Giáo Trình Nguyên Lý Hệ điều Hành (Phần 2) - Tài Liệu, Luận Văn

  • Trang chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

Thư viện tài liệu

Thư viện tài liệu trực tuyến lớn nhất, tổng hợp tài liệu nhiều lĩnh vực khác nhau như Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, CNTT, Ngoại ngữ, Khoa học...

Giáo trình Nguyên lý hệ điều hành (Phần 2)

Tài liệu Giáo trình Nguyên lý hệ điều hành (Phần 2): 47 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN BỘ NHỚ Mã chương: MH10-03 - Nắm được nguyên lý điều khiển bộ nhớ của HĐH, phương thức tối ưu hóa việc phân phối bộ nhớ, tránh lãng phí và chia sẻ tài nguyên bộ nhớ. 1. Quản lý và bảo vệ bộ nhớ Mục tiêu : Nắm được các khái niệm về bộ nhớ, quản lý phân phối bộ nhớ và vấn đề bảo vệ bộ nhớ. 1.1. Một số khái niệm liên quan đến bộ nhớ Đơn vị lưu trữ và địa chỉ hóa bộ nhớ trong được chọn là byte hoặc từ máy song phổ biến nhất là byte. Địa chỉ được bắt đầu từ 0. Trong các lệnh, địa chỉ (của chương trình, tạo ra không gian địa chỉ) được cho theo một dạng sau đây : Địa chỉ tuyệt đối: địa chỉ thực sự trong bộ nhớ. Ví dụ về việc truy nhập địa chỉ tuyệt đối xảy ra trong chương trình là khi cần chuyển điều khiển từ đơn vị chương trình này sang đơn vị chương trình khác. Địa chỉ tuyệt đối thường được cho theo độ dài từ máy, chẳng hạn, với từ máy 32 bit không gian địa chỉ lên đến 4 GB. Trường hợp ngoại lệ như trong máy vi tính 16 bit, nếu d...

