Giáo Trình: RĂNG HÀM MẶT Ppt - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Giáo trình: RĂNG HÀM MẶT ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT RĂNG HÀM MẶT THÁI NGUYÊN - 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT RĂNG HÀM MẶT Chủ biên: ThS. Nông Ngọc Thảo. Tham gia biên soạn: 1. TS. Nguyễn Đình Trân 2. ThS. Nông Ngọc Thảo 3. ThS. Lê Ngọc Uyển 4. ThS. Hoàng Tiến Công. 5. ThS. Nguyễn Văn Ninh 6. TS. Lê Thị Thu Hằng 7. Bs. Lưu Thị Thanh Mai Thư ký biên soạn: Bs. Lưu Thị Thanh Mai THÁI NGUYÊN - 2008 Lời nói đầu Trong khi chờ đợi bộ sách giáo khoa chuẩn hoá, thống nhất dùng cho sinh viên hệ Bác sỹ đa khoa trong cả nước. Bộ môn Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên đã biên soạn tập giáo trình này, bao gồm những kiến thức cơ bản cần thiết cho sinh viên hệ Bác sỹ đa khoa học môn Răng Hàm Mặt. Để biên soạn được một tập giáo trình vừa cập nhật những thông tin mới nhất trong lĩnh vực chuyên khoa, vừa phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của nhiều người. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự thông cảm và những ý kiên đóng góp của bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 17 tháng 06 năm 2008 BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT RĂNG VÀ BỘ RĂNG MỤC TIÊU 1. Nêu được sự hình thành và phát triển của răng 2. Nêu được cấu tạo giải phẫu và tổ chức học của răng 3. Trình bày được số lượng, công thức, cách ghi ký hiệu răng 4. Nêu được các tai biến do mọc răng và các hình thái lệch lạc răng NỘI DUNG 1. Sự hình thành phát triển của răng Quá trình mọc răng gồm 5 giai đoạn, mầm răng sữa được hình thành từ thời kỳ bào thai, mầm răng vĩnh viễn được hình thành từ sau khi đẻ. Giai đoạn 1: Cơ quan tạo men bắt đầu hoạt động và hình thành thân răng. Giai đoạn 2: Hình thành chân răng, chân răng dài dần và đẩy thêm răng lên cao. Giai đoạn 3: Là hiện tượng mọc răng trên lâm sàng, răng bắt đầu nhú ra khỏi lợi Giai đoạn 4: Răng tiến tới chạm với răng ở hàm đối diện hình thành khớp cắn (khớp nhai). Giai đoạn 5: Là giai đoạn bù lại chiều cao bị mòn trong quá trình ăn nhai. Quá trình mọc răng là sự kết hợp của nhiều yếu tố: - Sự di chuyển của thân răng. - Sự phát triển của xương hàm - Sự phát triển của tổ chức vùng quanh răng. Quá trình mọc răng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: - Sự thay đổi của sinh lý và nội tiết. - Yếu tố dinh dưỡng - Sinh tố và các chất khoáng, đặc biệt là các yếu tố vi lượng. 4Sự di chuyển của răng chủ yếu theo trục, đồng thời có sự xoay và di chuyển ngang. 2. Số lượng, công thức, ký hiệu răng 2.1. Số lượng Người ta mọc răng 2 lần trong đời, đầu tiên là răng sữa, sau đó là răng vĩnh viễn. Hàm răng sữa có 20 răng, mỗi cung hàm có 5 răng là các răng I, II, III, IV, V. Hàm răng vĩnh viễn có từ 28 đến 32 răng, mỗi cung hàm có từ 7 đến 8 răng là các răng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. 