng. Giáo dục tái sản xuất sức lao động cho xã hội, tạo ra sức lao động mới có chất lượng và hiệu quả hơn để thay thế cho sức lao động cũ đã hoàn thành nhiệm vụ lao động cống hiến cho xã hội. Giáo dục trước hết giúp cho người lao động có được thể lực khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển kịp với trình độ phát triển của thời đại, được đào tạo về chuyên môn để tiến hành
  12. hoạt động nghề nghiệp hiệu quả. Ngoài ra giáo dục còn rèn luyện những phẩm chất đạo đức để người lao động tận tâm, tận tụy công hiến sức lực cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Giáo dục có tác dụng đẩy mạnh sản xuất xã hội, phát triển kinh tế. Ngày nay giáo dục được xem là một nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Đầu tư cho giáo dục cũng là đầu tư cho nền kinh tế xã hội, là sự đầu tư sáng suốt nhất và đem lại nhiều lợi ích nhất. 3.2. Chức năng chính trị - xã hội Chức năng trọng yếu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách nên giáo dục tác động đến toàn bộ cấu trúc xã hội, đến các bộ phận hợp thành của xã hội, các tầng lớp, các nhóm xã hội và tính chất các mối quan hệ giữa các bộ phận đó. Giáo dục không chỉ tạo nên một lớp người lao động mới cho xã hội, một lực lượng sản xuất quan trọng bậc nhất mà giáo dục còn làm thay đổi cả bộ mặt chính trị xã hội. Giáo dục làm thay đổi cả bề ngoài và nội dung bên trong của các nhóm xã hội, các bộ phận dân cư, các tầng lớp xã hội, các dân tộc trong cộng đồng. Giáo dục góp phần làm cho các tầng lớp xã hội xích lại gần nhau bằng cách nâng cao trình độ văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập, lựa chọn nghề nghiệp và thay đổi vị trí xã hội của cá nhân. Đặc biệt là các hoạt động giáo dục bình đẳng, giáo dục thường xuyên, giáo dục ý thức công dân của một nước, ý thức một thành viên của nhân loại, làm cho các tầng lớp xã hội trong một nước cũng như các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau hơn để tiến đến một thế giới hòa bình. 3.3. Chức năng tư tưởng - văn hóa Giáo dục có tác động to lớn trong việc xây dựng một hệ thống tư tưởng cho toàn xã hội, làm cơ sở xác định hệ thống giá trị và các chuẩn mực trong cuộc sống xã hội. Ví dụ: Ngày nay, công tác giáo dục đang xây dựng tư tưởng bình đẳng về vai trò của giới trong xã hội, làm thay đổi nhận thức “trọng nam khinh nữ” và hình thành những giá trị và chuẩn mực xã hội mới đối với nam giới và nữ giới.
  13. Giáo dục còn bồi dưỡng một lối sống lành mạnh, giúp con người xây dựng cuộc sống tích cực, và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Các tác động giáo dục truyền thống trong xã hội thường xuyên nâng cao nhận thức và nhắc nhở mọi người thực hiện những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như cách dinh dưỡng, luyện tập cơ thể để bồi dưỡng sức khỏe. Hệ thống các nhà văn hóa xây dựng các loại hình hoạt động đa dạng phục vụ cho mọi lứa tuổi, thành phần xã hội (thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ, lao động...) giúp con người có một cuộc sống phong phú khi tham gia các sinh hoạt vui chơi, giải trí, mở rộng quan hệ giao lưu, trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng tổ chức cuộc sống cá nhân... Ngoài ra, giáo dục xây dựng một nền văn hóa kết tinh được tinh hoa nhân loại đồng thời mang đậm bản sắc dân tộc bằng cách phổ cập giáo dục phổ thông ngày càng cao cho thế hệ trẻ và các tầng lớp nhân dân. Tóm lại giáo dục thực hiện ba chức năng của mình đó là tái sản xuất lao động xã hội, cải biến cấu trúc xã hội và hình thành ý thức hệ tư tưởng mới trên nền tảng văn hóa mới của thời đại nhằm tạo ra con người thời đại có khả năng hòa nhập quốc tế