Giáo Trình Hoá Keo - Chương 4 - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Công nghệ sinh học
  • Đa dạng sinh học
  • Nhiễm sắc thể
  • Đột biến gen
  • Cơ thể người
  • HOT
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Tài...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Tự Nhiên » Sinh học Giáo trình Hoá keo - Chương 4

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

Thêm vào BST Báo xấu 340 lượt xem 63 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ÍNH CHẤT ĐIỆN CỦA CÁC HỆ KEO Tính chất điện của hệ phân tán cũng là tính chất bề mặt của hệ vi dị thể nhưng là tính chất đặc trưng của hệ keo, nó quyết định tính điện động, tính phân tán, tính hấp phụ trao đổi ion của hệ… Đó là cơ sở của các phương pháp phân tích để tách những vi hạt, những chất điện ly cao phân tử… để làm bền hoặc ổn định hệ và nhiều phương pháp kỹ thuật công nghệ khác. ...

AMBIENT/ Chủ đề:
  • hệ keo
  • quá trình sinh học
  • động học phân tử
  • năng lượng bề mặt
  • khuyếch tán ánh sáng

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hoá keo - Chương 4

  1. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………39 CHƯƠNG IV TÍNH CHẤT ĐIỆN CỦA CÁC HỆ KEO Tính chất điện của hệ phân tán cũng là tính chất bề mặt của hệ vi dị thể nhưng là tính chất đặc trưng của hệ keo, nó quyết định tính điện động, tính phân tán, tính hấp phụ trao đổi ion của hệ… Đó là cơ sở của các phương pháp phân tích để tách những vi hạt, những chất điện ly cao phân tử… để làm bền hoặc ổn định hệ và nhiều phương pháp kỹ thuật công nghệ khác. I. Hiện tượng điện động. Điện di và điện thẩm: Khi đặt một hệ keo trong một điện trường thì các hạt phân tán mang điện chuyển dịch về điện cực trái dấu với chúng; có thể làm cho môi trường ở đây vẩn đục, còn môi trường phân tán chứa các ion đơn giản hydrat hoá đi về điện cực đối lập với điện cực trên. Dưới tác dụng của điện trường các phân tử môi trường phân tán chạy về một điện cực gọi là điện thẩm, còn các hạt phân tán chạy về một điện cực khác gọi là điện di Điện di, điện thẩm, gọi chung là hiện tượng điện động của hệ phân tán. Hiện tượng đó giúp chúng ta xác định được dấu điện tích của hạt phân tán, là cơ sở cho phương pháp phân tích điện di (được sử dụng rộng rãi trong hoá sinh, thổ nhưỡng …) và phương pháp làm khô các vật liệu xốp… Hiện tượng điện động của hệ phân tán bắt nguồn từ cấu tạo của hạt phân tán. Có thể coi hạt phân tán như một phân tử lớn MnR , có khả năng điện ly ra các ion đơn giản M và ion R , nhưng ion R có kích thước tương đối lớn hơn các ion đơn giản, nên có bề mặt phân cách với môi trường. II. Cấu tạo hạt keo ghét lưu. Hai thành phần chủ yếu của hạt keo là nhân keo và lớp điện kép. ++ ++ + + + tầng khuếch tán + + + + mAgI tầng hấp phụ + + + ion quyết định thế + + + + nhân keo + + ++ + ++ Hình IV:1: Sơ đồ cấu tạo hạt keo dương AgI http://www.ebook.edu.vn 39