2.2. Công thức Răng sữa: 2.3. Ký hiệu : Có 2 cách ký hiệu Cách l: Dùng móc vuông để biểu thị cho 4 cung răng. Hai hàm trên và dưới được chia đôi bởi đường giữa thành 4 khu. Trên phải Trên trái Dưới phải Dưới trái Răng sữa: Biểu thị bằng số La Mã V, IV, III, II, I I, II, III, IV, V V, IV, III, II, I I, II, III, IV, V 5 Răng vĩnh viễn: Biểu thị bằng số Ả rập 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Cách 2: Dùng số kép để biểu thị cho 4 cung răng. Răng vĩnh viễn: 18, 17, 16, 15, 14, 13, 12, 11 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 48, 47, 46, 45, 44, 43, 42, 41 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 Răng sữa: 55, 54, 53, 52, 51 61, 62, 63, 64, 65 85, 84, 83, 82, 81 71, 72, 73, 74, 75 Trong mỗi cặp số, số đầu tiên biểu thị tên cung răng, số thứ hai biểu thị tên răng, khi dùng ký hiệu này thường bỏ móc vuông đi. Ví dụ: Răng sữa: Hàm trên bên phải: 51, 52, 53, 54, 55 Hàm trên bên trái: 61, 62, 63, 64, 65 Hàm dưới bên trái: 71, 72, 73, 74, 75 Hàm dưới bên phải: 81, 82, 83, 84, 85 Răng vĩnh viễn: Hàm trên bên phải: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 Hàm trên bên trái: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 Hàm dưới bên trái: 31, 32, 33. 34. 35. 36, 37, 38 Hàm dưới bên phải: 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 6 Hình 2. Dãy răng trong khớp cắn của hàm răng vĩnh viễn 3. Giải phẫu 3.1. Hình thể ngoài của răng Gồm 4 phần: Thân răng: Là phần nhô khỏi cung hàm, có 5 mặt: mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong, mặt gần và mặt xa. Mặt nhai: đặc trưng bởi các núm hình ngọn đồi, đối với răng cửa gọi là rìa cắn. Mặt ngoài: là mặt tiếp xúc với môi má. Mặt trong: là mặt tiếp xúc với lưỡi. Mặt gần: là mặt tiếp xúc với răng ở phía trước. Mặt xa: là mặt tiếp xúc với răng ở phía sau. Cổ răng: Là phần chuyển tiếp giữa thân răng và chân răng. Chân răng: Là phần nằm trong ổ răng của xương hàm, các răng có số lượng chân khác nhau. Cuống răng: Là phần tận cùng của chân răng, ở đó có một lỗ rất nhỏ để cho mạch máu thần kinh đi vào tuỷ răng. 73.2. Hình thể trong của răng Gồm 2 phần: Buồng tuỷ và ống tuỷ. Từ các lỗ cuống răng của các chân răng, ống tuỷ chạy dọc lên đến thân răng thì phình to ra tạo thành buồng tuỷ. Trong buồng tuỷ và ống tuỷ có chứa tuỷ buồng và tuỷ chân. 4. Tổ chức học của răng Răng được cấu tạo bởi 4 thành phần: 4.1. Men răng Men răng là tổ chức cứng nhất cơ thể, bao bọc toàn bộ ngà thân răng, dầy nhất ở núm, mỏng và tận hết ở cổ răng. Bề mặt men răng nhẵn bóng trong suất. Dưới kính hiển vi điện tử men răng gồm các trụ men, sắp xếp theo hướng, vuông góc với đường ranh giới men ngà. Các trụ men có hình lăng trụ, hình lục giác sắp xếp sát nhau và được liên kết bởi những sợi hữu cơ. Thành phần hoá học: Vô cơ: chiếm 96%, chủ yếu là Hydroxyl apatid Cal0(PO4)6(OH)2 Hữu cơ: chiếm 1%. Muối và nước: chiếm 3 %. 4.2. Ngà răng Là thành phần chính trong tổ chức cứng của răng, có cả ở thân và chân răng. Ngà được tạo nên bởi các ống ngà chạy từ tuỷ tới đường ranh giới men ngà. Trong mỗi ống ngà có các dây Tome đi qua. Ngoài ống ngà có các màng Neumann bao bọc, giữa các ống ngà là tổ chức hữu cơ, chủ yếu là dây hồ dây keo ngấm vôi. Thành phần hoá học: Vô cơ: chiếm 70%. Hữu cơ: chiếm 17 %. 8Muối và nước: chiếm 13 %. 4.3. Xương răng Là tổ chức xương đặc biệt không có mạch máu. Xương được nuôi dưỡng bằng con đường thẩm thấu. Thành phần hoá học: Vô cơ: chiếm 46%. Hữu cơ: chiếm 22%. Muối và nước: chiếm 32%. 4.4. Tuỷ răng Là tổ chức liên kết nằm trong hốc buồng tủy và ống tuỷ. Gồm 2 phần: Vùng ngoại vi chủ yếu là các tế bào tạo ngà. Vùng trung tâm là mô liên kết lỏng lẻo chứa mạch máu, thần kinh, bạch mạch. Chức năng sinh lý tuỷ: - Tạo ngà. - Đảm bảo cảm giác men ngà. - Chống đỡ bảo vệ tuỷ trong trường hợp bị viêm nhiễm. - Dinh dưỡng. 