Giấy B4 Là Gì - Cùng Hỏi Đáp
Giấy in nói riêng và giấy nói chung được phân biệt bởi nhiều thông số cụ thể như: Định lượng (độ dày của giấy), kích thước giấy, chất liệu làm giấy, độ trắng, độ nhẵn và những thông số khác.
Nội dung chính Show- 1. Vì sao có sự khác nhau khổ giấy, kích thước a4, a3…b4,b3…c1,c2 là gì?
- 2. Kích thước khổ giấy cơ bản
- Kích thước loại khổ giấy A : khổ giấy A4, A1, A2, A3, A0, A5?
- Kích thước loại khổ giấy B: B0, B1, B2, B3, B4, B5
- Kích thước loại khổ giấy C: khổ giấy C0, khổ giấy C1, khổ giấy C2, khổ giấy C3, Khổ giấy B4, khổ giấy B5
- 3. Cách tính kích thước khổ giấy, thông thường khổ giấy A4 được tính như thế nào?
- 4. Những khổ giấy sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường.
- Video liên quan
Tùy vào loại giấy, khổ giấy khác nhau mà có những thông số tương ứng khác nhau để sử dụng cho các mục đích riêng biệt.
Có thể nói: biết được các tiêu chuẩn về giấy, khổ giấy đã là bước khởi đầu trong việc dấn thân vào ngành in rồi. Tạo sao lại như vậy? Khi in túi giấy, in hộp giấy, in bao bì, in catalogue, in tờ rơi, in name card,… tùy vào mục đích ta sử dụng mà lựa chọn giấy in sao cho phù hợp.
Vậy đâu là khổ giấy in tiêu chuẩn được dùng trong in ấn và chúng được sản xuất từ đâu với kích thước cố định như thế nào? Cách phân biệt kích thước a4, a3, a2, a1, a0, a5 thường sử dụng là bao nhêu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé
1. Vì sao có sự khác nhau khổ giấy, kích thước a4, a3…b4,b3…c1,c2 là gì?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giấy, tuy nhiên về kích thước các khổ giấy thì tuân theo những quy chuẩn nhất định.
Giấy được sử dụng trong việc in ấn là chủ yếu, mỗi một loại máy in ấn, photocopy đều thực hiện đúng các quy chuẩn riêng để có thể sử dụng phổ biến nhất. Cũng như các khổ giấy, sản xuất theo quy chuẩn sẽ dễ dàng sử dụng một cách phổ biến nhất.
Đó là lý do có sự đồng nhất về kích thước khổ giấy theo các quy chuẩn nhất định. Một số loại khổ giấy thông dụng như: A1, A2, A3, A4, A5,..Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do viện tiêu chuẩn Đức đưa ra năm 1922.
Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 xuất phát từ chuẩn DIN 476 do Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) đưa ra năm 1922. Song song với tiêu chuẩn này còn có các hệ thống khác như tại Hoa Kỳ hay Canada.
2. Kích thước khổ giấy cơ bản
Tiêu chuẩn quốc tế (ISO)
– Kích thước luôn viết chiều ngắn hơn trước
– Tất cả các khổ trong các dãy A, B và C đều là các hình chữ nhật với tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414
– Diện tích của khổ A0 quy định là 1m². Các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm
– Các khổ trong cùng dãy được theo thứ tự xác định lùi, khổ sau có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước (được chia bằng cách cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn)
– Các khổ của dãy B được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của dãy A
– Các khổ của dãy C được suy ra bằng cách lấy trung bình nhân các khổ của dãy A và B tương ứng
Các khổ của dãy A, B và C được tính toán thành bảng số liệu sau đây:
Kích thước loại khổ giấy A : khổ giấy A4, A1, A2, A3, A0, A5?
Theo cách phân biệt đơn giản nhất về các khổ giấy A, kích thước khổ a0 là kích cỡ giấy lớn nhất của size này. Gấp đôi khung a0 ta sẽ có kích thước khổ a1, size a1 = 1/2 size a0. Đến đây, các bạn đã mường tượng được ra quy ước ngầm về các size a2, size a3, size a4, size a5 rồi đúng ko?
size a4 mà chúng ta thường dùng = 1/2 size a3
Kích thước khổ giấy A4 là khổ giấy thường được sử dụng nhất trong in ấn.
Thông thường chúng ta thường sử dụng kích thước các loại khổ A0-A5 như sau:
Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm
Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm
Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm
Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm
Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm
Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm
Trước đây kích cỡ giấy được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới ngoài Mỹ, Canada và Mexico. Kích thước A4 đã trở thành kích thước tiêu chuẩn cho loại giấy tiêu đề trong các doanh nghiệp tại các nước nói tiếng Anh như Úc, New Zealand và Vương quốc Anh.
Tại châu Âu, khổ giấy A được xem như là tiêu chuẩn chính thức vào giữa thế kỷ 20 và cho đến bây giờ thì nó là tiêu chuẩn trên toàn thế giới.
