GIÁO TRÌNH MÔM HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THỰC ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về GIÁO TRÌNH MÔM HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y ÁP DỤNG CHO HEO
  • pdf
  • 64 trang
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔM HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y ÁP DỤNG CHO HEO MÃ SỐ: MH 02 NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO HEO Trình độ: Đào tạo dưới 03 tháng (Phê duyệt tại Quyết định số 443/QĐ-SNN-KNKN ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) NĂM 2016 LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt được mục tiêu của Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của địa phương, chúng tôi tiến hành biên soạn và điều chỉnh giáo trình đào tạo Nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho heo. Giáo trình môn học “Một số kiến thức cơ bản thực hành Chăn nuôi – Thú y áp dụng cho heo” cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về thực hành chăn nuôi thú y heo một cách an toàn và hiệu quả. Tài liệu có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế sản xuất. Đây là giáo trình môn học trình độ đào tạo dưới 03 tháng được tổng hợp trên tài liệu chính là môn học “Giải phẫu – Sinh lý heo” và “Thuốc dùng cho heo” trình độ sơ cấp nghề1 được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là môn học thứ hai trong số 02 môn học của chương trình đào tạo nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho heo” trình độ đào tạo dưới 03 tháng. Trong môn học này gồm có 03 chương dạy thuộc thể loại tích hợp như sau: Chương 1. Kỹ thuật Chăn nuôi - Thú y áp dụng cho heo Chương 2. Giải phẫu – Sinh lý heo Chương 3. Thuốc dùng cho heo Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! Nhóm biên soạn Giáo trình môn học “Giải phẫu – Sinh lý heo” trình độ sơ cấp nghề gồm: 1. Võ Thị Loan - Chủ biên 2. Nguyễn Hạ Mai - Thành viên 3. Phạm Chúc Trinh Bạch - Thành Viên Nhóm biên soạn Giáo trình môn học “Thuốc dùng cho heo” trình độ sơ cấp nghề gồm: 1. Võ Văn Ngầu - Chủ biên 2. Ngô Ngọc Sơn - Thành viên 3. Nguyễn Trung Trực - Thành viên 1 Giáo trình được biên soạn kèm theo Quyết định số 1549 /QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/ 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 1 MỤC LỤC Chương 1. Kỹ thuật Chăn nuôi – Thú y áp dụng cho heo ............................................. 3 Chương 2. Giải phẫu – Sinh lý heo .............................................................................. 14 Chương 3. Thuốc dùng cho heo ................................................................................... 38 Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 62 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................ 62 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 63 2 MÔN HỌC: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y ÁP DỤNG CHO HEO Mã môn học: MH 02 Thời gi n: 50 gi Giới thiệu môn học Ngư i học sau khi học xong môn học này có khả năng thực hành một số thao tác cơ bản về chăn nuôi và thú y áp dụng cho heo. Môn học này được giảng dạy theo phương pháp dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thức môn học được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm, thực hành kỹ năng nghề và làm bài tập thực hành Chương 1. Kỹ thuật Chăn nuôi – Thú y áp dụng cho heo Mục tiêu Học xong chương này người học nghề có khả năng: - Thực hiện cố định heo. - Biết cách sử dụng và khử trùng một số dụng cụ thú y trên heo. - Thực hiện được các con đư ng cấp thuốc cho heo. A. Nội dung 1. Phương pháp cố định heo Cố định gia súc giúp ngăn ngừa việc chống cự, tấn công của gia súc; tránh được những tai nạn đáng tiếc cho cả ngư i và vật nuôi; tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn được th i gian thực hiện. Đảm bảo việc kiểm tra sức khỏe, cấp thuốc hoặc phẫu thuật gia súc. Một số điểm cần