Giáo Viên Nhận Xét Học Sinh Trong Sổ điểm Cá Nhân, Phần Mềm điện ...

Giáo dục 24h Giáo viên nhận xét học sinh trong sổ điểm cá nhân, phần mềm điện tử cho ai đọc? 29/06/2022 06:55 NGUYÊN KHANG 0:00 / 0:00 0:00 Nam miền Bắc
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
GDVN- Trên dịch vụ điểm điện tử mà phụ huynh mua đầu năm cho con mình không hiển thị lời nhận xét và ngay cả học bạ của học sinh cũng không có ô nhận xét của giáo viên.

Tin liên quan

  • Chưa hướng dẫn đánh giá học sinh bằng lời nói, giáo viên mỏi tay viết nhận xét
  • Giáo viên trung học vật vã với việc đánh giá học sinh bằng nhận xét
  • Yêu cầu ghi học bạ nhận xét 5 phẩm chất yêu nước, nhân ái...giáo viên bối rối
  • Giáo viên bậc phổ thông bơ phờ với nhận xét học sinh cuối kì

Giáo viên phổ thông, dù là cấp tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông, đều phải có sổ điểm cá nhân và trong sổ điểm cá nhân này luôn có ô ghi lời nhận xét của giáo viên dành cho mỗi học trò.

Trong các phần mềm điểm điện tử gần nhiều trường sử dụng hiện nay cũng có ô nhận xét quá trình học tập của học trò và đây cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường.

Trong các văn bản hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu giáo viên kết hợp đánh giá bằng điểm số và nhận xét.

Thế nhưng, người cần đọc những lời nhận xét là học sinh và phụ huynh thì không thể nào đọc được. Trên dịch vụ điểm điện tử mà phụ huynh phải mua đầu năm cho con mình không hiển thị lời nhận xét và ngay cả học bạ của học sinh cũng không có ô nhận xét của giáo viên.

Giáo viên phải nhận xét rất cẩn thận nhưng học sinh không đọc được (Ảnh bạn đọc cung cấp)

Giáo viên phải nhận xét rất cẩn thận nhưng học sinh không đọc được

(Ảnh bạn đọc cung cấp)

Việc nhận xét quá trình học tập của học sinh hiện nay đang là yêu cầu bắt buộc

Tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn:

“Đối với các môn học kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số: nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học; tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kì, cả năm học”.

Chính vì quy định như vậy nên nhà trường luôn yêu cầu giáo viên phải nhận xét trong sổ điểm cá nhân từng lớp và cập nhật phần nhận xét này trong phần mềm điểm số các lớp bởi bảng điểm cá nhân và phần mềm có thiết kế ô nhận xét học trò.

Những nhận xét này được các nhà trường yêu cầu giáo viên cập nhật thường xuyên theo từng thời điểm. Giáo viên nào thực hiện chậm trễ hoặc không có phần nhận xét này trong sổ điểm cá nhân và phần mềm điểm điện tử thường được nhắc nhở, thậm chí bị phê bình trong các cuộc họp tổ chuyên môn hoặc họp hội đồng sư phạm nhà trường.

Đặc biệt, nếu phòng, sở giáo dục về trường kiểm tra mà giáo viên chưa có cập nhật các nhận xét là chắc chắn một điều bị phê bình và ghi biên bản.

Thế nhưng, điều trớ trêu là những lời nhận xét học sinh của giáo viên bộ môn trở thành vô nghĩa, hay nói đúng hơn là chỉ phục vụ cho mục đích thanh, kiểm tra của nhà trường, hoặc sở và phòng giáo dục mà thôi.

Còn trên ứng dụng phần mềm điểm điện tử mà phụ huynh phải bỏ phí, phụ huynh và học sinh chỉ thấy được điểm số, còn những lời nhận xét của giáo viên thì học sinh và phụ huynh không đọc được.

Trên tin nhắn điện tử mà phụ huynh mua hằng năm không hiển thị phần nhận xét (Ảnh: Nguyên Khang)

Trên tin nhắn điện tử mà phụ huynh mua hằng năm không hiển thị phần nhận xét

(Ảnh: Nguyên Khang)

Học bạ của học sinh hàng năm thì theo các mẫu trước đây mà Bộ ban hành không có phần nhận xét của giáo viên bộ môn. Chỉ có phần nhận xét chung của giáo viên chủ nhiệm đối với từng học sinh vào cuối năm học.

Ngay cả mẫu học bạ mà Bộ hướng dẫn theo chương trình 2018 đang thực hiện ở lớp 6 trong năm học vừa qua, ô nhận xét được ghi chú như sau: “Nhận xét những tiến bộ, những ưu điểm nổi trội, những hạn chế lớn (nếu có) và chữ ký của thầy cô giáo bộ môn”. Vì thế, “nếu không có” thì thôi.