pdf50 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 2840 | Lượt tải: 1download Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Nguyên lý hệ điều hành (Phần 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên47 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN BỘ NHỚ Mã chương: MH10-03 - Nắm được nguyên lý điều khiển bộ nhớ của HĐH, phương thức tối ưu hóa việc phân phối bộ nhớ, tránh lãng phí và chia sẻ tài nguyên bộ nhớ. 1. Quản lý và bảo vệ bộ nhớ Mục tiêu : Nắm được các khái niệm về bộ nhớ, quản lý phân phối bộ nhớ và vấn đề bảo vệ bộ nhớ. 1.1. Một số khái niệm liên quan đến bộ nhớ Đơn vị lưu trữ và địa chỉ hóa bộ nhớ trong được chọn là byte hoặc từ máy song phổ biến nhất là byte. Địa chỉ được bắt đầu từ 0. Trong các lệnh, địa chỉ (của chương trình, tạo ra không gian địa chỉ) được cho theo một dạng sau đây : Địa chỉ tuyệt đối: địa chỉ thực sự trong bộ nhớ. Ví dụ về việc truy nhập địa chỉ tuyệt đối xảy ra trong chương trình là khi cần chuyển điều khiển từ đơn vị chương trình này sang đơn vị chương trình khác. Địa chỉ tuyệt đối thường được cho theo độ dài từ máy, chẳng hạn, với từ máy 32 bit không gian địa chỉ lên đến 4 GB. Trường hợp ngoại lệ như trong máy vi tính 16 bit, nếu dùng một từ máy địa chỉ hóa chỉ tới 64KB, thì địa chỉ tuyệt đối được cho bằng hai từ máy : một từ máy được dùng để chỉ segment, một từ dùng để chỉ offset. Các toán hạng trong một lệnh có thể là địa chỉ của một vùng nhớ nào đó (một, hai và thậm chí ba địa chỉ vùng nhớ) nếu chỉ dùng địa chỉ tuyệt đối thì độ dài của lệnh máy sẽ dài và kéo theo sự tăng đáng kể độ dài của toàn bộ chương trình. Đó là một trong những lý do chính dẫn tới cần dùng giải pháp sử dụng địa chỉ tương đối. Địa chỉ tương đối : Có nhiều cách thức để biểu thị địa chỉ tương đối. Một trong những cách điển hình là đối với địa chỉ liên tiếp nhau sẽ sử dụng chung một thanh ghi (được gọi là thanh ghi cơ sở) chứa địa chỉ đầu tiên trong dãy đó, các địa chỉ còn lại được quy chiếu bằng một gia số so với địa chỉ đầu (nội dung của thanh ghi cơ sở). Gia số chính là khoảng cách của địa chỉ đang tính với địa chỉ đầu. Khi quy định một thanh ghi xác định nào đó là thanh ghi cơ sở thì trong lệnh không cần thiết nêu thanh ghi cơ sở nữa mà chỉ cần chỉ ra gia số địa chỉ, mà gia số thường nhỏ nên số bit dành cho nó trong lệnh là rất ít (việc dùng các thanh ghi CS, DS, SS, ES trong máy vi tính là ví dụ đáp ứng mục đích này). Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: 48 Một phương pháp dùng địa chỉ tương đối thường hay gặp là ngoài thanh ghi cơ sở, thì địa chỉ các thành phần trong một cấu trúc dữ liệu còn được tương ứng với một thanh ghi chỉ số : địa chỉ các thành phần trong cấu trúc dữ liệu đó được biểu diễn bằng gia số đối với địa chỉ ở thanh ghi chỉ số. Như vậy, trong lệnh có thể có thêm số hiệu của thanh ghi chỉ số song mỗi máy tính lại chỉ có rất ít thanh ghi nên số bit dành cho địa chỉ cũng giảm đi. Chẳng hạn, câu lệnh WITH trong PASCAL đã sử dụng cơ chế nói trên hoặc mode địa chỉ [BX + SI +4] trong ngôn ngữ assembler trên PC. Hệ thống cần phân phối hay giải phóng bộ nhớ đối với chương trình người sử dụng : đơn vị cung cấp hay giải phóng bộ nhớ thường là trang (page) hoặc một đơn vị bộ nhớ nào đó được hệ thống quy định (ví dụ, trong MS-DOS đơn vị đó là 1 đoạn –paragraph). Trang đó có độ dài 2 KB, 4 KB v.v song phổ biến nhất là 4KB. Địa chỉ của trang phù hợp với độ dài của trang theo nghĩa địa chỉ chia hết cho độ dài. Phân phối bộ nhớ cho chương trình còn được phân biệt là phân phối tĩnh hay phân phối động : liên quan đến thời điểm phân phối bộ nhớ là trước (khi tải) hay trong thời gian thực hiện chương trình. Việc phân phối tĩnh hay động được thực hiện đối với cả chương trình lẫn dữ liệu. Truy nhập tới bộ nhớ cũng phân biệt là truy nhập tuần tự hay truy nhập trực tiếp. Truy nhập tuần tự theo các địa chỉ kế tiếp nhau tương ứng với địa chỉ tương đối (ví dụ, truy nhập tới các phần tử của mảng là tuần tự bắt đầu từ phần tử đầu tiên), còn truy nhập trực tiếp tương ứng với địa chỉ tuyệt đối. 1.2. Quản lý phân phối bộ nhớ. Vấn đề bảo vệ bộ nhớ Bài toán cơ bản của điều phối bộ nhớ là : -Phân phối các vùng nhớ cho chương trình và dữ liệu để có thể thực hiện được một cách chính quy, không ảnh hưởng đến các chương trình khác đang tồn tại trong bộ nhớ ; -Bảo vệ chương trình và dữ liệu không bị xóa hoặc chồng chéo bởi những chương trình khác ; -Sử dụng bộ nhớ hiệu quả nhất có thể được. Như vậy, khi điều phối bộ nhớ, đòi hỏi thỏa mãn hai yêu cầu : phân rã được không gian địa chỉ và chia xẻ bộ nhớ. Để đảm bảo được các chức năng cơ bản trên, chương trình điều khiển bộ nhớ phải giải quyết một số nội dung sau đây : Phân rã không gian địa chỉ để tránh chồng chéo, xâm phạm lẫn nhau giữa các chương trình. Cũng giống như trong chương trình PASCAL, các biến local (cục bộ) và global (toàn bộ) dù giống nhau về tên nhưng lại được phân phối các vùng địa chỉ hoàn toàn khác nhau, khi xem xét tình trạng bộ nhớ đang có một số chương trình người dùng, cần phân rã các địa chỉ để không chồng chéo. Để làm được điều đó có thể đưa ra một số chiến lược. Một chiến lược điển hình 49 dùng trong một số hệ điều hành là phân lớp cho các vùng bộ nhớ và gắn lớp bộ nhớ cho mỗi chương trình. Một miền bộ nhớ chỉ có thể phân phối cho một số lớp chương trình, cũng như vậy, một chương trình có thể được phân phối vào một số lớp bộ nhớ nào đó. Đối với mỗi trang, có hai trạng thái áp dụng : đã được phân phối hay còn rỗi. Ví dụ, với các hệ đơn chương trình, như MS- DOS trên máy tính PC, quản lý bộ nhớ đơn giản: sử dụng con trỏ để xác định cận của các vùng bộ nhớ còn rỗi. Tuy nhiên, cũng với máy tính PC với các bộ vi xử lý từ 386 trở đi, cho phép chạy được trong chế độ đa chương trình. Người ta đã phân chia các mức bộ nhớ và các mức chương trình và đã tính đến quyền thâm nhập địa chỉ và cung cấp bộ nhớ : Chỉ khi mức của chương trình cho phép thâm nhập đến một vùng bộ nhớ theo quyền hạn thì mới cập nhật được. Chia xẻ bộ nhớ liên quan đến việc dùng chung các phần bộ nhớ mà không ảnh hưởng đến nhau. Trong chế độ đa chương trình, một số chương trình người dùng, có thể cùng hướng đến một chương trình hay dữ liệu chung nào đó. Để dùng chung được, các môdun chương trình có thể có chế độ chạy nhiều lần và các chương trình người dùng có thể gọi chương trình nói trên theo yêu cầu của mình độc lập với các chương trình của người sử dụng khác thâm nhập vào chương trình nói trên. Chú ý rằng, để một môdun chương trình được nhiều người dùng chung thì một điều kiện dễ nhận biết là trong khi môdun đó chạy, không gây ra sự biến đổi nội dung các lệnh thuộc môdun đó. Trong phân phối bộ nhớ cho chương trình, cần chú ý tới hai cách thức là : phân phối liên tục và phân phối rời rạc. Tùy thuộc vào hệ điều hành và chế độ hoạt động của nó mà phân phối bộ nhớ có thể tiến hành theo một trong hai yêu cầu : phân phối liên tục và phân phối rời rạc. Phân phối liên tục là một chương trình sẽ chiếm một vùng nhớ liên tục ; nội dung từ đầu chương trình đến cuối chương trình nằm trọn trong vùng nhớ đó và không cho phép chương trình khác sử dụng vùng nhớ chèn giữa vùng nhớ dành cho chương trình. Phân phối liên tục làm đơn giản việc cung cấp bộ nhớ cho chương trình cũng như việc quản lý bộ nhớ. Phân phối rời rạc là một chương trình có thể được phân chia thành một số đoạn, các đoạn này nằm ở các vùng nhớ rời rạc nhau, giữa các vùng nhớ này có thể có các vùng nhớ được phân phối cho các chương trình khác. Phân phối rời rạc sẽ làm cho bài toán quản lý và phân phối bộ nhớ phức tạp hơn. Phân phối một vùng nhớ cho chương trình được thực hiện theo một trong hai cách thức : chọn cái đầu tiên và chọn cái tốt nhất. Sự khác nhau của hai cách thức đó được giải thích như sau. Thông thường, tại một thời điểm bất kỳ bộ nhớ trong có một số vùng bộ nhớ rỗi rời rạc nhau do việc giải phóng các chương trình nào đó trong bộ nhớ. Các vùng nhớ này có kích thước khác nhau được quản lý trong một danh sách có thứ tự nào đó. Giả sử nảy sinh nhu cầu cần phân phối một dung lượng n đơn vị bộ nhớ (trang, 50 paragraph) cho việc thực hiện một chương trình nào đó. Theo cách thức « chọn cái đầu tiên » thì vùng nhớ rỗi đầu tiên trong danh sách có dung lượng lớn hơn hoặc bằng n đơn vị nhớ sẽ được sử dụng để phân phối. Theo cách thức « chọn cái tốt nhất » thì vùng nhớ rỗi có dung lượng lớn hơn hay bằng n đơn vị nhớ mà độ dư thừa ít nhất sẽ được sử dụng để phân phối cho nhu cầu nói trên. 2. Điều khiển bộ nhớ liên tục theo đa bài toán Mục tiêu: Nắm được các phương pháp điều khiển bộ nhớ liên tục. 2.1. Chiến lược giới hạn tĩnh (cận cố định) Một trong những phương pháp điển hình phân phối bộ nhớ liên tục là chiến lược giới hạn tĩnh còn gọi là chiến lược phân chương (tương ứng với chế độ MFT của hệ điều hành). Bộ nhớ được chia thành các chương: gán tên chương, địa chỉ, dung lượng trong quá trình khởi tạo hệ điều hành. Hình 3.4 cho một hình ảnh phân chương bộ nhớ và việc phân phối bộ nhớ cho một số chương trình. Hình 3.1 Bộ nhớ được phân chương Đối với ví dụ theo hình vẽ 3.1, bộ nhớ được phân ra thành 5 chương: P0 (32K), P1 (40K), P2 (40K), P3 (72K), P4 (72K). Chương P0 được dành cho nhân, mỗi chương còn lại đã có một chương trình được tải (load). Kích cỡ (dung lượng) trung bình của mỗi chương phụ thuộc vào dung lượng của bộ nhớ và số lượng chương. Các chương trình được gán số hiệu để chỉ có thể tải vào những chương trình nhất định. Nảy sinh trường hợp có thể có những chương rỗi mà không tải được chương trình: lớp gắn với nó bị bận hoặc độ rộng của chương không đủ để tải. Lúc đó hoặc hệ thống hoặc thao tác viên thực hiện việc thay đổi lớp gắn cho chương trình hoặc thay đổi số lượng chương, kích cỡ chương song phổ biến là thao tác viên dùng lệnh để thực hiện công việc đó. Tuy điều đó 184K P4(72K) 112K P3(72K) 72K P2(40K) 32K P1(40K) 0K P0(32K) Địa chỉ Chương bộ nhớ 51 xem ra có vẻ thủ công song tránh được sự phức tạp cho chương trình điều khiển. Để quản lý bộ nhớ trong trường hợp này, sử dụng bảng mô tả chương (partition description table: PDT), có dạng: Số hiệu chương Địa chỉ Độ dài Tình trạng 0 0K 32K Đã load 1 32K 40K Đã load 2 72K 40K Đã load 3 112K 72K Đã load 4 184K 72K Đã load Đối với một bài toán, nó được gắn với một vài chương bộ nhớ, chiến lược phân phối bộ nhớ cho nó có thể được kể làm hai hướng: phân phối nhanh nhất (gặp chương được gắn, đủ độ rộng đầu tiên), phân phối tối ưu (chọn chương với vùng nhớ dư thừa là ít nhất). Trở lại vấn đề vướng mắc khi phân phối bộ nhớ: -Không có chương nào đủ để phân phối cho chương trình; -Mọi chương đã được tải; -Một số chương rỗi, mỗi chương rỗi không đủ chứa bài toán song nối vài chương rỗi tạo ra một vùng nhớ đủ để tải bài toán. Việc phân phối bộ nhớ cho bài toán (quá trình) được coi như gắn với mỗi chương có 1 dòng xếp hàng các bài toán cần được phân phối bộ nhớ đối với nó. Mỗi bài toán lại có thể gắn với một vài chương, có sự chung nhau giữa một số dòng xếp hàng. Việc phân phối bộ nhớ cho một bài toán liên quan tới việc thao tác đối với các dòng xếp hàng nói trên. Mối liên kết giữa chương và lớp bài toán không phải là luôn chặt chẽ. Như trên đã thấy, tồn tại một số cách thức thay đổi mối liên kết nói trên (hoặc do chương trình hệ thống hoặc do thao tác viên v.v). 2.2 Chiến lược giới hạn động (cận thay đổi) Như trên đã thấy, chế độ phân phối cận cố định (phân phối tĩnh) nảy sinh một số vấn đề trong việc sử dụng tối ưu bộ nhớ, với phương án khắc phục đưa vào lệnh của thao tác viên. Trong cách thức phân phối liên tục bộ nhớ, chế độ giới hạn thay đổi được áp dụng. Trong chế độ này (tương ứng với chế độ MVT của hệ điều hành), bộ nhớ không chia thành các chương giống như ở chế độ giới hạn cố định. Các chương trình nạp liên tục vào bộ nhớ cho đến khi còn nạp được. Một ví dụ về hình ảnh của bộ nhớ trong được cho trong hình 3.2. Trong quá trình làm việc, các chương trình được thực hiện và giải phóng, các vùng bộ nhớ giải phóng đó có thể liên tục hoặc rời rạc. Sử dụng vùng bộ nhớ đó ra làm sao. Một số tình huống nảy sinh (hình 3.2). 52 Trên hình vẽ thứ 6, chương trình 4 (Prg 4) được giải phóng đầu tiên. Ngay trước chương trình 4, một vùng nhớ rỗi với dung lượng 20K. Khi giải phóng chương trình 4, có một vùng rỗi liên tục với dung lượng 102K. Chương trình 8 với độ dài 52K được tải vào trong bộ nhớ trong và sau đó chương trình 6 được giải phóng. Hiện tại, trên dòng đợi, đến lượt chương trình Pr9 có độ dài 80K. Mỗi vùng rỗi riêng rẽ trong bộ nhớ không thể chứa nối chương trình 9, trong khi đó dung tích rỗi tổng cộng là 88K. Hệ thống cần nhập hai vùng nhớ rỗi trên để nạp được chương trình Pr9. 