[GIAODUC.NET] KHÔNG PHẢI VÌ HỌC TRỰC TUYẾN MÀ CẮT XÉN ...
Có thể bạn quan tâm
Link bài viết: https://bit.ly/3hjbG08
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước quyết định cho học sinh tạm nghỉ học. Theo chỉ đạo thì nhiều trường học, giáo viên đã tiến hành dạy học trực tuyến trong tình hình mới, với mục tiêu “tạm dừng đến trường không dừng việc học”.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội. Ảnh: T.D.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội, cho biết: “Việc tạm nghỉ học để phòng chống dịch như hiện nay chưa biết sẽ kéo dài đến bao giờ, vậy nên theo tinh thần của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Sở Giáo dục, chúng tôi đã triển khai việc dạy và học trực tuyến để hoàn thành chương trình năm học 2020 - 2021 theo đúng thời gian.
Theo đúng kế hoạch là ngày 25/5 phải hoàn thành chương trình, vậy nên nhà trường vẫn tiến hành dạy hết nội dung theo hình thức trực tuyến. Còn vấn đề kiểm tra đánh giá kết thúc học kỳ sẽ tùy theo tình hình cụ thể mà Bộ, Sở sẽ có hướng chỉ đạo là thi trực tiếp hoặc thi trực tuyến, và có thi theo hướng nào thì nhà trường cũng đã có chuẩn bị những “kịch bản” sẵn sàng.
Để hoàn thành chương trình năm học, nhà trường vẫn tiến hành dạy đủ môn học, đủ tiết dạy. Nhiều phụ huynh của trường có ý kiến rằng: Sao nhà trường không "cắt bớt" môn học đi, đang dịch bệnh khó khăn thì nên giảm bớt tiết học, cứ dạy nhiều để thu tiền hay sao?
Để bảo đảm hoàn thành chương trình trong hoàn cảnh dịch Covid – 19 như hiện nay, và cũng chưa biết bao giờ có thể học và thi trực tiếp được nên nhà trường vẫn phải dạy để đảm bảo đủ chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.
Quan điểm của chúng tôi đã là chương trình thì phải dạy đủ, học đủ, thi đủ và không có môn chính môn phụ, vậy nên không thể bỏ bớt môn nào. Tất cả các môn đều phải hoàn thành và có điểm kiểm tra, đánh giá tổng kết, nếu không có điểm học sinh cuối cấp không được lên lớp.
Tuy nhiên bậc Tiểu học có nhiều khó khăn nên trước đây chúng tôi dạy 40 tiết trong một tuần, giờ chuyển sang học trực tuyến là 35 tiết và có một số tiết học không đánh giá nên chúng tôi có giảm bớt tối đa, còn nếu bớt nữa sẽ không đảm bảo được chương trình và đó cũng là quyền lợi của học sinh.
Thời gian tới nếu học sinh được quay lại trường học trực tiếp thì tôi nghĩ Bộ sẽ kéo dài thêm thời gian năm học, lúc đó chúng tôi sẽ dạy bù những phần kiến thức còn “lỏng lẻo”, sẽ củng cố hỗ trợ những em còn khó khăn trong việc học trực tuyến”.
Thầy Hòa chia sẻ: “Quan điểm của trường, của Bộ và Sở không phải vì dạy học trực tuyến mà cắt xén chương trình, cắt bớt thời gian, cắt bớt môn này môn kia. Phải dạy đủ chương trình, bố trí tối đa số tiết học để môn nào cũng đủ điều kiện, có điểm tổng kết trong học bạ để học sinh được lên lớp.
Trong trường hợp học trực tuyến kéo dài thì nhà trường chúng tôi vẫn sẵng sàng thích ứng. Còn những ý kiến của phụ huynh muốn làm cho “gọn” thì nhà trường chúng tôi không thể làm theo được, nếu làm theo thì đến 90% những phụ huynh khác của nhà trường sẽ bị ảnh hưởng, học sinh bị thiệt thòi”.
Học sinh Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội trong giờ học. Ảnh minh họa: T.D.