lưu ý khi cố định gia súc - Khi tiếp xúc với gia súc phải có thái độ ôn hòa, thân mật nhất là đối với loài có tính hưng phấn cao. Cần tránh có những động tác thô bạo, thái độ nóng nảy làm cho gia súc sợ hãi gây khó khăn cho việc cố định. - Trước khi thực hiện cố định gia súc cần kiểm tra kỹ lưỡng dụng cụ cố định (dây thừng, rọ mõm, giá cố định…). - Nơi cố định phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt không có vật cứng, tránh những tổn thương cho gia súc khi cố định. - Khi gia súc ăn quá no, cần tránh việc vật ngã một cách thô bạo. Đối với gia súc mang thai cần thận trọng khi cố định. - Các thao tác cố định phải được tiến hành nhanh, chính xác. Các nút buộc cần đơn giản mà chắc chắn, dễ giải thoát cho vật nuôi khi có các tai biến. Trong phẫu thuật ngoại khoa khi cố định cần sử dụng các nút thắt “sống” để dễ dàng giải thoát gia súc khi có tai biến xảy ra. Tùy theo thao tác thú y cần tiến hành và khối lượng cơ thể của heo, mà có thể cố định heo theo nhiều cách khác nhau. Một số phương pháp cố định heo khi khám hoặc cấp thuốc 3 hoặc giải phẫu: a. Phương pháp cố định heo - Cố định heo để thiến: Đối với heo nhỏ có thể cố định bằng cách xách ngược hai chân sau lên, mặt bụng quay ra ngoài. Ngư i cố định dùng hai đầu gối để kẹp phần dưới của heo lại. Đây là cách đơn giản để tiêm tiêm cho heo. Nếu để thiến heo đực thì phần lưng của heo quay ra phía ngoài và phần đầu của nó nằm giữa hai chân sau của ngư i cố định. Hình 2.1. Cố định heo con, túm chân kẹp Hình 2.2. Cố định heo con, dùng dây buộc 2 giữa hai đùi chân sau - Cố định để cho heo uống thuốc: Ngư i cố định nắm 2 chân trước của heo và để ở tư thế tựa mông trên mặt đất. Dùng 2 đầu gói kẹp vào 2 bên vai để ghìm giữ heo. - Cố định heo ở tư thế nằm ngửa Phương pháp cố định này thư ng dùng trong trư ng hợp phẫu thuật vùng bụng. Dùng một máng ăn, bên dưới được lót bằng bao bố, đặt heo ở tư thế nằm ngửa, dùng dây để buộc hai chân trước và hai chân sau vào máng ăn. b. Phương pháp vật heo - Vật heo bằng tay: Dùng tay luồn qua bụng heo, nắm chân trước và chân sau cùng phía rồi kéo mạnh. - Vật heo bằng dây: Trước hết dùng một sợi dây buộc mõm, phần cuối sợi dây đưa ra phía sau rồi làm 1 vòng ở phía trên khớp nhượng của chân Hình 2.3. Cố định heo nằm ngửa sau bên trái. Nắm phần cuối của sợi dây kéo mạnh về phía sau, con vật sẽ mất thăng bằng và ngã xuống. Dùng một sợi dây buộc mõm để tạm cố định heo. 4 Hình 2.4. Vật gia súc bằng tay, túm 2 chân cùng một bên để vật và cố định gia súc Hình 2.5. Vật heo bằng dây, kéo về phía sau H. 2.6. Vật heo bằng dây, kéo về phía trước - Vật heo bằng dụng cụ tròng chân sau: Đây là phương pháp tốt nhất để quật ngã và cố định heo to. Dụng cụ này có thể đưa vào chân sau của heo rất đơn giản và nhanh chóng. Dùng một ống hình tròn, đư ng kính 3-4 cm, chiều dài 40 cm. Hai đầu ống gắn với 2 vòng kim loại đư ng kính khoảng 5cm. Hai vòng này được nối với hai sợi dây xích dài khoảng 50-60 cm. Đầu cuối của hai sợi dây xích nối với một vòng kim loại thứ 3. Từ vòng thứ 3 này nối với sợi dây thừng chắc chắn. Trước hết dùng dây để khớp mõm lại. Sau đó đưa dụng cụ tròng vào hai chân sau của heo. Nắm sợi dây thừng kéo mạnh về phía sau. Heo ngã xuống. Nếu thực hiện những ca tiểu phẫu mà không gây đau đớn nhiều cho heo, ngư i thú y chỉ cần sử dụng một sợi dây cột vào mõm heo và kéo căng dây là được. Hình 2.7. Vật heo bằng dụng cụ tròng chân 2. Cách sử dụng và khử trùng một số dụng cụ thú y trên heo a. Các loại dụng cụ thông thư ng trong phẫu thuật - Nguyên tắc khi sử dụng Mỗi dụng cụ làm ra nhằm thực hiện một mục đích riêng, do đó không được tuỳ tiện 5 dùng làm việc khác sẽ hỏng (Thí dụ: kìm cặp kim nhỏ cho chỉ 5-0, 6-0 không được dùng để cặp kim khâu cơ hay khâu da, chỉ cần trót cặp nhầm một lần là đã hỏng phải vứt bỏ mà mỗi kìm này giá vài triệu đồng; kéo phẫu tích không được dùng để cắt chỉ...). Khi cặp vào một tạng hoặc một mô