Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - TS. Mai Văn Nam
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế - TS. Mai Văn Nam pdf 135 2 MB 35 475 4 ( 13 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 135 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Nguyên lý thống kê Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế Lý thuyết nguyên lý thống kê Trình bày dữ liệu thống kê Kiểm định giả thuyết Hồi quy tuyến tính
Nội dung
BIÊN SOẠN : TS. MAI VĂN NAM NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN 1 MỤC LỤC Mục lục PHẦN I Trang GIỚI THIỆU MÔN HỌC I. NGUỒN GỐC MÔN HỌC II. THỐNG KÊ LÀ GÌ? 1. Định nghĩa 2. Chức năng của thống kê 3. Phương pháp thống kê III. CÁC KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ 1. Tổng thể thống kê 2. Mẫu 3. Quan sát 4. Tiêu thức thống kê 5. Tham số tổng thể 6. Tham số mẫu IV. CÁC LOẠI THANG ĐO 1. Khái niệm 2. Các loại thang đo V. THU THẬP THÔNG TIN 1. Xác định nội dung thông tin 2. Nguồn số liệu 2.1. Dữ liệu thứ cấp 2.2. Dữ liệu sơ cấp 4.3. Các phương pháp thu thập thông tin PHẦN II THỐNG KÊ MÔ TẢ CHƯƠNG I TỔNG HỢP VÀ TRÌNH BÀY DỮ LIỆU THỐNG KÊ I. PHÂN TỔ THỐNG KÊ 1. Khái niệm 2. Nguyên tắc phân tổ 3. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính 4. Phân tổ theo tiêu thức số lượng 5. Bảng phân phối tần số 6. Các loại phân tổ thống kê II. BẢNG THỐNG KÊ 1. Khái niệm 2. Cấu thành bảng thống kê 3. Các yêu cầu và qui ước xây dựng bảng thống kê III. TỔNG HỢP BẰNG ĐỒ THỊ 1. Biểu đồ hình cột 2. Biểu đồ diện tích 3. Biểu đồ tượng hình 4. Đồ thị đường gấp khúc 5. Biểu đồ hình màng nhện CHƯƠNG II CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG KINH TẾ-XÃ HỘI I. SỐ TUYỆT ĐỐI II. SỐ TƯƠNG ĐỐI 1. Số tương đối động thái 2 Mục lục Trang 2. Số tương đối so sánh 3. Số tương đối kế hoạch 4. Số tương đối kết cấu 5. Số tương đối cường độ III. SỐ ĐO ĐỘ TẬP TRUNG – SỐ BÌNH QUÂN 1. Số trung bình cộng 2. Số trung bình gia quyền 3. Số trung bình điều hòa 4. Số trung bình nhân 5. Số trung vị - Me 6. Mốt – Mo IV. SỐ ĐO ĐỘ PHÂN TÁN 1. Khoảng biến thiên 2. Độ lệch tuyệt đối trung bình 3. Phương sai 4. Độ lệch chuẩn 5. Hệ số biến thiên V. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ 1. Chỉ số cá thể 2. Chỉ số tổng hợp 2.1. Chỉ số tổng hợp giá cả 2.2. Chỉ số tổng hợp khối lượng 3. Chỉ số trung bình tính từ chỉ số tổng hợp 3.1. Chỉ số trung bình điều hòa về biến động của chỉ tiêu chất lượng 3.2. Chỉ số trung bình số học về biến động của chỉ tiêu khối lượng 4. Chỉ số không gian 4.1. Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu chất lượng ở hai thị trường A và B. 4.2. Chỉ số tổng hợp nghiên cứu sự biến động của chỉ tiêu khối lượng ở hai thị trường A và B 5. Hệ thống chỉ số liên hoàn 2 nhân tố PHẦN III THỐNG KÊ SUY LUẬN CHƯƠNG III PHÂN PHỐI VÀ PHÂN PHỐI MẪU I. PHÂN PHỐI CHUẨN 1. Định nghĩa 2. Phân phối chuẩn tắc (đơn giản) 3. Bảng phân phối chuẩn tắc (đơn giản) 4. Khái niệm Zα 5. Một vài công thức xác suất thường dùng II. PHÂN PHỐI CỦA ĐẠI LƯỢNG THỐNG KÊ 1. Phân phối Chi bình phương 2. Phân phối Student 3. Phân phối Fisher (F) III. PHÂN PHỐI MẪU 1. Khái niệm 2. Định lý giới hạn trung tâm 3. Các tính chất của phân phối mẫu 3 Mục lục CHƯƠNG IV Trang ƯỚC LƯỢNG KHOẢNG TIN CẬY I. KHÁI NIỆM II. ƯỚC LƯỢNG TRUNG BÌNH TỔNG THỂ 1. Khi đã biết phương sai σ2 2. Khi chưa biết phương sai σ2 III. ƯỚC LƯỢNG TỶ LỆ TỔNG THỂ IV. ƯỚC LƯỢNG PHƯƠNG SAI TỔNG THỂ V. ƯỚC LƯỢNG CHÊNH LỆCH HAI TRUNG BÌNH TỔNG THỂ 1. Ước