Giật Cơ Lưỡi - Hello Doctor

Giật cơ lưỡi

Giật cơ lưỡi là một trong những biểu hiện của chứng bệnh rung cơ lành tính (BFS). Chứng bệnh này do một vài rối loạn thần kinh gây ra sự co giật các cơ khác nhau, trong đó có cơ lưỡi.

1. Giật cơ lưỡi là gì

2. Nguyên nhân gây giật cơ lưỡi

3. Triệu chứng của giật cơ lưỡi

4. Làm thế nào để lưỡi của bạn ngừng co giật?

5. Giật cơ lưỡi có phải xuất phát từ bệnh teo cơ ALS?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

✍ Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Giật cơ lưỡi là gì

Giật cơ lưỡi là một trong những biểu hiện của chứng bệnh rung cơ lành tính (BFS). Chứng bệnh này do một vài rối loạn thần kinh gây ra sự co giật các cơ khác nhau, trong đó có cơ lưỡi.

Giật cơ lưỡi được đặc trưng bởi các cử động giật ngắn của lưỡi một cách không tự chủ. Khi lưỡi co giật có thể gây ra sự khó chịu đáng kể và thậm chí ảnh hưởng đến quá trình nói chuyện, ăn uống. Các cơn co giật này có thể tạm thời hoặc kéo dài vĩnh viễn. Nhiều tình trạng bệnh lý có thể gây co giật lưỡi như bại não, đột quỵ, đa xơ cứng và hơn thế nữa.

2. Nguyên nhân gây giật cơ lưỡi

Sự co giật lưỡi có thể xảy ra do nhiều tình trạng khác nhau. Các tình trạng phổ biến gây co giật cơ lưỡi là:

  • Thuốc: Một số loại thuốc nhất định có thể gây giật cơ lưỡi.

Ví dụ như thuốc trị nôn mửa và chóng mặt có tác dụng phụ gây chuột rút và giật cơ lưỡi. Một số loại thuốc chống rối loạn thần kinh được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần cũng có thể gây co giật lưỡi.

  • Di truyền: Các bệnh rối loạn di truyền nếu có triệu chứng giật cơ lưỡi thì bạn có thể di truyền tình trạng này từ cha mẹ của bạn.

  • Giới tính: Phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

  • Tuổi: Mặc dù giật cơ lưỡi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng những người ở tuổi trung niên thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng này nhiều hơn.

  • Các bệnh về thần kinh: Não kiểm soát chuyển động của cơ. Một số bệnh ảnh hưởng đến sự kiểm soát chuyển động của não có thể làm teo lưỡi. Ví dụ như giật cơ lưỡi là triệu chứng phổ biến ở những người bị đột quỵ não và bại não. Sự giật cơ lưỡi cũng được phát hiện trong bệnh đa xơ cứng, một tình trạng thần kinh suy nhược.

  • Rối loạn vận động như Dystonia hoặc hội chứng Meige, gây co thắt cơ không tự chủ cũng có thể gây giật cơ lưỡi.

  • Thiếu hụt khoáng chất như thiếu hụt Magiê và thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng đến chuyển động của cơ, trong một số trường hợp cũng xuất hiện hiện tượng giật cơ lưỡi.

  • Căng thẳng và lo âu cũng gây ra tình trạng này.

3. Triệu chứng của giật cơ lưỡi

Triệu chứng chính của co giật cơ lưỡi là chuyển động cơ không tự chủ diện rộng. Điều này có thể gây đau đớn bởi vì sự co giật không kiểm soát khiến lưỡi khó hoạt động trong khi nói hoặc nhai thức ăn.

Các triệu chứng khác của bệnh này bao gồm mệt mỏi toàn thân, lo lắng, đau cơ, dị cảm, co thắt cơ lưỡi, cứng cơ lưỡi, giật cục bộ và thậm chí ngứa. Thông thường các triệu chứng này rõ rệt hơn khi lưỡi ở trạng thái nghỉ ngơi.