24K Prg.2 Prg.2 Prg.2 82K Prg.4 Prg.4 Prg.4 42K Rỗi Rỗi 30K Rỗi 50K Prg.3 92K 62K Prg.5 26K Prg.1 Prg.1 32K Nhân Nhân 24K Prg.2 Prg.2 Prg.2 82K Prg.4 Prg.4 82K Prg.4 30K Rỗi Rỗi 20K Rỗi 62K Prg.5 118K 60K Prg.7 26K Rỗi 38K Prg.6 32K Nhân Nhân Nhân Hình 3.2. Các hình trạng bộ nhớ với cận thay đổi Điều khiển bộ nhớ theo cận thay đổi sử dụng linh hoạt tối ưu bộ nhớ, tránh được một số hạn chế so với cận cố định (cho phép độ dài của môdun chương trình lớn) và miền nhớ rỗi được sử dụng linh hoạt. Tuy vậy, công việc phân phối bộ nhớ là phức tạp. -quản lý bộ nhớ luôn thay đổi -định vị lại bộ nhớ cho các chương trình. Khi chương trình đang hoạt động, nó đang ở trạng thái trung gian, nếu không có những cơ chế thích hợp thì việc định vị lại sẽ ảnh hưởng đến sự thực hiện chương trình. Điều này cũng liên quan đến vấn đề địa chỉ hóa trong chương trình: sử dụng địa chỉ cở sở không tường minh. Chỉ khi có thể quy chiếu trên địa chỉ không tường minh mới có thể giải quyết được bài toán định vị lại như trên. Mặc khác, không phải thời điểm nào cũng cho phép định vị lại. Chương trình đang đợi kết quả của công việc vào/ra thì việc định vị lại gặp trở ngại lớn trong vấn đề liên kết kết quả công việc vào/ra với chương trình. 53 Vấn đề định vị lại có ý nghĩa không chỉ trong phân phối bộ nhớ liên tục mà cả trong phân phối bộ nhớ gián đoạn. Việc sử dụng địa chỉ tương đối là một hình thức phù hợp với việc định vị lại. Có một số cách thức liên quan đến định vị lại: định vị tĩnh và định vị động. 2.3. Cách thức Overlay và swapping a) Cách thức OVERLAY Trong các trường hợp điều khiển bộ nhớ nói trên, để khắc phục hiện tượng thiếu bộ nhớ khi phân phối liên tục, một số hệ thống cho phép chương trình hoạt động theo chế độ OVERLAY. Chế độ OVERLAY cho phép tổ chức chương trình thành các đơn vị chương trình và đảm bảo các điều kiện sau: Phân phối bộ nhớ cho chương trình trong một miền liên tục, Môdun tải bao gồm một số đơn vị chương trình (segment chương trình) mà các segment chương trình được tải đồng thời (phân phối liên tục). Một số môdun tải có thể được tải vào cùng 1 vùng bộ nhớ. Các môdun tải như vậy được tập hợp trong các File trên đĩa. Trong tập hợp các môdun chương trình sẽ nảy sinh quan hệ độc lập/phụ thuộc: sự có mặt của một nhóm môdun trong bộ nhớ không đòi hỏi/có đòi hỏi sự có mặt của một nhóm môdun khác. Hình 3.3 Cấu trúc chương trình OVERLAY Trong các môdun nói trên, có một môdun luôn tồn tại trong quá trình chương trình thực hiện: đó là chương trình chính, mọi môdun chương trình đều phụ thuộc vào nó sẽ được tổ chức dưới dạng hình cây. Hình trên đây (hình 3.3) cho một ví dụ cấu trúc một chương trình: bộ nhớ đòi hỏi của môdun A:30KB; B:24KB, C:12KB, D, E, G, H: 12KB; I, J: 6KB. Theo cấu trúc đó: A (môdun chính) sử dụng hai môdun B và C. B và C độc lập nhau: chúng có thể được lưu trữ trên cùng một vùng nhớ. B sử dụng hai môdun độc lập là D và E; C sử dụng hai môdun độc lập là G và H. H sử dụng hai môdun độc lập là I và J. Như vậy, cây chương trình có gốc B cần 36KB; cây chương trình có gốc C cần 30KB. Vậy chương trình cần vùng nhớ liên tục là 30KB A B C D E G I J H 30K 24K 1212 12 12 12 6 6 54 +36KB = 66KB. Trong khi đó nếu không sử dụng chế độ overlay, chương trình nói trên cần vùng nhớ liên tục là 30KB +24KB+5*12KB+2*6KB=126KB. Ví dụ, trong các ngôn ngữ lập trình nói chung cho phép chế độ này. Chẳng hạn, khai báo OVERLAY trong PASCAL, FORTRAN v.vCụ thể, trong TP3.0, các môdun overlay được cho vào File cùng phần tên với file chương trình nhưng phần mở rộng là 001, 002 v.v;Một số phần mềm, có file đi kèm có phần mở rộng OVL, chứa các môdun cùng mức khi tải vào bộ nhớ trong. b) Cách thức swapping Swapping là cách thức hệ thống thực hiện việc chuyển giao nội dung một số phần bộ nhớ ra đĩa từ để giải phóng bộ nhớ cho một yêu cầu phân phối hiện tại. Phần nội dung bộ nhớ được chuyển ra ngoài chứa cả nội dung các chương trình đang tồn tại trong bộ nhớ; sau đó khi chương trình nói trên được chọn thực hiện, thì phần bộ nhớ được đưa từ đĩa từ vào bộ nhớ trong. Swapping áp dụng chủ yếu cho điều phối bộ nhớ liên tục song trong một số trường hợp cũng được các hệ điều hành hoạt động điều phối bộ nhớ gián đoạn sử dụng. Về hình thức, có thể coi swapping là một biến thể của overlay: Trong overlay, môdun chương trình chính thuộc chương trình người dùng còn trong swapping, môdun chương trình chính thuộc về hệ điều hành, còn môdun overlay là các chương trình người dùng, trong một số trường hợp thì thậm chí đấy là các bộ phận các chương trình người dùng. Trong các hệ điều hành dùng cách thức swapping, tồn tại một môdun hệ thống tên là swapper có chức năng như sau: Chọn quá trình (chương trình người dùng) để đưa ra đĩa từ (swap out) Chọn quá trình để đưa trở lại từ đĩa vào bộ nhớ trong (swap in) Định vị và quản lý không gian swap (trong bộ nhớ trong cũng như trên đĩa từ). Swap out Swapper định hướng chọn quá trình được đưa ra đĩa từ (quá trình bị swap out) là quá trình đang bị đình chỉ mà đang chiếm một vùng nhớ đủ lớn để có thể phân phối bộ nhớ cho quá trình đang được nạp vào bộ nhớ trong. Trong những quá trình thóa mãn điều kiện trên, swapper sẽ chọn lựa quá trình có độ ưu tiên thấp nhất, chờ đợi một sự kiện xảy ra chậm và quá trình này thường xuyên bị đình chỉ khi thống kê trong một khoảng thời gian dài. Một số điều cần chú ý khi chọn quá trình bị swap out là tính đến là thời gian quá trình đó đã tải (hoặc nhận) vào bộ nhớ trong, tính chất thực hiện trong bộ nhớ trong của quá trình đó v.v Cần tránh trường hợp một quá trình vừa bị swap out xong thì lại cần gửi nó vào lại bộ nhớ trong (swap in). 55 Swap in Swapper chọn quá trình đang ở bộ nhớ ngoài (do swap out) nhận lại vào bộ nhớ trong phụ thuộc vào một số thông số: thời gian quá trình đã ở bộ nhớ ngoài, độ ưu tiên của quá trình v.v Mục tiêu của công việc chọn lựa này là đảm bảo sao cho thời gian dành cho swap out và swap in là ít nhất có thể được. Định vị và quản lý không gian swap Các quá trình trong trạng thái swap out được hệ điều hành lưu trữ dưới dạng thực hiện được cùng với dữ liệu có liên quan lên một File trên đĩa được gọi là File swap. Không những thế, File này còn chứa các thuộc tính của quá trình bị swap, chẳng hạn như độ ưu tiên của quá trình và yêu cầu bộ nhớ đối với quá trình đó. Trong một số trường hợp File như trên còn được gọi là ảnh của quá trình. Do quá trình khi thực hiện làm thay đổi stack và dữ liệu cho nên ảnh- dạng đang thực hiện của quá trình khác với ảnh lưu trữ thông thường khi chưa được tải. Nói chung, cũng giống như việc bảo vệ trạng thái quá trình khi chuyển điều khiển, khi swap out, vùng bảo vệ tương ứng với quá trình đó cũng được lưu trên ảnh của nó. Tồn tại hai lựa chọn cơ sở đối với việc định vị File swap: - 1 file swap cho toàn bộ hệ thống - 1 số file swap chuyên dụng theo quá trình. Lựa chọn chỉ 1 file swap cho toàn bộ hệ thống: Một file rất lớn được khởi tạo, thường xảy ra tại thời điểm khởi tạo hệ thống, chứa mọi ảnh swap out của mọi quá trình. Nói chung, File swap chung đó đặt trên “bộ nhớ ngoài” tốc độ cao; File đó thường có địa chỉ và độ rộng tĩnh. Một điều quan trọng đối với sự lựa chọn này là kích cỡ của file swap chung đó. Nếu kích cỡ của nó quá lớn thì vùng trên “bộ nhớ ngoài” dành cho các mục đích khác sẽ bé, ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động chung của hệ thống. Ngược lại, nếu kích cỡ của file nhỏ thì có thể xảy ra tình huống sai sót khi swap out. Lựa chọn một số file swap chuyên dụng: mỗi một quá trình bị swap out sẽ tương ứng với một file trên bộ nhớ ngoài (nhiều file ảnh). File swap (ảnh của quá trình) được khởi tạo hoặc dạng tĩnh (ngay khi quá trình được nạp vào bộ nhớ trong) hoặc động (khi cần swap out mới tạo file). Việc swap out và swap in đối với quá trình ảnh hưởng đến thời gian thực hiện quá trình và liên quan đến tốc độ vào ra với bộ nhớ ngoài. 2.4. Các phương thức phân phối vùng nhớ (first fit, best fit, worst fit) Tập hợp các lỗ trống được tìm thấy để xác định lỗ nào là tốt nhất để cấp phát. Các chiến lược first-fit, best-fit, worst-fit là những chiến lược phổ biến nhất được dùng để chọn một lỗ trống từ tập hợp các lỗ trống. •First-fit: cấp phát lỗ trống đầu tiên đủ lớn. Tìm kiếm có thể bắt đầu tại đầu tập hợp các lỗ trống hay tại điểm kết thúc của tìm kiếm first-fit trước đó. Chúng ta dừng tìm kiếm ngay khi chúng ta tìm thấy một lỗ trống đủ lớn. •Best-fit: cấp phát lỗ trống nhỏ nhất đủ lớn. Chúng ta phải tìm toàn bộ danh 56 sách, trừ khi danh sách được xếp thứ tự theo kích thước. Chiến lược này tạo ra lỗ trống nhỏ nhất còn thừa lại. •Worst-fit: cấp phát lỗ trống lớn nhất. Chúng ta phải tìm toàn danh sách trừ khi nó được xếp theo thứ tự kích thước. Chiến lược này tạo ra lỗ trống còn lại lớn nhất mà có thể có ích hơn lỗ trống nhỏ từ tiếp cận best-fit. Các mô phỏng hiển thị rằng cả first-fit và best-fit là tốt hơn worst-fit về việc giảm thời gian và sử dụng lưu trữ. Giữa first-fit và best-fit không thể xác định rõ chiến lược nào tốt hơn về sử dụng lưu trữ, nhưng first-fit có tốc độ nhanh hơn. Tuy nhiên, các giải thuật này gặp phải vấn đề phân mãnh ngoài (external fragmentation). Khi các quá trình được nạp và được xoá khỏi bộ nhớ, không gian bộ nhớ trống bị phân rã thành những mãnh nhỏ. Phân mãnh ngoài tồn tại khi tổng không gian bộ nhớ đủ để thoả mãn một yêu cầu, nhưng nó không liên tục; vùng lưu trữ bị phân mãnh thành một số lượng lớn các lỗ nhỏ. Vấn đề phân mãnh này có thể rất lớn. Trong trường hợp xấu nhất, chúng có thể có một khối bộ nhớ trống nằm giữa mỗi hai quá trình. Nếu tất cả bộ nhớ này nằm trong một khối trống lớn, chúng ta có thể chạy nhiều quá trình hơn. 3. Điều khiển bộ nhớ gián đoạn Mục tiêu: nắm được phương thức tối ưu hóa việc phân phối bộ nhớ, tránh lãng phí và chia sẻ tài nguyên bộ nhớ 3.1. Tổ chức gián đoạn Như đã biết, với hệ điều hành hoạt động theo chế độ đa người dùng, tại cùng một thời điểm có nhiều người cùng làm việc với máy: tồn tại nhiều chương trình đang có mặt trong bộ nhớ trong để làm việc và nói chung thì số chương trình này không giảm đi như đã xét theo chế độ mẻ. Vì bộ nhớ trong là rất hạn chế, có nhiều người dùng (do vậy có nhiều chương trình người dùng đang ở trong bộ nhớ trong) và chương trình người dùng có độ dài không thể giới hạn trước và vì vậy, không phải toàn bộ chương trình người dùng nào cũng phải trong bộ nhớ trong: một bộ phận nằm ở bộ nhớ trong và bộ phận còn lại nằm ở bộ nhớ ngoài. Để liên kết các bộ phận nói trên, không thể sử dụng địa chỉ tương đối như chế độ overlay trong phân phối liên tục mà các bộ phận này phải thống nhất với nhau về hệ thống địa chỉ, các lệnh quy chiếu đến các địa chỉ thống nhất đó. Như vậy, với một chương trình người dùng, các địa chỉ thuộc vào không gian địa chỉ thực và không gian địa chỉ ảo. Bộ nhớ trong được địa chỉ hóa (bằng số, bắt đầu là địa chỉ 0) và CPU trực tiếp thao tác lấy và ghi bộ nhớ đối với những địa chỉ thuộc bộ nhớ trong một tập hợp nào đó; tập hợp các địa chỉ nói trên được gọi là không gian địa 57 chỉ thực. Lực lượng của không gian địa chỉ thực luôn được xác định trước và gắn với máy. Trong chương trình (không phải viết trên ngôn ngữ máy), người lập trình hướng đến bộ nhớ qua tập hợp các tên logic, cho phép các tên logic là kí hiệu chứ không hoàn toàn là số địa chỉ thực. Một cách tổng quát, địa chỉ được biểu thị bằng tên, các tên nói trên tạo ra một không gian tên. Một chương trình được viết như một thể thống nhất có mối liên hệ giữa các tên nói trên. Tập hợp các tên sử dụng chưa được xác định trước. Tập hợp các tên- địa chỉ có lực lượng vượt quá địa chỉ có thực trong bộ nhớ. Với nhiều người dùng, một “tên” không phải gắn với một “định vị cố định” nào cả. Mặt khác, việc dùng tên của các người lập trình khác nhau là độc lập nhau, vì thế hệ thống cho phép không gian tên được phép dùng là “vô hạn”. Hệ thống chương trình cần phải định vị được “bộ nhớ” đối với mỗi tên trong chương trình: cần ánh xạ không gian tên vào địa chỉ vật lý và trong ánh xạ đó nảy sinh khái niệm không gian địa chỉ ảo. Ánh xạ từ không gian tên tới bộ nhớ vật lý được chia làm hai bước (hình3.9). Bước 1: do chương trình dịch đảm nhận. Việc xác định địa chỉ ảo không phải do chương trình người dùng hoặc hệ thống phần cứng mà do chương trình dịch trong hệ thống: địa chỉ ảo có thể là ký hiệu, số hoặc chỉ dẫn số. Tập hợp các địa chỉ ảo (do chương trình dịch trong hệ thống thiết lập) được gọi là không gian địa chỉ ảo (ngắn gọn là không gian địa chỉ). Bước 2: do hệ điều hành (cụ thể là điều khiển bộ nhớ) ánh xạ địa chỉ ảo vào bộ nhớ vật lý. Tại giai đoạn này xảy ra quá trình tải bộ phận của chương trình vào bộ nhớ trong tại một vùng nhớ còn rỗi. Chương trình được tải trong bộ nhớ trong theo tập hợp các vùng nhớ rời rạc nhau đang dành cho nó. Trong việc kiến thiết tên nảy sinh các trường hợp: Đồng nhất không gian địa chỉ với bộ nhớ vật lý: ánh xạ chỉ cần chương trình hệ thống khi sinh mã máy chương trình, hệ điều hành chỉ đảm bảo phân phối liên tục cố định bộ nhớ. Assembler với tải và sử dụng trực tiếp là ví dụ cho trường hợp này. Không gian tên Do chương trình dịch Không gian địa chỉ ảo Do điều phối bộ nhớ Tên logic Địa chỉ ảo Ô nhớ thực 58 Bộ nhớ vật lý Hình 3.4. Ánh xạ bộ nhớ ảo Đồng nhất không gian địa chỉ với không gian tên: đảm bảo bằng hệ điều hành khi sử dụng bảng ký hiệu và hướng dẫn. Một ví dụ cho trường hợp này là trình thông dịch của APL trên IBM 370. Bộ dịch sinh ra các địa chỉ tương đối, về bản chất được coi là địa chỉ ảo và sau đó hướng chương trình tới một đoạn nhớ liên tục. Sau khi tải, địa chỉ ảo bị xóa bỏ và truy cập trực tiếp tới địa chỉ thực. Biện pháp giải quyết mềm dẻo nhất là bộ dịch xem xét địa chỉ ảo như là các địa chỉ tương đối và thông tin về địa chỉ đầu: còn hệ điều hành thực hiện ánh xạ thứ hai không phải qua một bước mà là qua một số bước: thuật ngữ bộ nhớ ảo liên quan đến hệ thống bảo quản không gian địa chỉ ảo hiện tại của hệ thống. Một địa chỉ ảo không phải luôn luôn hướng tới một địa chỉ bộ nhớ trong duy nhất. Biện pháp này thể hiện trong điều khiển theo segment và theo trang như được trình bày dưới đây. Nói chung, sử dụng bộ nhớ ảo đòi hỏi phải có cơ chế định vị lại địa chỉ (bước 2 nêu trên) mỗi khi tải lại chương trình và điều đó là hoàn toàn khác với phân phối liên tục. Ở chế độ phân phối bộ nhớ rời rạc, không diễn ra việc thay lại địa chỉ trong nội dung chương trình hay thay nội dung chương trình (không cho phép chương trình tự biến đổi mình). 3.2. Phân đoạn a. Khái niệm segment Người sử dụng không nhất thiết quan niệm không gian tên là liên tục, mà họ có thể quan niệm chương trình là một tập hợp các phần lôgic (được gọi là segment) mỗi từ chúng hoặc là miền dữ liệu, thủ tục hay một bộ thủ tục (như vậy, khái niệm segment liên quan đến bộ phận của chương trình mà không là bộ nhớ). Người dùng hướng tới ô nhớ thông qua tên (thực tế sau khi dịch là số hiệu của segment và gia số tương đối so với đầu segment). Cho phép khả năng độ dài segment biến động trong thời gian sử dụng. Việc định ra các segment do người lập trình phải làm. Địa chỉ nội tại trong segment là liên tục, một số segment của một chương trình người dùng không phải tạo thành một vùng liên tục trong bộ nhớ trong; hơn nữa, không phải mọi segment của một chương trình đều nằm trong bộ nhớ trong. Nguyên lý cơ bản của điều khiển bộ nhớ rời rạc theo segment là ở chỗ: ánh xạ bộ nhớ thực hiện việc chuyển dịch từ ô bộ nhớ ảo vào ô nhớ vật lý mỗi khi hướng tới bộ nhớ (định vị bộ nhớ cho segment). Nếu tất cả segment một chương trình đều đang nằm ở bộ nhớ trong thì việc phân phối segment giống như các đoạn động, ánh xạ thực hiện được nhờ chỉ các thanh ghi chỉ dẫn, liên kết với mỗi đoạn có hướng đến địa chỉ. Nếu có chỉ 1 thanh ghi thì giống như MVT. Thực sự tồn tại kiểu máy tính với nhiều 59 thanh ghi cho định vị segment (Univac có hai: một cho lệnh, một cho dữ liệu). Tổng quát hơn là các segment nằm cả ở bộ nhớ ngoài, nằm cả ở bộ nhớ trong. Chính hệ điều hành đảm bảo thực hiện việc phủ không tường minh độc lập với việc người lập trình có chỉ ra cấu trúc của việc phủ hay không. Hình 3.5 cho ví dụ về segment không gian bộ nhớ ảo của các chương trình và việc tải chúng trong bộ nhớ trong. Trong hình vẽ 3.10, cho biết chương trình A (người dùng A) bao gồm 3 segment A0, A1, A2; chương trình B (người dùng B) bao gồm 2 segment B0 và B1; chương trình C (người dùng C) bao gồm 2 segment C0 và C1, A0 A1 A2 B0 B1 C0 C1 Chương trình A Chương trình B Chương trình C V0 V1 V2 V3 V4 V5 V6 Hình 3.5. các segment không gian bộ nhớ ảo của các chương trình Trong bộ nhớ ảo các chương trình này được phân phối bộ nhớ ảo liên tục, mỗi chương trình nằm trên một vùng liên tục. Hệ thống cũng quan niệm rằng, trong không gian bộ nhớ ảo, tập hợp các segment của mọi chương trình người dùng xếp trên đó được đánh thứ tự theo trình tự xuất hiện (trên hình vẽ, chúng có tên là V0, V1, V2,..). Quản lý toàn bộ bộ nhớ ảo thông qua việc quản lý các segment ảo nói trên. Hình 3.6 cho biết hình ảnh của bộ nhớ trong quá trình máy tính hoạt động: các segment của các chương trình người dùng được nạp vào bộ nhớ trong theo yêu cầu. Chú ý là các segment của một chương trình có thể đặt ở mọi vị trí rỗi cho phép và các segment của cùng một chương trình nằm ở các vùng nhớ rời rạc nhau (hai segment B0 và B1 của chương trình B). A1 B0 C1 B1 Hình 3.6 Các segment trong bộ nhớ thực của các chương trình b.Điều khiển bộ nhớ theo segment Bảng segment: Toàn bộ không gian bộ nhớ ảo được thể hiện trong một bảng segment tổng thể. Mỗi phần tử trong bảng này tương ứng với một segment trong một chương trình người dùng nào đó. Bảng segment được dùng để thực hiện được việc định vị cho segment. Từ bảng segment tổng thể có thể biết được hình ảnh của toàn bộ không gian bộ nhớ ảo. 60 Đối với mỗi chương trình của người dùng tương ứng có một bảng segment người dùng để định vị việc phân phối bộ nhớ thực cho chương trình người dùng mỗi khi nảy sinh sự hướng tới. Như hình vẽ phía trên, mỗi bảng segment người dùng thực chất chỉ là một vùng con liên tục của bảng segment tổng thể. 0 Bảng segment tổng thể Bảng segment của chương trình B Bảng 3.7 Các bảng segment Tồn tại thanh ghi bảng segment để chỉ đầu của bảng segment cho chương trình hiện tại. Chỉ dẫn bộ nhớ có dạng (s, d) trong đó: s là số hiệu segment, còn d là gia số. Khi bổ sung s tới thanh ghi bảng segment, hệ điều hành xác định được vị trí vật lý, vị trí phần tử bảng segment đối với segment cần hướng tới. Cấu trúc phần tử trong các bảng segment: bảng segment tổng thể (hay cũng vậy bảng segment của chương trình người dùng) bao gồm một số bản ghi cùng kiểu, mỗi bản ghi có ba trường: 0 1 4400 1000 0 1 5400 1000 1 400 4000 0 1 6400 1000 1 5400 1000 1 400 4000 0 1 0 3 5 61 Trường đầu tiên là dấu hiệu segment: nhận giá trị 0 hay 1 tùy thuộc vào hiện tại segment có mặt ở trong bộ nhớ trong hay không: 0 hiện không có mặt trong bộ nhớ trong, 1 là hiện đang có mặt. Nếu nó đang ở bộ nhớ trong thì nội dung hai trường sau mới có ý nghĩa. Trường thứ hai chứa địa chỉ của vùng định vị segment đó; trường thứ ba chứa độ dài hiện tại của segment. Cộng nội dung trường thứ hai với gia cố d nêu trên sẽ cho địa chỉ cần hướng tới. Việc ánh xạ hai bước được cho như trình bày ở hình 3.13. Giải thích: với chương trình hiện tại, thanh ghi bảng segment có giá trị 3 có nghĩa là chương trình này đòi hỏi các segment từ 3 trở di. Khi xuất hiện việc hướng tới địa chỉ (1, 03026), cho phép định vị địa chỉ thực sự của đối tượng đang quan tâm. Phép cộng đầu tiên 3 với 1 cho số hiệu segment thực sự (là 4) trong hệ thống phân segment hiện có (trong bảng segment tổng thể). Khi tra tới bản ghi có số hiệu nói trên thấy nội dung 1 400 4000 có nghĩa là: segment đang ở bộ nhớ trong, độ dài segment là 4000 và địa chỉ đầu là 400. Một phép cộng thứ 2 là 400+3026 cho địa chỉ thực hiện cần hướng tới là 3426. (vẽ hình) Hình 3.8. Ví dụ hướng địa chỉ ảo Trong ví dụ trên có thể đưa ra một số nhận xét sơ bộ sau: Hệ thống chỉ cần quản lý bảng segment tổng thể mà mỗi chương trình chiếm một vùng con liên tục trong bảng tổng thể đó. Bảng segment chương 3 1 5400 1000 4 1 400 5000 3 + 1 03026 + 3426 62 trình người dùng được tính đến về mặt hình thức mà thực sự là hệ thống không quan tâm đến. Tuy nhiên hệ thống cần quản lý các vị trí đặt segment đầu tiên của chương trình người dùng trong bảng tổng thể: sử dụng thanh ghi chỉ số segment của chương trình người dùng. Việc tham chiếu tới một địa chỉ liên quan tới hai phép cộng như trên. Địa chỉ cần hướng tới (segment cần hướng tới) đang có mặt tại bộ nhớ trong. Trường hợp segment không tìm thấy trong bộ nhớ (còn gọi là thiếu vắng segment) được giải quyết nhờ cách thức sinh ra một ngắt để gọi một chương trình đặt segment (là chương trình phân phối bộ nhớ). Chức năng của chương trình đặt segment: 1.Đưa một số segment ra bộ nhớ ngoài để giải phóng bộ nhớ (khi cần thiết). 2.Chuyển dịch CPU sang phục vụ chương trình khác vì chương trình này đang trong trạng thái chờ đợi. 3.Khi đọc segment vào bộ nhớ trong thì đồng thời thực hiện việc biến đổi phần tử của bảng segment: đầu segment và dấu hiệu bộ nhớ trong. Tồn tại những phương pháp xác định có phải “gỡ” segment nào đó ra ngoài và chất lượng các segment nào. c. Ưu điểm của segment Đảm bảo việc tải các segment (của nhiều chương trình) vào bộ nhớ trong không cần sự can thiệp của người dùng. Khi liên kết, chương trình LINK có thể không thiết lập cấu trúc với việc phủ và để cài đặt không cần chương trình tải hay supervisor phủ. Có hai chiển lược xây dựng cấu trúc chương trình cấu trúc tĩnh và cấu trúc động. Cấu trúc tĩnh dùng trong trường hợp người lập trình mong muốn trong thời gian link các môdun đưa ra các segment cần đồng thời tìm thấy ở bộ nhớ trong. Cấu trúc tĩnh có điểm bất lợi do người lập trình không phòng ngừa hết các khả năng gọi lẫn nhau giữa segment. Mặt khác, có thể động chạm tới sử dụng đệ quy môdun. Không những thế, cấu trúc tĩnh gặp trở ngại khi có sự phụ thuộc tương đối của chương trình vào dữ liệu. Như vậy cần có giải pháp cấu trúc động cho phép hình thức hóa liên kết các segment theo dạng địa chỉ ảo. Cho phép hiệu đính được liên kết. Khi hướng tới một segment, tên của nó được sử dụng ngay trong thời gian sử dụng: không phải ánh xạ mọi địa chỉ các segment khác nhau tới không gian địa chỉ thực. Bộ nhớ được sử dụng khá hiệu quả. 3.3. Phân trang a.Điều khiển trang Tổ chức trang là trường hợp đặc biệt của segment. Tổ chức trang đơn giản hơn tổ chức segment: trang là các đơn vị nhớ đồng nhất cỡ. Không gian bộ nhớ ảo được chia thành các trang cùng cỡ, được đánh số để xác định. Địa chỉ trong chương trình trong điều khiển 63 trang có dạng (p, i) với p là số hiệu của trang còn i là gia số so với đầu trang. Cỡ của trang là lũy thừa của 2. Địa chỉ ảo là một số: các bit già cho trang, các bit thấp là gia số. Không gian địa chỉ thực cũng được phân theo trang (trang vật lý cùng cỡ với trang ảo) với số hiệu trang f. Ánh xạ từ p vào f do chương trình điều khiển bộ nhớ đảm nhận. Có một sự phân biệt giữa tổ chức trang với tổ chức segment: việc phân chia segment do người dùng đảm nhận còn việc phân chương trình ra thành các trang lại do chương trình dịch đảm nhận: trang tương ứng như cấu trúc lệnh hoặc dữ liệu. Khác với phân phối không gian bộ nhớ ảo cho segment, việc phân chia bộ nhớ ảo theo trang là không “tiết kiệm”, mỗi chương trình người dùng chiếm một số nguyên các trang. A0 A1 A2 A3 B0 B1 B2 C0 C1 Chương trình A chương trình B chương trình C Không gian bộ nhớ ảo A1 C0 B0 A3 Các trang trong bộ nhớ vật lý Hình 3.9. Các chương trình trong không gian bộ nhớ ảo và đặt trang Hiện nhiên số lượng các trang vật lý là tùy thuộc vào dung tích bộ nhớ trong và cỡ của trang trong khi đó số lượng trang ảo là không hạn chế. Trang ảo nằm ở bộ nhớ trong hoặc trên đĩa từ. Trên đĩa từ, chúng cần phải ghi nhận trên những vùng bộ nhớ liên tục song với BNT không đòi hỏi. Cũng như segment, các trang của một chương trình không đòi hỏi một vùng nhớ liên tục. Ví dụ xem hình 3.9. Phổ biến hệ thống sử dụng tổ chức trang dùng bộ nhớ ngoài, tuy vậy cũng có hệ thống sử dụng bộ nhớ trong. b.Cài đặt Chú ý trường hợp sử dụng bộ nhớ ngoài. Để tương ứng giữa trang ảo và trang vật lý sử dụng bảng trang, mỗi phần tử gồm có hai trường: dấu hiệu và chỉ số trang vật lý (nếu ở bộ nhớ trong). Thanh ghi trang, chứa địa 64 chỉ bảng trang của chương trình hiện tại. Tương tự như segment, có chương trình đặt trang, một thành phần của phân phối bộ nhớ. Chương trình đặt trang có chức năng Tìm vị trí đặt trang (có sự thay đổi nội dung phần tử tương ứng trong bảng trang). Chuyển CPU cho chương trình khác, chương trình này về trạng thái chờ đợi. Quá trình tính toán địa chỉ (p, i) được biểu thị bằng một số sau khi được tách có (71,638) và thanh ghi trang chương trình hiện tại là 550. Tương tự như đã làm ở segment, trang cần tìm kiếm có chỉ số 621 (550+71). Trong bảng trang tổng quát, phần tử 621 có giá trị (1,24) biểu thị rằng trang nói trên đang đặt trong bộ nhớ trong tại trang vật lý 24. Giả sử độ dài của trang là 1000 vậy địa chỉ đầu trang 24 sẽ là 24000 và địa chỉ cần truy nhập sẽ là 24638 (24000+638). Chiến lược đặt trang Chiến lược đặt trang định hướng tới việc làm tối thiểu sự vắng trang trong bộ nhớ trong. Chiến lược đầu tiên là tải các trang trước khi sử dụng sẽ loại trừ được việc vắng trang. Đơn giản nhất là không sử dụng bộ nhớ ngoài như là sự mở rộng bộ nhớ trong nữa. Có những hệ thống sử dụng hình thức này. Mặt khác, trong chế độ đa chương trình cần đảm bảo điều kiện: không bắt buộc chương trình này phải đợi sự hoàn thiện của chương trình khác. Chiến lược thứ hai cho phép không phải toàn bộ trang bộ nhớ trong: người dùng sử dụng bộ nhớ ảo mà dung tích vượt quá bộ nhớ trong hoặc hệ thống đảm bảo đa chương trình với số lượng lớn công việc. Nguyên lý đặt trước (tương tự như buffer theo khẳng định: nghiên cứu từ những năm 1960) dựa trên trình bày liên kết trong chương trình. Nguyên lý đặt trang theo đòi hỏi chỉ đặt khi trang được thực tế hướng đến (buffer theo đòi hỏi: theo những năm 1970). a. Chiến lược giải phóng trang Tồn tại một số chiến lược chọn trang để giải phóng. Tương ứng với đặt trang theo đòi hỏi thì cần tối thiểu đặt/giải phóng trang cũng định hướng tới việc tối thiểu tình trạng thiếu vắng trang, hay cũng vậy, tối thiểu sự trao đổi ngoài/trong. Trong vấn đề giải phóng trang có thể chọn: - Cơ chế