lượng khoảng tin cậy dự trên sự phối hợp từng cặp 2. Ước lượng khoảng tin cậy dựa vào mẫu độc lập VI. ƯỚC LƯỢNG HAI CHÊNH LỆCH TỶ LỆ TỔNG THỂ VII. ƯỚC LƯỢNG CỠ MẪU (Estimating the sample size) 1. Cỡ mẫu trong ước lượng khoảng tin cậy của trung bình tổng thể 2. Cỡ mẫu trong ước lượng khoảng tin cậy của tỷ lệ tổng thể CHƯƠNG V KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1. Các loại giả thuyết trong thống kê 2. Các loại sai lầm trong kiểm định giả thuyết 3. Qui trình tổng quát trong kiểm định giả thuyết II. KIỂM ĐỊNH THAM SỐ 1. Kiểm định trung bình tổng thể 2. Kiểm định tỷ lệ p tổng thể 3. Kiểm định phương sai 4. Giá trị p của kiểm định 5. Kiểm định sự khác nhau của 2 phương sai tổng thể 6. Kiểm định sự khác nhau của hai trung bình tổng thể 7. Kiểm định sự khác biệt của hai tỷ lệ tổng thể (với cỡ mẫu lớn) III. KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ 1. Kiểm định Willcoxon (Kiểm định T) 2. Kiểm định Mann - Whitney (Kiểm định U) 3. Kiểm định Kruskal – Wallis 4. Kiểm định sự phù hợp 5. Kiểm định về sự độc lập, kiểm định về mối liên hệ IV. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA) 1. Phân tích phương sai một chiều 2. Phân tích phương sai hai chiều 3. Trường hợp có hơn một tham số trong một ô CHƯƠNG VI TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUI TUYẾN TÍNH I. HỆ SỐ TƯƠNG QUAN 1. Hệ số tương quan 2. Kiểm định giả thuyết về mối liên hệ tương quan II. MÔ HÌNH HỒI QUI TUYẾN TÍNH ĐƠN GIẢN 1. Mô hình hồi qui tuyến tính một chiều (tuyến tính đơn giản) 2.Phương trình hồi qui tuyến tính mẫu 4 Mục lục 3. Khoảng tin cậy của các hệ số hồi qui 4. Kiểm định tham số hồi qui tổng thể (β) 5. Phân tích phương sai hồi qui 6. Dự báo trong phương pháp hồi qui tuyến tính đơn giản 7. Mở rộng mô hình hồi qui 2 biến III. HỒI QUI TUYẾN TÍNH BỘI 1. Mô hình hồi bội 2. Phương trình hồi qui bội của mẫu 3. Khoảng tin cậy của các hệ số hồi qui 4. Kiểm định từng tham số hồi qui tổng thể (βi) 5. Phân tích phương sai hồi qui CHƯƠNG VII Trang DÃY SỐ THỜI GIAN I. DÃY SỐ THỜI GIAN 1. Định nghĩa 2. Phân loại 3 Phương pháp luận dự báo thống kê 4. Đo lượng độ chính xác của dự báo 5. Sự lựa chọn công thức tính sai số dự báo II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ DÃY SỐ THỜI GIAN 1. Mức độ trung bình theo thời gian 2. Lượng tăng giảm tuyệt 3. Tốc độ phát triển 3. Tốc độ phát triển trung bình 4. Tốc độ tăng giảm 5. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng giảm III. MỘT SỐ MÔ HÌNH DỰ BÁO 1. Dự đoán dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình 2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình 3. Phương pháp làm phẳng số mũ đơn giản 4. Dự báo bằng hàm xu hướng IV. PHÂN TÍCH TÍNH THỜI VỤ CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động của dãy Số thời gian 2. Phân tích chỉ số thời vụ CHƯƠNG VIII PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU I. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU 1. Điều tra chọn mẫu, ưu điểm, hạn chế và điều kiện vận dụng 2. Sai số chọn mẫu và phạm vi sai số chọn mẫu 3. Đơn vị chọn mẫu và dàn chọn mẫu 4. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 5. Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên 6. Các phương pháp tổ chức chọn mẫu 7. Xác định cỡ mẫu, phân bổ mẫu và tính sai số chọn mẫu II. SAI SỐ TRONG ĐIỀU TRA THỐNG KÊ 1. Sai số trong quá trình chuẩn bị điều tra thống kê 2. Sai số trong quá trình tổ chức điều tra 3. Sai số liên quan đến quá trình xử lý thông tin 5 LỜI NÓI ĐẦU Thống kê là một ngành khoa học có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Nguyên lý thống kê kinh tế, lý thuyết thống kê theo hướng ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên cứu và quản lý. Nguyên lý thống kê kinh tế đã trở thành một môn học cơ sở trong hầu hết các ngành đào tạo thuộc khối kinh tế. Trong bối cảnh đào tạo đại học theo tín chỉ hóa, thời gian lên lớp được giới hạn và sinh viên được khuyến khích tự tham khảo tài liệu và tự học có hướng dẫn của giảng viên. Nhu cầu về một tài liệu giảng dạy và học tập môn nguyên lý thống kê kinh tế, vừa phù hợp với chương trình đào tạo theo tín chỉ, vừa nhất quán với các môn học định lượng trong chương trình đào tạo bậc đại học là cần thiết. Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích giúp cho bạn đọc am hiểu các vấn đề về lý thuyết, chuẩn bị cho những tiết thực hành trên máy tính có hiệu quả, là cơ sở quan trọng cho người học tiếp cận các môn học chuyên ngành kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu trên, Tác giả thực hiện biên soạn quyển sách giáo trình thống kê kinh tế. Tài liệu này được viết trên cơ sở bạn đọc đã có kiến thức về xác suất thống kê toán, cho nên cuốn sách không đi sâu về mặt toán học mà chú trọng đến kết quả và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh với các ví dụ gần gũi với thực tế. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích lũy qua nhiều năm, tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế xã hội; cùng với sự phối hợp và hỗ trợ của đồng nghiệp, đặc biệt của ThS. Nguyễn Ngọc Lam, Tác giả hy vọng quyển sách này đáp ứng được nhu cầu học tập của các sinh viên và nhu cầu tham khảo của các bạn đọc có quan tâm đến nguyên lý thống kê kinh tế trong nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của bạn đọc để lần tái bản sau quyển sách được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn. Tác giả TS.Mai Văn Nam 6 PHẦN I GIỚI THIỆU MÔN HỌC I. NGUỒN GỐC MÔN HỌC Nếu thống kê được hiểu theo nghĩa thông thường thì ngay từ thời cổ đại con người đã đã chú ý đến việc này thông qua việc ghi chép đơn giản. Cuối thế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ làm cho phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản ra đời. Kinh tế hàng hóa phát triển dẫn đến các ngành sản xuất riêng biệt tăng thêm, phân công lao động xã hội ngày càng phát triển. Tính chất xã hội của sản xuất ngày càng cao, thị trường được mở rộng không chỉ trong một nước mà toàn thế giới. Để phục vụ cho mục đích kinh tế, chính trị và quân sự nhà nước tư bản và các chủ tư bản cần rất nhiều thông tin thường xuyên về thị trường, giá cả, sản xuất, nguyên liệu, dân số,... Do đó, công tác thống kê phát triển nhanh chóng. Chúng ta có thể đưa ra 3 nhóm tác giả được gọi là những người khai sáng cho ngành khoa học thống kê: - Những người đầu tiên đưa ngành khoa học thống kê đi vào thực tiễn, đại diện cho những tác giả này là nhà kinh tế học người Đức H.Conhring (1606 - 1681), năm 1660 ông đã giảng dạy tại trường đại học Halmsted về phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể. - Với những thành quả của người đi trước, bổ sung hoàn chỉnh thành môn học chính thống, đại diện là William Petty, một nhà kinh tế học của người Anh, là tác giả cuốn “Số học chính trị” xuất bản năm 1682, một số tác phẩm có tính chất phân tích thống kê đầu tiên ra đời. - Thống kê được gọi với nhiều tên khác nhau thời bấy giờ, sau đó năm 