4. Làm thế nào để lưỡi của bạn ngừng co giật?

Co giật lưỡi là một vấn đề hiếm gặp. Tuy nhiên, khi nó xảy ra, bạn nên nhờ bác sĩ khám bệnh để biết nguyên nhân cơ bản.

Kiểm soát căng thẳng

Khi bạn căng thẳng và lo lắng quá mức, bạn có xu hướng bị co thắt không tự chủ không chỉ ở chân, mí mắt mà đôi khi ở lưỡi.

Mặc dù những cơn co thắt cơ lưỡi này không nguy hiểm nhưng chúng khiến bạn không thoải mái và có thể ảnh hưởng đến cách bạn nói và nhai thức ăn. Phương pháp kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn loại bỏ các triệu chứng này như luyện tập yoga, tập thể dục nhiều hơn cũng như thiền định.

Uống đủ nước

Mất nước có thể dẫn đến rung cơ bắp và có thể gây co giật lưỡi. Để tránh điều này, bạn nên đảm bảo rằng cơ thể nhận được đủ lượng nước. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày là cách duy nhất để đảm bảo cơ thể của bạn không bị mất nước.

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng

Sự co thắt lưỡi cũng có thể xảy ra do chế độ ăn uống không cân bằng. Như đã đề cập trước đó, thiếu một số khoáng chất trong cơ thể có thể gây co giật lưỡi. Cách chắc chắn duy nhất để đảm bảo rằng cơ thể nhận được tất cả các khoáng chất và vitamin cần thiết bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng.

Sử dụng thuốc

Đảm bảo rằng các loại thuốc bạn đang dùng không có tác dụng phụ co giật lưỡi. Nếu các triệu chứng co giật xảy ra khi bạn dùng một loại thuốc nhất định, bạn nên nói chuyện với bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc khác được không. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.

Điều trị y tế

Nếu nguyên nhân là một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc đột quỵ, bạn cần được bác sĩ trợ giúp chuyên môn để loại bỏ triệu chứng của bạn. Nếu bạn đang bị đột quỵ hay bại não, bạn cần thuốc hoặc vật lý trị liệu, liệu pháp ngôn ngữ để giải quyết vấn đề này. Mặt khác, nếu bạn bị ung thư, bạn cần hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc kết hợp cả ba loại này.

Ngoài ra, việc tiêm Botox cũng được xem xét trong điều trị. Botox hoạt động bằng cách làm tê liệt cơ lưỡi, ngăn ngừa sự co thắt không tự chủ xảy ra.

5. Giật cơ lưỡi có phải xuất phát từ bệnh teo cơ ALS?

Giật cơ lưỡi được coi là một biến thể của bệnh teo cơ ALS, bắt đầu từ lưỡi. Tuy nhiên, tình trạng hiếm gặp này có tỉ lệ ảnh hưởng rất ít. Vì vậy, nếu bạn bị co giật lưỡi một ngày và trở lại bình thường vào ngày hôm sau, có khả năng cao là bạn không mắc bệnh này.

Các lý do khác giúp bạn loại trừ khả năng co giật lưỡi là bệnh ALS:

  • ALS đi kèm với các triệu chứng khác dẫn đến việc không có khả năng nói cũng như khó nuốt. Vì vậy, nếu bạn chỉ ảnh hưởng bởi co giật lưỡi và không có ảnh hưởng về việc nuốt hoặc nói chuyện thì bạn không bị ALS.

  • Các cá nhân bị ALS sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát sự bài tiết, nhai khó và các vấn đề khi nuốt thức ăn. Bên cạnh đó, các triệu chứng của ALS là không đổi và thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Vì vậy, nếu bạn không gặp phải vấn để nào nêu trên thì bạn không bị ALS.

Tóm lại, nếu bạn gặp các cơn co giật cơ lưỡi, bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán thích hợp. vấn đềcàng sớm đượckiểm soát, bạn càng sớm có thể quay trở lại cuộc sống bình thường của mình.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Từ khóa » Cơ Lưỡi Có Khả Năng