và khu vực nhưng không bị hòa tan. 4. Các tính chất của giáo dục Giáo dục và các hiện tượng xã hội khác có tác động biện chứng với nhau. Sự chi phối của các quá trình xã hội đối với hiện tượng giáo dục gây nên những tính chất sau đây của giáo dục: 4.1. Tính lịch sử-xã hội Giáo dục luôn vận động và biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn lịch sử nhất định. Lịch sử nhân loại đã có nhiều kiểu giáo dục khác nhau thể hiện ở sự biến đổi mục đích, nội dung, phương pháp phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục theo sự qui định của những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Vì vậy:
  14. - Khó có thể có sự phù hợp tuyệt đối giữa hai nền giáo dục ở hai quốc gia có điều kiện phát triển khác nhau. - Ngay trong cùng một nước ở những giai đoạn lịch sử khác nhau thì trình độ phát triển giáo dục cũng có những nét khác nhau. - Cần đổi mới liên tục hệ thống giáo dục, đảm bảo cho giáo dục thích ứng với chiều hướng mới của quá trình phát triển xã hội. 4.2. Tính giai cấp Giáo dục là chức năng đặc biệt của nhà nước, do giai cấp cầm quyền chỉ đạo nhằm củng cố địa vị của tầng lớp thống trị. Trong xã hội có giai cấp, giáo dục mang tính giai cấp thể hiện ở việc xây dựng những hệ thống giáo dục phù hợp với các mục đích chuẩn bị khác nhau cho con em của những giai cấp khác nhau bước vào đời sống. 4.3. Tính phổ quát Tính phổ quát thể hiện trong sự hiện diện của giáo dục trong tất cả các chế độ xã hội, các giai đoạn lịch sử của nhân loại. Trong đó nổi bật là sự chăm sóc, bồi dưỡng con người ở lứa tuổi học sinh, là truyền thụ một cách có ý thức cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm xã hội, những giá trị văn hóa, tính thần của loài người và dân tộc, giúp họ bước vững vàng vào cuộc sống và góp phần phát triển xã hội. 4.4. Tính nhân văn Giáo dục luôn hướng con người đến những cái đẹp, cái tốt, đó là những giá trị văn hóa, đạo đức thẩm mỹ chung nhất của nhân loại và những nét bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa của từng quốc gia dân tộc đồng thời phát huy những yếu tố tích cực trong mỗi con người để giúp họ ngày càng hoàn thiện nhân cách. II. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA GIÁO DỤC HỌC 1. Thời cổ đại
  15. Giáo dục học chưa hình thành mà xã hội chỉ xuất hiện nhiều tư tưởng giáo dục nổi tiếng vẫn được coi trọng đến ngày nay. Cách chúng ta 2.500 năm, Heraclitus (540 - 480 TCN), nhà hiền triết Hy lạp cổ đại đã nhận định: “Giáo dục, dạy học không phải là rót kiến thức vào đầu người học như người ta rót chất lỏng vào chai, thông qua cái phễu. Thực chất giáo dục là thắp lên một ngọn đuốc để soi sáng, để người học nhận ra những con đường, tự mình chọn lấy cho mình một con đường, rồi tự bước đi trên con đường đã chọn, dưới ánh sáng của ngọn đuốc ấy" Như vậy, giáo dục chỉ là soi sáng. Soi sáng để người học TỰ CHỌN, rồi TỰ BƯỚC ĐI. Người dạy không áp đặt con đường, cũng không bước đi thay cho người học. Sau Heraclitus, Socrate (470 - 399 TCN), nhà hiền triết Hy lạp Cổ đại, đã nêu ra phương châm nổi tiếng: “Hỡi con người, hãy tự khám phá bản thân mình!” Để người học tự khám phá mình, ông nói: “Mục đích của giáo dục không phải là tách con người ra khỏi đám đông, càng không phải là làm cho con người ấy mất hút trong đám đông; mục đích của giáo dục là làm cho con người nhận ra chính mình giữa đám đông. Đó là một quan điểm giáo dục có tính nhân văn cao. Để khám phá được bản thân con người phải biết tự bộc lộ bản thân. Nhằm giúp cá nhân tự bộc lộ, ông đề ra phương pháp sản ý, thường gọi là phương pháp Socrate. Thực chất đó là phương pháp đàm thoại gợi mở bằng hệ thống câu hỏi