1759 một giáo sư người Đức, Achenwall (1719-1772) lần đầu tiên dùng danh từ “Statistics” (một thuật ngữ gốc La tinh “Status”, có nghĩa là Nhà nước hoặc trạng thái của hiện tượng) - sau này người ta dịch ra là “Thống kê”. Kể từ đó, thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện, gắn liền với nhiều nhà toán học - thống kê học nổi tiếng như: M.V.Lomonoxop (nga, 1711-1765), Laplace (Pháp, 1749-1827), I.Fisher, W.M.Pearsons,... II. THỐNG KÊ LÀ GÌ? 1. Định nghĩa Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. 2. Chức năng của thống kê Thống kê thường được phân thành 2 lĩnh vực: - Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. - Thống kê suy luận (Inferential statistics): là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thông tin thu thập từ kết quả quan sát mẫu. 7 3. Phương pháp thống kê - Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể. - Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn: Trong thực tế, có nhiều hiện tượng mà thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu không đầy đủ mặc dù người nghiên cứu đã có sự cố gắng. Ví dụ như nghiên cứu về nhu cầu của thị trường về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạng của nền kinh tế ra sao, để nắm được các thông tin này một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn. - Điều tra chọn mẫu: Trong một số trường hợp để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế (chi phí, thời gian) và tính kịp thời, hoặc không thực hiện được. Chính điều này đã đặt ra cho thống kê xây dựng các phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép, đó là phương pháp điều tra chọn mẫu. - Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: Giữa các hiện tượng nghiên cứu thường có mối liên hệ với nhau. Ví dụ như mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác động đến lượng vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn; mối liên hệ giữa tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số,…Sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự đoán - Dự đoán: Dự đoán là một công việc cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Trong hoạt động dự đoán người ta có thể chia ra thành nhiều loại: (1). Dự đoán dựa vào định lượng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lượng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trước khi ra quyết định phù hợp. (2). Dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy. - Dự đoán nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tượng để suy luận, ví dụ như chúng ta xem xét một liên hệ giữa lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và trình độ khoa học kỹ thuật. - Dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiện tượng trong thực tế, tổng hợp lại thành qui luật và sử dụng qui luật này để suy luận, dự đoán sự phát triển của hiện tượng. Ví dụ như để đánh giá kết quả hoạt động của một công ty người ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của họ qua nhiều năm. Ngoài ra, người ta còn có thể phân chia dự báo thống kê ra thành nhiều loại khác. 8 III. CÁC KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ 1. Tổng thể thống kê (Populations) Tổng thể thống kê là tập hợp các đơn vị cá biệt về sự vật, hiện tượng trên cơ sở một đặc điểm chung nào đó cần được quan sát, phân tích mặt lượng của chúng. Các đơn vị, phần tử tạo nên hiện tượng được gọi là các đơn vị tổng thể. Như vậy muốn xác định được một tổng thể thống kê, ta cần phải xác định được