  2. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………40 Nhân keo Nhân keo do rất nhiều phân tử, nguyên tử hoặc ion đơn giản tập hợp lại, cũng có trường hợp do sự chia nhỏ của hạt lớn hơn. Nhân keo có thể có cấu tạo tinh thể hoặc vô định hình, nhưng là phần vật chất ổn định, hầu như không có biến đổi trong các quá trình biến động của hệ phân tán. Lớp điện kép. Lớp điện kép gồm hai lớp tích điện ngược dấu nhau, nhưng cấu tạo phức tạp và luôn luôn biến đổi dưới tác động bên ngoài (môi trường, pH, lực ion, nhiệt độ….). Lớp điện kép được hình thành chủ yếu do sự hấp phụ. Ví dụ 1. Bằng phản ứng trong dung dịch của AgNO3 với KI khi cho dư lượng của một trong hai chất, chúng ta sẽ nhận được các hệ keo dương AgI và keo âm AgI. Phản ứng trao đổi: AgNO3 + KI KNO3 + AgI Tạo ra chất khó tan AgI, những phân tử này tập hợp với nhau thành nhiều hạt nhỏ AgI. Nếu dư AgNO3 thì các hạt keo dương AgI được tạo thành - xem hình IV.1 công thức cấu tạo như sau: { [mAgI ] nAg } x+ + ( n − x ) NO 3− xNO 3− nhân tầng hấp tầng khuếch keo phụ tán ion keo hạt keo hoặc mi xen keo Hạt nhỏ AgI là nhân keo, hấp phụ chọn lọc đối với các ion Ag+, một số ion đối (I-) kéo theo, tạo thành ion keo. Lớp ion đổi xung quanh ion keo được gọi là tầng khuếch tán. Tầng hấp phụ và tầng khuếch tán tích điện ngược dấu nhau hợp thành lớp điện kép ở bề mặt hạt keo. Ion Ag+ được gọi là ion quyết định thế, ion keo mang điện(+) nên gọi là hạt keo dương. Nếu dư KI thì các hạt nhỏ AgI hấp phụ chọn lọc đối với ion I- tạo ra hạt keo âm AgI, công thức cấu tạo như sau: ⌠{[mAgI] nI- (n-x) K+ }x-⌡xK+ Trường hợp này ion I- được gọi là ion quyết định thế. Nếu số mol AgNO3 và KI vừa đủ phản ứng với nhau thì trong hệ chỉ có rất nhiều hạt nhỏ AgI ( có kích thước của hạt keo), chúng sẽ kết dính với nhau thành các hạt lớn hơn và sa lắng. Vì thế người ta gọi ion Ag+ hoặc AgNO3 và ion I- hoặc KI là những chất làm bền cho các hệ keo AgI. Tác dụng làm bền cho hệ phân tán có thể là chất vô cơ, chất hữu cơ, cũng có thể là dung môi hoặc các điều kiện về pH, về nhiệt độ… của hệ. Người ta hay làm bền keo ghét lưu có độ phân tán cao bằng chất prôtit như: gelatin, albumin… Tầng hấp phụ có cấu tạo dày đặc tương đối ổn định ít khi bị biến đổi bởi ngoại cảnh. Trong tầng hấp phụ các ion quyết định thế gắn chặt với bề mặt nhân keo, có một số ion đối http://www.ebook.edu.vn 40
  3. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………41 liên kết với bề mặt rắn bằng lực tĩnh điện và có thể cả lực hấp phụ (lực tương tác phân tử), có thể còn có các phân tử dung môi do tính sonvát của các ion. Tầng khuếch tán có cấu tạo gồm những ion ngược dấu với ion keo, phân bố xung quanh ion keo và chỉ tương tác tĩnh điện với ion ấy. Tầng khuếch tán rất linh động luôn biến đổi theo tính chất môi trường của hệ. Ví dụ 2: Nhỏ từng giọt FeCl3 vào nước sôi, thì FeCl3 thủy phân: FeCl3 +3H2O Fe(OH)3 +3HCl Phản ứng trên không tạo ra Fe(OH)3 kết tủa mà điều chế được keo dương Fe(OH)3 mầu đỏ, công thức cấu tạo hạt keo đó như sau: {[ mFe (OH ) } x+ ]nFeO + ( n − x )Cl − xCl − 3 Ion FeO+là ionquyết định thế, do FeOCl được tạo ra trong quá trình phản ứng. Qua hai ví dụ trên chúng ta nhận thấy rằng ion quyết định thế phải là ion giống với thành phần của nhân keo hoặc ion tương tự. Dấu điện tích của ion quyết định thế cũng là dấu điện tích ion keo. Nếu là keo âm thì tầng khuếch tán gồm những cation, keo dương thì tầng khuếch tán gồm các anion, nếu là keo lưỡng tính thì tầng khuếch tán bao gồm cả cation và anion. Ví dụ: keo Al(OH)3 là một keo vô cơ lưỡng tính. Trong dung dịch nước phân