Giáo Viên Bổ Nhiệm Lại Hạng, Chuyển Xếp Lương Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Bà Phạm Thị Hạnh (Đắk Nông) là giáo viên tiểu học, đã có 29 năm công tác. Hiện nay ngành giáo dục huyện đang xếp lại ngạch lương theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, tuy nhiên bà Hạnh thấy có nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện dẫn đến thiệt thòi cho nhiều giáo viên đặc biệt là giáo viên công tác lâu năm cụ thể như sau:
Hiện tại có một số giáo viên tốt nghiệp đại học đã và đang công tác đang giữ ngạch giáo viên hạng II có hệ số lương 3,0; 3,33; 3,66 được đề nghị xếp vào bậc 1 của bảng lương viên chức hạng II giữ hệ số 4,0. Như vậy, có người được lợi từ 3 năm đến 9 năm công tác. Bà Hạnh hỏi, cách xếp lương này có đúng quy định không?
Bà Hạnh hiện là giáo viên hạng II cũ, tháng 12/2021 được nâng lương thường xuyên đến bậc 9/9 hệ số 4,98 nay lại được đề nghị xếp vào bậc 3/8; hệ số 4,68 như vậy có đúng không?
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:
Việc bổ nhiệm và xếp lương giáo viên tiểu học thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 2/2/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
Quy định về thời gian giữ hạng tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT là quy định đối với trường hợp viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học từ hạng III (mã số V.07.03.29) lên hạng II (mã số V.07.03.28).
Trường hợp của bà Hạnh không phải là thi hoặc xét thăng hạng mà là bổ nhiệm lại hạng chức danh nghề nghiệp từ quy định cũ (Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) sang hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng theo quy định mới (Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT) nên không cần phải xét tiêu chuẩn về thời gian giữ hạng.
Tuy nhiên, người được bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó và người trúng tuyển trong kỳ tuyển dụng viên chức sau khi hết thời gian tập sự theo quy định sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp, xếp lương tương ứng với vị trí việc làm đã trúng tuyển (Luật Viên chức 2010), không căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn chức danh đã trúng tuyển.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát lại các trường hợp mà địa phương căn cứ vào trình độ đào tạo đã bổ nhiệm vào hạng cao hơn hạng được tuyển dụng để báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh có phương án giải quyết theo đúng quy định.
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật, trong đó có quy định về mốc nâng lương lần sau, hệ số chênh lệch bảo lưu... để bảo đảm quyền lợi của giáo viên khi chuyển xếp lương.
Chinhphu.vn
Từ khóa » Cách Xếp Lương Mới Của Giáo Viên
-
Bảng Lương Giáo Viên Mầm Non, Tiểu Học, THCS, THPT 2022
-
Dự Kiến Giáo Viên Các Cấp Sẽ Thay đổi Cách Xếp Lương Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Chuyển Hạng Và Xếp Lương Giáo Viên Tiểu Học Theo ...
-
Bảng Lương Mới Của Giáo Viên Năm 2022
-
Cách Tính Lương Mới Cho Giáo Viên Các Cấp (cập Nhật Năm 2021)
-
Hướng Dẫn Chuyển Xếp Lương Với Giáo Viên Bổ Nhiệm Lại Hạng Mới
-
Bảng Lương Giáo Viên Theo Hạng Chức Danh Nghề Nghiệp Mới Nhất
-
Hệ Số Lương Của Giáo Viên Sẽ Thay đổi Ra Sao Khi Bộ Sửa đổi Chùm ...
-
Chuyển Xếp Lương Mới, Hầu Như Chỉ Giáo Viên Trẻ Bậc Tiểu Học ...
-
Giáo Viên Chuyển Hạng được Xếp Lương Như Thế Nào? - Luật Dân Việt
-
Nguyên Tắc Bổ Nhiệm Và Cách Xếp Lương Mới Với Giáo Viên Tiểu Học
-
Cách Xếp Hạng Và Chuyển, Xếp Lương Giáo Viên Tiểu Học Theo Thông ...
-
Bảng Lương Giáo Viên 2022 Mới Và đầy đủ Nhất
-
Xếp Lương Giáo Viên Tiểu Học Hạng II Cũ Chuyển Sang Hạng II Mới