tinh tế (ruột, thành mạch...) mà không định cắt bỏ thì không được dùng các loại kẹp có răng. Không bao gi hai ngư i cầm một dụng cụ: Ngư i phụ đang cầm nhưng nếu ngư i mổ cần đến (để đặt lại, để khâu...) thì ngư i phụ phải thả ngay dụng cụ đó, nếu không rất dễ rách phần mô đang cặp. - Cách sử dụng một số dụng cụ cơ bản + Dao mổ: Có hai loại cán r i và cán liền. Nên sử dụng loại cán r i, có hai cỡ: cán dao số 3 và cán dao số 4. Các lưỡi dao thư ng dùng là 20, 21,22, 23 cho cán dao số 4; và lưỡi 10, 11, 15 dùng cho cán số 3. H. 2.8a. Dao mổ (lưỡi số 11, cán số 13) Hình 2.8b. Một số loại dao mổ + Kéo mổ: kéo giải phẫu có nhiều kiểu có loại đầu nhọn, tù, kéo cong, kéo thẳng,… Tùy vào mục đích của ca phẫu thuật mà chọn dụng cụ cho phù hợp. Trong một ca phẫu thuật cần nhiều loại kéo cho nhiều mục đích khác nhau (kéo cắt chỉ, kéo cắt lông, kéo cắt mô) chúng ta phải làm dấu để tránh lầm lẫn giữa các loại panh kẹp kim: dùng để kẹp kim khi khâu. + Panh kẹp máu: Có chức năng cầm máu (kẹp các mạch máu đứt hay thực hiện các động tác xoắn vặn mạch máu). Panh có 2 loại: thẳng và cong. + Kẹp cố định tấm choàng phẫu thuật: giúp cố định tấm choàng lên da thú. + Dụng cụ banh vết mổ: giúp việc mở rộng vết mổ để thuận tiện cho ngư i phẫu thuật dễ thao tác, nhìn rõ mô bào phía sâu của vết mổ. Dụng cụ banh vết mổ có 2 loại: loại kéo bằng tay và loại điều chỉnh bằng ốc vặn. + Nhíp: có 2 loại, loại có mấu và không có mấu. Loại có mấu dùng để giữ b vết thương khi khâu. Loại không mấu giúp gắp và quan sát các mô bên trong. + Nhíp: có 2 loại, loại có mấu và không có mấu. Loại có mấu dùng để giữ b vết thương khi khâu. Loại không mấu giúp gắp và quan sát các mô bên trong. 6 Hình 2.9. Các loại kẹp phẫu tích có răng và không răng + Cây hướng dẫn (xông): sử dụng cây này cho vào dưới phúc mạc và dùng kéo để mở rộng phúc mạc về hai phía của đư ng mổ, giúp ngăn ngừa không cho mũi kéo chạm vào các cơ quan bên trong xoang bụng. Hình 2.10. Một số loại kéo (a. Kéo cắt chỉ cho nhóm mổ; b. Kéo cắt chỉ cho dụng cụ viên; c. Kéo phẫu tích thông thường cong và thẳng; d. Kéo phẫu tích cong). + Dụng cụ tách mô bào như: Dao, cưa, kéo, đục, khoan, móc mở rộng vết thương,…Dao, kéo để cắt các mô mềm. Cưa, đục, khoan để cắt các mô cứng. Các dụng cụ tách mô bào cần sáng bóng và thật sắc sao cho các vết cắt được thực hiện một cách nhanh gọn. 7 Hình 2.11. Một số loại kẹp (a. Kẹp ruột thẳng và cong; b. Kẹp các tạng; c. Kẹp cầm máu (Kocher) có răng thẳng và cong. + Dụng cụ tách mô bào như: Dao, cưa, kéo, đục, khoan, móc mở rộng vết thương,…Dao, kéo để cắt các mô mềm. Cưa, đục, khoan để cắt các mô cứng. Các dụng cụ tách mô bào cần sáng bóng và thật sắc sao cho các vết cắt được thực hiện một cách nhanh gọn. + Dụng cụ cầm máu như: vải gạc thấm máu, panh kẹp mạch máu hay gọi là panh kẹp máu, thanh kim loại nung nóng, dụng cụ để đặt ga-rô,… + Dụng cụ kết nối tổ chức như: kim, chỉ, đinh, vít, móc,… + Dụng cụ băng bó như: bông, băng, vải gạc, băng chun, băng bột,… + Dụng cụ vệ sinh: bàn chải, xà phòng, xô, chậu, chổi, cuốc, xẻng,… rất cần thiết nhất là nơi phẫu thuật xa khu dân cư. + Dụng cụ cố định: gióng, giá, cũi, thừng, chão, dây xích, rọ mõm,…cần được chuẩn bị trước, đủ độ bền chắc tương thích với vật nuôi cần cố định. + Mỗi loại dụng cụ cần Hình 2.12. Cách cầm một số dụng cụ đúng kỹ thuật dùng phải được chuẩn bị đủ về số lượng, ít nhất mỗi loại phải có 2 chiếc, có loại cần nhiều hơn, các loại dụng cụ phẫu thuật cần sáng bóng, sắc bén, bền chắc theo yêu cầu. Mỗi loại dụng cụ cần lựa chọn phương pháp tiệt trùng thích hợp. 8 b. Cách khử trùng Khử trùng (khử khuẩn mức độ cao) được định nghĩa là loại trừ tất cả các vi sinh vật gây bệnh, bao gồm cả bào tử của chúng, còn tẩy trùng là loại trừ phần lớn chúng. Khử và tẩy trùng các dụng cụ và trang thiết bị trong thú y là điều bắt buộc, để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho vật nuôi cũng như cho