tử Al(OH)3 có trạng thái cân bằng axit – bazơ: OH − + Al (OH ) + Al(OH) 2 O − + H + Al(OH) 3 (*) 2 công thức hạt keo như sau: {[mAl (OH ) ] } xAl ( OH ) + zA 2 yAl ( OH ) 2 O − 3 Khi x > y thì ion Al (OH ) + là ion quyết định thế, có hạt keo dương Al(OH)3, trong 2 tầng khuếch tán gồm z ion A trong đó đa số là anion. Khi y > x thì ion Al(OH)2O- là ion quyết định thế, có hạt keo âm Al(OH)3, trong tầng khuếch tán đa số là cation. Do trạng thái cân bằng (*) phụ thuộc pH môi trường nên dấu điện tích hat keo Al(OH)3 sẽ thay đổi khi pH môi trường biến đổi. Ngoài nguyên nhân do hấp phụ ion nhưng cũng có trường hợp hạt phân tán mang điện do bề mặt có nhóm chức có khả năng điện ly, do bề mặt hấp phụ những phân tử chứa các nhóm chức có khả năng ion hoá. Ở những trường hợp ấy sự phân chia nhân keo với lớp điện kép không rõ ràng. Keo đất có thành phần phức tạp, bao gồm keo dương, keo âm, keo lưỡng tính. Nhưng keo đất phần lớn là keo âm, vì bề mặt hạt thường có hiện tượng điện ly ra ion H+ III. Lớp điện kép và điện thế bề mặt của hạt keo. 1. Cấu tạo lớp điện kép. Trong dung dịch điện ly ở bề mặt rắn tích điện xuất hiện một lớp điện kép gồm: lớp điện tích bề mặt của bề mặt rắn và lớp ion đối đã có một số lý thuyết về lớp điện kép bắt nguồn từ những quan niệm khác nhau về cấu tạo lớp ion đối. Sau đây là những nội dung chính của thuyết Hemhôn, thuyết Guy- Sepmen và thuyết Stéc. Thuyết Hemhôn (Helm holtz) Lớp điện kép cấu tạo theo kiểu một tụ điện phẳng. Các ion đối như những điện tích điểm, chỉ có tương tác tĩnh điện với bề mặt rắn và cách bề mặt rắn một khoảng δ0, gọi là bề http://www.ebook.edu.vn 41
  4. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………42 dày lớp điện kép, bằng hai lần bán kính ion đối - xem hình IV.2a. Điện thế bề mặt hoặc thế của lớp kép chính là điện thế của tụ điện phẳng (Ψ0): 4πσ ψ0 = δ0 (IV.1) ε σ: mật độ điện tích bề mặt ε: hằng số điện môi của môi trường δ0: bề dày lớp điện kép Điện thế đó biến đổi tuyến tính theo bề dày của lớp điện kép - xem hình IV.2b. ψ ψ ψ0 ψ0 + + + + chất + rắn + + + + + + + + x x δ0 δ0 δ0 d a b Hình IV.3: Sự biến đổi thế bề mặt Ψ theo Hình IV.2: a. lớp điện kép Hemhôn khoảng cách (thuyết Guy – Sepmen) b. điện thế bề mặt Hemhôn Đây là lớp điện kép đơn giản nhất, tác giả bỏ qua nhiều yếu tố tương tác và những tính chất khác nhau của ion như tính sonvát, chuyển động nhiệt… Theo Hemhon thì các ion ở tầng khuếch tán của hạt keo không linh động, vì vậy thuyết Hemhôn về cấu tạo lớp điện kép không giải thích được hiện tượng điện động ở hệ phân tán. Thuyết Guy Sepmen (Gouy Chapman) Theo thuyết Guy Sepmen thì: lớp điện kép cấu tạo khuếch tán thường gọi tắt là lớp điện kép khuếch tán, do các ion đối không chỉ tương tác tĩnh điện với bề mặt rắn mà còn tham gia chuyển động nhiệt. Từ bề mặt rắn vào dung dịch mật độ ion giảm dần, điện thế bề mặt Ψ biến đổi không tuyến tính theo bề dày của lớp điện kép mà biến đổi theo hàm mũ - xem hình IV.3. Các tác giả đã tính toán về mật độ điện tích của dung dịch, về sự biến đổi của điện thế bề mặt Ψ trong dung dịch theo khoảng cách x…và khảo sát sự biến đổi điện thế bề mặt trong tầng khuếch tán của lớp điện kép: Sự phân bố ion theo phương trình Bonzơman (Boltzmann): ⎛A⎞ Ci = Ci 0 exp⎜ - i ⎟ (IV.2) ⎝ RT ⎠ Ci: nồng độ ion (mol.l-1) ở vị trí x tính từ bề mặt rắn tích điện Ci0: nồng độ ion (mol.l-1) ở vị trí x =∝ nghĩa là trong thể tích dung dịch http://www.ebook.edu.vn 42