FIFO (First In First Out): Trang nào được đưa vào bộ nhớ trong sớm nhất sẽ được giải phóng để nhường chỗ cho việc nạp một trang mới vào. Để giải thích xét một ví dụ về lời gọi hướng tới các trang như dưới đây: 144 A1 144 263 144 168 144 A1 179 A1 A2 263 Trong trường hợp này, các trang được hướng địa chỉ theo thứ tự từ trái sang phải và đáp ứng sự hướng đến này, có các trang không nạp vào do đã 65 được nạp sẵn (các ô bị bôi sẫm màu). Dòng tương ứng dưới đây cho biết tình trạng các trang bị giải phóng khỏi bộ nhớ khi cần phải nạp trang mới vào. Ví dụ, tại thời điểm cần nạp trang 168, trong bộ nhớ đã có các trang 144, A1, 263 trong đó 144 là trang nạp vào đầu tiên nên bị giải phóng ra khỏi bộ nhớ trong. Việc loại bỏ các trang A1, 263tiếp theo là hoàn toàn tương tự. 144 A1 263 168 144 A1 - Cơ chế LRU (least-recent-used): Định hướng tới việc làm tối thiểu số lần loại bỏ và nạp trang, cơ chế FIFO cần phải cải tiến để nhận được các cơ chế có hiệu quả hơn và một trong các cơ chế như thế là cơ chế LRU. Cơ chế LRU sử dụng một stack để kiểm tra xem trang thực sự đang nằm trong bộ nhớ trong mà thời gian chưa có sự hướng địa chỉ tới là dài nhất. Xét trường hợp tương tự như ở ví dụ trước, khi cần nạp trang 168 vào bộ nhớ trong, tuy trang 144 được nạp vào sớm nhất nhưng sau đó đã có 2 sự hướng địa chỉ tới. Trong khi đó, trang A1 đang tồn tại ở bộ nhớ trong mà có thời gian lâu nhất chưa có sự hướng tới nên thuật toán LRU sẽ chọn giải phóng A1 thay vì cho giải phóng 144. A1 263 168 144 A1 Có thể nêu sơ lược về tư tưởng của LRU là chọn các trang ít thường xuyên hướng tới nhất để loại và hy vọng là đã giữ lại bộ nhớ trong những trang thường xuyên hơn thì như vậy việc trao đổi trong/ngoài là ít nhất có thể được. Có thể thấy nói chung LRU tốt hơn FIFO, chẳng hạn ở ví dụ cụ thể trên, FIFO mất 6 lần loại trang, còn LRU chỉ mất có 5 lần. Cơ chế LFU (least frequently used) Định hướng theo thời đoạn ngắn hay dài. Tương tự như LRU song tính toán tần suất có sự hướng tới ít nhất trong một khoảng thời gian đủ lâu nào đó. Một số cơ chế cho điều khiển trang Bộ nhớ cho điều khiển trang: bộ nhớ lưu giữ bảng map (bảng đồ) trang tổng thể (không gian bộ nhớ ảo): giả sử trang ảo lên đến 16MB, với trường hợp mỗi trang có độ dài 4KB, thì phải dùng tới 4K phần tử; trong trường hợp mỗi trang có độ dài 256B thì phải dùng 64K phần tử Thanh ghi bảng trang cho quá trình hiện tại: thanh ghi bảng trang cho trong chương trình hiện tại. 3.4. Kết hợp phân đoạn và phân trang Điều khiển trang thuận tiện, dễ thể hiện, song mắc một nhược điểm là nếu độ dài của trang quá bé thì tăng trao đổi vào – ra, còn nếu độ dài của trang lớn có thể gây ra lãng phí cả về trao đổi và bộ nhớ. Điều khiển theo segment có tính linh hoạt hơn về độ dài các segment song do độ dài đa dạng cũng tạo ra phức tạp trong thực hiện việc điều phối bộ nhớ. 66 Giải pháp trộn (trang – segment) cố gắng phát huy ưu điểm từ trong các giải pháp nói trên. A0 A1 A2 A3 B0 B1 B2 C0 C1 Chương trình A chương trình B chương trình C Không gian bộ nhớ ảo (các segment –trang) A1 B0 C1 Các segment – trang trong bộ nhớ vật lý Hình 3.10. Phân phối trên bộ nhớ ảo và bộ nhớ thực trong chế độ segment – trang. Trong giải pháp trang- segment, gia cố d trong cặp (s, d) được thay thế bởi cặp (p, i) trong giải pháp trang. Địa chỉ ảo (s, d) được thay thế bởi bộ ba (s, p, i) trong đó mỗi segment sẽ bao gồm một số nguyên các trang: phần tử chỉ không những segment mà còn cả trang trong segment đó (độ dài segment tính theo trang mà không theo byte). Phần tử để tham chiếu trong trường hợp này không phải là segment mà là bảng segment: nó chỉ dẫn đến bảng này và độ dài hiện tại của segment tính theo trang. Một vài công việc có thể cùng sử dụng một segment. Có thể biểu diễn hướng tới bộ nhớ như dưới đây. 00200 00215 01800 00300 00300 00301 1 46 46000 46326 46999 00200 15 01 326 + + + 67 Hình 3.11. Ví dụ trong điều khiển bộ nhớ segment- trang Như hình vẽ 3.17, sự hướng tới bộ nhớ qua ba giai đoạn: Đầu tiên tới bảng segment: thanh ghi segment của chương trình cộng với chỉ số segment trong địa chỉ (15+200=215). Chỉ số trang trong địa chỉ với trang bắt đầu của segment 215 (00300+1=00301) Chỉ số trong nội tại trang: 46*1000+326=46326 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. So sánh sự khác biệt giữa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic 2. Giả sử bộ nhớ trong được chia thành các vùng nhớ có kích thước 600Kb, 500Kb, 200Kb, 300Kb, (theo thứ tự), cho biết các chương trình có kích thước 212Kb, 417Kb, 112Kb, 426Kb (theo thứ tự) sẽ được cấp phát bộ nhớ như thế nào nếu sử dụng phương pháp First –Fit và Best Fit. Phương pháp nào cho phép sử dụng bộ nhớ hiệu quả. 3. Trình bày điều khiển bộ nhớ vật lý theo chiến lược cận cố định.Cho ví dụ minh họa. 4. Trình bày điều khiển bộ nhớ vật lý theo chiến lược cận thay đổi.Cho ví dụ minh họa. 5. Trình bày điều khiển bộ nhớ logic theo cấu trúc Overlay.Cho ví dụ minh họa. 6. Trình bày điều khiển bộ nhớ theo kĩ thuật phân đoạn 7. Trình bày điều khiển bộ nhớ theo kĩ thuật phân trang HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1. Dựa vào khái niệm địa chỉ vật lý và địa chỉ logic để phân biệt 2. Sắp xếp các vùng nhớ rỗi theo thứ tự sau đó đưa các chương trình lần lượt vào bộ nhớ theo các phương pháp First Fit là chọn cái đầu tiên (chọn vùng nhớ đầu tiên đủ để chứa chương trình), Best Fit là chọn cái tốt nhất (chọn vùng nhớ đủ chứa chương trình nhưng có độ dư thừa là ít nhất). 3. Dựa vào phần điều khiển bộ nhớ chiến lược giới hạn tĩnh để trình bày và cho ví dụ. 68 4. Dựa vào phần điều khiển bộ nhớ chiến lược giới hạn động để trình bày và cho ví dụ. 5. Overlay là chương trình chia thành các modul nhỏ và một số modul sẽ dùng chung vùng nhớ. Vẽ cây chương trình . 6. Dựa vào phần điều khiển bộ nhớ theo phân đoạn ở giáo trình để trình bày tóm tắt kĩ thuật này. 7. Dựa vào phần điều khiển bộ nhớ theo phân trang ở giáo trình để trình bày tóm tắt kĩ thuật này. CHƯƠNG 4: ĐIỀU KHIỂN CPU, ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH Mã chương: MH10-04 - Nắm nguyên lý điều phối các quá trình được thực hiện trên CPU, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên CPU, các giải pháp lập lịch mà hệ điều hành thực hiện nhằm điều phối các quá trình được thực hiện trên CPU, - Hiểu được các nguyên nhân gây bế tắc của hệ thống và cách phòng ngừa,xử lý bế tắc. 1. Các khái niệm cơ bản Mục tiêu: nắm được khái niệm quá trình, quan hệ giữa các quá trình. 1.1.Khái niệm quá trình Công việc không thể được tiến hành nếu nó không được bộ xử lý tiếp nhận và thực hiện: bộ xử lý là một tài nguyên của hệ thống được sử dụng để hoàn thành công việc. Có thể coi chương trình cần thực hiện như một quá trình (các hệ điều hành khác nhau có thể sử dụng các thuật ngữ khác nhau Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: 69 cùng nghĩa với thuật ngữ quá trình, mà phổ biến hơn cả là các thuật ngữ tiến trình, bài toán): quá trình là đối tượng được tiếp nhận bởi bộ xử lý (D.L. Parnas, 1974). Cần phân biệt khái niệm quá trình với khái niệm chương trình: quá trình là một lần thực hiện một chương trình nào đó kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Ví dụ, cùng một lúc trong chế độ đa người dùng, có ba người dùng đều gọi chương trình dịch ngôn ngữ C: hệ thống chỉ có 1 chương trình C, trong khi đó tại thời điểm đang xét có 3 quá trình đang tồn tại và đang được điều phối CPU. Việc điều phối CPU xảy ra chỉ trong chế độ đa chương trình. Trong một số hệ thống máy tính, người ta còn phân biệt trạng thái của CPU: trạng thái bài toán (trạng thái người dùng) hay trạng thái SUPERVISOR (trạng thái kiểm tác) mà điều cốt lõi là trong trạng thái bài toán, không cho phép thực hiện một số lệnh đặc biệt của CPU. Việc phân biệt trạng thái của CPU cho phép phân loại các quá trình theo mức độ thâm nhập hệ thống và như vậy vấn đề an toàn và bảo vệ hệ thống được thuận lợi hơn. Chương trình người dùng chỉ thâm nhập sâu hệ thống chỉ thông qua các chương trình của hệ điều hành. Tương tự như trong điều phối bộ nhớ người ta quan tâm đến khái niệm bộ nhớ ảo, trong đó đã mở rộng không gian bộ nhớ trong thành không gian bộ nhớ ảo: các chương trình “đang cập nhật” địa chỉ trên một miền bộ nhớ mở rộng và có sự chuyển đổi từ bộ nhớ mở rộng tới bộ nhớ trong để thực hiện; quan niệm không gian bộ nhớ ảo là đáp ứng cho mọi người sử dụng máy. Chế độ đa chương trình, người sử dụng quan niệm rằng các chương trình “ đang được thực hiện” song thực tế CPU của máy tại mỗi thời điểm chỉ phục vụ một chương trình và như vậy ta chỉ có 1 bộ xử lý thực (cho chương trình đã nói); các chương trình đồng thời còn lại “hiện đang” sử dụng CPU “ảo”. Tốc độ làm việc của CPU ảo là “nhỏ hơn” tốc độ làm việc của CPU thực sự. Nếu quan niệm như trên, mỗi quá trình được coi là chiếm giữ CPU suốt trong quá trình thực hiện của mình, do vậy, cần có sự phân biệt khi nào chiếm giữ CPU thực sự và khi nào chiếm giữ CPU ảo. 1.2. Quan hệ giữa các quá trình Các quá trình đồng hành thực thi trong hệ điều hành có thể là những quá trình độc lập hay những quá trình hợp tác. Một quá trình là độc lập (independent) nếu nó không thể ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng bởi các quá trình khác thực thi trong hệ thống. Rõ ràng, bất kỳ một quá trình không chia sẻ bất cứ dữ liệu (tạm thời hay cố định) với quá trình khác là độc lập. Ngược lại, một quá trình là hợp tác (cooperating) nếu nó có thể ảnh hưởng hay bị ảnh hưởng bởi các quá trình khác trong hệ thống. Hay nói cách 70 khác, bất cứ quá trình chia sẻ dữ liệu với quá trình khác là quá trình hợp tác. Chúng ta có thể cung cấp một môi trường cho phép hợp tác quá trình với nhiều lý do: • Chia sẻ thông tin: vì nhiều người dùng có thể quan tâm cùng phần thông tin (thí dụ, tập tin chia sẻ), chúng phải cung cấp một môi trường cho phép truy xuất đồng hành tới những loại tài nguyên này. • Gia tăng tốc độ tính toán: nếu chúng ta muốn một tác vụ chạy nhanh hơn, chúng ta phải chia nó thành những tác vụ nhỏ hơn, mỗi tác vụ sẽ thực thi song song với các tác vụ khác. Việc tăng tốc như thế có thể đạt được chỉ nếu máy tính có nhiều thành phần đa xử lý (như các CPU hay các kênh I/O). • Tính module hóa: chúng ta muốn xây dựng hệ thống trong một kiểu mẫu dạng module, chia các chức năng hệ thống thành những quá trình hay luồng như đã thảo luận ở chương trước. • Tính tiện dụng: Thậm chí một người dùng đơn có thể có nhiều tác vụ thực hiện tại cùng thời điểm. Thí dụ, một người dùng có thể đang soạn thảo, in, và biên dịch cùng một lúc. 2. Trạng thái của quá trình Mục tiêu : Nắm được từng trạng thái của quá trình. Hiểu được sơ đồ không gian trạng thái 2.1.Sơ đồ không gian trạng thái (SNAIL) 71 Hình 4.1. Sơ đồ không gian trạng thái SNAIL Tại thời điểm bắt đầu của một bộ xử lý, ít nhất 1 quá trình có thể thực hiện lệnh của mình (nó đang được phân phối CPU). Quá trình này nằm trong trạng thái sử dụng (hay trong trạng thái thực hiện-running), nó đang chiếm hữu CPU thực. Quá trình để có thể đi tới được trạng thái sử dụng chỉ khi nó đang ở trạng thái chuẩn bị (chuẩn bị được sử dụng, còn gọi là trạng thái sẵn sàng-ready). Các quá trình ở trạng thái chuẩn bị được coi là đã được cung cấp đầy đủ các nhu cầu khác: về bộ nhớ và các tài nguyên khác để có thể thực hiện được và nó chỉ chờ đợi một tài nguyên duy nhất đó là CPU. Khi quá trình trong trạng thái sử dụng đòi hỏi tài nguyên khác CPU, nó rơi vào trạng thái chờ đợi (còn được gọi là trạng thái kết khối) vì đang được kết khối (chờ đợi tài nguyên); nó chưa thể rơi vào trạng thái chuẩn bị vì tài nguyên cần 72 thiết chưa có. Sự thiếu vắng như thế có thể kể đến: vắng segment hay trang, thao tác vào/ra, quá trình được phát sinh bao gồm cả nhận tín hiệu terminal khi truyền tin. 2.2. Một số khối điều khiển quá trình Để chuyển trạng thái của một quá trình, hệ thống cần quản lý một số thông tin về nó: mô tả quá trình. Mô tả quá trình đối với các trạng thái khác nhau sẽ theo các phương pháp khác nhau. Thông thường người ta sử dụng dòng xếp hàng cho các mô tả đó, gọi tên là hàng đợi dù trong trường hợp chung không hoạt động theo đúng nguyên tắc của dòng xếp hàng (FIFO). Trong một số hệ điều hành, đối với mỗi quá trình có khối điều khiển quá trình (Process control Block-viết tắt PCB) còn đối với một số hệ điều hành khác, khối tương ứng được gọi là khối điều khiển bài toán (Task Control Block-TCB) gắn với quá trình đó, là phần tử của dòng xếp hàng nói trên. Nội dung của PCB (hay TCB) gồm toàn bộ hay bộ phận các thông tin được nêu dưới đây: -Tên chỉ số quá trình; -Độ ưu tiên của quá trình; -Trạng thái của quá trình: chờ đợi (kết khối), sẵn sàng (chuẩn bị) hay sử dụng (thực hiện); -Thông tin thời gian; -Trạng thái phần cứng (các thanh ghi và cờ) -Thông tin lập lịch và tình trạng sử dụng (ví dụ thời gian dự kiến quá trình thực hiện v.v); -Thông tin quản lý bộ nhớ (thanh ghi, bảng .v..v) -Tình trạng vào – ra (thiết bị, thao tác.v.v) -Thông tin quản lý File; -Thông tin thống kê (chẳng hạn thời gian