Giáo Trình Thực Tập Thực Vật Dược - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Giáo trình thực tập thực vật dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 29 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNGKHOA DƢỢCGIÁO TRÌNH THỰC TẬPTHỰC VẬT DƢỢC(Lƣu hành nội bộ)Năm 2014NỘI QUY PHÒNG THỰC TẬP1. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các bài thực tập theo chƣơng trình của môn học.Sinh viên vắng 1 buổi thực tập sẽ không đƣợc thi hết môn.2. Sinh viên phải đến phòng thực tập đúng giờ qui định. Trong giờ thực hành,sinh viên muốn ra ngoài phòng thực tập phải xin phép giảng viên.Giờ thực tập:- Sáng:7h30 - 11h15- Chiều: 12h50 - 16h35- Tối:17h00 - 20h453. Sinh viên muốn nghỉ thực tập thì phải làm đơn xin phép nghỉ và ghi rõ ngày đi thựctập bù nộp cho giảng viên phụ trách buổi thực tập. Khi đi thực tập bù, sinh viênphải trình đơn có chữ ký xác nhận cho giảng viên. Thực tập bù đúng bài qui định.4. Sinh viên phải đọc bài thực tập trƣớc khi đến phòng thực tập.5. Trong giờ thực tập, sinh viên phải đội mũ, mặc áo blouse (có gài nút), đeobảng tên và tắt chuông điện thoại. Sử dụng kính hiển vi theo đúng sự hƣớngdẫn của giáo viên.6. Sau mỗi buổi thực tập, sinh viên phải sắp xếp dụng cụ đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽphòng thực tập. Tắt tất cả các thiết bị điện trƣớc khi ra về.7. Sinh viên làm hƣ hỏng, bể vỡ dụng cụ phải đền trƣớc khi môn học kết thúcthì mới đƣợc dự thi hết môn.8. Sinh viên phải thực hiện đúng quy định phòng cháy, chữa cháy.iiMỤC LỤCBài 1. PHƢƠNG PHÁP CẮT, NHUỘM VÀ VẼ VI PHẪU THỰC VẬT - MÔ MỀM, MÔ CHECHỞ VÀ MÔ NÂNG ĐỠ .................................................................................................................. 11. Phƣơng pháp cắt, nhuộm và vẽ vi phẫu thực vật ....................................................................... 12. Thực hành: quan sát mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ ....................................................... 4Bài 2. MÔ DẪN, MÔ TIẾT ............................................................................................................... 61. Mô dẫn ....................................................................................................................................... 62. Mô tiết ........................................................................................................................................ 7Bài 3. RỄ CÂY................................................................................................................................... 81. Cấu tạo cấp 1 .............................................................................................................................. 82. Cấu tạo cấp 2 .............................................................................................................................. 9Bài 4. THÂN CÂY........................................................................................................................... 111. Cấu tạo cấp 1 ............................................................................................................................ 112. Cấu tạo cấp 2 ............................................................................................................................ 12Bài 5. LÁ CÂY ................................................................................................................................ 141. Lá cây lớp Ngọc lan ................................................................................................................. 142. Lá cây lớp Hành ....................................................................................................................... 14Bài 6. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂY - PHÂN TÍCH HOA BỤP ......................................... 