  5. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………43 Ai: công vận chuyển 1mol ion i từ vị trí x = ∝ đến vị trí x, ở đây điện thế bề mặt là ϕ. Guy Sepmen coi Ai chỉ là công của lực tĩnh điện Ai=ziFϕ (IV.3) zi: điện tích ion i kể cả dấu F: số Farađay Qua các công thức IV.2 và IV.3 suy ra: ⎛ z Fϕ ⎞ Ci = Ci 0 exp⎜ − i ⎟ (IV.4) ⎝ RT ⎠ và tính được mật độ điện tích (ρ) của dung dịch tại x (tính bằng tổng đại số điện tích của các cation và anion: ⎛ z i Fϕ ⎞ ρ = ∑ z i Ci F = F ∑ zi Ci 0 exp⎜ − ⎟ (IV.5) ⎝ RT ⎠ Theo phương trình Poaxông (Poisson): 4πρ ∇ 2ψ = − (IV.6) ε ở đây ∇2 là toán tử Laplat (Laplace). Coi như bề mặt rắn phẳng và điện thế bề mặt thay đổi chỉ theo trục x thì: ⎛ z Fϕ ⎞ ∂ψ 4πρ 4π F ∑ z i Ci 0 exp⎜ - i =− =− ⎟ (IV.7) ε ε ∂x 2 ⎝ RT ⎠ Từ đó Guy và Sepmen đã thiết lập được quan hệ của điện thế bề mặt Ψ với khoảng cách x hoặc công thức về điện thế bề mặt của lớp điện kép như sau: x − ψ = ψ 0 .e (IV.8) d Ψ: điện thế bề mặt tại x tính từ bề mặt rắn Ψ0: điện thế bề mặt Hemhon. d: bề dày lớp điện kép (lớn hơn bề dày lớp điện kép Hemhon). khi dung dịch chỉ có chất điện ly trơ(2) . Biện luận công thức IV.1: - Bề dày lớp điện kép sẽ là δ0 khi x →0, thì Ψ =Ψ0 - Bề dày lớp điện kép x=d thì ở đó Ψ =Ψ0/e - Khi x-→ ∞ thì Ψ = 0. Chúng ta nhận thấy: lớp điện kép kiểu Hemhôn chỉ là một trường hợp đặc biệt của lớp điện kép Guy – Sepmen. (2) Trong thành phần chất điện ly trơ không chứa ion có thể xây dựng lưới tinh thể của bề mặt rắn. http://www.ebook.edu.vn 43
  6. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………44 ψ ψ0 ψ0 e (1) (2) (3) x d3 d2 d1 Hình IV.4. Sự biến đổi bề dày lớp điện kép (di) theo lựu ion của dung dịch (µi). Các đường cong (1),(2) và (3) ứng với µ1
  7. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………45 ψ ψ0 ψ0 (1) e 0 d x d' ψ '0 − e (2) -ψ’0 Hình IV.5: Sự biến đổi thế bề mặt: (1) của lớp Guy – Sepmen (2) của lớp Stéc Thuyết Stéc. Tác giả đã bổ sung thêm cho thuyết Guy và Sepmen rằng: ở bề mặt trượt của hạt phân tán ngoài lực hút tĩnh điện, các ion đối còn có thể có lực hấp phụ (lực tương tác phân tử) với bề mặt rắn. Trên cơ sở đó nghiên cứu hiện tượng đổi dấu điện tích bề mặt trong dung dịch chất điện ly. Chẳng hạn khi bề mặt rắn tích điện dương thì tầng đối của nó là các ion âm, bề dày lớp điện kép là d. Nếu trong dung dịch có những ion âm hoá trị cao như SO42-, PO43-… thì lực ion của dung dịch tăng có thể rất lớn và d ≈ δ0 thì một lớp điện kép thứ 2 xuất hiện, có bề dày lớp là d’. Dấu điện tích và điện thế bề mặt đổi từ dương thành âm - xem hình IV.5. Các ion hoá trị càng cao thì nói chung càng kém hydrrat hoá, chúng tương tác tĩnh điện mạnh hơn với bề mặt rắn và có thể bị hấp phụ (bởi lực tương tác phân tử), dẫn đến sự quá điện tích, do đó có hiện tượng đổi dấu điện tích bề mặt rắn. Lớp điện kép thứ 1 là lớp điện kép Guy - Sepmen, lớp điện kép thứ 2 được gọi là lớp điện kép Stéc. Lớp điện kép Stéc là sự mở rộng lớp điện kép khuếch tán Guy - Sepmen cho trường hợp đổi dấu điện tích bề mặt trong dung dịch điện