Thầy cô điểm danh để duy trì nề nếp học tập
Thầy Hòa nêu quan điểm: “Thầy cô điểm danh khi học trực tuyến là để duy trì nề nếp học tập, giúp phụ huynh quản lý con chặt chẽ hơn chứ không có nghĩa thầy cô làm “căng thẳng” mọi việc.
Theo tôi học trực tuyến đã căng thẳng, vất vả cho cả thầy và trò rồi nên cũng chấp nhận cho phép các con tiểu học nếu mỏi quá có thể nằm, ngả nghiêng một chút miễn là vẫn theo dõi chương trình học qua thiết bị, miễn là các con thấy thoải mái. Người lớn nếu nhìn màn hình lâu quá cũng còn mệt nữa là học sinh.
Về thời gian giải lao giữa các tiết học trực tuyến chúng tôi đã giãn rộng hơn 10 phút để các con có thể nghỉ ngơi, thư giãn và như vậy việc học sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Với những học sinh “khó khăn” về thiết bị không học được thì nhà trường cũng có khuyến khích để con tham gia được tối đa chương trình, không nhất thiết là đủ cả 7 tiết học trong ngày. Nếu phụ huynh không có “điều kiện” hỗ trợ thì cũng đành vậy thôi. Với những học sinh như vậy thì giáo viên sẽ có biện pháp bổ sung thêm kiến thức”.
Thầy Hòa cho biết: “Về vấn đề học phí thì cũng có ý kiến của một số phụ huynh và theo tôi những ý kiến đó cũng là tất yếu, nhà trường vẫn lắng nghe và có chia sẻ hai chiều.
Nhưng điều quyết định ngay về học phí thì cũng chưa thể nói trước được bởi không biết việc học trực tuyến đến bao giờ? Vậy nên hiện nay học phí là tạm thu để duy trì mọi hoạt động giáo dục, trả lương thầy cô.
Cũng phải xác định chung sống với dịch bệnh trong một thời gian dài nên việc học trực tuyến sẽ là thường xuyên, mà đã thường xuyên thì Bộ và Sở sẽ có Quy chế hướng dẫn. Hiện nay chưa có Quy chế thì chúng tôi vẫn phải dạy đảm bảo chương trình, phụ huynh cứ đóng học phí bình thường, sau này sẽ thanh quyết toán sau.
Hiện nay một năm học là 9 tháng, nếu nhà trường có thu học phí tháng 5 thì cũng vẫn là trong 9 tháng học chứ không thu thêm tháng thứ 10. Chương trình năm học là 9 tháng, học sinh được học thì không có gì là khác biệt về học phí. Theo tôi hiện nay việc quan trọng nhất vẫn là học tập để học sinh đảm bảo học đủ chương trình”.
Từ khóa » Cắt Xén Chương Trình
-
Giáo Viên Không được Tùy Tiện Cắt Xén Chương Trình Giáo Dục
-
Sao Cứ Cắt Xén Chương Trình! - Báo Người Lao động
-
Sẽ Xử Lý Giáo Viên Cắt Xén Chương Trình, Sửa Chữa điểm Thi Của HS
-
Trường Tự ý Cắt Xén Chương Trình: “Việc Thu Tiền Tăng Tiết Có Sự Nhầm ...
-
Vụ Trường Cắt Xén Chương Trình: Thanh Tra Phát Hiện Thêm Sai Phạm
-
Không được Cắt Xén Chương Trình để ôn Thi Quốc Gia!
-
Trường Tự ý Cắt Xén Chương Trình Học, Hiệu Trưởng Bị Kỷ Luật Khiển ...
-
Tuyệt đối Không Cắt Xén Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông
-
Nghiêm Cấm Giáo Viên Cắt Xén Chương Trình Giảng Dạy - Báo Công Lý
-
Không được Dạy Dồn Hay Cắt Xén Chương Trình - Báo Lâm Đồng
-
Bị Kỷ Luật Vì Tự ý Cắt Chương Trình, Thu Tiền Tăng Tiết: Lãnh đạo Trường ...
-
Vụ Trường Cắt Xén Chương Trình: “Trách Nhiệm Chính Thuộc Về Hiệu ...
-
Chương Trình Nhiều Môn Học Sẽ Bị Cắt Xén - Công Luận