5. Tuổi mọc răng Chia làm 3 thời kỳ: Răng sữa mọc khi trẻ từ 6 đến 30 tháng tuổi. Răng vĩnh viễn mọc khi trẻ từ 6 -12 tuổi. Răng khôn mọc từ 18 tuổi trở lên. Bảng 1. Tuổi mọc răng sữa Răng I II III IV V Thời gian mọc Hàm trên 8 10 (Tính theo tháng) Hàm dưới 6 12 16 - 20 12 - 16 20 - 30 Bảng 2. Tuổi mọc răm vĩnh viễn Răng 1 2 3 4 5 6 7 Thời gian mọc Hàm trên 7 8 (Tính theo tuồn Hàm dưới 6 8 10 - 11 9 - 10 11 - 12 6 12 9Hình 4. Nhịp độ phát triển của bộ răng (cung răng trên) (theo Noyes, Schour) 106. Những rối loạn về thời gian mọc răng 6.1. Mọc sớm Trẻ đẻ ra đã có răng, rất hiếm gặp. Nếu gặp thì đứa trẻ đó thường khoẻ mạnh. Răng mọc lên chắc bình thường. Nguyên nhân: Do di truyền, nội tiết. Xử trí: Nếu không ảnh hưởng tới việc cho bú thì không phải xử từ gì. Nếu răng mọc sớm làm cản trở việc cho bú thì phải nhổ răng. 6.2. Răng mọc non Mầm răng bị đẩy ra khỏi xương hàm khi chưa đến tuổi mọc răng. Xử trí: Lấy mầm răng. 6.3. Răng mọc muộn Thường gặp ở trẻ > 12 tháng tuổi nhưng chưa thấy mọc. Nguyên nhân: Do di truyền, nội tiết, thiếu dinh dưỡng. 7. Tai biến do mọc răng 7.1. Tai biến do mọc răng sữa Triệu chứng: Toàn thân: Trẻ sốt, ho, rối loạn tiêu hoá, viêm phế quản. Tại chỗ: Trẻ tăng tiết dịch nước bọt, đỏ má, chạm mặt, viêm loét lợi miệng. Những triệu chứng này thường lặp đi, lặp lại sau mỗi lần mọc răng. Xử trí: Vệ sinh răng miệng. Chăm sóc - dinh dưỡng tốt. Điều trị các triệu chứng toàn thân nếu có. Theo dõi, đề phòng các biến chứng do bội nhiễm. 7.2. Tai biến do mọc răng vĩnh viễn Thường gặp ở răng khôn hàm dưới. Nguyên nhân: - Do khoảng sau hàm hẹp. - Răng mọc thường hay lệch trục, sai vị trí. - Là răng mọc muộn, thời gian mọc kéo dài. Vì vậy trong quá trình mọc thân răng không được bộc lộ hoàn toàn, ổ quanh răng trũng dẫn đến dễ gây ứ đọng và gây viêm nhiễm. Triệu chứng: Răng khôn hàm dưới gây biến chứng trước tiên là bệnh viêm quanh thân răng. Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân thường ngứa, đau vùng răng đang mọc, đau tăng dần, há miệng hạn chế, có thể khó nuốt. Toàn thân: Bệnh nhân sốt, có hạch phản ứng vùng hàm mặt. Tại chỗ: Sưng nề lợi nơi răng khôn đang mọc, có thể nhìn 11thấy một phần của thân răng hoặc không, có thể có in dấu răng ở hàm đối diện, có mủ ở túi lợi quanh răng. Tiến triển: Bệnh nhân khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và giải phóng phần lợi trùm với điều kiện răng mọc thẳng trục, đủ chỗ. Bệnh khỏi tạm thời, thỉnh thoảng tái phát nếu được điều trị kịp thời nhưng răng không thể mọc lên được do lệch trục hoặc thiếu chỗ. Bệnh không khỏi và gây các biến chứng khác: viêm tấy các tổ chức phần mềm quanh xương hàm (cơ cắn, cơ mút hàm, thành bên họng) Xử trí: Dùng kháng sinh, giảm đau. Vệ sinh răng miệng. Chụp X quang răng. Kết hợp Xquang và lâm sàng để có chỉ định điều trị bảo tồn hay nhổ răng. 12 Biến chứng ở các mô tiên kết Biến chứng của viêm quanh của viêm quanh thân răng thân răng Áp xe tiến ra trước A. Áp xe cơ mút hàm. A. áp xe cơ cắn. B. Áp xe sàn miệng B. áp xe cơ mút hàm. C. Viêm tấy hạch dưới hàm Áp xe tiến ra sau hàm C. Áp xe trên hạnh nhân. 1. Cơ môi D. áp xe trụ trước 2. Cơ hàm móng Áp xe tiến triển vào trong E. áp xe dưới hàm G. áp xe vùng sàn miệng 8. Lệch lạc hệ thống răng 8.1. Khớp cắn trung tâm Là khớp cắn khi hai hàm răng cắn lại với nhau, lồi cầu ở vào vị trí sâu nhất và xa nhất của ổ khớp, cơ nhai ở tư thế trùng tối đa, hàm dưới lùi về phía sau hết mức, ở tư thế này nếu hàm răng không lệch lạc thì tất cả các răng trên và răng dưới đều chạm nhau, các răng hàm trên trùm lên răng hàm dưới đố diện (trừ trường hợp bệnh nhân có khớp cắn ngược hay khớp cắn đối đầu). 