Chính vì vậy, những lời nhận xét của giáo viên bộ môn, của từng môn học chẳng có tác dụng gì cho phụ huynh và học sinh mà họ là những người cần biết nhất.

Có nên yêu cầu giáo viên nhận xét vào sổ điểm cá nhân và phần mềm điểm điện tử nữa hay không?

Công việc “nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi” của học sinh ở tất cả các môn học theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT những năm qua đang tốn rất nhiều thời gian của giáo viên bởi đa phần phải hoàn thành việc nhận xét cho tất cả học sinh mình dạy vào thời điểm cuối học kỳ.

Những giáo viên dạy các môn nhiều tiết thì mỗi thầy cô cũng 4-5 lớp nhưng những thầy cô dạy các môn ít tiết như Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mỹ thuật… thì nhiều khi phải nhận xét cho cả gần 1.000 học sinh.

Mỗi học sinh vừa phải nhận xét trong sổ điểm cá nhân, vừa phải nhận xét trên phần mềm nên nhiều thời điểm rất áp lực - đặc biệt là cuối học kỳ, cuối năm học vì thầy cô vừa phải chấm bài, vừa dạy trên lớp và hoàn thành các lời nhận xét theo quy định. Khi hết thời gian quy định, nhà trường sẽ khóa phần mềm nên giáo viên phải tranh thủ để hoàn thành.

Chưa hướng dẫn đánh giá học sinh bằng lời nói, giáo viên mỏi tay viết nhận xét

Chưa hướng dẫn đánh giá học sinh bằng lời nói, giáo viên mỏi tay viết nhận xét

Tuy nhiên, một thực tế cho thấy việc hướng dẫn thực hiện các lời nhận xét và cách thức thực hiện tại các nhà trường hiện nay được thực hiện chưa đồng bộ.

Chẳng hạn như các lớp còn lại đang giảng dạy chương trình 2006 ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì thực hiện đánh giá, nhận xét theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.

Mẫu học bạ mà các trường đang thực hiện không có phần nhận xét của giáo viên bộ môn.

Những lớp đang thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì mẫu học bạ có thiết kế phần nhận xét của giáo viên bộ môn nhưng để một câu hướng dẫn không mang tính bắt buộc. Đó là: “Nhận xét những tiến bộ, những ưu điểm nổi trội, những hạn chế lớn (nếu có) và chữ ký của thầy cô giáo bộ môn”.

Trong khi, các nhà mạng có thiết kế ô nhận xét của giáo viên bộ môn đối với từng học sinh ở từng môn học nhưng lại không có sự liên kết với sổ điểm điện tử của học sinh.

Vì thế, giáo viên nhận xét điểm ở sổ điểm cá nhân và phần mềm điểm điện tử chủ yếu để đủ. Mỗi năm học may ra có tổ trưởng chuyên môn đọc khi kiểm tra chuyên đề hồ sơ sổ sách hoặc khi có thanh, kiểm tra của phòng, sở thì các cán bộ thanh, kiểm tra lướt qua mà thôi.

Vậy nên, suy cho cùng những lời nhận xét của giáo viên đối với từng học sinh rất hình thức, không có tác dụng gì nhưng khiến cho giáo viên rất vất vả vì có đến 2 lần nhận xét học trò/1 học kỳ.

Bộ ban hành văn bản yêu cầu kết hợp cho điểm và nhận xét đối với tất cả các môn học. Sở, phòng giáo dục, nhà trường kiểm tra và sau đó hết năm thì bỏ, những lời nhận xét quá trình học tập của học trò không được lưu trong hồ sơ cá nhân (học bạ) của học trò.

Với quan điểm của người viết là một giáo viên đang giảng dạy ở bậc trung học cơ sở, tôi cho nên xem xét lại có cần thiết duy trì nhận xét trên vì người được nhận xét là học sinh không biết thầy cô mình nhận xét gì về mình thì duy trì công việc này có ích lợi gì đâu?