của nhà giáo dục mà khi trả lời những câu hỏi đó, cá nhân sẽ bộc lộ và tự khám phá năng lực của bản thân Nối tiếp tư tưởng của Socrate, học trò ông, nhà triết học Hy lạp Cổ đại Platon (427 - 348 TCN) cũng đã đưa ra những quan điểm giáo dục tiến bộ. Platon cho rằng mục tiêu số một của con người là sống phù hợp với đạo đức. Đó là hành động theo điều thiện. Thiện là cái gì phù hợp với chân lý mà chân lý chính là sự công bằng. Xã hội công bằng khi nó được sắp xếp theo một trật tự hoàn hảo, trong đó mỗi người và mỗi vật được đặt đúng vị trí và làm đúng phận sự của mình, ở đây chúng ta nhận thấy Platon đã tiếp cận và kế thừa
  16. phương châm sống của Socrate. Bởi vì chỉ khi con người tự khám phá và biết rõ bản thân thì họ mới có thể chọn đúng vị trí và làm đúng phận sự, nhờ vậy trở thành một cá nhân có đạo đức. Theo Platon, một xã hội chiếm hữu nô lệ lý tưởng có các tầng lớp như sau: nhà triết học (những người quản lý đất nước); quân nhân (người bảo vệ quốc gia); người làm ruộng, làm nghề thủ công và buôn bán; người nô lệ (lao động trực tiếp trong sản xuất và kinh doanh). Platon đã khẳng định sự cần thiết của việc giáo đục đối với con người: “Mọi công dân phải được giáo dục như nhau, ngay từ đầu. Ngay tầng lớp nông dân và binh sĩ cũng phải học ít nhất là 30 năm trước khi hành nghề! Còn quan lại, để cai trị dân, cần được học thêm 15 năm nữa, vị chi 45 năm học tập, thì mới có thể cai trị người khác: Đặc biệt là người thầy, để dạy người, anh ta phải được giáo dục đến nơi đến chốn. Bởi "người thợ giày tồi thì khách hàng có người phải xỏ chân vào chiếc giầy không vừa vặn chút ít! Còn người thầy giáo tồi thì... hại cả ba thế hệ" Để đạt được mục đích trên ông cũng hình dung một hệ thống giáo dục phù hợp với kiểu xã hội tương ứng với 4 tầng lớp đã nêu. Trong đó tầng lớp nô lệ không hề được giáo dục! Đó là phương Tây. Còn phương Đông nơi mang nặng truyền thống "Tôn sư trọng đạo", thì sao? Khổng tử (551- 479 TCN), người thầy tiêu biểu của muôn đời (vạn thế sư biểu) và không riêng của Trung Hoa, đã hết sức coi trọng sự học và đặc biệt coi trọng người học. Ông đã để lại những câu nói bất hủ sau hơn 50 năm dạy học. Như là: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo!" (Ngọc - đá quý, không mài không thành vật quý, người không học không biết đạo). Vì vậy ông chủ trương “Hữu giáo vô loại”: Quyền được đi học là quyền tự nhiên của mọi người, không phân biệt địa vị xã hội! Đó là một tư tưởng tiến bộ trong xã hội bấy giờ. Bởi vì ngay cả phương Tây mà mãi đến năm 1850, có nghĩa là đến 2300 năm sau Khổng tử, người ta mới mở cửa trường học cho mọi tầng lớp xã hội.
  17. Khổng tử đặc biệt nhấn mạnh tính chủ động, tích cực và độc lập ở người học. Ông nói: “Ai không biết tức giận vì tri thức hạn hẹp của mình, ta không gợi mở cho được. Ai không biết tự mình nỗ lực bộc bạch tâm tư, ta không giúp cho phát biểu tư tưởng được. Vật có 4 góc, ta vén cho một góc, ai không tự mình vén 3 góc còn lại thì... là người không thể giáo dục lại được! (Bất phẫn, bất khải; bất phỉ, bất phát. Cử nhất ngung, bất dĩ tam ngưng phản, tắc bất phục dã! - Luận ngữ) Đặc biệt Khổng tử đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, suy nghĩ độc lập, để tự phát hiện vấn đề và tự đặt câu hỏi - nêu - vấn - đề ra trước để được người dạy giải đáp. Điểm khác biệt giữa phương pháp đàm thoại của Khổng tử với phương pháp đàm thoại Socrate là ở chỗ: Khổng tử không đặt câu hỏi cho học trò trước mà ngược lại, ông đòi hỏi học trò phải chủ động đặt câu hỏi trước. Nếu ai không tự đặt câu hỏi ra trước, Khổng tử sẽ không dạy cho người ấy (bất viết như chi hà, như chi hà giả, ngô mạt như chi hà