thú y viên. Sự chọn lựa phương pháp khủ trùng hay tẩy trùng tùy thuộc vào việc đánh giá khả năng gây lây nhiễm của các phương tiện là nghiêm trọng hay không nghiêm trọng. Tất cả các dụng cụ phẫu thuật (bao gồm cả kim khâu) phải được khử trùng sau khi sử dụng. Có nhiều phương pháp khử trùng, tuy nhiên trong thú y khoa, việc khử trùng chủ yếu là bằng nhiệt mà cụ thể là luộc sôi vì nó đơn giản và ít tốn kém. Ngay sau khi sử dụng, các dụng cụ thú y như bơm, kim tiêm, dao mổ, phanh, kéo ... Phải được sửa sạch bằng nước xà phòng hoặc các chất tẩy trùng khác và khử trùng. Các loại dụng cụ bằng kim loại, bơm tiêm có thể đem luộc sôi (không luộc, sấy nhiệt kế mà chỉ sát trùng bằng cồn). Chú ý: Kim khâu phải tháu hết chỉ, rửa sạch rồi mới đem luộc; Bơm tiêm cần tháo r i để luộc cho kỹ. 3. Các con đường cấp thuốc 1. Vị trí tiêm dưới da hay tiêm bắp 2, 3. Vị trí tiêm bắp (chỉ tiêm ở heo con) 4. Vị trí tiêm tĩnh mạch tai 5. Vị trí tiêm tĩnh mạch 6. Vị trí tiêm phúc mạc Hình 2. 13. Các vị trí tiêm ở heo - Cấp thuốc qua miệng/cho uống (PO: per os, oral) - Cấp thuốc qua đư ng hít vào (IH: inhalation) - Cấp thuốc qua đư ng tiêm: + Tiêm bắp (IM: intramuscular) + Tiêm tĩnh mạch (IV: intravenous) + Tiêm dưới da (SC: Subcutaneous) + Tiêm phúc mạc (IP: intraperitoneal) - Cấp thuốc bằng đư ng tiêm là phương pháp phổ biến nhất, thuận tiện nhất để đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi. + Có nhiều cỡ bơm tiêm và kim tiêm khác nhau, tùy vào lượng thuốc cần cấp mà chọn loại bơm tiêm có dung lượng thích hợp (cỡ kim tiêm được ký hiệu bằng số và chữ G, số càng cao kim tiêm càng nhỏ; kim tiêm có các cỡ từ 27G – nhỏ nhất đến 14G – lớn nhất). * Bơm tiêm (xi lanh) bằng nhựa có các cỡ: 1ml, 3ml, 5ml, 10ml, 20ml, 50ml. * Bơm tiêm bằng Inox 9 1. Đốc kim 2. Vỏ sắt bảo vệ 3. Nắp cố định 4. Tay nắm 5. Trục chia mi li lít (ml) 6. Tay hãm nắm cố định 7. Gioăng pit ton 8. Ống thủy tinh Hình 2.14. Bơm tiêm dùng trong thú y Hình 2.15 . Kiểm tra độ kín của bơm tiêm Hình 2.16. Cách lấy thuốc vào bơm tiêm 10 Bảng số 1. Một số loại kim tiêm sử dụng phổ biến trên vật nuôi Cỡ kim (mm) Cách tiêm Gi súc Đại gia súc Tiêm bắp (IM) Tiểu gia súc Tiêm dưới da (SC) Đại gia súc Tiểu gia súc Tiêm tĩnh mạch (IV) Đại gia súc Tiểu gia súc Ký hiệu củ kim 14Gx1½” 14Gx1” 14Gx2” 16Gx1½” 16Gx1” 18Gx1½” 18Gx1” 20Gx1½” 20Gx1” 19Gx1” 19Gx1½” 20Gx½” 22Gx1” 16Gx½” 16Gx¾” 16Gx1” 18Gx¾” 20Gx½” 19Gx1” 22Gx¾” 16Gx1½” 16Gx2” 19Gx1½” Đường kính ngoài 2,108 (2,1) 2,108 (2,1) 2,108 (2,1) 1,651 (1,7) 1,651 (1,7) 1,270 (1,3) 1,270 (1,3) 0,902 (1,0) 0,902 (1,0) 1,067 (1,1) 1,067 (1,1) 0,902 (1,0) 0,711 (0,7) 1,651 (1,7) 1,651 (1,7) 1,651 (1,7) 1,270 (1,3) 0,902 (1,0) 1,067 (1,1) 0,711 (0,7) 1,651 (1,7) 1,651 (1,7) 1,067 (1,7) Độ dài 38,10 (40) 25,40 (25) 50,80 (50) 38,10 (40) 25,40 (25) 38,10 (40) 25,40 (25) 38,10 (40) 25,40 (25) 25,40 (25) 38,10 (40) 12,70 (13) 25,40 (25) 12,70 (13) 19,05 (20) 25,4 (25) 19,05 (20) 12,70 (13) 25,40 (25) 19,05 (20) 38,10 (40) 50,80 (50) 38,10 (40) Chú ý: Ký hiệu kim tiem gồm 2 thành phần: (1) (chữ số) G: viết tắt của chữ gauge (đư ng kính kim tiêm); giá trị G càng lớn thì đư ng kính kim tiêm càng nhỏ. (2) Dấu “x” và (chữ số) là độ dài của kim tiêm có đơn vị tính là inch (1 inch=25,4mm). Thí dụ: kim tiêm có ký hiệu 16Gx1½”có nghĩa là kim có đư ng kính ngoài là 0,0650 ± 0,0005inches (tương đương 1,656±0,0127 mm) và dài 3/2 inches (tương đương 38,10mm). 4. Hằng số sinh lý và biểu hiện lâm sàng Bảng 2. Nhiệt độ, mạch đập và tần số hô hấp bình thường ở một số loài vật nuôi Tên loài Nhiệt độ (0C) Mạch đập (lần/phút) Tần số hô hấp (lần/phút) Heo 38,0-40,0 60-80 15-20 Trâu, bò 37,5-39,0 50-80 10-30 Dê, cừu 38,5-40,0 70-80 12-20 Chó 37,5-39,0 70-120 15-30 11 Bảng 3. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong 1mm3 máu ở một số loài vật nuôi Hồng cầu Bạch cầu Tiều cầu Haemoglobin Tên loài 3 3 3 (triệu/mm ) (nghìn/mm ) (nghìn/mm ) (Hb) (g/%) Heo 4,3-6,7 10,2-11,2 180-300 8,5-11,5 Trâu 5-7 6-10 220-380 4,7-11,7 Bò 6-8 8,2 260-710 9,4-12,5 Dê 10-14 6-14 540-1.000 7,5-13,5 Bảng 4. Công thức bạch cầu của một số loài vật nuôi (% trong tổng số bạch cầu) Bạch cầu Bạch cầu Bạch cầu Đơn nhân Tên loài Lâm b cầu trung tính ái to n ái kiềm lớn Heo 28-45 0,0-6,0 0,0-1,0 40-70 2,6-4,0 Trâu 24-46 3-10 0,0-2,0 45-66 2-5 Bò 25 1,7-7,5 0,25-2,5 40-76 1,5-8,5 Dê 28-56 1,0-7,5 0,0-2,0 32,0-68,5 2,5-6,0 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 1. Thực hiện các phương pháp cố định heo a. Mục tiêu: Thực hiện thành thạo, đúng cách cố định heo. b. Thực hành - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm) - Lựa chọn dụng cụ và địa điểm để cố định heo - Thực hiện hiện cố định heo bằng: (1) Cố định heo con, túm chân kẹp giữa hai đùi; (2) Cố định heo con, dùng dây buộc 2 chân sau; (3) Cố định heo nằm ngửa; (4) Vật gia súc bằng tay, túm 2 chân cùng một bên để vật và cố định gia súc; (5) Vật heo bằng dây, kéo về phía sau; (6) Vật heo bằng dây, kéo về phía trước; (7) Vật heo bằng dụng cụ tròng chân. c. Kết quả sản phẩm cần đạt được: Cố định và vật heo đúng cách, an toàn vật nuôi và ngư i, trong th i gian cho phép. Bài 2. Sử dụng phương tiện đư cấp thuốc cho heo a. Mục tiêu: Sử dụng thành thạo, đúng cách các loại ống tiêm, kim tiêm, dụng cụ cho uống thuốc... b. Thực hành - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm) - Chọn các phương tiện đã trưng bày sẳn: ống tiêm kim loại 5, 10, 20ml, ống tiêm nhựa 5, 10ml; mỗi loại 2 cái / nhóm. 12 (1). Tháo lắp thành thạo (2). Làm sạch các dụng cụ (3). Xác định vị trí cấp thuốc qua các đư ng tiêm ở heo (4) Khử trùng các dụng cụ thú y bằng phương pháp đun sôi và để nguội c. Kết quả sản phẩm cần đạt được: Tháo lắp đúng cách, sát trùng đúng th i gian Bài 3. Thực hiện các th o tác cấp thuốc cho heo a. Mục tiêu: Sử dụng thành thạo, đúng cách các con đư ng cấp thuốc cho heo b. Thực hành - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm) - Chọn các dụng cụ đã trưng bày sẳn để: (1) Cấp thuốc bằng các đư ng tiêm: IM, SC, IV, IP (2) Cấp thuốc bằng đư ng uống (PO). c. Kết quả sản phẩm cần đạt: Thực hiện các thao tác cấp thuốc theo đúng kỹ thuật. Bài 4. Thực hành kiểm tr một số hằng số sinh lý và biểu hiện lâm sàng trên heo khỏe mạnh. a. Mục tiêu: Kiểm tra một số hằng số sinh lý và biểu hiện lâm sàng trên heo khỏe. b. Thực hành - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm) - Chọn các dụng cụ đã trưng bày sẳn để: (1) Đo và ghi lại nhiệt độ cơ thể heo (0C); (2) Kiểm và ghi lại nhịp tim của heo (lần/phút); (3) Kiểm tra và ghi lại tần số hô hấp của heo (lần/phút). c. Kết quả sản phẩm cần đạt: Thực hiện đúng thao tác đo nhiệt độ và kiểm tra nhịp tim, tần số hô hấp của heo. 13 Chương 2. Giải phẫu – Sinh lý heo Mục tiêu Học xong chương này người học nghề có khả năng: - Mô tả được vị trí, hình thái và hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể heo. - Xác định được vị trí, cấu tạo đại thể của các cơ quan trong cơ thể heo. A. Nội dung 1. Đặc điểm giải phẫu củ heo 1.1. Giải phẫu hệ thần kinh - vận động 1.1.1. Hệ não - tủy a. Tủy sống - Là một khối hình trụ nằm ở trong cột sống. Bắt đầu từ đốt sống thứ nhất và tận cùng là các đốt sống khum. - Tủy sống gồm hai loại chất chính cấu tạo thành là chất xám và chất trắng. b. Não - Não nằm trong hộp sọ, nối tiếp không có ranh giới với tủy sống. Ở não bộ có nhiều nếp nhăn. Động vật càng cao thì nếp nhăn càng nhiều. Não ngư i có nhiều nếp nhăn vì sở dĩ con ngư i có rất nhiều điều cần phải ghi nhớ. - Trọng lượng não bộ của gia súc khác nhau tùy từng loài gia súc. - Não bao gồm các bộ phận sau: Hành tủy, hậu não, trung não, não-trung gian, cùng não. c. Thần kinh ngoại biên - Thần kinh não bộ: Gồm 12 đôi dây thần kinh (1) Đôi số 1: (đôi dây thần kinh khứu giác) Nhận kích thích về khứu giác ở mũi; (2) Đôi dây thần kinh thị giác: Nhận kích