161. Phƣơng pháp phân tích cây ...................................................................................................... 162. Viết hoa thức ............................................................................................................................ 203. Vẽ hoa đồ ................................................................................................................................. 204. Thực hành ................................................................................................................................ 22Bài 7. PHƢƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN THỰC VẬT KHÔ - PHÂN TÍCH HOA ĐIỆP CÚNGVÀ HOA SO ĐŨA .......................................................................................................................... 231. Mục đích của việc làm tiêu bản thực vật khô ........................................................................... 232. Thu thập mẫu thực vật.............................................................................................................. 233. Thực hành ................................................................................................................................ 25Bài 8 và 9. PHÂN TÍCH HOA DỪA CẠN, TRANG VÀ GLAIEUL............................................. 26iiiBài 1PHƢƠNG PHÁP CẮT, NHUỘM VÀ VẼ VI PHẪUTHỰC VẬT - MÔ MỀM, MÔ CHE CHỞMÔ NÂNG ĐỠMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Cắt và nhuộm được các vi phẫu thực vật.2. Hiểu và áp dụng đúng các ký hiệu và các quy ước để vẽ sơ đồ, vẽ chi tiết viphẫu thực vật.3. Quan sát và vẽ đúng các loại tế bào của mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ.Vật liệu: Lá Thông thiên, thân hay cuống lá Húng chanh, lá Náng, thân Yên bạch,cuống lá Hậu phác, phiến lá Trà, lá Vú sữa, lá Đinh lăng, thân Bụp, bột Quế.Hóa chất, dụng cụ:- Phẩm nhuộm kép son phèn, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%, glycerin 50%.- Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.Chuẩn bị mẫu vật: Cắt ngang và nhuộm kép phiến lá Thông thiên, thân Húngchanh, phiến lá Náng, thân Yên bạch, cuống lá Hậu phác, phiến lá Trà.1. Phƣơng pháp cắt, nhuộm và vẽ vi phẫu thực vật1.1. Phƣơng pháp cắt vi phẫu thực vậtMuốn thấy cấu trúc của cơ quan thực vật thƣờng phải cắt cơ quan thành látmỏng, sau đó nhuộm và dùng kính hiển vi để quan sát. Có thể dùng máy cắt(microtome) cầm tay hay máy cắt tự động điều chỉnh đƣợc dộ dày của lát cắt (viphẫu) để cắt cơ quan thực vật. Ở bài thực tập này giới thiệu phƣơng pháp dùng daolam để cắt các cơ quan thực vật.Cầm mẫu vật cần cắt nhƣ rễ, thân, lá, cuống lá… trên tay hay đặt trên bàn, dùngdao lam cắt ngang hay cắt dọc thành những lát mỏng.Chú ý:- Dao lam phải mới.- Khi cắt, dao lam phải đặt thẳng góc với mẫu vật cần cắt.- Vị trí cắt thay đổi tùy theo cơ quan (Hình 1)+ Đối với thân cây: Cắt ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu.+ Đối với phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dƣới nhƣng không cắt sát đáyphiến. Nếu phiến rộng quá thì có thể bỏ bớt phần thịt lá, chỉ chừa lại khoảng 1cm ởhai bên gân giữa.- Số lƣợng vi phẫu phải cắt cho mỗi cơ quan là 5-10 vi phẫu.1ABHình 1.1. Vị trí cắt ở thân (A) và lá (B).1.2. Phƣơng pháp nhuộm vi phẫu thực vậtÁp dụng phƣơng pháp nhuộm kép bằng phẩm nhuộm Carmino-vert de Mirande(thành phần chính là son phèn và lục iod).Trình tự nhuộm vi phẫu nhƣ sau:- Ngâm vi phẫu (mẫu đã cắt mỏng) trong nƣớc javel đến khi mẫu trắng, nhƣngtối đa không quá 30 phút. Nếu sau 30 phút mà vi phẫu không trắng thì phải thaynƣớc javel mới và tiếp tục ngâm đến khi mẫu trắng.- Rửa sạch vi phẫu bằng nƣớc thƣờng (3-4 lần).- Ngâm vi phẫu đã rửa trong dung dịch acid acetic 10% trong 10 phút.- Hút bỏ hết acid acetic.- Ngâm vi phẫu trong phẩm nhuộm kép 15 phút.- Hút bỏ phẩm nhuộm và rửa sạch vi phẫu bằng nƣớc thƣờng.