dã dĩ hỉ - Luận ngữ). Khổng tử, ngoài việc đòi hỏi người học phải chủ động, tích cực hỏi, còn căn cứ vào câu hỏi để biết người hỏi đang gút mắc chỗ nào, trình độ vốn có đến đâu, để dạy tiếp. Điều này hoàn toàn phù hợp với một ngạn ngữ phương Tây: “Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát. Nhưng nếu không hỏi sẽ dốt suốt đời”. Chính vì vậy người xưa thường học bằng cách hỏi. Và ta có từ học - hỏi rất hay! Đấy cũng là một cách để “Sát đối tượng” trong nguyên tắc dạy học hiện đại! Không những đòi hỏi người học phải học một cách chủ động, tích cực và độc lập, Khổng tử còn yêu cầu người học phải học bằng cả tâm hồn - học một cách vui thú. Ông nói “Biết mà học, không bằng thích mà học; thích mà học không bằng vui mà học "Lạc học - Luận ngữ). 2. Thời Trung đại Trong thời kỳ Trung đại xuất hiện hình thái xã hội mới - xã hội phong kiến. Nhà thờ Thiên chúa giáo trở thành công cụ tư tưởng chủ yếu của chế độ phong kiến châu Âu. Mọi sự phát triển về văn hóa và giáo dục đều bị chi phối bởi tư tưởng của công giáo. Nhà thờ phủ nhận hầu hết những thành tựu văn
  18. hóa thời cổ đại, ngoại trừ ngôn ngữ La tinh. Xã hội xuất hiện các trường học giáo hội do giáo hội mở và cấp kinh phí. Nội dung giáo dục gồm 7 môn học đáp ứng lợi ích cho nhà thờ và xã hội phong kiến. Việc dạy học mang tính chất nhồi nhét, áp đặt, kinh viện, giáo điều và áp dụng một kỷ luật rất khắc nghiệt. Trong trường giáo hội, việc dạy học không chia thành học kỳ, không có thời khóa biểu. Trong cùng một phòng học, học sinh nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ khác nhau cùng ngồi học chung. Khi giảng dạy thầy giáo làm việc với từng học sinh. Từ thế kỷ X giai cấp tư sản dần dần hình thành và bắt đầu tích tụ hệ tư tưởng và văn hóa tư sản, kéo theo nhiều quan niệm mới mẻ về thế giới và con người, mâu thuẫn với thế giới quan giáo điều tôn giáo. Nhiều nhà tư tưởng đặc biệt chú ý nghiên cứu sự phong phú của văn hóa cổ đại vốn bị lãng quên trong nhiều thế kỷ. Lịch sử xã hội bắt đầu bước vào thời kỳ Phục hưng, ở đó tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa ảnh hưởng nhiều đến thực tiễn giáo dục. Cuộc đấu tranh của các nhà theo chủ nghĩa nhân văn đã làm giảm đi nhiều ảnh hưởng của nhà thờ đối với trường học. * Các tư tưởng giáo dục: 1. Francois Rabelais (1494 - 1553, người Pháp): Rabelais là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và các tư tưởng giáo dục thời kỳ Phục hưng. Ông đã phê phán lối học kinh viện và chủ trương giáo dục nhân đạo chủ nghĩa. Ông đả phá lối giảng dạy cũ kỹ, bắt học sinh thuộc lòng các tín điều khô khan, khó hiểu. Rabelais coi trọng sự phát triển nhiều mặt trong nhân cách của trẻ vì vậy nội dung giáo dục bao gồm trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục thể chất, về trí dục ông đòi hỏi học trò phải học nhiều kiến thức, vì vậy phải theo một thời khóa biểu tỉ mỉ và căng thẳng từ 4 giờ sáng cho đến tối. Ông đề cao những hiểu biết thực tế, có ích và các phương pháp dạy học tích cực, trực quan. Do đó ông có chú ý đến lao động chân tay và có sáng kiến trong việc tổ chức các hình thức giáo dục phong phú ngoài trường học. 2. Michel de Montaigne (1533 - 1592, người Pháp):