thích thị giác; (3) Đôi dây thần kinh vận chẵn chung: Chỉ huy cơ mắt làm vận động nhẵn cầu; (4) Đôi dây thần kinh cảm xúc: Điều khiển các cơ mặt lộ vẻ vui, buồn…; (5) Đôi dây thần kinh tam thoa: Gồm 3 nhánh: một nhánh đi về tuyến lệ; một nhánh đi vào hàm trên như: mũi, răng, nhai, ngáp…; một nhánh đi về hàm dưới; (6) Dây thần kinh vận nhẵn ngoài: Điều khiển cử động nhẵn cầu; (7) Đôi dây thần kinh mặt: Điều khiển ở các cơ mặt; (8) Đôi dây thần kinh thính giác: Nhận biết kích thích về thính giác; (9) Đôi dây thần kinh lưỡi hầu: Nhận kích thích vị giác ở lưỡi và điều khiển cơ yết hầu hoạt động; (10) Đôi dây thần kinh phế vị (đại diện cho phổi và dạ dày): Phân phối đến tất cả các cơ quan phủ tạng; (11) Đôi dây thần kinh gai tủy sống: Điều khiển cơ hàm nhai, thiệt cốt, lưỡi. (12) Đôi dây thần kinh dưới lưỡi: Vận động cơ dưới lưỡi. - Dây thần kinh tủy sống: Cứ mỗi đốt sống có một đôi dây thần kinh tủy sống đi ra các 14 tổ chức và nhận mọi kích thích, ở heo có 32 đôi. - Giải phẫu hệ thần kinh thực vật Gồm hai hệ: Hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Ở hai hệ này bao gồm có 3 phần đó là: Trung khu giao cảm; Hạch giao cảm và dây giao cảm. + Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm cùng phân vào một cơ quan và hoạt động độc lập nhau tưởng như mâu thuẫn. Nhưng chính sự mâu thuẫn này đã làm hoạt động của các cơ quan mà chúng điều khiển trở nên cân bằng. Hoạt động hệ thần kinh thực vật có tác dụng điều hòa hoạt động của mỗi cơ quan ăn khớp với nhau trong sự điều hòa chung toàn bộ cơ thể. Cụ thể: Bảng 5. Tác dụng của hệ thần kinh thực vật đến các cơ quan bộ phận Cơ qu n Tác dụng hệ gi o cảm Tăng nhịp tim Co mạch Tác dụng hệ phó gi o cảm Giảm nhịp tim Giãn mạch - Tim - Mạch máu - Cơ trơn + Dạ dày Co hoặc giãn Co, tăng khẩn trương + Ruột non Giảm nhu động Tăng nhu động + Tử cung có thai Co Giãn + Tử cung không có thai Giãn Co + Bóng đái Giãn, giảm căng thẳng Co, tăng căng thẳng + Cơ thắt niệu đạo bóng đái Co, tăng căng thẳng Giãn - Tuyến nước bọt Tiết ít, đặc Tiết nhiều, giảm - Lỗ con ngươi mắt Giãn, mở to Co, thu nhỏ - Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm phát sinh hàng loạt ảnh hưởng phức tạp và rộng rãi đối với hoạt động của các cơ quan và tổ chức. - Hoạt động của hệ thần kinh thực vật là không theo ý muốn, nhưng trong một chừng mực nào vẫn chịu sự chi phối điều tiết của lớp vỏ đại não. Khi lo sợ, hồi hộp tim đập nhanh, là do ảnh hưởng của vỏ não làm hưng phấn thần kinh giao cảm. - Có những chất làm tăng cư ng hoặc kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh thực vật. - Ngoài ra có những thuốc phong bế hạch (giao cảm) là chất ngăn chặn sự dẫn truyền xung động thần kinh qua xinap. - Ngư i ta có thể sử dụng thuốc trên để làm tăng cư ng hay ức chế hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm trong lâm sàng thú y. Ví dụ: Tiêm Atropine làm giảm cơn đau bụng (vì atropine có tác dụng ức chế sự hưng phấn của hệ phó giao cảm). 1.1.2. Bộ xương a. Xương đầu Xương đầu gồm 2 vùng: vùng sọ và vùng mặt. - Vùng sọ: 15 Có 6 xương ở phía trên và sau đầu. Các xương thư ng mỏng, dẹp, rỗng ở giữa. Chúng kết hợp lại với nhau tạo thành sọ trong gọi là xoang sọ chứa não. Phía sau khớp với đốt sống cổ số 1 có thể cử động dễ dàng. Hai bên khớp với nhánh đứng của xương hàm dưới. Khi các cơ nhai có rút hàm dưới hạ xuống để mở miệng khi ăn uống, kêu rống. Xương vùng sọ gồm: xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương, xương sang, xương bướm. Vùng mặt: Có 10 xương vùng mặt là: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàm trên, xương liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh và xương hàm dưới. b. Xương sống Xương sống là trục dọc của bộ xương và cơ thể, do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành. Phía trước là đốt sống cổ số 1 khớp với lồi cầu xương chẩm tạo khớp toàn động làm cho đầu có thể quay về mọi phía. Phía