- Ngâm vi phẫu đã nhuộm trong nƣớc thƣờng hay glycerin 50%.Sau khi nhuộm:- Tế bào có vách cellulose (biểu bì, mô mềm, mô dày và libe) có màu hồng hayhồng tím.- Tế bào có vách tẩm chất gỗ (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberinvà tầng suberoid) có màu xanh nƣớc biển, xanh rêu hay vàng chanh.Vi phẫu đạt yêu cầu khi:- Vi phẫu không bị cắt xéo, không bị rách.- Thấy rõ hình dạng tế bào, cách sắp xếp và bắt màu đúng.1.3. Phƣơng pháp vẽ vi phẫu thực vậtChọn những vi phẫu đạt yêu cầu để quan sát và vẽ cấu tạo.Để thể hiện cấu tạo giải phẫu của cơ quan, thƣờng phải vẽ sơ đồ và chi tiết.1.3.1. Vẽ sơ đồVẽ sơ đồ là dùng các ký hiệu để vẽ.1.3.1.1. Ký hiệu các mô dùng để vẽ sơ đồ (Hình 2)1.3.1.2. Chọn vùng để vẽ- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân và rễ) thì có thể chỉ vẽ 1/2 vi phẫu.2- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽtoàn bộ.Lông che chở đơn bàoLông che chở đa bào một dãyLông hútLông tiếtBiểu bìHạ bìLỗ khíTầng lông hútTầng tẩm suberinLỗ vỏBầnTầng sinh bầnTầng suberoidNội bìTrụ bìTúi (ống) tiếtMô mềm giậuMô mềm khuyếtMô mềmMô cứngMô dàyTia libeLibe 2Tượng tầngGỗ 1Libe 1Gỗ 2Gỗ 2 đồng mộcTia gỗHình 1.2. Ký hiệu các mô dùng để vẽ sơ đồ.1.3.2. Vẽ chi tiếtVẽ chi tiết là vẽ đúng hình dạng, cách sắp xếp của các tế bào và tỉ lệ tƣơng đốigiữa các tế bào với nhau trong một mô và giữa các mô trong một cơ quan.1.3.2.1. Chọn vùng để vẽ- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân, rễ) thì chọn một phần đại diệncho vi phẫu để vẽ (Hình 3).- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽ mộtnửa (thƣờng là nửa bên phải) (Hình 3).3ABHình 1.3. Chọn vùng để vẽ chi tiết ở rễ, thân (A) và phiến lá (B).1.3.2.2. Các quy ước dùng để vẽ chi tiết (Hình 4)- Vách tế bào nhuộm màu hồng thì vẽ nét đơn, nhuộm màu xanh thì vẽ nét đôi(hai nét gần hay xa nhau là tùy độ dày của vách tế bào).- Đối với mô dày: Những vùng dày lên của vách tế bào thì tô đen.- Đối với mạch gỗ: Tô đen ở 1/4 phía trên bên trái của nét trong.12345Hình 1.4. Quy ƣớc dùng để vẽ chi tiết cấu tạo vi phẫu.1. Tế bào vách cellulose, 2. Mô dày,3 và 4. Tế bào vách tẩm chất gỗ hay mô bần, 5. Mạch gỗ và mô mềm gỗ.1.2.3. Chú thích trên hình vẽCác hình vẽ chi tiết phải chú thích đầy đủ tên của mô hay vật thể và đƣờng chúthích không đƣợc giao nhau. Ví dụ: Mô mềm đạo, mô dày góc, tinh thể calci oxalathình cầu gai…2. Thực hành: quan sát mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ2.1. Mô mềmQuan sát mô mềm đạo, mô mềm đặc, mô mềm giậu và mô mềm xốp ở vi phẫucắt ngang phiến lá Thông thiên.- Mô mềm đạo và mô mềm đặc ở vùng gân giữa.- Mô mềm giậu và mô mềm xốp (mô mềm khuyết) ở vùng thịt lá.42.2. Mô che chở2.2.1. Biểu bì và lỗ khí- Quan sát tế bào biểu bì và lỗ khí nhìn ngang ở vi phẫu lá Náng cắt ngang vànhuộm kép.- Quan sát biểu bì và lỗ khí kiểu dị bào nhìn từ trên xuống ở lá Đinh lăng. Bócbiểu bì dƣới lá Đinh lăng và quan sát trong nƣớc.2.2.2. Lông che chởQuan sát các loại lông che chở sau:- Lông đơn bào hình thoi ở lá Vú sữa: dùng dao lam cạo mặt dƣới lá Vú sữa,quan sát trong nƣớc.- Lông đa bào một dãy ở thân hoặc cuống lá Húng chanh.2.2.3. Bần và lỗ vỏQuan sát ở thân Bụp (già).2.3. Mô nâng đỡ2.3.1. Mô dày- Mô dày góc (thân Húng chanh).- Mô dày tròn (phiến lá Thông thiên).- Mô dày phiến (thân Yên bạch).2.3.2. Mô cứng- Tế bào mô cứng (cuống lá Hậu phác).- Sợi:+ Dạng ngang xem ở cuống lá Hậu phác.+ Dạng dọc xem ở bột Quế.- Cƣơng thể (phiến lá Trà).BÁO CÁO THỰC HÀNH1. Hình vẽ các loại mô mềm.2. Hình vẽ biểu bì và lỗ khí (nhìn từ trên xuống và dạng cắt ngang), các dạng lôngche chở và bần.3. Hình vẽ 3 loại mô dày.4. Hình vẽ tế bào mô cứng, sợi, thể cứng.Các hình vẽ đều có chú thích đầy đủ.5Bài 2MÔ DẪN, MÔ TIẾTMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Quan sát được các loại tế bào của libe và gỗ.2. Quan sát được các loại tế bào của mô tiết.3. Vẽ đúng và chú thích đầy đủ cấu tạo của một bó libe-gỗ chồng kép.Vật liệu: thân Mƣớp, thân Bụp, cành (hay cuống lá) Ổi, thân Lốt, thân (hay cuốnglá) Húng chanh, thân Xƣơng rồng kiểng, lá Bƣởi.Hóa chất, dụng cụ:- Phẩm nhuộm kép son phèn và lục iod, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%,glycerin 50%, dung dịch iod.- Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.Chuẩn bị mẫu vật:- Cắt ngang và cắt dọc thân Mƣớp nhuộm kép.- Cắt ngang thân Bụp, cành (hay cuống lá) Ổi, thân Lốt, thân (hay cuống lá)Húng chanh và lá Bƣởi nhuộm kép.1. Mô dẫnMô dẫn chỉ có ở thực vật có mạch với chức năng dẫn nhựa. Mô dẫn gồm libe cóchức năng dẫn nhựa luyện và gỗ có chức năng dẫn nhựa nguyên.1.1. Thân MƣớpỞ thân Mƣớp, libe và gỗ xếp thành từng bó riêng biệt. Mỗi bó gồm (từ ngoàivào trong): libe cấp 1, libe cấp 2, tƣợng tầng, gỗ cấp 2, gỗ cấp 1 và libe trong (kiểubó chồng kép).1.1.1. LibeCấu tạo gồm: mạch rây (ống sàng), tế bào kèm và mô mềm libe.Ta phân biệt 2 loại libe:- Libe 1: thƣờng khó nhận dạng vì bị libe 2 đè bẹp. Dƣới gỗ 1 có thêm libetrong (libe quanh tủy), cấu trúc giống libe 1.- Libe 2: ngay phía dƣới libe 1.1.1.2. GỗGồm các thành phần dẫn nhựa và không dẫn nhựa- Thành phần dẫn nhựa:Ở vi phẫu dọc ta phân biệt 2 loại:+ Mạch ngăn: mạch vòng, mạch xoắn, mạch vòng-xoắn.+ Mạch thông: mạch vạch, mạch mạng và mạch điểm.6Ở vi phẫu ngang ta phân biệt:+ Gỗ cấp 1 nằm bên dƣới gỗ 2, xếp thành từng bó, mỗi bó gồm vài mạch vớimạch nhỏ ở trong mạch to hơn ở ngoài (gỗ 1 phân hóa ly tâm).+ Gỗ cấp 2: đƣờng kính của mạch to hơn, xếp lộn xộn.- Thành phần không dẫn nhựa: Ta phân biệt 2 loại:+ Mô mềm gỗ 2: là những tế bào có vách tẩm chất gỗ, xếp thành dãy xuyêntâm xung quanh các mạch gỗ 2.+ Tia ruột: 1 hoặc 2 dãy tế bào hình chữ nhật đứng.1.2. Thân BụpQuan sát libe 2 kết tầng.2. Mô tiết2.1. Tế bào tiếtQuan sát ở vi phẫu thân Lốt cắt ngang. Tế bào tiết nằm trong vùng mô mềm vỏhay tủy, chứa đầy chất tiết là tinh dầu có màu vàng.2.2. Lông tiếtQuan sát ở vi phẫu thân hay lá Húng chanh cắt ngang. Lông tiết có trên lớp biểubì, có nhiều dạng khác nhau.2.3. Túi tiếtTúi tiết gồm nhiều tế bào tiết tạo thành khoang trống chứa chất tiết.- Túi tiết ly bào: Quan sát ở vi phẫu cành (hay cuống lá) Ổi cắt ngang.- Túi tiết tiêu ly bào: Quan sát ở phiến lá Bƣởi.- Túi tiết tiêu bào: Quan sát ở thân Lốt.2.4. Ống nhựa mủ thậtQuan sát trên vi phẫu cắt dọc và cắt ngang của thân Xƣơng rồng kiểng trongdung dịch iod.BÁO CÁO THỰC HÀNH1. Hình vẽ chi tiết cấu tạo một bó libe-gỗ chồng kép ở thân Mƣớp.2. Bài mô tả cấu tạo một chùy libe.3. Hình vẽ tế bào tiết, các dạng lông tiết, túi tiết ly bào, tiêu bào và tiêu ly bào.4. Hình vẽ ống nhựa mủ thật cắt ngang và cắt dọc.Các hình vẽ đều có chú thích đầy đủ.7Bài 3RỄ CÂYMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo cấp 1 và cấp 2 của rễ cây lớpNgọc Lan.2. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo rễ cây lớp Hành.3. Phân biệt được cấu tạo giải phẫu của rễ cây lớp Ngọc lan cấp 1 với rễ câylớp Hành.4. Mô tả được cấu tạo giải phẫu của rễ cây.Vật liệu: Rễ Rau muống (non), rễ Tai tƣợng ấn và rễ Chuối.Hóa chất, dụng cụ:- Phẩm nhuộm kép son phèn-lục iod, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%,glycerin 50%.- Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.Chuẩn bị vật liệu: Cắt ngang rễ Rau muống (vùng lông hút), rễ Tai tƣợng ấn và rễChuối, nhuộm kép.1. Cấu tạo cấp 11.1. Rễ cây lớp Ngọc lanQuan sát rễ Rau muống (non).Vi phẫu rễ cấu tạo cấp 1 gồm 2 vùng rõ rệt:- Vùng vỏ dày chiếm khoảng 2/3 bán kính vi phẫu, từ ngoài vào trong gồm cácmô: tầng lông hút, tầng hóa bần (tầng tẩm suberin), mô mềm vỏ và nội bì khungcaspary.- Vùng trung trụ mỏng chiếm khoảng 1/3 bán kính vi phẫu, gồm các mô: trụ bì,các bó libe và bó gỗ xen kẽ nhau (10 bó) và tủy (gồm mô mềm tủy và cácmạch hậu mộc).82. Cấu tạo cấp 2Rễ cây lớp Ngọc lan gia tăng đƣờng kính nhờ 2 tầng phát sinh thứ cấp là:- Tầng sinh bần hoạt động cho các lớp bần bên ngoài để che chở và các lớp mômềm cấp 2 (nhu bì) bên trong.