ly. Trường hợp này ít xảy ra, thường chỉ xuất hiện ở các dung dịch có lực ion lớn và nhiều ion hoá trị cao. Ion hữu cơ hoá trị thấp cũng rất dễ bị hấp phụ nên nó có thể gây ra hiện tượng đổi dấu điện tích các bề mặt. 2. Điện thế bề mặt của hạt keo. Gồm thế nhiệt động và thế điện động Thế nhiệt động Thế nhiệt động ε xuất hiện ở bề mặt của nhân keo và môi trường. Điện thế này tương tự điện thế ở điện cực, đó là bước nhảy thế giữa hai pha là kim loại (pha rắn) và dung dịch http://www.ebook.edu.vn 45
  8. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………46 điện ly (pha lỏng). Nguyên nhân hình thành điện thế ε tương tự như ở điện cực, do những yếu tố nhiệt động gây nên. Nói chung thế nhiệt động không phụ thuộc bề dày tầng khuếch tán, chủ yếu phụ thuộc hoạt độ ion quyết định thế có trong dung dịch. Sự thay đổi nồng độ chất điện ly (không chứa ion quyết định thế hoặc chất điện ly trơ) hầu như không làm thay đổi thế ε. Thế nhiệt động ít ảnh hưởng đến tính chất hệ Thế điện động Thế điện động ζ (dzêta) xuất hiện ở ranh giới giữa tầng hấp phụ và tầng khuếch tán hoặc ở lớp điện kép của bề mặt hạt keo. Lớp điện kép ấy gồm tầng hấp phụ tương đổi ổn định gắn chặt với nhân keo và tầng khuếch tán rất linh động. Ion keo và tầng khuếch tán có chuyển động trượt tương đổi với nhau. Đó là sự chuyển động trượt của 2 lớp điện tích do tính động học phân tử , làm xuất hiện thế ζ. Thế điện động tỷ lệ thuận với mật độ điện tích bề mặt hạt và bề dày tầng khuếch tán của hạt keo: ζ = k.δ (IV.11) Ở đây: k là hằng số phụ thuộc mật độ điện tích bề mặt hạt keo, δ :bề dày tầng khuếch tán của hạt keo. Lớp điện kép của bề mặt hạt keo có cấu tạo tương tự lớp điện kép khuếch tán của thuyết Guy - Sepmen, nên thế ζ cũng tỷ lệ nghịch với lực ion của dung dịch: k' δ= (IV.12) 1 ∑ Ci zi2 2 k’: hằng số phụ thuộc nhiệt độ, hằng số điện môi của môi trường. Nồng độ các ion (Ci) càng lớn, hoá trị (zi) của chúng càng cao, thì lực ion của dung dịch càng lớn, tầng khuếch tán càng bị nén lại làm cho bề dày lớp điện kép càng nhỏ. Ngược lại nồng độ các ion càng nhỏ, hóa trị của chúng càng nhỏ thì bề dày của lớp điện kép càng rộng, nên thế điện động càng lớn - xem hình IV.6. ψ ψ0 ζ1 ζ2 ζ3 (1) (2) (3) x d3 d2 d1 Hình IV.6. Sự phụ thuộc của điện thế ζ vào bề dày lớp điện kép (hoặc vào lực ion μ: các đường cong (1), (2), (3) ứng với μ3>μ2>μ1) http://www.ebook.edu.vn 46
  9. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………47 Do đó, thế điện động có ý nghĩa lớn đến tính bền của một hệ phân tán, vì điện thế ζ quyết định tính chuyển động, tính phân tán của hạt. Khi có ζ thế lớn , có lực đẩy lớn giữa các hạt, tính chuyển động, tính phân tán của chúng tăng lên. 3. Xác định thế điện động. Các phương pháp xác định điện thế ζ dựa trên cơ sở hiện tượng điện động của các hệ keo như điện di, điện thẩm… Trong phương pháp điện di, thế ζ xác định theo công thức: 4 πη v (IV.13) ζ= εu Trong đó v là tốc độ điện di hoặc tốc độ điện thẩm: h v= (IV.14) t Từ các công thức IV.6 và IV.7 suy ra: 4 πη h (IV.15) ζ= (đơn vị CGS) . εu t h(cm): độ cao cột nước dâng lên trong mao quản t(s): thời gian điện di η (poa): độ nhớt của dung môi ε : hằng số điện môi u(v.cm-1): cường độ điện trường hay gradien điện thế trong điện di. Chuyển hệ đơn vị CGS ra von(volt) chúng ta được công thức: 4 πη h ζ= . .