8.2. Những lệch lạc 8.2.1. Lệch lạc về số lượng răng - Thiếu răng: Thường gặp ở hàm răng vĩnh viễn. Nguyên nhân là do yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh. Trên lâm sàng bệnh nhân nếu thiếu răng ít thì khuôn mặt không bị ảnh hưởng, nếu bệnh nhân thiếu răng nhiều thì sẽ bị ảnh hưởng tới khuôn mặt. - Thừa răng: Thường gặp ở hàm răng vĩnh viễn. Nguyên nhân thường do yếu tố di truyền. Trên lâm sàng hay gặp thừa giữa 2 răng cửa hoặc sau răng 138.2.2. Lệch lạc về khối lượng và hình thể răng Răng có kích thước to hơn bình thường hoặc răng kích thước nhỏ hoặc răng có hình thể đặc biệt. 8.2.3. Bất thường về cấu trúc Răng có cấu trúc bất thường, đây là hình thức thiểu sản hoặc kèm ngấm canxi trong qua trình hình thành và phát triển răng. 8.2.4. Lệch lạc về vị trí răng Răng mọc ngoài cung hàm; Răng xoay quanh trục đứng; Răng mọc chen chúc; Răng mọc đổi chỗ; Răng mọc lạc xa (răng nằm trong xoang hàm hoặc ngành lên xương hàm dưới); Răng ngầm (thường thấy ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên, hay gặp răng khôn hàm dưới và răng nanh hàm trên). 8.2.5. Điều trị lệch lạc răng Tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng và phương tiện kỹ thuật mà có thể nhổ bớt răng nếu thiếu chỗ hoặc thừa răng, nắn chỉnh hàm để đảm bảo thẩm mỹ và đưa hàm răng về vị trí khớp cắn trung tâm. Tuổi thích hợp cho nắn chỉnh hàm là sau khi răng đã mọc xong hàm răng vĩnh viễn cho đến 25 tuổi. 14BỆNH SÂU RĂNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được tình hình mắc bệnh sâu răng ở Việt Nam và trên thế giới cùng tác hại của nó. 2. Giải thích được các yếu tố gây sâu răng và cơ chế bệnh sinh. 3. Chẩn đoán được sâu răng và thực hiện được công tác tuyên truyền phòng bệnh sâu răng. NỘI DUNG 1. Đại cương 1.1. Lịch sử bệnh sâu răng Sâu răng là bệnh đã có từ rất lâu đời. Tại Việt Nam: Di chỉ ở Quỳnh Văn cách đây 6000 - 8000 năm đã thấy 4 răng sâu trên 137 răng tìm thấy. Ở di chỉ Vinh Quang thời kỳ đồ đồng cách đây khoảng 3000 năm, người ta đã thấy 8 răng sâu trên 85 răng tìm thấy. Ở Hà Nội trong số 35 sọ người còn tìm được từ cách đây hơn 100 năm cũng có 35 răng sâu trong tổng số 485 răng còn lại. Theo Borovski.EV ở Cộng hoà liên bang Nga, bệnh sâu răng đã được biết từ rất lâu. Người ta gặp trong y văn những thông báo về sự có mặt của những răng sâu bị phá huỷ từ 3000 năm trước kỷ nguyên của chúng ta. Theo số liệu quan sát sọ của những người Nga bị lưu đầy khoảng thế kỷ IX-XII, khoảng 3,3% số người được tìm thấy có sâu răng. Người E-xki-mo, một dân tộc thuộc vùng Bắc cực thuộc Cộng hoà Liên bang Nga, trước khi tiếp xúc với văn minh thức ăn chủ yếu là thịt, hầu như không tìm thấy sâu răng. Khi có giao lưu với các vùng khác bắt đầu ăn bánh mì, đường thì sâu răng cũng xuất hiện và ngày càng tăng. Những năm giữa của thế kỷ XX, có thể nói đó là những năm sâu răng phát triển mạnh mẽ nhất. Tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc đều bị sâu răng. Có nhiều nước gần 100% dân số bị sâu răng, dẫn đến những khó khăn không thể đáp ứng được về tài chính, nhân lực và thời gian cho quá trình điều trị khiến người ta phải tìm các biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng. Hiện nay nhiều hướng dự phòng được mở ra có triển vọng làm ngừng sự phát triển của sâu răng và đang tiến tới đẩy lùi dần bệnh này. 151.2. Bệnh lý về bệnh sâu răng Sâu răng là một quá trình bệnh lý xuất hiện sau khi răng đã mọc, làm mất vôi và tan rã tổ chức cứng của răng (men, ngà, xương răng) tiến tới hình thành một lỗ sâu. Khởi đầu sâu răng không đau, khi lỗ sâu phát triển sâu và rộng phá huỷ nhiều tổ chức men và ngà, thì ăn các thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt đều bị đau, nhưng hết đau khi hết các kích thích. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương sẽ lan tới tuỷ răng và quanh cuống răng Những biến chứng của sâu răng là viêm tuỷ răng, viêm quanh cuống răng làm cho ăn uống khó khăn, ngủ cũng không yên giấc vì các đợt đau tự nhiên. Biến chứng của sâu răng còn có thể gây viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tuỷ hàm, đôi khi viêm lan rộng gây nhiễm khuẩn huyết, thậm chí gây viêm màng não rất dễ gây tử vong trong những biến chứng nặng này. Mặt khác, nhiễm khuẩn ở quanh cuống răng có thể gây rối loạn ở xa, ở khớp xương, ở tim, ở thận hoặc duy trì và làm nặng thêm bệnh đã có ở các nơi đó 1.3. Sâu răng là tai hoạ thứ 3 của loài người 1.3.1. Bệnh sâu răng có thể mắc rất sớm và theo đuổi suốt cả cuộc đời Trẻ chưa mọc đủ răng sữa đã sâu răng sữa. Trẻ chưa thay hết răng sữa thành răng vĩnh viễn đã sâu răng vĩnh viễn. 1.3.2. Bệnh sâu răng rất phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, không những số người mắc cao mà số răng sâu trên một người cũng cao. Tổ chức sức khoẻ thế giới (OMS - WHO) thống nhất đánh giá sâu răng thông qua chỉ số SMT (sâu, mất, trám) ở độ tuổi 12 và độ tuổi 35 - 44. Số răng sâu + số răng mất + số răng trám Chỉ số SMT = Số người được khám Mức độ sâu răng SMT 12 tuổi SMT 35 - 44 tuổi Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 0,1 – 1,1 1,2 - 2,6 2,7 - 4,4 4,5 - 6,5 6,6 - và hơn 0,2 - 1,5 1,6 - 6,2 6,3 - 12,7 12,8 - 16,2 16,3 và hơn 16Từ năm 1997 WHO quy định chi tiết hơn, trẻ em nhóm then chốt gồm 6 tuổi 12 tuổi, 15 tuổi; người lớn 18 tuổi, 18 - 34 tuổi, 35 - 44 tuổi và từ 45 trở lên Sâu răng ở Việt Nam: (số liệu năm 2002) Trẻ em 6 tuổi smt (Răng sữa): 6,15 12 tuổi SMT: 1,87 15 tuổi SMT: 2,16 Người lớn 18 tuổi SMT: 2,84 18 - 34 SMT: 3,29 35 - 44 SMT: 4,70 Từ 45 tuổi SMT: 8,93 Thế giới: Có 2 xu hướng chính yếu: - Xu hướng xấu đi cho phần lớn các nước đang phát triển (SMT trung bình trẻ 12 tuổi từ 2 tăng lên 4,1). - Xu hướng cải thiện cho phần lớn các nước Công nghiệp hoá cao (SMT trung bình của trẻ 12 tuổi đã tụt từ 7 - 10 xuống khoảng 2 - 4). 1.3.3. Tổn phí chữa răng rất lớn Nước Pháp: Kinh phí chữa răng hàng năm chiếm hơn 30% kinh phí cho chữa bệnh của các gia đình. Nước Mỹ: Mỗi năm tốn hàng chục tỷ USD cho chữa răng kèm theo hàng trăm triệu ngày công lao động mà vẫn còn hàng triệu răng không được chữa. Việt Nam: Còn đại đa số dân chúng để bệnh phát sinh, phát triển tự nhiên cam chịu đau đớn rồi mất dần răng. Chỉ có số ít người có điều kiện chữa ước răng. 2. Các yếu tố gây sâu răng 2.1. Trước năm 1975 người ta giải thích căn nguyên sâu răng bằng sơ đồ Keyes. Hình 5. Sơ đồ Keyes 17- Đường: Hiện nay có 1 số đường ít gây sâu răng. - Vi khuẩn: Streptococcus mutans - Răng: Phụ thuộc hình thái (Morphology), dinh dưỡng, các chất vi lượng (fluor), độ cacbonat .v.v 2.2. Sau năm 1975 người ta làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâu răng và giải thích sâu răng bằng sơ đồ White Sơ đồ White thay thế 1 vòng tròn trong sơ đồ Keyes (chất đường) bằng vòng tròn chất nền (Substrate), nhấn mạnh vai trò nước bọt và pH dòng chảy môi trường xung quanh răng. 3. Bệnh sinh sâu răng Đây là vấn đề phức tạp vì người ta không lý giải được tại sao men răng với thành phần chủ yếu là Hydroxy apatit, độ cứng ngang kim cương lại có thể bị phá hỏng thành hốc một cách dễ dàng trong môi trường miệng. Vi khuẩn không có khả năng xuyên qua men, thậm chí không có khả năng bám vào men răng vì men răng nhẵn bóng. Trong một thời gian dài khi Y học đã phát triển và thu được nhiều thành tựu trong nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh, người ta vẫn chưa có lời giải thoả đáng về quá trình sinh bệnh sâu răng. Đã có hàng trăm thuyết giải thích bệnh sinh sâu răng điển hình như: - Thuyết hoá học vi khuẩn của Miller (1884). - Thuyết tiêu Protein của Gottlieb (1946). - Thuyết tiêu Protein phức vòng càng (1956). - Thuyết của Brown (1972). Ba trong 4 thuyết nêu trên đều cho rằng sâu răng sảy ra trong môi trường axit (pH thấp) chỉ có thuyết tiêu Protein phức vòng càng cho rằng sâu răng xảy ra trong 18môi trường kiềm. Quan niệm hiện đại bệnh sinh sâu răng cho rằng trạng thái men răng bình thường được xác định bởi sự cân bằng giữa quá trình mất khoáng và bù khoáng thường xuyên xảy ra. Nguy cơ sâu răng xảy ra khi có đủ đậm độ của con hydro tự do (H+) có khả năng gây nên sự mất khoáng mạnh ở mô răng. Khi đó xuất hiện các cặn bã của quá trình mất khoáng và hình thành những vết sâu răng - vết trắng (white spot lesion). Từ vết trắng sẽ xuất hiện lỗ sâu răng, nếu quá trình mất khoáng mạnh tiếp diễn xuống dưới lớp bề mặt, làm tăng các khoảng trống giữa các trụ men của men răng. Ngược lại, vết trắng có thể mất hoàn toàn (hồi phục) nếu tạo điều kiện cho quá trình bù khoáng cho men răng mạnh hơn mất khoáng. Đậm độ của con H+ phụ thuộc vào pH tại chỗ hạ thấp, do kết quả của tác động đồng thời hàng loạt các yếu tố căn nguyên tại chỗ. Tuy nhiên quá trình huỷ khoáng còn phụ thuộc vào sức đề kháng của mô răng, mà sức đề kháng này liên quan đến mã di truyền hoặc yếu tố vi lượng là Fluor 4. Tổn thương giải phẫu bệnh và phân loại sâu răng Sâu men: Tổn thương sớm nhất bắt đầu từ bề mặt men gồm 4 lớp Lớp 1 : Men đổi màu trắng(white spot lesion) Lớp 2 : Thương tổn chính huỷ khoáng Lớp 3: Vùng đen Lớp 4: Vùng trong suốt Sâu ngà: Khi tổn thương qua men, đến ngà có các mức độ sau: Sâu bề mặt: Tổn thương vừa qua khỏi men tới ngà Sâu ngà nông: Tổn thương trung bình Sâu ngà sâu: Tổn thương tới gần tuỷ răng Hình 7. Thay đổi tổ chức răng khi có lỗ sâu răng 1. Men ngà bị phá huỷ thành hốc và mất khoáng 2. Ngà trong suốt và ngà phản ứng. 3. Ngà thứ phát và những thay đổi ở tuỷ 19Các tổn thương của sâu răng trước hết làm mất mô cứng của răng và phần mô bị mất này không hồi phục được, tiếp đến mở đường cho vi khuẩn theo ông ngà xâm nhập vào tuỷ răng gây viêm tuỷ răng. Tổn thương tuỷ sẽ dẫn đến hoại tử tuỷ, từ đó tổn thương lan ra vùng quanh cuống răng làm lung lay răng rồi mất răng. 5. Lâm sàng 5.1. Cơ năng Ê buốt khi kích thích nóng, lạnh, hết kích thích hết ê buốt. 5.2. Thực thể Khám răng thấy lỗ sâu có thể gặp ở bất cứ mặt nào của răng. Khi thăm bằng thám châm có cảm giác thám châm chạm vào ngà mềm. Những lỗ sâu ở chỗ tiếp giáp 2 răng hoặc mặt khuất thì chụp XQ răng sẽ thấy chỗ tiêu can xi (sáng) 5.3. Chẩn đoán 5.3.1. Chẩn đoán phân biệt Sún răng: Tổn thương lan rộng, chỉ gặp ở răng cửa và răng nanh hàm trên và chỉ gặp ở răng sữa. Lõm hình chêm: Gặp ở mặt ngoài cổ răng, hình cái chêm, 2 mặt nhẵn bóng. Nhiễm độc Fluor: Có những đốm nâu ở men răng. Thiểu sản: Men lồi lõm hoặc thiếu men. Gặp ở nhiều răng và ở các răng đối xứng (cùng tuổi mọc). Viêm tuỷ răng: Có cơn đau tự nhiên. 