- Tầng sinh gỗ hoạt động cho libe 2 bên ngoài và gỗ 2 bên trong.Quan sát rễ Tai tƣợng ấn:Vi phẫu rễ có vùng vỏ ít hơn vùng trung trụ.- Vùng vỏ gồm các mô: bần, tầng phát sinh bần, nhu bì, mô mềm vỏ.- Vùng trung trụ gồm các mô: trụ bì, libe cấp 1, libe cấp 2, tầng sinh gỗ, gỗ cấp2, gỗ cấp 1, và tia ruột. Gỗ cấp 2 phát triển mạnh và có thể chiếm toàn bộ vùng tâmcủa rễ (không có mô mềm tủy) lúc đó gọi là gỗ 2 chiếm tâm (đặc điểm này khôngcó ở thân cây). Các mạch gỗ cấp 1 khi đó thƣờng không còn phân biệt đƣợc.BÁO CÁO THỰC HÀNH1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo cấp 1, 2 của rễ lớp Ngọc lan và rễ lớp Hành.2. Hình vẽ chi tiết (có chú thích đầy đủ) cấu tạo vùng trung trụ của rễ Chuối.3. Bài mô tả cấu tạo chi tiết của rễ Rau muống (non), rễ Chuối. Mô tả các mô từngoài vào trong, hình dạng và cách sắp xếp tế bào của từng mô.4. Nêu những đặc điểm khác biệt chính giữa rễ lớp Hành và rễ lớp Ngọc lan.9Hình 3.1. Sơ đồ cấu tạo rễ cây Đinh lăng lá nhỏ(Polyscias fruticosa (L.) Harms. – Araliaceae)Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo rễ Riềng (Alpinia officinarum Hance.-Zingiberaceae)10Bài 4THÂN CÂYMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo cấp 1 và cấp 2 của thân câylớp Ngọc Lan.2. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo thân cây lớp Hành.3. Phân biệt được cấu tạo giải phẫu của thân cây lớp Ngọc lan cấp 1 vớithân cây lớp Hành.4. Mô tả được cấu tạo giải phẫu của thân cây.Vật liệu: Thân Dấp cá (non), thân Măng tây, thân Húng cây.Hóa chất, dụng cụ:- Phẩm nhuộm kép son phèn-lục iod, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%,glycerin 50%.- Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.Chuẩn bị vật liệu: Cắt ngang thân Dấp cá (non), thân Măng tây và thân Húng cây,nhuộm kép.1. Cấu tạo cấp 11.1. Thân cây lớp Ngọc lanQuan sát thân Dấp cá (non).Vi phẫu thân cấu tạo cấp 1 gồm 3 vùng rõ rệt:- Biểu bì.- Vùng vỏ mỏng hơn vùng trung trụ, gồm hạ bì, mô mềm vỏ và nội bì khungCaspary.- Vùng trung trụ dày, gồm trụ bì, các bó libe xếp chồng lên các bó gỗ (gỗ 1phân hóa ly tâm) và mô mềm tủy.1.2. Thân cây lớp HànhQuan sát thân Măng tây:Vi phẫu thân cũng có 3 vùng rõ rệt:- Biểu bì- Vùng mô mềm vỏ, vùng này mỏng hơn vùng trung trụ.- Vùng trung trụ từ đai mô cứng trở vào trong. Nhiều bó libe gỗ rời xếp khôngthứ tự từ đai mô cứng vào trong tủy. Bó gỗ dạng hình chữ V kẹp libe ở giữa.112. Cấu tạo cấp 2Quan sát thân Húng cây.Vi phẫu thân cấu tạo cấp 2 gồm 3 vùng:- Biểu bì.- Vùng vỏ gồm mô dày, mô mềm và nội bì.- Vùng trung trụ gồm từ trụ bì trở vào trong.BÁO CÁO THỰC HÀNH1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo cấp 1, 2 của thân lớp Ngọc lan và thân lớp Hành.2. Hình vẽ chi tiết (có chú thích đầy đủ) cấu tạo vùng trung trụ của thân Húng cây.3. Bài mô tả cấu tạo chi tiết của thân Dấp cá (non), thân Măng tây. Mô tả các mô từngoài vào trong, hình dạng và cách sắp xếp tế bào của từng mô.4. Nêu những đặc điểm khác biệt chính giữa thân lớp Hành và thân lớp Ngọc lan.12Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo thân cây Thiên môn chùm(Asparagus racemosus Willd.-Asparagaceae)Hình 4.2. Sơ đồ cấu tạo thân Chùm hôi trắng(Murraya koenigii (L.) Spreng., Rutaceae)13Bài 5LÁ CÂYMỤC TIÊU HỌC TẬP1.2.3.4.Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo lá cây lớp Ngọc Lan.Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo lá cây lớp Hành.Phân biệt được cấu tạo giải phẫu của lá cây lớp Ngọc lan với lá cây lớp Hành.Mô tả được cấu tạo giải phẫu của lá cây.Vật liệu: lá Ắc ó, lá Tre.Hóa chất, dụng cụ:+ Phẩm nhuộm kép son phèn-lục iod, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%,glycerin 50%.+ Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.Chuẩn bị vật liệu: Cắt ngang lá Ắc ó và phiến lá Tre, nhuộm kép.1. Lá cây lớp Ngọc lanQuan sát lá Ắc ó.Vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng, gồm hai phần:- Gân giữa: Mặt dƣới lồi nhiều hơn so với mặt trên. Hệ thống dẫn gồm gỗ ở trênvà libe ở dƣới, xếp thành hình cung, cấu tạo cấp 1; có thể gặp thêm hai bó libe-gỗcủa gân phụ, hình tròn, với gỗ ở trong và libe ở ngoài.- Thịt lá: Có cấu tạo dị thể không đối xứng.2. Lá cây lớp HànhQuan sát lá Tre.Vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng, gồm hai phần:- Gân giữa: Mặt dƣới lồi nhiều hơn so với mặt trên. Hệ thống dẫn các bó libe-gỗxếp rời rạc, không đều nhau, theo kiểu bó mạch kín.- Thịt lá: Có cấu tạo đồng thể. Biểu bì trên có thêm các tế bào hình bọt. Các bólibe-gỗ cấu tạo tƣơng tự các bó ở gân lá nhƣng đƣợc bao bởi 2 vòng tế bào, vòng tếbào mô cứng và vòng tế bào mô mềm. Giữa hai bó libe-gỗ là những tế bào thoángkhí; các tế bào này có thể bị hủy tạo thành khuyết.14BÁO CÁO THỰC HÀNH1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo lá Ắc ó và lá Tre.2. Hình vẽ chi tiết (có chú thích đầy đủ) cấu tạo một phần cung libe-gỗ ở gân giữacủa lá Ắc ó.3. Bài mô tả cấu tạo chi tiết lá Ắc ó và lá Tre. Mô tả các mô của vùng gân giữa vàphiến lá chính thức, hình dạng và cách sắp xếp tế bào của từng mô.4. Nêu những đặc điểm khác biệt chính giữa lá cây Hành và lá cây lớp Ngọc lan.Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo lá Mai dạ thảo (Impatiens hawkeri Bull. Balsaminaceae)Hình 5.2. Sơ đồ cấu tạo lá Thanh anh(Agapanthus africanus (L.) Hoffm.-Amaryllidaceae)15Bài 6PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂYPHÂN TÍCH HOA BỤPMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Nắm vững phương pháp phân tích cây.2. Phân tích và mô tả được đặc điểm cấu tạo hình thái của cây thuốc.3. Viết đúng hoa thức và vẽ đúng hoa đồ của hoa đã phân tích.Vật liệu: Cành hoa Bụp.Dụng cụ: Dao lam, kính lúp, kim gút.1. Phƣơng pháp phân tích câyKhi phân tích đặc điểm cấu tạo hình thái của một loài thực vật cần phải mô tảcác đặc điểm sau:1.1. Dạng sống (Thân cây)1.1.1. Loại thânCác dạng sống của cây có thể là: Cây gỗ to hay nhỏ, bụi, leo, cỏ…- Cây gỗ nhỏ có thể đứng hay trƣờn.- Cây leo có thể là cây gỗ leo, cây cỏ leo. Cây leo bằng thân quấn, bằng tuacuốn hay bằng các rễ bám. Nếu leo bằng tua cuốn thì mô tả tua cuốn: phân nhánhhay không phân nhánh, vị trí mọc (nách lá, ngọn cành,…).- Cỏ một năm, 2 năm hay nhiều năm.+ Khí sinh: Mọc đứng, mọc bò hay mọc leo.+ Địa sinh: Thân rễ, hành hay củ.1.1.2. Tiết diện thân: Hình tròn, vuông, đa giác, tam giác,…1.1.3. Màu sắc: Xanh, nâu, đỏ,…1.1.4. Các đặc điểm khác: nhƣ mùi, lông, gai, nhựa mủ, nốt sần,…Chú ý: Thân non và thân già có thể khác nhau (ví dụ: Thân non có lông nhƣng thângià có nốt sần).1.2. Lá1.2.1. Kiểu lá- Đơn.- Kép: Lông chim hay chân vịt? Số lần kép? Chẵn hay lẻ? Số lá chét?1.2.2. Cách mọc- Mọc cách (mọc sole).- Mọc đối (có hay không có đối chéo chữ thập).- Mọc vòng (bao nhiêu lá?).161.2.3. Phiến lá- Hình dạng.- Kích thƣớc (đo ở lá đã trƣởng thành).- Bìa phiến.- Màu sắc (thƣờng khác nhau giữa mặt trên và mặt dƣới).- Hệ gân lá: Một gân, song song hay quy tụ (lông chim, chân vịt, hình lọng,hình cung).- Các đặc điểm khác: Mùi, lông, đốm, tuyến,…1.2.4. Cuống lá: Hình dạng, kích thƣớc và các đặc điểm khác.1.2.5. Bẹ lá: Hình dạng, kích thƣớc và các đặc điểm khác.1.2.6. Lá kèm: Hình dạng, rời hay dính, màu sắc, tồn tại hay rụng sớm.Chú ý: Tìm lá kèm ở những lá non phía ngọn cành.1.3. Cụm hoa1.3.1. Kiểu cụm hoa- Riêng lẻ.- Đơn: Chùm, gié, ngù, tán, đầu, xim hai ngả, xim một ngả hình đinh ốc, ximmột ngả hình bọ cạp, xim co (chụm).- Kép.- Hỗn hợp.1.3.2. Vị trí của cụm hoa: Ngọn cành, nách lá hay đối diện với lá?1.4. Hoa1.4.1. Nêu đặc tính đại cương- Tính đối xứng: Hoa đều hay không đều?- Phái tính: Lƣỡng tính hay đơn tính?