( 300 ) 2 (IV.16) εu t Ví dụ: Điện di hệ keo Fe(OH)3 trong nước thực hiện ở hiệu số điện thế giữa 2 điện cực là 30cm hết 20phút, cột nước dâng lên trong mao quản là 24mm. Hãy tính thế điện động của hạt keo? Cho biết: η H 2O = 0,01 poa, ε H2O = 81 Giải: 150 = 3v.cm −1 , h = 2,4cm, t = 20 x60 = 1200s. u= 30 Áp dụng công thức IV.16: 4 × 3,1416 × 0,01 2,4 ζ= .(300) 2 = 55,8mV . 81× 5 1200 Việc sử dụng công thức IV.8 tuân theo một số điều kiện: - Bề dày của lớp điện kép phải rất nhỏ so với kích thước hạt. - Hạt không dẫn điện. http://www.ebook.edu.vn 47
  10. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………48 IV. Hấp phụ trao đổi ion. 1. Khái niệm. Sự hấp phụ trao đổi ion là sự trao đổi ion ở tầng khuếch tán của hạt keo với ion cùng dấu trong dung dịch. Ký hiệu: XA- và XM+ là các hạt keo , A-‘ và M+’là các ion trao đổi trong dung dịch, chúng ta mô tả sự hấp phụ trao đổi ion giữa chúng bằng các sơ đồ phản ứng sau: (a) XM + + M + ' ⇔ XM + ' + M + XA − + A − ' ⇔ XA − ' + A − (b) Vậy keo âm có khả năng hấp phụ trao đổi cation, keo dương có khả năng hấp phụ trao đổi amion, keo lưỡng tính là có khả năng trao đổi cả cation và anion. Đặc điểm: - Hấp phụ trao đổi ion có tính chất một phản ứng thuận nghịch. Sự chuyển dịch các cân bằng (a) và (b) phụ thuộc nhiều yếu tố như nồng độ, hoá trị, bán kính hyhat của ion, nhiệt độ…. Có thể vận dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng để giải thích chiều hướng của sự trao đổi. Ví dụ: các cation Ca2+ và Na+ cùng có cấu hình electron của vỏ khí hiếm, nhưng ion Ca2+ có hoá trị cao hơn nên trạng thái cân bằng hấp phụ trao đổi: X2Na+ + Ca2+ ⇔ XCa2+ + 2Na+ (c) rất dễ chuyển dịch theo chiều thuận (đây là một cơ sở của biện pháp thêm vôi để cải tạo đất mặn thành đất có nhiều Ca2+ thích hợp cho cây trồng). Hiện tượng trên chứng tỏ tính trao đổi hấp phụ của Ca2+mạnh hơn Na+. Trường hợp cation trao đổi trong dung dịch, như M+’ trong cân bằng (a), là các cation kim loại kiềm thổ thì tính trao đổi hấp phụ của chúng tăng dần như sau: Mg2+’; Ca2+; Sr2+; Ba2+, do bán kính hydrát của ion giảm dần, nên cường độ điện trường của chúng tăng dần. - Quan hệ chặt chẽ với pH môi trường: Do linh độ lớn nên các ion H+ và OH-được ưu tiên trong quá trình hấp phụ trao đổi: XM + + H + ⇔ XH + + M + (d) XA − + OH − ⇔ XOH − + A − (e) Sự chuyển dịch các cân bằng (d) và (e) đều làm thay đổi pH của hệ. Vì vậy nói chung sự hấp phụ trao đổi ion phụ thuộc pH nhưng cũng làm biến đổi pH môi trường. Hiện tượng trên luôn xẩy ra đối với keo lưỡng tính: X X M-+ H-+ + H+ A + M+ A A- A- Có thể điều chỉnh môi trường đến 1 giá trị pH sao cho sự trao đổi cation và amion của keo lưỡng tính bằng nhau. Điện tích bề mặt hạt keo lúc này được trung hoà, giá trị pH đó gọi là điểm đẳng điện của keo. Ví dụ: điểm đẳng điện của keo Al(OH)3 là pH = 8,1; của Fe(OH)3 là pH = 7,1. Ở những giá trị pH thấp hơn điểm đẳng điện, bề mặt hạt tích điện dương, nên keo lưỡng tính ưu tiên trao đổi anion, sự trao đổi cation bị hạn chế. Ở những giá trị pH cao hơn http://www.ebook.edu.vn 48