quá trình đã thực hiện trong bộ nhớ trong) Các PCB (TCB) của các quá trình tồn tại trong máy tính liên kết trong một hay một số dòng xếp hàng để điều phối CPU sử dụng để chọn quá trình nào để phân phối CPU. Chức năng của điều khiển CPU (điều phối CPU cho các quá trình): -Phân phối và phân phối lại bộ xử lý thực; -Tách ra bộ xử lý ảo (không có phân phối lại). Chức năng của điều phối chính: một thành phần cơ bản của điều phối quá trình có tên là điều phối chính. Chức năng của điều phối chính là lên phương án (chọn công việc). Với mỗi công việc được chọn, điều phối chính sẽ tạo ra một quá trình được gói và đưa nó vào trạng thái chuẩn bị. Điều phối chính cũng thực hiện chức năng liên quan đến hoàn thiện quá trình (xem hình trên: giai đoạn từ dòng xếp hàng vào đi tới trạng thái 73 chuẩn bị (được gọi là giai đoạn phát sinh khởi tạo quá trình) và giai đoạn từ trạng thái sử dụng đi ra dòng xếp hàng ra (được gọi là giai đoạn kết thúc – hoàn thiện) do điều phối chính đảm nhận). Như vậy, chức năng của điều phối chính: điều phối chính đảm bảo việc điều phối quá trình ở mức độ chung nhất còn chuyển trạng thái của một quá trình do một chương trình có tên là điều phối là supervisor hay monitor. Người ta cũng sử dụng một số thuật ngữ khác. -Nếu sử dụng khởi tạo thì kết thúc sẽ giải phóng bộ xử lý ảo -Điều phối chính mức trên cho việc giải phóng bộ xử lý ảo thì điều phối mức dưới cho giải phóng bộ xử lý thực. Một đặc điểm phân biệt hai điều phối: với mọi công việc, điều phối chính chỉ thực hiện một lần trong khi đó điều phối có thể thực hiện nhiều lần. 3. Điều phối quá trình Mục tiêu : Nắm nguyên lý điều phối các quá trình được thực hiện trên CPU, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên CPU. 3.1. Nguyên tắc chung Điều phối chọn trong quá trình đang có mặt trong hàng đợi, ở trạng thái sẵn sàng và có độ ưu tiên cao nhất. Tồn tại rất nhiều quan điểm liên quan đến việc xác định độ ưu tiên, chẳng hạn: thời điểm tạo ra quá trình, thời điểm xuất hiện công việc, thời gian phục vụ, thời gian đã dành cho phục vụ, thời gian trung bình quá trình chưa được phục vụ v.v Các yếu tố này được tính toán, đánh giá theo các phương pháp khác nhau và do đó tồn tại nhiều nguyên tắc điều phối khác nhau. Tiêu chuẩn chọn một cách thức điều phối CPU là: cần chú ý tới việc nó ảnh hưởng như thế nào tới thời gian chờ đợi xử lý, tức là thời gian chi phí của quá trình đó trong trạng thái chuẩn bị tới trạng thái sử dụng. Đối với người dùng, các kiểu chờ đợi sau đây của quá trình trong hệ thống là không phân biệt: -Thời gian trong trạng thái chuẩn bị; -Thời gian trong trạng thái kết khối; -Thời gian quá trình trong đầu vào chờ đợi tài nguyên. Như đã nói, có nhiều nguyên lý để điều phối; ở đây chỉ xem xét những nguyên lý chung và phổ biến nhất cũng như khảo sát những chiến lược để cài đặt các nguyên lý trên. 3.2. Các trình lập lịch (long term, short term) Định thời biểu dài (long-term scheduling) (hay định thời biểu công việc) là chọn các quá trình được phép cạnh tranh CPU. Thông thường, định thời biểu dài bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc xem xét cấp phát tài nguyên, đặc biệt quản lý bộ nhớ. 74 Định thời ngắn (short-term scheduling) là sự chọn lựa một quá trình từ các hàng đợi sẵn sàng. 4. Các thuật toán lập lịch Mục tiêu:Nắm được các giải pháp lập lịch mà hệ điều hành thực hiện nhằm điều phối các quá trình được thực hiện trên CPU. 4.1. First Come First Served (FCFS) Tiến trình nào có yêu cầu sử dụng CPU trước thì sẽ được thực hiện trước. Ưu điểm là thuật thoán đơn giản nhất Nhược điểm la hiệu quả thuật toán phụ thuộc vào thứ tự của các tiến trình trong hàng đợi. Hình 4.2 .hàng đợi FCFS Giả sử có 3 tiến trình P1 , P2 , P3 với thời gian thực hiện tương ứng là 24ms, 3ms, 6ms Giả sử ba tiến trình xếp hàng theo thứ tự P1, P2, P3 Thời gian chờ các tiến trình là: P1chờ 0ms, P2 chờ 24ms, P3 chờ 27ms Thời gian chờ trung bình: (0+24+27)/3=17ms Thời gian chờ trung bình không đạt cực tiểu, và biến đổi đáng kể đối với các giá trị về thời gian yêu cầu xử lý và thứ tự khác nhau của các tiến trình trong danh sách sẵn sàng. Có thể xảy ra hiện tượng tích lũy thời gian chờ, khi các tất cả các tiến trình (có thể có yêu cầu thời gian ngắn) phải chờ đợi một tiến trình có yêu cầu thời gian dài kết thúc xử lý. Giải thuật này đặc biệt không phù hợp với các hệ phân chia thời gian, trong các hệ này, cần cho phép mỗi tiến trình được cấp phát CPU đều đặn trong từng khoảng thời gian. 4.2. Shortest Job First (SJF) Nguyên tắc : Đây là một trường hợp đặc biệt của giải thuật điều phối với độ ưu tiên. Trong giải thuật này, độ ưu tiên p được gán cho mỗi tiến trình là nghịch đảo của thời gian xử lý t mà tiến trình yêu cầu : p = 1/t. Khi CPU 75 được tự do, nó sẽ được cấp phát cho tiến trình yêu cầu ít thời gian nhất để kết thúc- tiến trình ngắn nhất. Giải thuật này cũng có thể độc quyền hay không độc quyền. Sự chọn lựa xảy ra khi có một tiến trình mới được đưa vào danh sách sẵn sàng trong khi một tiến trình khác đang xử lý. Tiến trình mới có thể sỡ hữu một yêu cầu thời gian sử dụng CPU cho lần tiếp theo (CPU-burst) ngắn hơn thời gian còn lại mà tiến trình hiện hành cần xử lý. Giải thuật SJF không độc quyền sẽ dừng hoạt động của tiến trình hiện hành, trong khi giải thuật độc quyền sẽ cho phép tiến trình hiện hành tiếp tục xử lý. Nếu hai tiến trình có cùng thời gian sử dụng CPU, tiến trình đến trước sẽ đựơc yêu cầu CPU trước. Ví dụ : Tiến trình Thời điểm vào RL Thời gian xử lý P1 0 6 P2 1 8 P3 2 4 P4 3 2 Sử dụng thuật giải SJF độc quyền, thứ tự cấp phát CPU như sau: P1 P4 P3 P2 0 6 8 12 20 Sử dụng thuật giải SJF không độc quyền, thứ tự cấp phát CPU như sau: P1 P4 P1 P3 P2 0 3 5 8 12 20 Thảo luận : Giải thuật này cho phép đạt được thời gian chờ trung bình cực tiểu. Khó khăn thực sự của giải thuật SJF là không thể biết được thời gian yêu cầu chu kỳ CPU tiếp theo? Chỉ có thể dự đoán giá trị này theo cách tiếp cận sau : gọi tn là độ dài của thời gian xử lý lần thứ n, t n+1 là giá trị dự đoán cho lần xử lý tiếp theo. Với hy vọng giá trị dự đoán sẽ gần giống với các giá trị trước đó, có thể sử dụng công thức: t n+1 = a tn + (1-a )t n 76 Trong công thức này,tn chứa đựng thông tin gần nhất ; t n chứa đựng các thông tin quá khứ được tích lũy. Tham số a ( 0 <= a <= 1) kiểm soát trọng số của hiện tại gần hay quá khứ ảnh hưởng đến công thức dự đoán. 4.3. Shortest Remain Time (SRT) Nguyên tắc : Mỗi tiến trình được gán cho một độ ưu tiên tương ứng, tiến trình có độ ưu tiên cao nhất sẽ được chọn để cấp phát CPU đầu tiên. Các tiến trình có độ ưu tiên bằng nhau thì tiến trình nào đến trước thì sẽ được cấp trước. Độ ưu tiên có thể được định nghĩa nội tại hay nhờ vào các yếu tố bên ngoài. Độ ưu tiên nội tại sử dụng các đại lượng có thể đo lường để tính toán độ ưu tiên của tiến trình, ví dụ các giới hạn thời gian, nhu cầu bộ nhớĐộ ưu tiên cũng có thể được gán từ bên ngoài dựa vào các tiêu chuẩn do hệ điều hành như tầm quan trọng của tiến trình, loại người sử dụng sỡ hữu tiến trình Giải thuật điều phối với độ ưu tiên có thể theo nguyên tắc độc quyền hay không độc quyền. Khi một tiến trình được đưa vào danh sách các tiến trình sẵn sàng, độ ưu tiên của nó được so sánh với độ ưu tiên của tiến trình hiện hành đang xử lý. Giải thuật điều phối với độ ưu tiên và không độc quyền sẽ thu hồi CPU từ tiến trình hiện hành để cấp phát cho tiến trình mới nếu độ ưu tiên của tiến trình này cao hơn tiến trình hiện hành. Một giải thuật độc quyền sẽ chỉ đơn giản chèn tiến trình mới vào danh sách sẵn sàng, và tiến trình hiện hành vẫn tiếp tục xử lý hết thời gian dành cho nó. Ví dụ : (độ ưu tiên 1 > độ ưu tiên 2> độ ưu tiên 3) Tiến trình Thời điểm vào RL Độ ưu tiên Thời gian xử lý P1 0 3 24 P2 1 1 3 P3 2 2 3 Sử dụng thuật giải độc quyền, thứ tự cấp phát CPU như sau : P1 P2 P3 77 0 ‘24 27 30 Sử dụng thuật giải không độc quyền, thứ tự cấp phát CPU như sau : P1 P2 P3 P1 0 ‘1 4 7 30 Thảo luận : Tình trạng ‘đói CPU’ (starvation) là một vấn đề chính yếu của các giải thuật sử dụng độ ưu tiên. Các giải thuật này có thể để các tiến trình có độ ưu tiên thấp chờ đọi CPU vô hạn ! Để ngăn cản các tiến trình có độ ưu tiên cao chiếm dụng CPU vô thời hạn, bộ điều phối sẽ giảm dần độ ưu tiên của các tiến trình này sau mỗi ngắt đồng hồ. Nếu độ ưu tiên của tiến trình này giảm xuống thấp hơn tiến trình có độ ưu tiên cao thứ nhì, sẽ xảy ra sự chuyển đổi quyền sử dụng CPU.Quá trình này gọi là sự ‘lão hóa’ tiến trình. 4.4. Round Robin (RR) Nguyên tắc : Danh sách sẵn sàng được xử lý như một danh sách vòng, bộ điều phối lần lượt cấp phát cho từng tiến trình trong danh sách một khoảng thời gian tối đa sử dụng CPU cho trước gọi là quantum. Tiến trình đến trước thì được cấp phát CPU trước. Đây là một giải thuật điều phối không độc quyền : khi một tiến trình sử dụng CPU đến hết thời gian quantum dành cho nó, hệ điều hành thu hồi CPU và cấp cho tiến trình kế tiếp trong danh sách. Nếu tiến trình bị khóa hay kết thúc trước khi sử dụng hết thời gian quantum, hệ điều hành cũng lập tức cấp phát CPU cho tiến trình khác. Khi tiến trình tiêu thụ hết thời gian CPU dành cho nó mà chưa hoàn tất, tiến trình được đưa trở lại vào cuối danh sách sẵn sàng để đợi được cấp CPU trong lượt kế tiếp. Ví dụ : 78 Hình 4.3 Điều phối Round Robin Tiến trình Thời điểm vào RL Thời gian xử lý P1 0 24 P2 1 3 P3 2 3 Nếu sử dụng quantum là 4 milisecondes, thứ tự cấp phát CPU sẽ là P1 P2 P3 P1 P1 P1 P1 P1 0 ‘4 7 10 14 18 22 26 30 Thời gian chờ đợi trung bình sẽ là (0+6+3+5)/3 = 4.66 milisecondes. Nếu có n tiến trình trong danh sách sẵn sàng và sử dụng quantum q, thì mỗi tiến trình sẽ được cấp phát CPU 1/n trong từng khoảng thời gian q. Mỗi tiến trình sẽ không phải đợi quá (n-1)q đơn vị thời gian trước khi nhận được CPU cho lượt kế tiếp. Vấn đề đáng quan tâm đối với giải thuật RR là độ dài của quantum. Nếu thời lượng quantum quá bé sẽ phát sinh quá nhiều sự chuyển đổi giữa các tiến trình và khiến cho việc sử dụng CPU kém hiệu quả. Nhưng nếu sử dụng quantum quá lớn sẽ làm tăng thời gian hồi đáp và giảm khả năng tương tác của hệ thống. 4.5. Multi Level Queue (MLQ) Để phân lớp các quá trình đang trong trạng thái chuẩn bị và chọn lựa quá trình chuyển sang trạng thái sử dụng có thể sử dụng các thông tin được cho bằng người tạo ra quá trình đó và các thông tin nhận được trong việc điều phối các quá trình. Các thông tin này có thể là: - Thông tin có sẵn, đã cho trước; - Thời gian sử dụng thực tế; - Số nhu cầu vào-ra đã tiến hành Với hệ thống tổ chức trang bộ nhớ, tiện lợi nhất là sử dụng một số dòng xếp hàng khác nhau để phân biệt các quá trình ở trạng thái đặt/tách trang với các quá trình chờ đợi sự kết thúc vào/ra. - Đầu tiên, CPU có quá trình của dòng đợi có độ ưu tiên cao nhất. Quá trình trong mỗi hàng đợi có một lượng tử thời gian: nếu trong thời đoạn của lượng tử thời gian đó nó không hoàn thiện thì nó được xếp vào cuối 79 cùng trong hàng đợi với độ ưu tiên ngay sát nó (ngay cả khi nó đòi hỏi một thời gian nào đó trong trạng thái kết khối). Chỉ có quá trình rơi vào dòng đợi với độ ưu tiên thấp nhất là hoạt động theo chế độ vòng còn các hàng đợi khác hoạt động theo kiểu FCFS. - Ý nghĩa lôgic của điều phối kiểu này là ở chỗ quá trình đòi hỏi thời gian lâu hơn sẽ kết thúc muộn hơn theo xác xuất. Sự điều phối đa mức đã xem xét với sự liên kết ngược sẽ hiệu quả trong điều kiện tốc độ hoàn thiện của quá trình giảm đi theo lượng thời gian nó đã được phục vụ. 4.6. Multi Level Feedback Queues (MLFQ) Nguyên tắc : Ý tưởng chính của giải thuật là phân lớp các tiến trình tùy theo độ ưu tiên của chúng để có cách thức điều phối thích hợp cho từng nhóm. Danh sách sẵn sàng được phân tách thành các danh sách riêng biệt theo cấp độ ưu tiên, mỗi danh sách bao gồm các tiến trình có cùng độ ưu tiên và được áp dụng một giải thuật điều phối thích hợp để điều phối. Ngoài ra, còn có một giải thuật điều phối giữa các nhóm, thường giải thuật này là giải thuật không độc quyền và sử dụng độ ưu tiên cố định.Một tiến trình thuộc về danh sách ở cấp ưu tiên i sẽ chỉ được cấp phát CPU khi các danh sách ở cấp ưu tiên lớn hơn i đã trống. Hình 4.4 Điều phối nhiều cấp ưu tiên Thông thường, một tiến trình sẽ được gán vĩnh viễn với một danh sách ở cấp ưu tiên i khi nó được đưa vào hệ thống. Các tiến trình không di chuyển giữa các danh sách. Cách tổ chức này sẽ làm giảm chi phí điều phối, nhưng lại thiếu linh động và có thể dẫn đến tình trạng ‘đói CPU’ cho các tiến trình thuộc về những danh sách có độ ưu tiên thấp. Do vậy có thể xây dựng giải thuật điều phối nhiều cấp ưu tiên và xoay vòng. Giải thuật này sẽ chuyển dần một tiến trình từ danh sách có độ ưu tiên cao xuống danh sách có độ ưu tiên thấp hơn sau mỗi lần sử dụng CPU. Cũng vậy, một tiến trình chờ quá lâu 80 trong các danh sách có độ ưu tiên thấp cũng có thể được chuyển dần lên các danh sách có độ ưu tiên cao hơn. Khi xây dựng một giải thuật điều phối nhiều cấp ưu tiên và xoay vòng cần quyếtđịnh các tham số : Số lượng các cấp ưu tiên Giải thuật điều phối