- Kiểu mẫu: Mẫu 5, 4 (lớp Ngọc lan), mẫu 3 (lớp Hành).- Cuống hoa: Hình dạng, kích thƣớc, màu sắc.- Lá bắc (tìm ở những hoa nụ): Hình dạng, kích thƣớc, màu sắc, tồn tại hay rụngsớm trƣớc khi hoa nở?- Lá bắc con (tiền diệp): Cũng tìm ở những hoa nụ và mô tả các đặc điểm tƣơngtự nhƣ đối với lá bắc.1.4.2. Cấu tạo hoaLàm tuần tự các bƣớc sau đây1.4.2.1. Định hướng hoa- Tìm lá bắc hay vết tích của lá bắc.- Quay lá bắc về phía ngƣời quan sát.- Xác định lá đài giữa và cánh hoa giữa:Nếu hoa mẫu 5 thì lá đài giữa là lá đài ở phía trục hoa (phía sau), cánh hoagiữa ở phía lá bắc (phía trƣớc).17Nếu hoa mẫu 3 (lớp Hành) thì lá đài giữa là lá đài ở phía lá bắc (phía trƣớc),cánh hoa giữa ở phía trục hoa (phía sau).- Nếu cuống hoa dài và bị vặn thì phải xoay về vị trí ban đầu trƣớc khi địnhhƣớng hoa.Chú ý: Có 2 trƣờng hợp ngoại lệ- Phân họ Đậu (Faboideae) và phân họ Vang (Caesalpinioideae) có hoa mẫu 5nhƣng lá đài giữa ở phía lá bắc (phía trƣớc) và cánh hoa giữa ở phía trục hoa (phíasau).- Họ Lan (Orchidaceae) có hoa mẫu 3 nhƣng lá đài ở phía trục hoa (phía sau) vàcánh hoa giữa ở phía lá bắc (phía trƣớc) vì hoa bị vặn 180o khi nở.1.4.2.2. Mô tả đài hoa- Số lƣợng lá đài.- Đều hay không đều.- Rời hay dính.- Hình dạng (nếu lá đài rời thì mô tả hình dạng của từng lá đài, nếu lá đài dínhthì mô tả ống đài và các phiến rời phía trên).- Màu sắc: Thông thƣờng lá đài có màu xanh lục, nếu có màu nhƣ cánh hoa thìgọi là đài dạng cánh.- Các đặc điểm khác nhƣ lông, gân, đốm, tuyến,…- Tiền khai lá đài: Kiểu xoắn ốc, van (liên mảnh), lợp (kết lợp), ngũ điểm.- Đài phụ có hay không? Nếu có thì mô tả các đặc điểm tƣơng tự nhƣ đài chính.1.4.2.3. Mô tả tràng hoaMô tả các đặc điểm tƣơng tự nhƣ của đài hoa- Số lƣợng cánh hoa.- Đều hay không đều.- Rời hay dính.- Hình dạng (nếu cánh hoa rời thì mô tả hình dạng của từng cánh hoa, nếu cánhhoa dính thì mô tả ống tràng và các phiến rời ở phía trên).- Màu sắc: Cánh hoa thƣờng có màu sặc sỡ, nếu có màu xanh lục nhƣ lá đài thìgọi là cánh dạng đài.- Các đặc điểm khác nhƣ lông, gân, đốm, tuyến,…- Tiền khai cánh hoa: Kiểu xoắn ốc, van (liên mảnh), lợp (kết lợp), ngũ điểm,cờ, thìa.- Tràng phụ có hay không? Nếu có thì mô tả các đặc điểm tƣơng tự nhƣ ở tràngchính.1.4.2.4. Mô tả bộ nhị- Số lƣợng.- Kích thƣớc: Đều hay không đều.+ Nhiều nhị không đều.+ 4 nhị dài và 2 nhị ngắn: Bộ nhị 4 trội.+ 2 nhị dài và 2 nhị ngắn: Bộ nhị 2 trội.- Vị trí đính: Trên đế hoa, trên ống đài, trên ống tràng?18- Vị trí nhị so với cánh hoa: Xen kẽ hay đối diện?- Cách sắp xếp: Xoắn ốc hay vòng? Nếu nhị xếp trên 2 vòng thì kiểu lƣỡng nhịhay đảo lƣỡng nhị?- Quan hệ giữa các nhị: Rời hay dính. Nếu các nhị dính nhau thì cho biết dính ởđâu?+ Dính hoàn toàn.+ Dính ở bao phấn.+ Dính ở chỉ nhị thành 1 bó (bộ nhị đơn thể), 2 bó (bộ nhị lƣỡng thể) haynhiều bó (bộ nhị đa thể).- Quan hệ giữa các nhị với bộ phận khác: Nhị có thể dính với vòi nhụy tạo trụcnhị nhụy ở họ Lan (Orchidaceae).- Mô tả chỉ nhị: Hình dáng, màu sắc, nhẵn hay có lông,…- Mô tả bao phấn:+ Hình dạng, màu sắc.+ Số ô.+ Cách mở (mở bằng đƣờng nứt dọc, bằng lỗ hay bằng nắp).+ Hƣớng: Xác định bằng cách xem mặt bụng của bao phấn quay vào phíatrong (hƣớng trong) hay quay ra phía ngoài (hƣớng ngoài).+ Cách đính: Chỉ nhị có thể đính vào bao phấn ở gốc, giữa hay ngọn.- Mô tả hạt phấn: Cà nhuyễn bao phấn của hoa vừa nở trên phiến kính dày, quansát dƣới kính hiển vi bằng vật kính X10 rồi mô tả các đặc điểm hình dạng, màu sắc,rời hay dính,…1.4.2.5. Mô tả bộ nhụy- Cắt ngang và cắt dọc bầu noãn để xác định: Số lƣợng lá noãn, dính hay rời, sốô của bầu, số noãn trong mỗi ô, cách đính noãn: gốc (đáy), nóc, trung tâm, trung trụ,bên (trắc mô), mép, vách hay giữa.Lƣu ý:+ Nếu bầu nhiều ô thì số ô bằng số lá noãn của bầu (trƣờng hợp có vách giảthì số ô gấp đôi số lá noãn của bầu).+ Nếu bầu 1 ô thì số lá noãn bằng số đƣờng hàn của mép lá noãn.