GIÁO XỨ DŨNG LẠC - GIÁO PHẬN BAN MÊ THUỘT

GIÁO XỨ DŨNG LẠC Năm thành lập: 1954 Bổn mạng giáo xứ: Thánh ANRÊ TRẦN AN DŨNG LẠC Ngày kính: 24 -11 Phần 1: Đặc điểm đặc trưng của Giáo xứ 1. Tên Giáo xứ: Dũng Lạc. Giáo hạt: Chính Tòa  Bổn mạng: Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc  Ngày kính: 24.11 Địa chỉ: 65 – 67 Nguyễn Văn Cừ, phường Tân Lập, Tp. Buôn Ma Thuột. Tỉnh Đăk Lăk. 2. Ngày thành lập giáo xứ: 17.03.1997 (UBND tỉnh Đăk Lăk chính thức công nhận theo văn thư 362/CV.UB) Linh mục sáng lập: Đức cha Paul Seitz Kim, Giám mục Giáo phận Kon Tum cho phép xây vào năm 1953-1954 3. Linh mục tiên khởi giáo xứ: Cha Pierre Romeuf (Hội Thừa Sai Paris) Linh mục đương nhiệm: Cha Antôn Vũ Thanh Lịch 4. Giáo xứ hiện nay: - Xây mới: do Linh mục An-tôn Vũ Thanh Lịch - Quản xứ Khởi công ngày 19.03.2013 Khánh thành: 28.04.2016 - Số giáo dân: 370 gia đình, với 1.447 nhân danh gồm: Người Kinh: 261 gia đình, với 1059 nhân danh. Sắc tộc: 109 gia đình, với 388 nhân danh. - Linh mục quản xứ đương nhiệm: An-tôn Vũ Thanh Lịch - Số người đi tu: Linh mục: 01. Đại Chủng sinh: 02. Tu sỹ nam: 0 nữ: 03 5. Cơ sở đặc trưng: Hang đá Lộ Đức Phần 2: Lược sử hình thành và phát triển Giáo xứ: (Viết theo bản THUYẾT MINH về Giáo xứ Dũng Lạc của Đức cố Giám mục Giuse Trịnh Chính Trực, gửi Ban tôn giáo tỉnh Đăk Lăk, ngày 01. 03. 1997 theo yêu cầu của Trưởng ban tôn giáo tỉnh Đăk Lăk. - Về danh xưng Giáo xứ Dũng Lạc: Ban đầu nhà thờ được gọi là nhà thờ CHPI – (Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois – Công ty cao nguyên Đông dương.) Vì tọa lạc trong phạm vi đất của công ty CHPI. - Người giáo dân cũng quen gọi là nhà thờ cây số 3 (Km3), vì cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 3 km. - Sau khi thành lập Giáo phận Ban Mê Thuột, Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai đổi tên là NHÀ THỜ NGOẠI THÀNH (l’Église Hors Les Murs), vì ở ngoại ô thành phố. - Ngày 17.03.1997, UBND tỉnh Đăk Lăk công nhận là Giáo xứ Dũng Lạc theo văn thư 362/CV.UB HOÀN CẢNH THÀNH LẬP GIÁO XỨ Khoảng tháng 01. 1947, đồn điền cao su và cà phê Đăk Lăk của người Pháp có danh xưng là (Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois – Công ty cao nguyên Đông dương), đặt trụ sở chính tại cây số 3 (cách thị xã Ban Mê Thuột 03 cây số), chiêu mộ công nhân từ các tỉnh trong nước, phần đông từ Quảng Bình, đến làm việc. Trong số công nhân này, có nhiều người theo đạo Công giáo. Họ cần có một nơi quy tụ để sinh hoạt tôn giáo, nên đã tự nguyện đóng góp công của và được giúp đỡ một phần lớn của chủ đồn điền CHPI. (Lúc đó là ông Antoine Delfante, người Pháp gốc Ý), để xây dựng nhà thờ ngay trên vị trí của nhà thờ cũ hiện nay. Việc xây dựng này bắt đầu từ năm 1953 đến cuối năm 1954 mới hoàn thành. Vì lúc bấy giờ (1954), Giáo phận Ban Mê Thuột chưa được thành lập, nên miền Ban Mê Thuột đang trực thuộc Tòa Giám mục Kon Tum, do đó, chính Đức Giám mục Kon Tum khi đó là Đức cha Phao-lô Kim – Paul Seitz, đã cho phép xây dựng nhà thờ, rồi cho thành lập giáo xứ, và chỉ định Linh mục Pierre Romeuf (Hội Thừa Sai Paris) phụ trách. Số giáo dân hồi ấy gồm người Việt (120) và người Pháp (30). Năm 1967, khi Tòa thánh bổ nhiệm Đức cha Phêrô Nguyễn Huy Mai làm Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột (tách ra từ Giáo phận Kon Tum và Giáo phận Đà Lạt), thì Giáo xứ “Ban Mê Thuột ngoại thành” (nhà thờ cây số 3) lại được Đức Giám mục tiên khởi của Giáo phận Ban Mê Thuột tiếp tục bổ nhiệm Linh mục Pierre Romeuf (Hội Thừa Sai Paris) làm quản xứ. Với tư cách là một Giáo xứ theo đúng giáo luật (GL. đ. 515 và đ. 519), nên từ ngày thành lập đến nay, Giáo xứ Ban Mê Thuột ngoại thành (trước đây) và cũng là Giáo xứ Dũng Lạc (bây giờ), luôn được các Đức Giám mục Giáo phận quan tâm, bổ nhiệm liên tục các Linh mục đến phục vụ giáo xứ. - Năm 1954 – 1975: Linh mục Pierre Romeuf (Hội Thừa Sai Paris) - Cuối năm 1975 – 1976: Linh mục Gioan Bùi Quang Đạo (từ chủng viện Lê Bảo Tịnh ở cây số 5, đến giúp) - Năm 1977 – 1984: Linh mục Anrê Lê Trần Bảo (cũng từ chủng viện Lê Bảo Tịnh đến giúp) - Năm 1985 – 1990: Không có Linh mục (nhà thờ bị đóng cửa) - Đầu năm 1991 đến tháng 10.1991: Linh mục An-tôn Đỗ Văn Tài, quản xứ Phú Long đến làm lễ khi nhà thờ được phép mở cửa lại. - Tháng 11. 1991 đến 14. 03. 1997: Linh mục Gioan Bùi Quang Đạo được Ban tôn giáo tỉnh Đăk Lăk cho phép đến làm lễ qua văn thư số 39/TB-TG ngày 25.10.1991, theo đề nghị của TGM – BMT. GIÁO XỨ DŨNG LẠC HIỆN NAY Tổng số giáo dân Kinh Thượng là 1447, sống rải rác trong ba phường: Tân Lập, Tân An, Tân Lợi I, hai buôn Păn-lăm và buôn Kosia. Có các đoàn thể: - Huynh đoàn giáo dân Đaminh - Hội gia trưởng - Hội hiền mẫu - Thiếu nhi Thánh Thể - Legio Mariae - Giáo lý viên - Lễ sinh Thứ Sáu hằng tuần có thánh lễ bằng tiếng Ê Đê, dành riêng cho anh chị em dân tộc trong giáo xứ. DANH SÁCH LINH MỤC PHỤC VỤ TẠI GIÁO XỨ - Lm. Pierre Romeuf: 1954 -1975. - Lm. Gioan Bùi Quang Đạo (1975- 1976) từ Chủng viện Lê Bảo Tịnh đến giúp. - Lm. Anrê Lê Trần Bảo: 1977-1984 từ Chủng viện Lê Bảo Tịnh đến giúp. - Lm. An-tôn Đỗ Văn Tài, Quản xứ giáo Phú Long đến giúp từ tháng 01 – 10.1991 - Lm. Gioan Bùi Quang Đạo: 25.10.1991 được phép chính thức của Ban Tôn giáo tỉnh Đăk Lăk qua văn thư 39/TB-TG, làm quản xứ Giáo xứ Dũng Lạc. Ngày 14.03.1997, UBND tỉnh Đăk Lăk qua văn thư số 362/CV- UB, cho phép thường trú và làm quản xứ Giáo xứ Dũng Lạc. - Lm. Antôn Vũ Thanh Lịch: Quản xứ từ ngày 12.12.2011 đến nay… - Lm. PX. Hoàng Văn Chương: Linh mục phó 26.8.2005 đến… - Lm. Vinh Sơn Ferrier Phạm Tiến Duẩn: Linh mục phó xứ từ tháng 01.2015 đến tháng 01.2018 - Lm. Micae Phạm Vũ Giang Đình, OP: Linh mục phụ tá từ tháng 01.2018  

THÔNG TIN BỔ SUNG (năm 2015):

Linh mục đương nhiệm:

- Cha quản xứ: Antôn Vũ Thanh Lịch (từ năm 2011)

- Cha phó: Vinh Sơn Phạm Tiến Duẩn, OP (từ năm 2014-01/2018)

- Cha phụ tá: Cha Micae Phạm Vũ Giang Đình, OP (từ tháng 01/2018)

Từ khóa » Giờ Lễ Nhà Thờ Dũng Lạc Buôn Ma Thuột