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

NGUYÊN KHANG

Từ khóa:

  • #Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT
  • #sổ điểm
  • #Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT
  • #học bạ
  • #phần mềm
  • #Đánh giá học sinh
  • #Phần mềm đánh giá nhận xét học sinh

Chủ đề: Góc nhìn Giáo dục

  • Thi giáo viên giỏi thường ở "sân nhà" nên áp lực với thầy cô giảm đi nhiều
  • Quy định chi tiết số cột điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ từ lớp 6 đến lớp 12
  • Đề xuất thời gian soạn bài, chấm bài của GV quy đổi thành tiết dạy là hợp lí
Thi giáo viên giỏi thường ở "sân nhà" nên áp lực với thầy cô giảm đi nhiều

Thi giáo viên giỏi thường ở "sân nhà" nên áp lực với thầy cô giảm đi nhiều

Quy định chi tiết số cột điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ từ lớp 6 đến lớp 12

Quy định chi tiết số cột điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ từ lớp 6 đến lớp 12

9 thầy cô của Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên đạt chuẩn PGS năm 2024

9 thầy cô của Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên đạt chuẩn PGS năm 2024

Thầy giáo Long An là Nhà giáo tiêu biểu và sáng kiến "lớp học đảo ngược"

Thầy giáo Long An là Nhà giáo tiêu biểu và sáng kiến "lớp học đảo ngược"

Mở "chui" lớp VB2, ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN: Cần xử lý nghiêm để làm gương

Mở "chui" lớp VB2, ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN: Cần xử lý nghiêm để làm gương

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Hệ từ xa chỉ tuyển được 5-7 SV, đầu ra như chính quy

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM: Hệ từ xa chỉ tuyển được 5-7 SV, đầu ra như chính quy

Sở GD&ĐT Bình Định kiểm tra, hàng loạt cơ sở dạy tiếng Anh bị "điểm tên"

Sở GD&ĐT Bình Định kiểm tra, hàng loạt cơ sở dạy tiếng Anh bị "điểm tên"

USTH: Những dấu ấn vàng son trong hành trình 15 năm xây dựng và phát triển

USTH: Những dấu ấn vàng son trong hành trình 15 năm xây dựng và phát triển

Năm 2024, Trường ĐH Công nghệ GTVT có thêm 5 nhà giáo đạt chuẩn chức danh PGS

Năm 2024, Trường ĐH Công nghệ GTVT có thêm 5 nhà giáo đạt chuẩn chức danh PGS

Tin hiệp hội

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục

Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục

Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị

Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị

Giáo dục phổ thông mới

ĐBQH đề xuất thời gian soạn bài, chấm bài quy đổi thành tiết dạy, GV nói gì?

ĐBQH đề xuất thời gian soạn bài, chấm bài quy đổi thành tiết dạy, GV nói gì?

Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi ra đề Ngữ văn đang thách thức nhiều giáo viên

Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi ra đề Ngữ văn đang thách thức nhiều giáo viên

Hạnh phúc lớn nhất của người thầy không phải là nhận quà, phong bì vào dịp 20/11

Hạnh phúc lớn nhất của người thầy không phải là nhận quà, phong bì vào dịp 20/11

Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí theo chương trình mới sinh động và dễ tiếp thu

Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí theo chương trình mới sinh động và dễ tiếp thu

Sáng kiến kinh nghiệm ở đâu ra mà người ta mua - bán nhiều thế?

Sáng kiến kinh nghiệm ở đâu ra mà người ta mua - bán nhiều thế?

chủ đề nổi bật

  • Đổi mới giáo dục Đại học

    3,000
  • THI QUỐC GIA

    970
  • CẤM DẠY THÊM

    496
  • LẠM THU

    603
  • Gương sáng cô thầy

    825
  • Tuyển sinh đầu cấp

    1,443
  • THỜI ĐẠI 4.0

    387
  • KHỞI NGHIỆP

    106
  • Đọc nhiều
Học sinh THCS, THPT nghỉ học ngày thứ Bảy thuận cho cả thầy và trò 1 .

Học sinh THCS, THPT nghỉ học ngày thứ Bảy thuận cho cả thầy và trò

2 .

Cận cảnh GV Tiểu học Nam Hồng dạy thêm tràn lan ở nhà dân, bất an về PCCC

3 .

Lương nhà giáo không thấp, vì sao dự định “mở” dạy thêm để GV tăng thu nhập?

4 .

Đề kiểm tra giữa HK1 Ngữ văn không rõ ràng, lãnh đạo THCS Võ Trường Toản nói gì?

5 .

Lương nhà giáo xếp cao nhất phải đi kèm giảm biên chế, tinh gọn bộ máy

Đang tải tin...
Thông tin tòa soạn
© Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Giấy phép số 74/GP-BTTTT ngày 26/02/2020. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 50/GP-BTTTT ngày 05/03/2024. Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Bình. Tầng 3 Khu A, Phòng 3,4 số 141 Lê Duẩn, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội Đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666 Email: toasoan@giaoduc.net.vn

Từ khóa » Sổ điện Tử Học Sinh