cho từng danh sách ứng với một cấp ưu tiên. Phương pháp xác định thời điểm di chuyển một tiến trình lên danh sách có độ ưu tiên cao hơn. Phương pháp xác định thời điểm di chuyển một tiến trình lên danh sách có độ ưu tiên thấp hơn. Phương pháp sử dụng để xác định một tiến trình mới được đưa vào hệ thống sẽ thuộc danh sách ứng với độ tiên nào. Hình 4.5 Điều phối Multilevel Feedback 5. Hệ thống ngắt Mục tiêu : Nắm được khái niệm ngắt, phân loại ngắt Nắm được quy trình xử lý ngắt. 5.1. Khái niệm ngắt Tồn tại mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ điều hành, ví dụ: điều phối, thực hiện quá trình và hệ thống con vào – ra. Thông thường khi hết hạn lượng tử thời gian hay hoàn thiện vào/ra nảy sinh ngắt. Ngắt sinh ra những sự kiện khác và xử lý ngắt là những phương tiện quan trọng của điều khiển CPU. Xem xét chương trình thực hiện các lệnh một cách tuần tự, trong đó có lệnh chuyển điều khiển vô điều kiện và có điều kiện. Ngắt có 81 thể được xác định như là một chương trình gắn vào truyền điều khiển cho một chương trình khác thực hiện tại thời điểm ngắt. Ngắt được coi như cách thức truyền điều khiển cho quá trình xử lý ngắt chưa được biết từ quá trình bị ngắt. Ngắt được phân chia ra hai lớp cơ bản: ngắt trong và ngắt ngoài. -Ngắt trong liên quan đến các sự kiện liên kết tới công việc của CPU và để đồng bộ hoạt động của nó. Ví dụ: tràn ô khi cộng hay trừ dấu phẩy động, xuất hiện phép chia cho 0; thực hiện phép toán dấu phẩy động truyền hoặc xóa phần bậc; vi phạm địa chỉ bộ nhớ, thiếu vắng segment hoặc trang, mã lệnh sai -Ngắt ngoài: được xảy ra theo các hiện tượng liên quan ngoài thực hiện của CPU: ngắt vào-ra, ngắt do sơ đồ kiểm tra, ngắt từ CPU khác, ngắt do hết lượng tử thời gian.v.v 5.2. Xử lý ngắt Như vậy, ngắt là một hiện tượng xảy ra có thể độc lập với sự làm việc của CPU. Một vấn đề được đặt ra là thời điểm xử lý ngắt: xử lý ngắt lúc nào là thích hợp nhất khi quan hệ với lệnh máy đang thực hiện. Ngắt xảy ra có thể hoặc do sự thực hiện lệnh, hoặc do tác động từ chính bản thân lệnh. Nếu cơ chế xử lý ngắt không thích hợp sẽ loại bỏ chính lệnh máy đang thực hiện. Thuận lợi hơn cả là xử lý ngắt sau khi thực hiện lệnh và việc ghi nhận ngắt là độc lập với sự thực hiện lệnh. Cơ chế ghi nhận ngắt là nằm ngoài các chương trình xử lý ngắt. Có rất nhiều phương pháp liên quan đến xử lý ngắt nhưng quy trình chung có thể được mô tả qua các bước: 1. Tại những ô nhớ quy định, ghi nhận các đặc trưng của số hiệu ngắt vừa phát sinh (tùy thuộc vào số liệu được đưa vào ô nhớ tương ứng). Ví dụ với máy IBM 360-370 có các số hiệu để phân biệt các kiểu ngắt như sau: -Ngắt vào-ra -Ngắt theo chương trình: vi phạm cách thức phương tiện máy: lệnh không chính quy; dữ liệu không chính quy; -Ngắt hướng tới supervisor (gọi chương trình supervisor và thay chế độ làm việc của CPU); -Ngắt ngoài: có tín hiệu hướng tới CPU, ngắt theo thời gian, ngắt khi có tín hiệu của các bộ xử lý khác; -Ngắt theo sơ đồ kiểm tra. 2. Ghi nhớ trạng thái của quá trình bị ngắt: giá trị bộ đếm lệnh (chú ý từ trạng thái chương trình PSW: Program Status Word, trên bàn điều khiển có một hàng đèn tương ứng với từ máy) 3. Thanh ghi địa chỉ lệnh hướng tới địa chỉ để xử lý ngắt. 4. Ngắt được xử lý. 5. Quay lại quá trình đã bị ngắt (nếu được) 82 Các bước 1-3 do các thành phần chức năng của máy tính đảm nhận, bước 4-5 do chương trình xử lý ngắt đảm nhận. Bước 4. chương trình xử lý ngắt tiến hành các công việc: Ghi nhớ bổ sung một số thông tin mà do cách thức phương tiện (bước 2) chưa ghi hết, ví dụ, bước 2 ghi PSW còn chương trình xử lý ngắt phải bảo vệ trạng thái của quá trình bị ngắt bằng việc lưu trữ hệ thống các thanh ghi chung và công việc nói trên đòi hỏi một vùng bộ nhớ nhất định (chẳng hạn, với IBM, EC đòi hỏi vùng 72 bytes cho 16 thanh và 2 địa chỉ chuyển đổi). Định danh chương trình xử lý ngắt. Thông tin bước 3 là bộ phận đối với chương trình xử lý ngắt: mỗi loại ngắt có thể do một chương trình ngắt riêng, ví dụ ngắt do vào ra (thiết lập cách thức phương tiện ở bước 1) khác biệt hoàn toàn với ngắt hướng tới supervisor (phân tích tác động tiếp theo supervisor). - Thực hiện tác động tương ứng với ngắt đã được định danh. Các tác động này hết sức đơn giản. Ví dụ, chỉ thiết lập dấu hiệu nào đó như trạng thái tràn ô, hoặc quay lại băng từ chuyển sang việc chuẩn bị đọc nếu đã đọc sai.v.v Nếu không quá gấp, chương trình xử lý ngắt tương ứng sẽ được ghi vào dòng xếp hàng quá trình ở trạng thái chuẩn bị. Chương trình xử lý ngắt đảm bảo việc quay về trạng thái bình thường của CPU (chọn quá trình người dùng để thực hiện) tùy thuộc vào: -Kiểu ngắt; -Kiểu của chương trình điều phối CPU được sử dụng. Từ các yếu tố trên sẽ xác định công việc kết khối, về trạng thái chuẩn bị và các công việc được chọn tiếp theo Chú ý: Một số tác động của chương trình xử lý ngắt được thực hiện chậm nếu để ở bộ nhớ ngoài cho nên đưa ra giải pháp một số bộ phận của chương trình xử lý ngắt được đặt thường trực trong bộ nhớ trong như là một phần trong nhân hệ thống. Nếu chương trình xử lý ngắt quá lớn, nó được chia làm hai phần: phần thường trực và phần không thường trực. Nhiều ngắt có quan hệ đến điều khiển CPU (ngắt theo thời gian, ngắt theo hoạt động thiết bị, ngắt hoàn thiện vào/ra). Quá trình do điều phối làm không chỉ là quá trình người dùng mà còn là những bộ phận khác nhau của hệ điều hành (bao hàm chương trình xử lý ngắt mức 2; chương trình con thống kê; điều phối chính; tải và thậm chí chính cả điều phối). Ngắt đa mức Ngắt xảy ra có thể đối với chương trình người dùng, có thể xảy ra chính trong quá trình đang xử lý ngắt. Đây là tình huống được gọi là ngắt đa mức. Xử lý ngắt đa mức ra sao? 83 -Phân cấp các loại ngắt theo độ ưu tiên, thông thường ngắt liên quan tới cách thức kĩ thuật có độ ưu tiên thấp hơn so với các ngắt có liên quan đến hệ điều hành. Ví dụ: ngắt gọi supervisor có độ ưu tiên cao hơn so với ngắt vào/ra. -Chọn ngắt nào được xử lý trước tiên: ngắt cũ và ngắt mới, việc đó tùy thuộc vào kiểu của hai ngắt. Ngắt mới hoặc được giải quyết ngay (ngắt trội hơn), hoặc bị hủy bỏ, hoặc chờ để giải quyết tiếp theo. Xử lý ngắt đa mức theo các độ ưu tiên khác nhau được đảm bảo theo các cách thức phương tiện khác nhau ghi nhận mỗi kiểu ngắt khác nhau trên các ô nhớ khác nhau. 6. Hiện tượng bế tắc Mục tiêu : Nắm được khái niệm bế tắc, các biện pháp phòng tránh, xử lý bế tắc. 6.1. Khái niệm bế tắc Bế tắc là hiện tượng khi một nhóm các quá trình bị kết khối một cách lâu dài do mỗi quá trình trong nhóm đang chiếm một tập con các tài nguyên để hoàn thiện quá trình đó và chờ đợi việc giải phóng một số tài nguyên còn lại đang bị các quá trình thuộc cùng nhóm đang chiếm giữ. Một trong các ví dụ dễ thấy là hiện tượng yêu cầu chu trình các thiết bị: có 3 quá trình, A đang chiếm giữ thiết bị và đòi hỏi thiết bị 2, B đang chiếm giữ thiết bị 2 và đòi hỏi thiết bị 3, C đang chiếm giữ thiết bị 3 và đòi hỏi thiết bị 1. Chúng ta có hai quá trình Pr1 và Pr2. Chúng chia xẻ hai tài nguyên p1 và p2 và để loại trừ ràng buộc, trong hai quá trình trên sử dụng semaphore s1cho tài nguyên p1 và semaphore s2 cho tài nguyên p2. Việc sử dụng các semaphore nói trên trong thân các thủ tục được trình bày như dưới đây. Pr1: Pr2: 1.P(s1) 5.P(s2) . 2.P(s2) 6.P(s1) . 3.V(s1) 7.V(s1) 4.V(s2) 8.V(s2) . Ban đầu, cả hai semaphore có giá trị 1. Xem xét trường hợp theo thời gian, dãy trạng thái đòi hỏi nhu cầu và giải phóng biến chung là dãy 1,2,5,3,4,6,7. Khi thủ tục Pr2 có nhu cầu p2 (lệnh 5), nó bị kết khối do p2 đang được Pr1 dùng. Chỉ sau khi Pr1 thực hiện giải phóng p2 (lệnh 4) thì 84 Pr2 mới được tách khối. Đến bây giờ dãy thực hiện các câu lệnh trở thành 5,1,6,2 thế thì Pr2 bị kết khối khi đòi hỏi p1 (lệnh 6) còn Pr1 bị kết khối khi đòi hỏi p2 (lệnh 2): Pr1 chờ đợi cho đến khi Pr2 đi tới lệnh 8 còn Pr2 chờ đợi cho đến khi Pr1 đi tới lệnh 3. Hiện tượng bế tắc xuất hiện do hai quá trình con này chờ đợi lẫn nhau. 6.2. Các biện pháp phòng tránh bế tắc Chủ yếu có ba hương tiếp cận để xử lý tắc nghẽn : - Sử dụng một vài giao thức (protocol) để bảo đảm rằng hệ thống không bao giờ xảy ra tắc nghẽn. HĐH không có khả năng chống Deadlock Lý do dung phương pháp này: Do xác suất xảy ra đealock nhỏ Giải quyết deadlock đòi hỏi chi phí cao Xử lý bằng tay do người quản trị hệ thống làm. Đây là giải pháp của hầu hết các hệ điều hành hiện nay. - Cho phép xảy ra tắc nghẽn và tìm cách sửa chữa tắc nghẽn. - Hoàn toàn bỏ qua việc xử lý tắc nghẽn, xem như hệ thống không bao giờ xảy ra tắc nghẽn. 6.3. Phát hiện bế tắc Một câu hỏi đặt ra có thể tính toán để khẳng định được hay không khẳng định rằng một quá trình có thể rơi vào tình trạng bế tắc. Để tính toán được điều này, hệ điều hành cần đưa ra danh sách các tài nguyên mà các quá trình đang chờ đợi và danh sách các quá trình đang chờ đợi tài nguyên mà không được thỏa mãn. Để đoán nhận việc bế tắc có thể xảy ra hay không cần có thông tin để kiểm soát nhu cầu tài nguyên của các quá trình. Rõ ràng là không phải tình trạng cần tài nguyên là sẽ xảy ra bế tắc. Có một số thuật toán dựa vào 85 các danh sách đã liệt kê ở trên để đoán nhận được bế tắc có thể xảy ra để loại bỏ . 6.4. Xử lý bế tắc Đình chỉ hoạt động của các tiến trình liên quan Cách tiếp cận này dựa trên việc thu hồi lại các tài nguyên của những tiến trình bị kết thúc. Có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau : Đình chỉ tất cả các tiến trình trong tình trạng tắc nghẽn Đình chỉ từng tiến trình liên quan cho đến khi không còn chu trình gây tắc nghẽn : để chọn được tiến trình thích hợp bị đình chỉ, phải dựa vào các yếu tố như độ ưu tiên, thời gian đã xử lý, số lượng tài nguyên đang chiếm giữ , số lượng tài nguyên yêu cầu... Thu hồi tài nguyên Có thể hiệu chỉnh tắc nghẽn bằng cách thu hồi một số tài nguyên từ các tiến trình và cấp phát các tài nguyên này cho những tiến trình khác cho đến khi loại bỏ được chu trình tắc nghẽn. Cần giải quyết 3 vấn đề sau: Chọn lựa một nạn nhân: tiến trình nào sẽ bị thu hồi tài nguyên ? và thu hồi những tài nguyên nào ? Trở lại trạng thái trước tắc nghẽn: khi thu hồi tài nguyên của một tiến trình, cần phải phục hồi trạng thái của tiến trình trở lại trạng thái gần nhất trước đó mà không xảy ra tắc nghẽn. Tình trạng « đói tài nguyên »: làm sao bảo đảm rằng không có một tiến trình luôn luôn bị thu hồi tài nguyên ? 6.5. Kết luận chung về phòng tránh bế tắc Trạng thái deadlock xảy ra khi hai hay nhiều quá trình đang chờ không xác định một sự kiện mà có thể được gây ra chỉ bởi một trong những quá trình đang chờ. Về nguyên tắc, có ba phương pháp giải quyết deadlock: • Sử dụng một số giao thức để ngăn chặn hay tránh deadlock, đảm bảo rằng hệ thống sẽ không bao giờ đi vào trạng thái deadlock. 86 • Cho phép hệ thống đi vào trạng thái deadlock, phát hiện và sau đó phục hồi. • Bỏ qua vấn đề deadlock và giả vờ deadlock chưa bao giờ xảy ra trong hệ thống. Giải pháp này là một giải pháp được dùng bởi hầu hết các hệ điều hành bao gồm UNIX. Trường hợp deadlock có thể xảy ra nếu và chỉ nếu bốn điều kiện cần xảy ra cùng một lúc trong hệ thống: loại trừ hỗ tương, giữ và chờ cấp thêm tài nguyên, không đòi lại tài nguyên, và tồn tại chu trình trong đồ thị cấp phát tài nguyên. Để ngăn chặn deadlock, chúng ta đảm bảo rằng ít nhất một điều kiện cần không bao giờ xảy ra. Một phương pháp để tránh deadlock mà ít nghiêm ngặt hơn giải thuật ngăn chặn deadlock là có thông tin trước về mỗi quá trình sẽ đang dùng tài nguyên như thế nào. Thí dụ, giải thuật Banker cần biết số lượng tối đa của mỗi lớp tài nguyên có thể được yêu cầu bởi mỗi quá trình. Sử dụng thông tin này chúng ta có thể định nghĩa giải thuật tránh deadlock. Nếu hệ thống không thực hiện một giao thức để đảm bảo rằng deadlock sẽ không bao giờ xảy ra thì lược đồ phát hiện và phục hồi phải được thực hiện. Giải thuật phát hiện deadlock phải được nạp lên để xác định deadlock có thể xảy ra hay không. Nếu deadlock được phát hiện hệ thống phải phục hồi bằng cách kết thúc một số quá trình bị deadlock hay đòi lại tài nguyên từ một số quá trình bị deadlock. Trong một hệ thống mà nó chọn các nạn nhân để phụv hồi về trạng thái trước đó chủ yếu dựa trên cơ sở yếu tố chi phí, việc đói tài nguyên có thể xảy ra. Kết quả là quá trình được chọn không bao giờ hoàn thành tác vụ được chỉ định của nó. 87 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nêu khái niệm quá trình (tiến trình). Phân biệt quá trình với chương trình. 2. Vẽ sơ đồ không gian trạng thái. Nêu ý nghĩa các trạng thái của một quá trình. 3. Thế nào là lập lịch dài kỳ và lập lịch ngắn kỳ. 4. Khái niệm ngắt và qui trình xử lý ngắt. 5. Nêu các tiêu chuẩn lập lịch cho CPU. 6. Cho các quá trình với thời gian thực hiện tương ứng như sau: Quá trình (process) tthực hiện P1 10 P2 2 P3 7 P4 1 P5 5 Tính thời gian chờ đợi trung bình của các quá trình trong các chiến lược FCFS, SJN, RR (với lượng tử thời gian là 2). 7. Nêu khái niệm về bế tắc và các điều kiện xảy ra bế tắc trong hệ thống. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1. Tiến trình là một đoạn chương trình hay đoạn dữ liệu chương trình được đưa vào CPU để xử lý. Dựa vào khái niệm chương trình và tiến trình để phân biệt. 2. Vẽ sơ đồ. Nêu lên khi nào thì quá trình ở các trạng thái trong sơ đồ. 3. Nêu ở phần lập lịch dài kỳ và lập lịch ngắn kỳ. 4. Ở phần ngắt và các bước xử lý ngắt trong giáo trình 5. Xem xét số tiến trình vào xử lý trong CPU, thời gian chờ của các tiến trình. 6. Áp dụng và xem ví dụ các chiến lược FCFS, SJN,RR nói ở trên để giải. 88 7. Ở phần bế tắc và các điều khiện xảy ra bế tắc. CHƯƠNG 5: HỆ ĐIỀU HÀNH ĐA XỬ LÝ Mã chương: MH10-05 Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: 89 - Hiểu khái quát được xu thế sử dụng hệ thống đa xử lý hiện nay, hiểu được những nét cơ bản về hệ điều hành đa xử lý nhằm trang bị khả năng tự nghiên cứu trong tương lai. 1. Hệ điều hành đa xử lý tập trung Mục tiêu: Hiểu khái quát được xu thế sử dụng hệ thống đa xử lý 1.1 Hệ thống đa xử lý a. Hệ thống nhiều CPU Hiện nay, từ sự phát triển với tốc độ nhanh của công nghệ, máy tính ngày càng được phổ dụng trong xã hội. Mức độ thâm nhập của máy tính vào cuộc sống càng cao thì yêu cầu nâng cao năng lực của máy tính lại ngày càng trở nên cấp thiết. Bộ nhớ chính ngày càng rộng lớn; đĩa từ có dung lượng càng rộng, tốc độ truy nhập ngày càng cao; hệ thống thiết bị ngoại vi càng phong phú, hình thức giao tiếp người – máy ngày càng đa dạng. Như đã nói, CPU là một tài nguyên thể hiện chủ yếu nhất năng lực của hệ thống máy tính, vì vậy một trong những vấn đề trọng tâm nhất để tăng cường năng lực của hệ thống là tăng cường năng lực của CPU. Về vấn đề này, nảy sinh giải pháp theo hai hướng: Giải pháp tăng cường năng lực của một CPU riêng cho từng máy máy tính: công nghệ vi mạch ngày càng phát triển vì vậy năng lực của từng CPU cũng ngày nâng cao, các dự án các vi mạch VLSI với hàng triệu, hàng chục triệu transitor. Tuy nhiên giải pháp này cũng nảy sinh những hạn chế về kĩ thuật: tốc độ truyền thông tin không vượt qua tốc độ ánh sáng; khoảng cách gần nhất giữa hai thành phần không thể giảm thiểu quá nhỏ v.v Song song với giải pháp tăng cường năng lực của CPU là giải pháp liên kết nhiều CPU để tạo ra một hệ thống chung có năng lực đáng kể: việc đưa xử lý song song tạo ra nhiều lợi điểm. Thứ nhất, chia các phần nhỏ công việc cho mỗi CPU đảm nhận, năng suất tăng không chỉ theo tỷ 90 lệ thuận với một hệ số nhân mà còn cao hơn do không mất thời gian phải thực hiện những công việc trung gian. Giải pháp này còn có lợi điểm tích hợp các hệ thống máy đã có để tạo ra một hệ thống mới với sức mạnh tăng gấp bội. Trong chương này, xem xét việc chọn giải pháp đa xử lý theo nghĩa một hệ thống tính toán được tổ hợp không chỉ một CPU mà nhiều CPU trong một máy tính hoặc nhiều máy tính trong một hệ thống thống nhất. Gọi chung các hệ có nhiều CPU như vậy là hệ đa xử lý. b.Phân loại các hệ đa xử lý Có một số cách phân loại các hệ đa xử lý: Ví dụ về hệ đa xử lý tập trung là tập các xử lý trong một siêu máy tính (supercomputer). Đặc trưng của hệ thống này là các CPU được liên kết với nhau trong một máy tính duy nhất; Ví dụ về hệ đa xử lý phân tán là các mạng máy tính: mạng gồm nhiều máy tính liên kết và được đặt ở những vị trí khác nhau, với một khoảng cách có thể coi là xa tùy ý. Phân loại theo đặc tính của các CPU thành phần: hệ đã xử lý thuần nhất hoặc hệ đa xử lý không thuần nhất v.v Một ví dụ dễ quen thuộc là trong các máy vi tính từ 80486 trở đi trong đó có hai CPU (80x86 và 80x87) là hai CPU không thuần nhất. Siêu máy tính ILLIAC-IV gồm nhiều CPU có đặc trưng giống nhau là một ví dụ về thuần nhất. Phân loại theo cách các CPU thành phần tiếp nhận và xử lý dữ liệu. Trong cách phân loại này bao gồm cả những máy tính đơn xử lý thông thường: - Đơn câu lệnh, đơn dữ liệu (SISD: single data single instruction) được thể hiện trong máy tính thông thường; Mỗi lần làm việc, CPU chỉ xử lý “một dữ liệu” và chỉ có một câu lệnh được thực hiện. - Đơn câu lệnh, đa dữ liệu (SIMD: single instruction multiple data): 91 Các bộ xử lý trong cùng một nhịp thời gian chỉ thực hiện cùng một câu lệnh. Có thể lấy ví dụ từ việc cộng hai vector cho trước: Các CPU thành phần đều thực hiện các phép cộng; đổi số tương ứng đã có từng CPU; sau đó, chọn tiếp lệnh (chỉ thị) mới để điều khiển công việc này. Thông thường có một hệ chọn câu lệnh chung và mọi CPU thành phần cùng thực hiện: siêu máy tính ILLIAC-IV sử dụng cách thức này, có một máy tính con có tác dụng lưu giữ hệ điều hành để điều khiển ILLIAC.IV (bộ xử lý ma trận). - Đa câu lệnh, đơn dữ liệu (MISD: multiple instruction single data) Trong các máy tính thuộc loại này, hệ thống gồm nhiều CPU, các CPU liên kết nhau một cách tuần tự: output của bộ xử lý này là input của bộ xử lý tiếp theo (ví dụ CRAY-1: Bộ xử lý vector). Các CPU kết nối theo kiểu này được gọi là kết nối “dây chuyền”. - Đa dữ liệu, đa câu lệnh (MIMD) Mỗi bộ xử lý có bộ phân tích chương trình riêng; câu lệnh và dữ liệu do chính mỗi CPU phải đảm nhận; có thể hình dung các CPU này hoạt động hoàn toàn “độc lập nhau”. Các hệ điều hành mạng, hệ điều hành phân tán là những ví dụ về đa dữ liệu, đa câu lệnh. Trong nội dung ở chương này, xem xét cách phân loại dạng tập trung/phân tán song thực chất chỉ quan tâm đến hệ đa xử lý tập trung còn với hệ đa xử lý phân tán, sẽ có những chuyên đề riêng đáp ứng. Chú ý, một xu thế nghiên cứu và triển khai các hệ thống tính toán đa xử lý thời sự là nghiên cứu về tính toán cụm trong đó các mô hình SIMD, MISD và MIMD tương ứng được phát triển. 1.2. Hệ điều hành đa xử lý tập trung Hệ đa xử lý tập trung hoạt động trên các máy tính có nhiều CPU mà điển hình là các siêu máy tính: CRAY-1,ILLIAC-IV, Hitachi và các máy tính nhiều xử lý hiện nay (máy tính của khoa CNTT, trường ĐHKHTN- ĐHQGHN có hai bộ xử lý). Các tài nguyên khác CPU có thể được phân 92 chia cho các CPU. Trong các hệ điều hành đa xử lý, hai bài toán lớn nhất có thể kể đến là phân phối bộ nhớ và phân phối CPU. a.Phân phối bộ nhớ Các quá trình xuất hiện trong bộ nhớ chung. Việc phân phối bộ nhớ được tiến hành cho quá trình theo các chế độ điều khiển bộ nhớ đã cài đặt: phân phối theo chế độ mẻ hay phân phối gián đoạn. Để tăng tốc độ làm việc với bộ nhớ (bài toán xử lý con trỏ ngoài v.v.) có thể gắn với mỗi CPU một cache nhớ. Phân ra hai loại thâm nhập cache: tĩnh và động. Thâm nhập tĩnh: mỗi CPU chỉ thâm nhập cache tương ứng, không thâm nhập dữ liệu tại vùng cache của các CPU khác. Thâm nhập động cho phép CPU của máy này có thể thâm nhập các cache của CPU khác. b.Bài toán điều khiển CPU Có nhiều CPU, việc điều khiển CPU được phân ra một số cách như sau: Toàn bộ các CPU dành cho một quá trình : một quá trình được phân phối CPU, song tự quá trình nói trên nảy sinh các quá trình con; mỗi quá trình con được giải quyết trên mỗi CPU. Các quá trình con có thể được coi như một tính toán hết sức đơn giản nào đó: Máy tính đa xử lý vector chia các công đoạn của quá trình và mỗi CPU thực hiện một quá trình con (một công đoạn) trong quá trình đó. Máy tính đa xử lý ma trận cho phép mọi CPU cùng thực hiện một thao tác. Về dòng xếp hàng có thể xem xét theo hai mô hình dưới đây: Mô hình tĩnh: Hoặc mỗi CPU có một dòng xếp hàng riêng; mỗi bài toán được gắn với từng dòng xếp hàng, việc điều khiển mỗi dòng xếp hàng như đã được chỉ ra độc lập với các dòng xếp hàng khác, mỗi quá trình được phát sinh gắn với một dòng xếp hàng nào đó; 93 Mô hình động: toàn bộ hệ thống gồm một hay một vài dòng xếp hàng, các quá trình được xếp lên các CPU khi rỗi (có thể sử dụng kiểu dữ liệu semaphore nhiều giá trị để phân phối CPU cho các quá trình này). 2. Hệ điều hành đa xử lý phân tán Mục tiêu: hiểu được những nét cơ bản về hệ điều hành đa xử lý phân tán nhằm trang bị khả năng tự nghiên cứu trong tương lai. 2.1. Giới thiệu hệ phân tán Trong phần phân loại hệ thống đa xử lý, chú ý cách phân loại theo vị trí đặt các CPU (tập trung và phân tán) thì hệ phân tán được xây dựng từ các “ máy tính” rời rạc nhau: mỗi vị trí là một máy tính nguyên vẹn, có đầy đủ chức năng xử lý, lưu trữ và truyền dữ liệu. Hệ tập trung cho phép xử lý song song theo thao tác hoặc theo quá trình, trong khi đó, hệ phân tán chỉ có thể xử lý song song theo quá trình: các quá trình con được xử lý trên các máy tính khác nhau. Việc phân chia quá trình cho các CPU thành phần hoặc theo chức năng của CPU đó (server/client) hoặc theoo một lịch được phân công của một hệ thống chung. Do phân tán nên vấn đề truyền dẫn dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong các hệ phân tán. Đây cũng là một trong những lí do điển hình nhất để cách thức xử lý song song trên các hệ phân tán là theo quá trình mà không phải theo phép toán. 2.2. Đặc điểm hệ phân tán Hệ thống phân tán (kéo theo sự hình thành các hệ điều hành phân tán) được phát sinh do các nhu cầu hết sức tự nhiên về việc nâng cao năng lực tài nguyên hệ thống (sức mạnh của hệ thống tính toán và cơ sở dữ liệu chung v.v..). Giải pháp phân tán có tác dụng phát huy năng lực chung của 94 toàn bộ hệ thống khi giải quyết bài toán với kích thước bài toán tăng lên và vẫn đảm bảo hoạt động bình thường của các máy tính thành viên. Hệ thống phân tán được thiết lập hoặc là một hệ thống mới hoàn toàn được thiết kế theo mô hình phân tán hoặc xây dựng một hệ phân tán dựa trên các tài nguyên địa phương (máy tính, cơ sở dữ liệu) sẵn có. Một trong các trường hợp điển hình, các hệ phân tán được dùng để quản trị các hệ thống cơ sở dữ liệu lớn. Trong các hệ cơ sở dữ liệu phân tán, tính dư thừa thông tin lại được quan tâm chú ý không chỉ tới khía cạnh gây khó khăn khi tính đến tính nhất quán dữ liệu mà còn tới khía cạnh thuận lợi về vần đề an toàn: lưu trữ kép (ngoài bản chính còn một số bản sao) để có thể phục hồi khi xảy ra sự cố đối với hệ thống. Để đảm bảo tính nhất quán của hệ thống định kỳ “làm tươi” các thông tin do hệ thống quản lý. Như đã biết, bài toán lập lịch cho hệ thống chung là phức tạp ngay cả đối với máy tính với một CPU, vì vậy trong các hệ phân tán, bài toán nói trên là hết sức phức tạp (ngay cả các hệ đồng nhất) cho nên người ta thường chọn các phương án đơn giản nhất. Các nội dung kiến thức về hệ thống phân tán được trình bày chi tiết hơn trong giáo trình chuyên đề” mạng và các hệ phân tán”. Bản chất của hệ điều hành trong các mô hình phân tán là một hệ điều hành đa chương trình. Do tính chất không thuần nhất của các máy tính địa phương và có liên quan chặt chẽ đến đường truyền thông, bài toán lập lịch và các hệ thống chương trình điều khiển là phức tạp. Các thuật toán điều khiển được chọn lựa là đủ đơn giản và vẫn luôn là bài toán thời sự đang được nghiên cứu. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trình bày mục đích của hệ nhiều CPU. 2. Hệ phân tán là gì? 3. Đặc điểm hệ phân tán. 95 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1. Tăng cường năng lực của CPU là giải pháp liên kết nhiều CPU để tạo ra một hệ thống chung có năng lực đáng kể: việc đưa xử lý song song tạo ra nhiều lợi điểm. 2. Hệ phân tán tập hợp các máy tính ghép nối với nhau bằng đường truyền theo một tiêu chuẩn qui định trước. 3. Đặc điểm hệ phân tán: tạo khả năng làm việc phân tán, nâng cao việc khai thác và xử lý dữ liệu, tăng độ tin cậy của hệ thống, chia sẻ tài nguyên. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS Hà Quang Thụy, Giáo trình Nguyên lý các hệ điều hành , NXB KH & KT, 2005. [2]. Trần Hồ Thủy Tiên, Nguyên lý hệ điều hành, Đại học Đà Nẵng, Năm 2007. [3]. Đặng Vũ Tùng, Giáo trình Nguyên lý hệ điều hành,Nhà xuất bản Hà Nội, 2005. [4]. James R.Pinkert, Operating systems, California State University.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_p2_5818.pdf
Tài liệu liên quan
  • Một số chức năng mới trong Windows 7

    39 trang | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 1

  • Mac OS X: Ứng dụng cho mọi nhu cầu

    6 trang | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0

  • Kiến trúc máy tính - Chương 4: Bộ xử lý trung tâm

    28 trang | Lượt xem: 4603 | Lượt tải: 3

  • Bài giảng Operating System Concepts - Chapter 8: Deadlocks

    41 trang | Lượt xem: 1030 | Lượt tải: 0

  • Hệ điều hành - Vấn đề tắc nghẽn

    23 trang | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0

  • Hướng dẫn giới hạn cửa sổ để xem Clip nhanh hơn

    6 trang | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0

  • Giáo trình tin hoc: Bí quyết tinh chỉnh hệ thống Windows Xp Pro

    6 trang | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0

  • Tô điểm sắc màu cho WIndows

    12 trang | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0

  • Những điều cần biết khi lắp ráp máy tính

    135 trang | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1

  • Kiến trúc máy tính - Chương 1: Giới thiệu chung

    53 trang | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 1

Copyright © 2024 ThuVienTaiLieu.vn - Tải luận văn tham khảo

ThuVienTaiLieu.vn on Facebook Follow @ThuVienTaiLieu.vn

Từ khóa » Chiến Lược First Fit