Tuy nhiên, cũng giống chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập khi giáo viên đi học, cấp chứng chỉ, tốn thời gian, tiền bạc của giáo viên các cấp.
Ngoài ra, khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP nêu rõ, mỗi chuyên ngành đào tạo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chỉ có một chương trình trong thời gian tối đa là 06 tuần.
Căn cứ quy định này, việc yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo các Thông tư 01, 02, 03, 04 đã không còn phù hợp.
Do đó, tại dự thảo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi yêu cầu về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên hạng 3 các cấp học như sau:
Giáo viên hạng 3
Quy định hiện nay
Đề xuất
Mầm non
Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo viên mầm non hạng III (giáo viên mới được tuyển dụng vào hạng III phải có chứng chỉ trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Tiểu học
Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo viên tiểu học hạng III (giáo viên mới được tuyển dụng vào hạng III phải có chứng chỉ trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
THCS
Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo viên THCS (trung học cơ sở) hạng III (giáo viên mới được tuyển dụng vào hạng III phải có chứng chỉ trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.
THPT
Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giáo viên THPT (trung học phổ thông) hạng III (giáo viên mới được tuyển dụng vào hạng III phải có chứng chỉ trong 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT.
Với giáo viên các hạng cao hơn, do ở hạng trước đã có chứng chỉ bồi dưỡng này rồi nên tại dự thảo, Bộ Giáo dục đã bỏ các quy định yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp của giáo viên hạng I và hạng II các cấp học.
Xem thêm: Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên nào bắt buộc phải có?
2. Thời hạn giáo viên phải bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng còn thiếu Nếu như quy định hiện nay tại chùm 04 Thông tư chỉ yêu cầu các giáo viên mới được tuyển dụng thì phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng mà không nêu thời hạn của các đối tượng khác.
Tại dự thảo, Bộ Giáo dục đã đề xuất như sau:
- Chứng chỉ hạng I, II và III được cấp trước ngày chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp có hiệu lực thì xác định là tương đương.
- Giáo viên trước khi được tuyển dụng đã công tác đóng bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, thời gian này làm căn cứ xếp lương: Được xem là tương đương với hạng chức danh đang giữ.
Nếu có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh hạng dưới liền kề với hạng chức danh thăng hạng tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
- Giáo viên chưa được bổ nhiệm đúng với cấp học đang giảng dạy: Xét chuyển chức danh phù hợp.
- Giáo viên đã bổ nhiệm hạng, hiện đang giảng dạy nhưng chưa có chứng chỉ tương ứng: Khi thăng hạng phải có chứng chỉ tương ứng với cấp học đang giảng dạy.
Ngoài ra, thời hạn để bổ sung chứng chỉ còn thiếu được đề xuất như sau:
STT
Đối tượng
Đề xuất thời hạn bổ sung
1
Giáo viên mới được tuyển dụng và thực hiện tập sự.
Trong thời gian tập sự (hiện nay là 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
2
Giáo viên mới được tuyển dụng và không phải tập sự.
Trong 01 năm kể từ ngày được tuyển dụng.
3. Không cần nộp minh chứng khi chuyển sang hạng mới Đây là quy định được nêu tại khoản 6 Điều 5 dự thảo. Cụ thể:
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp là những công việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được hiệu trưởng phân công. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng. Đối với những nhiệm vụ theo hạng chức danh nghề nghiệp mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì người đứng đầu trường mầm non, phổ thông công lập quyết định việc quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Không yêu cầu giáo viên phải nộp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng.
Bộ Giáo dục đề xuất thế này bởi hiện nay, mặc dù các Thông tư không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng mà chỉ quy định nhiệm vụ theo từng hạng là sau khi giáo viên được bổ nhiệm sẽ thực hiện.
Tuy nhiên, thực tế nhiều địa phương yêu cầu giáo viên phải có đủ minh chứng đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của hạng khi chuyển từ hạng cũ sang hạng mới khiến giáo viên không cung cấp được và được bổ nhiệm vào hạng không đúng quy định.
Do đó, tại dự thảo này, Bộ Giáo dục khẳng định, không yêu cầu giáo viên phải nộp minh chứng khi thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng. Điều này sẽ giúp giáo viên được xếp hạng thực chất, đúng chuẩn hơn.
Trên đây là 03 đề xuất có lợi cho giáo viên các cấp tại dự thảo Thông tư sửa đổi chùm 04 Thông tư về giáo viên các cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có thể thấy, những sửa đổi, bổ sung này "đến gần" với tâm tư, nguyện vọng của các giáo viên hơn quy định hiện nay.
Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
>> Thay đổi lớn từ 20/3/2021 ảnh hưởng tới mọi giáo viên