tất cả các đơn vị tổng thể của nó. Thực chất của việc xác định tổng thể thống kê là việc xác định các đơn vị tổng thể. Trong nhiều trường hợp, các đơn vị của tổng thể được biểu hiện một cách rõ ràng, dễ xác định. Ta gọi nó là tổng thể bộ lộ. Ngược lại, một tổng thể mà các đơn vị của nó không được nhận biết một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng được gọi là tổng thể tiềm ẩn. Đối với tổng thể tiềm ẩn, việc tìm được đầy đủ, chính xác gặp nhiều khó khăn. Việc nhầm lẫn, bỏ sót các đơn trong tổng thể dễ xảy ra. Ví dụ như tổng thể là những những mê nhạc cổ điển, tổng thể người mê tín dị đoan,... 2. Mẫu (Samples) Mẫu là một bộ phận của tổng thể, đảm bảo được tính đại diện và được chọn ra để quan sát và dùng để suy diễn cho toàn bộ tổng thể. Như vậy, tất cả các phần tử của mẫu phải thuộc tổng thể, nhưng ngược lại các phần tử của tổng thể thì chưa chắc thuộc mẫu. Điều này tưởng chừng là đơn giản, tuy nhiên trong một số trường hợp việc xác định mẫu cũng có thể dẫn đến nhầm lẫn, đặc biệt là trong trường hợp tổng thể ta nghiên cứu là tổng thể tiềm ẩn. Ngoài ra, chọn mẫu như thế nào để làm cơ sở suy diễn cho tổng thể, tức là mẫu phải mang tính đại diện cho tổng thể. Điều này thực sự không dễ dàng, ta chỉ cố gắng hạn chế tối đa sự sai biệt này mà thôi chứ không thể khắc phục được hoàn toàn. 3. Quan sát (Observations) Là mỗi đơn vị của mẫu ; trong một số tài liệu còn được gọi là quan trắc. 4. Tiêu thức thống kê Các đơn vị tổng thể thường có nhiều đặc điểm khác nhau, tuy nhiên trong thống kế người ta chỉ chọn một số đặc điểm để nghiên cứu, các đặc điểm này người ra gọi là tiêu thức thống kê. Như vậy, tiêu thức thống kê là khái niệm chỉ các đặc điểm của đơn vị tổng thể. Mỗi tiêu thức thống kê đều có các giá trị biểu hiện của nó, dựa vào sự biểu hiện của nó người ta chia ra làm hai loại: a) Tiêu thức thuộc tính: là tiêu thức phản ánh loại hoặc tính chất của đơn vị. Ví dụ như ngành kinh doanh, nghề nghiệp,... b) Tiêu thức số lượng: là đặc trưng của đơn vị tổng thể được thể hiện bằng con số. Ví dụ, năng suất của một loại cây trồng. Tiêu thức số lượng được chia làm 2 loại: - Loại rời rạc: là loại các giá trị có thể của nó là hữu hạn hay vô hạn và có thể đếm được. - Loại liên tục: là loại mà giá trị của nó có thể nhận bất kỳ một trị số nào đó trong một khoảng nào đó. 9 5. Tham số tổng thể Là giá trị quan sát được của tổng thể và dùng để mô tả đặc trưng của hiện tượng nghiên cứu. Trong xác suất thống kê toán chúng ta đã biết các tham số tổng thể như trung bình tổng thể (µ), tỷ lệ tổng thể (p), phương sai tổng thể (σ2). Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu sâu môn thống kê chúng ta còn có thêm nhiều tham số tổng thể nữa như: tương quan tổng thể (ρ), hồi qui tuyến tính tổng thể,… 6. Tham số mẫu Tham số mẫu là giá trị tính toán được của một mẫu và dùng để suy rộng cho tham số tổng thể. Đó là cách giải thích mang tính chất thông thường, còn đối với xác suất thống kê thì tham số mẫu là ước lượng điểm của tham số tổng thể, trong trường hợp chúng ta chưa biết tham số tổng thể chúng ta có thể sử dụng tham số mẫu để ước lượng tham số tổng thể. Chúng ta có thể liệt kê vài tham số mẫu như sau: trung bình mẫu ( x ), tỷ lệ mẫu ( p̂ ), phương sai mẫu (S2), hệ số tương quan mẫu (r),… IV. CÁC LOẠI THANG ĐO (Scales of Measurement) Đứng trên quan điểm của nhà nghiên cứu, chúng ta cần xác định các phương pháp phân tích thích hợp dựa vào mục đích nghiên cứu và bản chất của