sau các đốt sống thoái hóa dần tạo thành đuôi. Cột sống chia thành 5 vùng: Cổ, ngực (lưng), hông (thắt lưng), khum, đuôi. Bảng 6. Số lượng các đốt xương sống ở các vùng của gia súc Số lượng đốt xương sống Loài Cổ Ngực Hông Khum Đuôi Heo 7 12-17 6-7 4 20-22 Trâu, bò 7 13 6 5 18-20 Chó 7 13 5-7 5 20-23 Hình 2.17. Bộ xương heo c. Xương sư n Gia súc có bao nhiêu đốt sống lưng thì có bấy nhiêu đôi xương sư n. Xương sư n là xương dài, cong, mỏng, dẹp có hai đầu (trên, dưới), phần giữa là thân. Ở một số xương sư n, đoạn sụn này gắn lên mặt trên xương ức gọi là xương sư n thật. 16 Xương sư n có các đoạn sụn nối liền thì tạo thành vòng cung sụn sư n (bên phải và bên trái) thì gọi là xương sư n giả. Heo có từ 7 – 9 đôi xương sư n thật, từ 5 – 8 đôi xương sư n giả. d. Xương ức: Là xương lẻ hình cái thuyền, mỏng, xốp nắm dưới lồng ngực, làm chỗ tựa cho các sụn sư n. Xương ức có một thân hai đầu, được tạo thành từ các đốt xương ức: heo có 6 đốt nối với nhau bởi các đĩa sụn sợi. e. Xương chi trước Gồm các xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay (xương cư m), xương bàn tay và xương ngón tay. - Xương bả vai: Có hai xương bả ai không khớp với xương sống. Nó được đính vào hai bên lồng ngực nh các cơ và tổ chức liên kết. Xương bả vai là xương mỏng, dẹp, hình tam giác, đầu to ở trên gắn với mảnh sụn, đầu nhỏ ở dưới khớp với xương cánh tay. Xương nằm chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. - Xương cẳng tay: Gồm hai xương là xương quay và xương trụ. - Xương cổ tay (xương cư m): Gồm hai xương nhỏ, nằm giữa xương cẳng tay và xương bàn tay. Ở heo: Hàng trên có bốn xương từ ngoài vào trong là xương chậu, xương tháp, xương bán nguyệt, xương thuyền. Hàng dưới có bốn xương là xương mấu, xương cả, xương thê và xương thang. - Xương bàn tay: Heo có bốn xương bàn. - Xương ngón: Heo có hai ngón chính mỗi ngón có ba đốt, có hai ngón phụ mỗi ngón có hai đốt. Ở gia súc, bên ngoài đốt thứ ba của ngón chính (đốt móng) được bao bọc bởi lớp sừng để bảo vệ và cũng chính là nơi chân tiếp đất khi động vật di truyển, đứng hay chạy… f. Xương chi sau (xương chân) Xương chi sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân. - Xương chậu: Gia súc có hai xương chậu là xương chậu phải và xương chậu trái khớp với nhau ở phía dưới bởi khớp bán động háng và bán động ngồi. Ở phía trên xương chậu khớp với xương sống vùng khum và cùng xương khum tạo thành xoang chậu chứa các cơ quan tiết niệu, sinh dục. - Xương đùi: Là xương dài nằm ở dưới xương chậu, chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, có một thân và hai đầu. - Xương cẳng chân: gồm xương chày, xương mác và xương bánh chè. - Xương cổ chân: Tương ứng với cổ tay ở chi trước, gồm 2 – 3 hàng và 5 – 7 xương. - Xương bàn chân: giống xương bàn tay. - Xương ngón chân: giống xương ngón tay. 1.1.3. D và cơ a. Vị trí, cấu tạo của da 17 - Vị trí của da + Bao phủ bên ngoài cơ thể, bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể. + Là rào cản quan trọng chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, các tác nhân lý, hóa có hại cho cơ thể. - Cấu tạo của da + Là một lớp tế bào biểu bì mỏng, thư ng xuyên được thay thế bởi lớp tế bào mới và lớp tế bào cũ bị bong ra. + Trên da có nhiều lổ chân lông, giúp cơ thể thoát nhiệt dễ dàng. + Ở heo con thì lớp da mỏng hơn heo trưởng thành, heo nái, heo nọc nên nó dễ cảm lạnh hơn. + Dưới lớp da là lớp mỡ. Lớp mỡ ở tai heo rất mỏng cho ta thấy rõ mạch máu tai, giúp cho việc lấy máu hay tiêm thuốc vào tĩnh mạch dễ dàng. b. Vị trí của cơ vân - Cơ vân bám vào xương và là bộ phận động chủ động. Khi cơ co sinh ra công và lực phát động làm cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể di chuyển vị trí trong không gian. - Cơ vân bám bên ngoài xương tạo nên hình dáng bên ngoài của cơ thể con vật. - Cơ vân tạo nên 36-45% trọng lượng cơ thể, là nguồn thực phẩm quan trọng nhất. - Khi cơ co một phần năng