Bảng kích thước tiêu chuẩn của loại giấy A như sau:
Kích thước loại khổ giấy B: B0, B1, B2, B3, B4, B5
Khi làm việc văn phòng, bạn sẽ quen với việc sử dụng các khổ giấy A4 hoặc A3, nếu làm việc liên quan đến bản vẽ kĩ thuật thì có thêm các khổ giấy khác to hơn như A2, A1, A0. Bên cạnh đó còn có một hệ các khổ giấy khác là khổ giấy B từ B0-B12.
Bài viết hữu ích liên quan MÁY IN ĐA CHỨC NĂNG NÀO TỐT?
Theo thứ tự chúng ta có kích thước tiêu chuẩn của loại giấy B như sau:
Kích thước loại khổ giấy C: khổ giấy C0, khổ giấy C1, khổ giấy C2, khổ giấy C3, Khổ giấy B4, khổ giấy B5
So với khổ giấy A và B thì khổ giấy C ít được sử dụng hơn trong in ấn. Nhưng mình cũng muốn giới thiệu đến các bạn để chúng ta có thêm nhiều kiến thức về các khổ giấy hơn.
Bảng kích thước tiêu chuẩn của loại giấy C như sau:
3. Cách tính kích thước khổ giấy, thông thường khổ giấy A4 được tính như thế nào?
Khổ giấy A4 có kích thước chuẩn: A4 = 210 x 297mm = 21 x 29.7 cm =8.27 x 11.69 inches
Còn khổ giấy A4 tính theo Pixel thì còn tùy hình ảnh và nhu cầu của người sử dụng mà có thể in với chất lượng khác nhau, pixel càng lớn thì chất lượng ảnh càng rõ.
Nếu nhớ kích thước chuẩn của khổ giấy A4 là 21 x 29,7 cm thì khổ giấy A3 được tính bằng cách nhân đôi chiều rộng khổ A4. Và ngược lại, với A5 thì chia đôi chiều rộng khổ A4 sẽ được kích thước khổ giấy A5.
4. Những khổ giấy sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường.
Ba loại khổ giấy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường cũng như trên thế giới là: A,B,C. Và trong mỗi một loại khổ giấy sẽ có những tiêu chuẩn riêng cho từng loại khác nhau. Khổ giấy B cũng là một loại khổ giấy được sử dụng phổ biến, tương tự như khổ giấy trên. Tuy ít được sử dụng hơn nhưng khổ giấy C vẫn được chia kích thước khổ giấy và tuân theo quy chuẩn riêng.
Ngoài ra, còn có loại khổ giấy D và E nhưng trên thị trường Việt Nam rất ít sử dụng. Việc sử dụng các kích thước giấy sao cho phù hợp là điều rất cần thiết. Cho dù trong môi trường văn phòng hay in ấn cũng cần lựa chọn những loại giấy phù hợp, việc này giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Hi vọng những thông trên có thêm giúp các bạn tích lũy thêm một ít kiến thức về kích thước các khổ giấy hiện nay.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ để được tư vấn miễn phí:
Công ty TNHH Máy Văn Phòng Khánh Nguyên
Website: https://khanhnguyen.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/MayphotocopyKhanhNguyen/
Mail:
Address: 100 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình
Các tìm kiếm liên quan đến KHỔ GIẤY IN TIÊU CHUẨN ĐƯỢC DÙNG TRONG IN ẤN
các loại khổ giấy trong ngành in
các khổ giấy trong in ấn
cách tính khổ giấy in offset
tiêu chuẩn in ấn
tiêu chuẩn giấy in sách
khổ giấy in công nghiệp
khổ sách tiêu chuẩn
in offset khổ a4
Từ khóa » Giấy B4 Mua ở đâu
-
Giấy B4 Thường ( 1 Set 40 Page) | Shopee Việt Nam
-
Giấy B4 - Sách Việt
-
Giấy In B4 (TANGO) 257mm*364mm 70g | Tiki
-
Giấy In B4 25x35cm 80gsm Long Thịnh
-
Order Giấy Washi Trắng Các Kích Thước A3, A4, B4, B5 Hàng Made In ...
-
Các Kích Thước Khổ Giấy Văn Phòng Thường Dùng
-
Giấy ép Plastic Khổ 270x400 (B4) - Giấy Vệ Sinh
-
Giấy Washi Trắng Các Kích Thước A3, A4, B4, B5 Mua ở đâu Hàng ...
-
Bàn Cắt Giấy B4 - Bigomart
-
B4 Paper Khuyến Mãi - Alibaba
-
Kích Thước Khổ B4 - Tổng Kho Máy Photocopy Việt Số Hóa
-
Bàn Cắt Giấy B4 - Bàn ăn | Nhà
-
Bàn Cắt Giấy Paper Cutter Khổ B4