  19. Ông là một nhà tư tưởng lỗi lạc và là một trong các đại biểu của chủ nghĩa hoài nghi triết học, một sản phẩm đặc sắc của chủ nghĩa nhân đạo, quan tâm đến thế giới xung quanh và phê phán thái độ sợ sệt, sùng phục trước uy quyền. Ông nghi ngờ các tập tục và quan điểm của xã hội đương thời và phủ nhận lòng tin vào đấng siêu nhiên. Ông chống đối khoa học kinh viện và ủng hộ khoa học kinh nghiệm, nghiên cứu chính xác sự vật và đi sâu vào bản chất của chúng. Các quan điểm giáo dục của ông hình thành chính trên cơ sở đó. Montaigne không đồng tình với lối dạy học nhồi nhét và quan niệm thầy giáo có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh khả năng phán đoán, xây dựng tư tưởng riêng của mình từ những điều đã học. Về nội dung giáo dục ông quan tâm đến giáo dục trí tuệ và giáo dục thể chất, tuy nhiên còn hời hợt và thiếu hệ thống. Ông cũng ít chú trọng việc giáo dục đối với phụ nữ. Về phương pháp giáo dục ông phản đối cách trừng phạt thể xác đối với học sinh, ông đã sớm nhận thấy rằng “roi vọt không có tác dụng gì khác là làm cho tâm hồn của trẻ hèn nhát hơn hoặc bướng bĩnh một cách ranh mãnh hơn. 3. Thời cận đại Sau đêm dài Trung cổ, nhân loại bước vào thời kỳ Phục hưng, thời kỳ chủ nghĩa nhân văn toả sáng. Nền giáo dục Cận đại được manh nha từ những tư tưởng tiến bộ của J.A.Komensky (1592 - 1670). Dù sống trọn vẹn trong lòng xã hội phong kiến, song tư tưởng của Komensky đã vượt ra ngoài khuôn khổ Trung đại để mở màn cho nền giáo dục Cận đại. Vì vậy J.A.Komensky được mệnh danh là ông tổ của nền giáo đục Cận đại. Trước hết, về đối tượng giáo dục cũng như về nội dung giáo dục, Komensky khẳng định phải “Dạy mọi điều cho mọi người”. Tuy đơn giản nhưng cực kỳ tiến bộ, bởi trước đó, loài người còn học từ chương, sách vở, và không phải ai cũng có quyền đi học. Nhưng công đầu của Komensky có lẽ là công tách Lý luận giáo dục ra khỏi triết học để hình thành một khoa học độc lập: Khoa sư phạm học
  20. (Didaktika). Trước Komensky khoa sư phạm chỉ là một bộ phận nằm trong triết học. Sáng kiến thứ hai mà lịch sử giáo dục thế giới trân trọng ghi nhận ở Komensky là sáng kiến vĩ đại, sáng kiến hình thành "lớp học" mà gắn liền với nó là bài học, tiết học... Trước Komensky, thế giới chưa có cái gọi là "Lớp học" mà chỉ có "trường học", ngay cả trường thầy đồ giới hạn trong 4 bức tường nhỏ hẹp cũng không thể gọi là "lớp học", vì ở đó tập hợp nhiều học sinh ở nhiều lứa tuổi và nhiều trình độ cách biệt xa nhau. Nhờ sáng kiến thành lập lớp học và giảng dạy theo lớp mà giáo dục có thể tăng năng suất đào tạo lên gấp bội lần, đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho guồng máy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Cuối cùng, không thể không kể đến một đóng góp đặc sắc của Komensky khi ông kêu gọi mọi nền giáo dục phải được tổ chức và hoạt động sao cho đúng quy luật. Mà quy luật lớn nhất là quy luật của tự nhiên. Do vậy giáo dục đúng quy luật phải được tổ chức và hoạt động sao cho thích ứng với thiên nhiên. Bởi lẽ con người là một bộ phận của thiên nhiên, phương thức tồn tại, vận động của thiên nhiên cũng là phương thức tồn tại và vận động của con người, của giáo dục loài người. Mà “thiên nhiên thì không bao giờ làm điều gì không có ích”. Vậy giáo dục theo cái chuẩn, cái mẫu của thiên nhiên là giáo dục mang lại lợi ích cho con người và cho loài người. Đi ngược quy luật tự nhiên thì giáo dục sẽ tàn hại con người và loài người! Loài chim không sinh sản về mùa đông rét mướt, hoặc về mùa hạ nóng nực hay về mùa thu khi mọi vật đã tàn tạ, mà về mùa xuân, khi ánh mặt trời đem lại sức sống cho muôn vật. Vậy thì việc giáo dục con người ta cũng bắt đầu từ tuổi thanh xuân của cuộc đời, cũng như giờ học tốt nhất phải là buổi sáng của một ngày. Muốn cho chim con nở nhanh, chim mẹ không ném trứng vào lửa mà dùng sức ấm tự nhiên sưởi nóng những quả trứng một cách từ từ... Người kiến trúc sư cũng vậy không vội vã xây tường ngay trên móng, đặt mái ngay trên tường, khi móng và tường chưa khô, chưa đủ chắc chắn... Người làm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương

    pdf 48 p | 3662 | 884

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 1 - Hà Thị Mai (biên soạn)

    pdf 29 p | 1794 | 340

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 1 - PGS.TS Hà Thị Đức

    pdf 82 p | 775 | 296

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 2 - PGS.TS Hà Thị Đức

    pdf 46 p | 634 | 255

  • Trắc nghiệm phần Giáo dục học đại cương

    pdf 15 p | 1009 | 232

  • Đề cương ôn tập môn: Giáo dục học đại cương

    pdf 14 p | 1378 | 209

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương (Tập một): Phần 1 - GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ

    pdf 93 p | 960 | 196

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 2 - Hà Thị Mai (biên soạn)

    pdf 33 p | 932 | 184

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương (Tập một): Phần 2 - GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ

    pdf 148 p | 325 | 140

  • Giáo trình Giáo dục đại học Việt Nam và thế giới: Phần 1

    pdf 118 p | 401 | 71

  • Bài thuyết trình: Giáo dục học đại cương

    ppt 15 p | 460 | 61

  • Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 2 - ĐH An Giang

    pdf 30 p | 370 | 55

  • Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 1 - ĐH An Giang

    pdf 17 p | 278 | 49

  • Giáo trình Giáo dục học (Dành cho sinh viên Đại học Sư phạm): Tập 1 - Trần Thị Tuyết Oanh

    pdf 222 p | 436 | 49

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 1

    pdf 103 p | 56 | 12

  • Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 2

    pdf 63 p | 32 | 11

  • Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định

    pdf 168 p | 63 | 7

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Ts Nguyễn Thị Bích Hồng