- Vị trí của bầu so với các bộ phận khác: Trên, dƣới hay giữa.- Các đặc điểm khác nhƣ hình dạng, màu sắc, có hay không có cuống nhụy,cuống nhị nhụy.- Mô tả vòi nhụy: Số lƣợng, hình dạng, vị trí đính so với bầu noãn, màu sắc,lông, gai,…- Mô tả đầu nhụy: Số lƣợng, hình dạng, màu sắc.- Có đĩa mật hay không? Vị trí của đĩa mật thay đổi tùy theo vị trí của bầu noãn.+ Bầu trên thì đĩa mật bao quanh gốc bầu.+ Bầu dƣới thì đĩa mật bao quanh gốc vòi nhụy.191.5. Quả- Loại quả.- Hình dạng.- Kích thƣớc.- Màu sắc vỏ quả.- Mô tả các phần phụ có trên quả nhƣ lông, gai, móc,…1.6. Hạt- Hạt có nội nhũ, ngoại nhũ hay không?- Hình dạng, kích thƣớc, màu sắc hạt.- Hình dạng, màu sắc của phôi.- Hình dạng, vị trí, số lƣợng của lá mầm.- Mô tả các phần khác có trên hạt nhƣ lông, cánh, gai, móc, áo hạt, mồng,…2. Viết hoa thứcHoa thức là công thức tóm tắt cấu tạo của hoa.Các ký hiệu đƣợc dùng để viết hoa thức:* : hoa đềuk : đài phụ : hoa không đềuK : đài hoaC : tràng hoa♀ : hoa lƣỡng tínhP : lá đài và cánh hoa giống nhau♀ : hoa cáiA : bộ nhị♂ : hoa đựcG : bộ nhụy- Các ký hiệu trên đƣợc viết trên một hàng ngang theo thứ tự từ trái sang phảinhƣ sau: Tính đối xứng, phái tính, đài phụ (nếu có), đài chính, tràng hoa, bộ nhị vàbộ nhụy.- Số lƣợng các bộ phận của mỗi vòng đƣợc viết sau mỗi chữ viết tắt và nếu dínhliền nhau thì viết số trong dấu ngoặc đơn.- Nếu bầu trên thì gạch ngang dƣới chữ G (hay dƣới số lƣợng lá noãn), bầu dƣớithì gạch trên chữ G, bầu giữa thì gạch ngang giữa chữ G.Ví dụ: Hoa thức của hoa Bụp: * ♀ k5-9 K(5)C5 AnG(5)Hoa thức của hoa Đậu: ↑K(5)C5 A(9)+1 G13. Vẽ hoa đồHoa đồ là hình vẽ tóm tắt cấu tạo của hoa, trong đó các bộ phận của hoa đƣợcchiếu trên cùng mặt phẳng thẳng góc với trục hoa.20Các quy ƣớc đƣợc dùng để vẽ hoa đồ:Bầu noãn thì vẽ đúng dạng cắt ngang và trình bày đƣợc các đặc điểm: Số ô, sốnoãn trong ô, cách đính noãn. Vách bầu vẽ bằng nét đôi, vách ngăn giữa các ô vẽnét đơn.Một số quy ƣớc khi vẽ:- Trục hoa vẽ phía trên.- Lá bắc vẽ phía dƣới.- Các bộ phận của hoa vẽ ở giữa trục hoa và lá bắc:+ Nếu hoa đều thì các bộ phận của hoa đƣợc vẽ trên những đƣờng tròn đồngtâm.+ Nếu hoa không đều thì các bộ phận của hoa đƣợc vẽ trên những đƣờng bầudục đồng tâm.+ Bộ phận nào dính nhau thì nối lại. Ví dụ:Chú ý: Không chú thích trên hoa đồ.Ví dụ: Hoa thức và hoa đồ của Mơ tam thể Paederia tomentosa L. Rubiaceae vàHoa hòe Sophora japonica L. Fabaceae21Mơ tam thểHoa hòe4. Thực hànhPhân tích hoa BụpBÁO CÁO THỰC HÀNH1. Bài mô tả đặc điểm cấu tạo hình thái của cây Bụp.2. Viết hoa thức và vẽ hoa đồ hoa Bụp.22

Tài liệu liên quan

  • giáo trình thực vật giáo trình thực vật
    • 79
    • 1
    • 1
  • Giáo trình thực vật thủy sinh part 9 potx Giáo trình thực vật thủy sinh part 9 potx
    • 57
    • 705
    • 3
  • Giáo trình thực vật thủy sinh part 8 ppt Giáo trình thực vật thủy sinh part 8 ppt
    • 12
    • 428
    • 1
  • Giáo trình thực vật thủy sinh part 7 pptx Giáo trình thực vật thủy sinh part 7 pptx
    • 31
    • 665
    • 1
  • Giáo trình thực vật thủy sinh part 6 pptx Giáo trình thực vật thủy sinh part 6 pptx
    • 7
    • 507
    • 1
  • Giáo trình thực vật thủy sinh part 5 pps Giáo trình thực vật thủy sinh part 5 pps
    • 17
    • 648
    • 1
  • Giáo trình thực vật thủy sinh part 4 pps Giáo trình thực vật thủy sinh part 4 pps
    • 70
    • 865
    • 4
  • Giáo trình thực vật thủy sinh part 3 ppsx Giáo trình thực vật thủy sinh part 3 ppsx
    • 36
    • 701
    • 5
  • Giáo trình thực vật thủy sinh part 2 docx Giáo trình thực vật thủy sinh part 2 docx
    • 29
    • 535
    • 4
  • Giáo trình thực vật có hoa part 10 ppt Giáo trình thực vật có hoa part 10 ppt
    • 15
    • 698
    • 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.95 MB - 29 trang) - Giáo trình thực tập thực vật dược Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sơ đồ Lá ắc ó