dữ liệu. Do vậy, đầu tiên chúng ta tìm hiểu bản chất của dữ liệu thông qua khảo sát các cấp độ đo lường khác nhau vì mỗi cấp độ sẽ chỉ cho phép một số phương pháp nhất định mà thôi. 1. Khái niệm - Số đo: là việc gán những dữ kiện lượng hoá hay những ký hiệu cho những hiện tượng quan sát. Chẳng hạn như những đặc điểm của khách hàng về sự chấp nhận, thái độ, thị hiếu hoặc những đặc điểm có liên quan khác đối với một sản phẩm mà họ tiêu dùng. - Thang đo: là tạo ra một thang điểm để đánh giá đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thể hiện qua sự đánh giá, nhận xét. 2. Các loại thang đo - Thang đo danh nghĩa (Nominal scale): Là loại thang đo sử dụng cho dữ liệu thuộc tính mà các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kèm, khác biệt về thứ bậc. Các con số không có mối quan hệ hơn kém, không thực hiện được các phép tính đại số. Các con số chỉ mang tính chất mã hoá. Ví dụ, tiêu thức giới tính ta có thể đánh số 1 là nam, 2 là nữ. - Thang đo thứ bậc (Ordinal scale): Là loại thang đo dùng cho các dữ liệu thuộc tính. Tuy nhiên trường hợp này biểu hiện của dữ liệu có sự so sánh. Ví dụ, trình độ thành thạo của công nhân được phân chia ra các bậc thợ từ 1 đến 7. Phân loại giảng viên trong các trường đại học: Giáo sư, P.Giáo sư, Giảng viên chính, Giảng viên. Thang đo này cũng không thực hiện được các phép tính đại số. - Thang đo khoảng (Interval scale): Là loại thang đo dùng cho các dữ liệu số lượng. Là loại thang đo cũng có thể dùng để xếp hạng các đối tượng nghiên cứu nhưng khoảng cách bằng nhau trên thang đo đại diện cho khoảng cách bằng nhau trong đặc điểm của đối tượng. Với thang đo này ta có thể thực hiện các phép tính đại số trừ phép chia không có ý nghĩa. Ví dụ như điểm môn học của sinh viên. Sinh viên A có điểm thi là 8 điểm, sinh viên B có điểm là 4 thì không thể nói rằng sinh viên A giỏi gấp hai lần sinh viên B. - Thang đo tỷ lệ (Ratio scale): Là loại thang đo cũng có thể dùng dữ liệu số lượng. Trong các loại thang đo đây là loại thang đo cao nhất. Ngoài đặc tính của thang đo khoảng, phép chia có thể thực hiện 10 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Lý thuyết Dow Thực hành Excel Bài tiểu luận mẫu Trắc nghiệm Sinh 12 Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Giải phẫu sinh lý Atlat Địa lí Việt Nam Hóa học 11 Tài chính hành vi Đề thi mẫu TOEIC Mẫu sơ yếu lý lịch adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế Pdf
-
[PDF]Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - Giáo Trình, Bài Giảng, Bài Tập ...
-
[PDF]Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - Đh Kinh Tế - Đhqg Hà Nội
-
Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế
-
Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế PDF - ViecLamVui
-
Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - Bài Tập Có đáp án Và đề Thi ...
-
Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Pdf - Tài Liệu - 123doc
-
Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - TS. Mai Văn Nam - TaiLieu.VN
-
Tóm Tắt Một Số Công Thức Sử Dụng Trong Học Phần Nguyên Lý Thống Kê ...
-
Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - UEH Digital Repository
-
Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê (Nghề: Kế Toán) - CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật ...
-
[PDF] ÔN TẬP MÔN NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ
-
Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - TS. Mai Văn Nam (download ...