lượng chuyển thành nhiệt tạo nên thân nhiệt ổn định của cơ thể. 1.2. Giải phẫu hệ tiêu hó 1.2.1. Miệng Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới. Phía trước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau là màng khẩu cái. Trong miệng có lưỡi và răng. - Môi: Gồm môi trên và môi dưới gặp nhau ở mép. Xung quanh môi có lông xúc giác. De và ngựa có môi dài, linh hoạt dễ cử động, dùng để lấy thức ăn. - Má: Má kéo dài từ hàm trên xuống hàm dưới và tọa nên thành bên của xoang miệng. Má đẩy thức ăn và giữa hai mặt răng khi nhai. Ở loài nhai lại, niêm mạc má có những gai thịt nhọn hướng vào bên trong. - Vòm khẩu cái (khẩu cái cứng): Là phần ngăn cách giữa xoang mũi (ở trên) và xoang miệng (ở dưới), nằm sau môi trên, giữa hai hàm trên. Cấu tạo là mô sợi bị sừng hóa. Ở chính giữa có đư ng sọc dọc, hai bên là 15-20 g ngang. Vòm khẩu cái làm điểm tựa cho lưỡi khi nuốt. - Màng khẩu cái (khẩu cái mềm): Là màng mỏng giống đầu lá cây do niêm mạc khẩu cái tạo thành, nằm ngăn cách giữa miệng (ở trước) và họng hay yết hầu ở phía sau. Màng này hạ xuống khi thở, uốn cong lên trên về phía sau để đóng kín đư ng lên mũi khi nuốt. - Lưỡi: Lưỡi giống một hình khối tháp dẹp nằm trong miệng giữa hai xương hàm dưới. - Răng: Là bộ phận cứng nhất trong xoang miệng dùng để cắt, xé và nghiền nát thức ăn. Công thức răng trưởng thành ở một số loài gia súc: 18 Ngư i ta biểu diễn số lượng răng dưới dạng một phân số trong đó tử số là 1/2 số răng của hàm trên, mẫu số là 1/2 số răng của hàm dưới. Bảng 7. Công thức răng gia súc Số lượng Loài Răng cử Răng n nh Răng hàm trước Răng hàm s u Tổng số Heo 3/3 1/1 4/4 3/3 44 Trâu, bò 0/4 0/0 3/3 3/3 32 Ngựa đực 3/3 1/1 3/3 3/3 40 Ngựa cái 3/3 0/0 3/3 3/3 36 Chó 3/3 1/1 4/4 3/4 42 Răng sữa: con vật sau khi đẻ ra đã mọc răng gọi là răng sữa. Thư ng chỉ có răng cửa và răng hàm trước. Sau đó mới mọc tiếp răng nanh, răng hàm trước, gần đến tuổi trưởng thành mọc nốt răng hàm sau. 1.2.2. Hầu và thực quản Hầu là một xoang ngắn, hẹp nằm sâu xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực quản và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi. Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đư ng tiêu hóa và đư ng hô hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn thức ăn từ miệng xuống thực quản. Ngoài ra từ yết hầu còn có hai lỗ thông lên xoang nhĩ (bên trong màng nhĩ tai) nh hai ống nhĩ hầu. Thực quản là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày. Trư ng hợp vật ợ lên nhai lại hoặc bị nôn thức ăn lại đi từ dạ dày qua thực quản lên miệng. Thực quản chia làm 3 đoạn: cổ, ngực và bụng. Đoạn cổ từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực (trước đôi xương sư n số 1), 2/3 phía trước nó đi trên khí quản, 1/3 phía sau bẻ cong xuống dưới sang trái và đi song song bên trái khí quản. Đoạn ngực: Vào lồng ngực lại đi lên khí quản, giữa hai lá phổi. Đoạn bụng: Sau khi xuyên qua cơ hoành thực quản bẻ cong xuống dưới sang trái đổ vào đầu trái dạ dày. Cơ thực quản: Lớp cơ ở thực quản khác nhau tùy loại gia súc. Ở heo, đoạn cổ và ngực là cơ vân, đoạn bụng là cơ trơn. 1.2.3. Dạ dày Dạ dày là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa. Tùy loài gia súc khác nhau dạ dày có hình thái, cấu tạo và chức năng khác nhau. Về giải phẫu học có hai loại dạ dày: Dạ dày đơn (1 túi ở heo, chó, mèo…) và dạ dày kép (4 túi ở loài nhai lại). - Vị trí, hình thái dạ dày heo + Dạ dày giống một túi hình trăng khuyết nằm trong xoang bụng, sau cơ hoành và gan, trước khối ruột hơi lệch về bên trái bụng trong khoảng xương sư n số 6-12. Dạ dày có hai đầu, hai cạnh và hai mặt. + Đầu trái dạ dày tiếp nhận thực quản đổ vào qua lỗ thượng vị. Ở đó có lớp cơ vòng. Ở ngựa nó luôn thắt chặt lại chỉ mở cho thức ăn xuống dạ dày, vì thế ngựa không nôn được. Ở heo và chó, lớp cơ này mềm hơn, mở ra dễ dàng nên con vật nôn được. 19 Tải về bản full

Từ khóa » Giải Phẫu Sinh Lý Heo