  11. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………49 điểm đẳng điện, bề mặt hạt mang điện âm, nên keo lưỡng tính ưu tiên trao đổi cation, sự trao đổi anion bị hạn chế. 2. Nhựa trao đổi. Các chất chỉ có khả năng trao đỏi cation được gọi là cationit, các chất chỉ có khả năng trao đổi anion được gọi anionit, các chất có khả năng trao đổi cả cation và anion được gọi là chất trao đổi lưỡng tính hoặc ionit lưỡng tính. Tên gọi chung các loại chất đó là ionit. Ionit cũng có trong tự nhiên như khoáng alumosilicat, các polyme hữu cơ ion hóa trong đất… Ngày nay ionit thường được tổng hợp dưới dạng nhựa tổng hợp hoặc nhựa trao đổi. Đó là các polyme hữu cơ (tổng hợp từ những monome) cấu tạo mạng không gian; chứa nhiều nhóm chức sinh ion, nên thuộc loại chất điện ly cao phân tử. Ưu điểm của nhựa trao đổi: thành phần đơn giản định trước được, không tan trong nước, có tính bền cơ học, bền hoá học và có dung lượng trao đổi cao. Dung lượng trao đổi tính bằng số mili đương lượng gam ion bị tách khỏi 1g ionit khô. Đó là một thông số đặc trưng quan trọng cho chất trao đổi ion, do nó cho biết số nhóm chức tối đa mà ionit đó có. Nhựa cationít thường chứa các nhóm hoạt động là nhóm sunfonic – SO3H, nhóm cacboxilic – COOH, nhóm – OH (phenol)… Nhựa anionit thường chứa các nhóm hoạt động là nhóm amin bậc một – NH2, nhóm amin bậc hai = NH, nhóm amin bậc ba ≡ N… Nhựa ionit lưỡng tính bao gồm cả 2 loại nhóm chức trên, nó thuộc loại polyme đa điện tích. Gốc hydrocacbon trong các loại nhựa trao đổi có thể là mạnh hở, mạch vòng thơm. Các loại nhựa trao đổi không chỉ tách được các cation và anion vô cơ, mà cả các hợp chất hữu cơ phân cực hoặc ion hoá. Nhựa trao đổi được dùng nhiều trong phân tích sắc ký để tách các nguyên tố đất hiếm tách các sản phẩm trong phân huỷ phóng xạ, tách các axit amin, các hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học , các vitamin… Trong đời sống nhựa trao đổi sử dụng để khử muối cứng, để tách các chất độc hại sinh học ra khỏi nước thải. 3. Nhiệt động học về hấp phụ trao đổi ion Theo nhiệt động học thì hấp phụ trao đổi ion là một phản ứng hóa học. Sự trao đổi ion giữa ionit XM1 với M2 trong dung dịch, được mô tả bằng phản ứng sau: XM 1 + M 2 ⇔ XM 2 + M 1 (G1 ) (C 2 ) (G 2 ) (C1 ) Ở đây: G1 và G2 là độ hấp phụ của ionit đối với ion M1 và với ion M2 , C1 và C2 là các nồng độ của ion M1 và của ion M2 trong dung dịch. Biểu thức quan hệ giữa độ hấp thụ (G) của ionit với nồng độ ion trao đổi (C) trong dung dịch khi phản ứng ở trạng thái cân bằng và hoá trị (z) các ion đó, đã được thiết lập, có thể gọi là phương trình hấp phụ trao đổi: 1 1 z1 z1 G1 C1 =K 1 (IV.9) 1 G2 z 2 C 2 z2 z1 và z2 là hoá trị lần lượt của M1 và M2 K là hằng số cân bằng đối với 1 ionit xác định và 1 dung dịch xác định (về ion trao đổi và nồng độ của nó) ở một nhiệt độ không đổi. http://www.ebook.edu.vn 49
  12. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………50 Thường gọi K là hệ số chọn lọc, nó cho thấy sự khác nhau tương đối về ái lực hoá học của các ion M2 và M1 đối với ionit. Tính trao đổi hấp phụ của ion trao đổi trong dung dịch càng mạnh thì hệ số chọn lọc càng lớn. Phương trình (IV.9) áp dụng với dung dịch loãng và ion trao đổi trong dung dịch không tạo thành phức chất với nhóm chức của ionit. Phương trình IV.9 là một dạng của phương trình Nicônski (Nikolski) Hiện nay người ta hay dùng cationit để khử nước cứng, ví dụ nước chứa nhiều ion Ca . Cơ sở của phương pháp là phản ứng (c), do ion Ca2+ có khả năng trao đổi hấp phụ mạnh 2+ hơn so với ion Na+. Sau quá trình có thể phục hồi cationit ban đầu theo phản ứng: XCa2+ + 2Na+ ⇔ X2Na+ + Ca2+ bằng dung dịch NaCl đậm đặc. http://www.ebook.edu.vn 50