5.3.2. Chẩn đoán xác định Phát hiện lỗ sâu chưa thấu tuỷ, chỉ ê buốt khi kích thích hết kích thích hết ê buốt. Trên phim X. quang phát hiện vùng tiêu can xi (áp dụng đối với lỗ sâu ở chỗ khuất). 5.4. Điều trị 5.4.1. Mục đích Chấm dứt sự phát triển của sâu răng. Phục hồi hình thể răng và phục hồi sức nhai. 5.4.2. Nguyên tắc Bảo tồn tới mức tối đa tổ chức răng Không làm tổn thương tuỷ . 205.4.3. Phương pháp Tạo lỗ hàn theo Black (1908) hoặc không Sát trùng bằng thuốc sát trùng nhẹ Hàn (trám) bằng các chất hàn thích hợp. 21 226. Phòng bệnh sâu răng Từ hơn 50 năm nay vấn đề dự phòng sâu răng đã được đặt ra, bởi nếu để sâu răng phát triển tự nhiên, sau đó mới điều trị, thì không một Quốc gia nào đáp ứng được vì chi phí quá lớn về nhân lực, máy móc thiết bị, thuốc, vật liệu, tiền và thời gian vật chất cho quá trình điều trị. Mặt khác, bệnh sâu răng có thể phòng được. Có nhiều quốc gia đã tiến hành dự phòng sâu răng, làm giảm tỷ lệ sâu răng từ trên 90% xuống chỉ còn 50 - 60%, và giảm cả cường độ sâu răng như Mỹ, Úc, Phần Lan, Đan Mạch Dựa vào các hiểu biết về căn nguyên sâu răng, người ta tiến hành dự phòng theo 3 hướng: 6.1. Dự phòng theo hướng vi khuẩn Vaccin sâu răng đã được nghiên cứu và điều chế từ vi khuẩn Streptococcus mutans chết, để dùng trên động vật thí nghiệm (chuột). Người ta thấy chuột giảm sâu răng xuống 60%. Vaccin này kích thích hình thành các Immunoglobulin A nước bọt (IgA) có khả năng ức chế các enzym glucosyltransferaza, do đó ức chế sự hình thành dextran và mảng bám răng. IgA ngăn cản 90 - 99% các vi khuẩn bám vào men răng, nhờ đó làm giảm tỷ lệ sâu răng. Tuy vậy vaccin còn gây những phản ứng chéo với các tổ chức tim, thận, cơ ung của chuột, hơn nữa vi khuẩn sâu răng ở người phức tạp hơn ở chuột. Đó là những trở ngại cần giải quyết. Trong khi chờ có một vaccin an toàn được sử dụng, chúng ta cần làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh răng miệng rộng rãi trong cộng đồng với các nội dung: - Chải răng: Chú ý kiểu dáng và chất lượng bàn chải, chất lượng kem đánh răng, thời điểm chải răng, đặc biệt là phương pháp và kỹ thuật chải răng đúng. - Xúc miệng bằng nước thường, hoặc bằng nước sát khuẩn chlohexidine. - Làm sạch răng bằng tăm và chỉ tơ nha khoa. 6.2. Dự phòng theo hướng giảm ăn đường Giảm ăn đường hoặc ăn đường xong phải xúc miệng. Thực hiện: Không ăn đồ ngọt giữa các bữa ăn. Không ăn món ngọt về đêm. Không dùng món ngọt làm món tráng miệng sau cùng. Tìm cách thay thế các loại đường gây sâu răng bằng đường không sâu răng. 236.3. Dự phòng sâu răng bằng cách làm tăng sức đề kháng của men răng Tác dụng của Fluor: Fluor là nguyên tố vi lượng có tác dụng tốt nhất cho men răng. Men răng hình thành trong điều kiện dinh dưỡng đủ Fluor sẽ là Fluoro Apatit, chất này làm cho men răng bền vững hơn và không bị huỷ khoáng trong môi trường acid. Fluor còn có tác dựng ức chế các enzym cho nên có tác dụng chống lại sự hình thành mảng bám răng, đồng thời chống lại sự hình thành acid gây sâu răng từ các chất đường. Fluor có thể làm tăng nhanh tốc độ tái khoáng hoá men răng. Nồng độ thích hợp và độc tính Fluor: Trong nước uống, fluor có tác dụng phòng sâu răng là 1mg/l. Nồng độ 5 mặn trở lên có thể gây nhiễm độc men răng (đốm nâu ở men răng). Nồng độ 8mg/l trở lên có thể gây tổn thương các khớp xương và xơ cứng xương. Nồng đồ 50mg/l có thể gây tổn thương tuyến giáp. Nồng độ trên 125mg/l có thể gây tổn thương thận. Uống 2,5- 5g Fluor 1 lần có thể gây tử vong. Phân bố Fluor: Fluor có trong đất, nước, không khí, thực phẩm nhưng không đồng đều giữa các vùng. Đất càng sâu càng có nhiều Fluor. Nước biển có nhiều Fluor hơn nước sông. Chè, ngũ cốc có Fluor khá cao. Thịt rau quả cũng có Fluor nhưng không đồng đều: Khoai sọ, khoai lang nhiều Fluor; thịt gà thịt bò Fluor nhiều hơn các loại thịt khác; cá có da có Fluor; chúng và sữa có ít Fluor hành tỏi, rau muống có nhiều Fluor; trái cây ít Fluor. Sử dụng Fluor để phòng sâu răng: Sau khi điều tra nắm được vùng miền nào thiếu Fluor (nồng độ dưới 0,7 màu), cần áp dụng 1 trong các biện pháp sau đây hoặc đồng thời nhiều biện pháp: - Fluor hoá nước máy thành phố, khu dân cư với nồng độ 0,8 - 1 mg/l. - Cho Fluor vào bánh kẹo, bơ, sữa, muối ăn. - Cho Fluor vào kem đánh răng với nồng độ 0,1 - 0,15% , nước xúc miệng NaF với nồng độ 0,2%. - Viên Fluor Vitamin 0,25 - 1 mg/l Do men răng được hình thành và ngấm vôi trong bào thai và những năm đầu của trẻ, vì vậy sử dụng Fluor làm tăng sức đề kháng của răng, nên dùng từ lúc bà mẹ mang thai và tuổi học sinh tiểu học, bằng việc tổ chức Nha khoa học đường, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, kèm theo xúc miệng dung dịch NaF 0,2%. Người lớn sử dụng Fluor có tác dụng duy trì cho mô răng chắc hoặc làm cho mô răng chắc thêm. 24Ở Việt nam, qua phân tích 5948 mẫu thức ăn hầu hết có nồng độ Fluor < 0 4mg/l. 25

Trích đoạn

  • Bênh quanh răng

Tài liệu liên quan

  • Giải đáp y học về các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng Giải đáp y học về các bệnh tai mũi họng, răng hàm mặt, tim phổi và bệnh ở bụng
    • 13
    • 688
    • 1
  • Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 3 pptx Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 3 pptx
    • 7
    • 567
    • 6
  • Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 5 ppt Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 5 ppt
    • 13
    • 477
    • 6
  • Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 1 pptx Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 1 pptx
    • 21
    • 677
    • 5
  • Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 7 ppt Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 7 ppt
    • 8
    • 448
    • 6
  • Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 6 pptx Tài liệu Thiết kế kỹ thuật - Giáo trình Solidwork - Chương 6 pptx
    • 14
    • 509
    • 6
  • Tài liệu Giáo trình GERD và PPI pptx Tài liệu Giáo trình GERD và PPI pptx
    • 2
    • 482
    • 0
  • Tài liệu Giáo trình: Toán kinh tế pptx Tài liệu Giáo trình: Toán kinh tế pptx
    • 265
    • 593
    • 3
  • Tài liệu Giáo trình Giảm Natri máu pptx Tài liệu Giáo trình Giảm Natri máu pptx
    • 2
    • 510
    • 1
  • Tài liệu Giáo trình Bệnh mi mắt doc Tài liệu Giáo trình Bệnh mi mắt doc
    • 15
    • 533
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.14 MB - 88 trang) - Giáo trình: RĂNG HÀM MẶT ppt Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Slide Răng Hàm Mặt