  13. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Hoá keo …………………………………………………………………51 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4 1. Phân biệt các hiện tượng điện di và điện thẩm. 2. Cấu tạo của hạt keo ghét lưu? Đặc điểm cấu tạo tầng khuếch tán của hạt keo? Vẽ sơ đồ cấu tạo hạt keo AgI, điều chế từ AgNO3 và KI (các trường hợp dư AgNO3 và dư KI), hạt keo Fe(OH)3 từ sự phân tán hệ thô Fe(OH)3 bằng FeCl3 và sự thuỷ phân FeCl3 trong nước sôi. 3. Đặc điểm cấu tạo lớp điện kép theo thuyết Helmholtz và thuyết Gouy – Chapman? Công thức tính điện thế bề mặt theo thuyết Gouy – Chapman? Ảnh hưởng của lực ion đến điện thế bề mặt. 4. Hiện tượng đối dấu điện tích và điện thế bề mặt theo thuyết Stec? 5. Các điện thế của bề mặt hạt keo? Ảnh hưởng của lực ion đến thế điện động và ảnh hưởng của thế điện động đến tính bền của hệ keo? 6. Công thức tính thế điện động của hạt keo theo phương pháp điện di? 7. Sự hấp phụ trao đổi và đặc điểm? Keo lưỡng tính và điểm đẳng điện của keo lưỡng tính? 8. Phân biệt: cationit, anionit, ionít? Đặc điểm cấu tạo và tính chất các loại nhựa trao đổi? Dung lượng trao đổi? Ý nghĩa? 9. Quan hệ giữa độ hấp phụ với nồng đồ và hoá trị của ion trong hệ khi có cân bằng hấp phụ trao đổi ion (theo nhiệt động học)? Ý nghĩa của hệ số chọn lọc. 10. Viết công thức cấu tạo hạt keo tạo thành sau khi trộn 100ml dung dịch AgNO3 0,001M với. a/ 80ml dung dịch KI 0,0015M b/ 80ml dung dịch KI 0,001M 11. Điện thẩm thấu của hệ keo Fe(OH)3 tiến hành với hiệu số điện thế giữa 2 điện cực là 175V, khoảng cách giữa 2 điện cực là 34cm. Các hạt keo đã chuyển về cực âm được một đoạn 28mm hết 26 phút 16 giây. a/ Tính thế điện động của hạt keo? Biết: ε H 2 0 = 81,η H 2 0 = 0,01 poa b/ Cho biết dấu điện tích của hạt keo? Trả lời: 48mV. 12. Thế điện động của hạt keo theo điện di là 50mV, gradien điện thế đã sử dụng là 6Vcm-1. Tính tốc độ của hiện tượng điện di? Biết: ε H 2 0 = 81,η H 2 0 = 0,01 poa Trả lời: 0,00215cm.s-1 http://www.ebook.edu.vn 51
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Bài giảng : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÁNH KẸO part 1

    pdf 26 p | 421 | 131

  • GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO part 5

    pdf 12 p | 278 | 117

  • Hóa lý và hóa keo part 4

    pdf 54 p | 288 | 103

  • Giáo trình Công nghệ và Ứng dụng Emzyne part 4

    pdf 12 p | 120 | 34

  • Công nghệ ADN tái tổ hợp part 4

    pdf 6 p | 109 | 18

  • Giáo trình hóa sinh động vật phần 2

    pdf 34 p | 99 | 15

  • Bài giảng sinh hóa - Máu và dịch não part 4

    pdf 5 p | 67 | 12

  • Bài giảng chuyển hóa các chất - Cân bằng Acid - Base part 4

    pdf 5 p | 129 | 11

  • Bài giảng chuyển hóa các chất - Sử dụng5 corticoid trong lâm sàng part

    pdf 5 p | 55 | 7

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Tính Chất điện Của Hệ Keo