Giấy Can Là Gì? Lý Giải Nguyên Nhân Giấy Can Có Tính Trong

Hiện nay, giấy can được ứng dụng phổ biến trong ngành kiến trúc, xây dựng. Nó được sử dụng để can lại các bản vẽ. Ngoài ra, loại giấy này cũng được các họa sĩ sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật. Để hiểu rõ hơn về giấy can là gì cũng như đặc điểm, ứng dụng của giấy, các bạn có thể theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây!

Giấy can là gì?

Loại giấy này có gốc từ tiếng pháp là Papier Calque. Giấy can có khả năng thấu quang cao, có thể cho ánh sáng đi qua. Đây được xem là một sản phẩm đặc biệt trong ngành in nói chung và in lụa nói riêng.

Giấy can là gì?
Giấy can là gì?

>>> Xem ngay: Lý do nên in sổ tay tại In Đại Minh chúng tôi

Phân loại giấy can

Hiện nay, giấy can được phân thành 2 loại chính sau:

  • Giấy can màu: Loại giấy này được tráng.
  • Giấy can tự nhiên: Loại không tráng.

Ngoài ra, trong lĩnh vực in ấn, người ta phân loại giấy can dựa vào định lượng (g/m2). Các định lượng của yếu của loại giấy này gồm: 42gms, 53gms, 63gms, 73gms, 83gms, 93gms, 112gms, 130gms,…..Mỗi loại giấy với định lượng khác nhau sẽ được ứng dụng cho các sản phẩm riêng.

Đặc điểm của giấy can

Loại giấy này được tạo ra sau quá trình lọc đặc biệt kỹ càng bột giấy trong quá trình simili sunphua hóa. Bột ngâm hóa chất bi-sun-phat là loại bột giấy được sử dụng để sản xuất giấy can. Các sợi giấy cũng được thủy phân, cán nát lâu trong nước.

Quy trình sản xuất giấy can tương tự như giấy giả da gốc thực vật. Loại giấy này được tạo ra bằng cách ngâm một tờ giấy chất lượng tốt, không phủ cũng không hồ, trong một bể axit sunphuric để thủy phân xenlulo từng phần sang amyloid, gelatin và không thấm mỡ hoặc nước.

Đặc điểm của giấy can
Đặc điểm của giấy can

Thông số kỹ thuật của giấy can

Định lượng Trọng lượng riêng Độ ẩm Độ sần Độ trong Độ bền xé Độ kiềm
ISO 536 (g/m²) (kg/m³) ISO 287 (%) ISO 8791-2 (ml/min) ISO 2469 (%) ISO 1974 (mN) ISO 6588 (pH)
42 1.200÷1.235 7 100-300 79+/-5 220-440 6-7
53 1.200÷1.235 7 100-300 77+/-5 220-440 6-7
63 1.220÷1.250 7 100-300 75+/-5 220-440 6-7
73 1.220÷1.250 7.5 100-300 75+/-5 220-440 6-7
83 1.220÷1.250 7.5 100-300 75+/-5 220-440 6-7
93 1.220÷1.250 7.5 100-300 75+/-5 220-440 6-7
100 1.220÷1.250 7.5 100-300 75+/-5 220-440 6-7
112 1.220÷1.250 8 100-300 73+/-5 220-440 6-7
130 1.220÷1.250 8 100-300 69+/-5 220-440 6-7
150 1.220÷1.250 8 100-300 65+/-5 220-440 6-7
160 1.220÷1.250 8 100-300 61+/-5 220-440 6-7
170 1.220÷1.250 8 100-300 59+/-5 220-440 6-7
190 1.220÷1.250 8 100-300 55+/-5 220-440 6-7
200 1.220÷1.250 8 100-300 53+/-5 220-440 6-7
240 1.220÷1.250 8 100-300 47+/-5 220-440 6-7
280 1.220÷1.250 8 100-300 45+/-5 220-440 6-7

>>> Tham khảo: Xưởng in sách theo yêu cầu với dây chuyền sản xuất in tiên tiến, máy móc đa dạng

Khổ giấy của giấy can

Giấy can có nhiều khổ giấy: A4, A3, A2, A1, A0. Tất cả các khổ giấy đều dùng được với máy in laser chế bản in. Ngoài ra, giấy can cũng có cả khổ cuộn đa dạng kích thước từ 100 – 600mm.

Tại sao giấy can lại có đặc tính trong?

Nếu quan sát các bạn có thể thấy các loại giấy thông thường có màu đục. Điều này là do không khí lẫn giữa các sợi giấy và tạo hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Tuy nhiên, với giấy can, khi sản xuất loại giấy này, bột giấy sau khi được nghiền kỹ đã được lọc. Từ đó khiến bọt khí được tách ra giúp tính chất của sợi cellulose nguyên thủy là trong suốt làm cho giấy can trong và có khả năng thấu quang.

Ứng dụng của giấy can là gì?

Trong lĩnh vực in ấn, loại giấy này được sử dụng để tạo ra các bản can dùng trong việc chụp bản in. Tuy nhiên, vì chất lượng không thật sự tốt do đó giấy can dùng cho những sản phẩm in đơn giản, không cần độ chính xác hay sắc nét cao.

Ngoài ra, giấy can cũng được sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và khảo cổ để can lại các loại bản vẽ. Một ứng dụng khác của giấy can là dùng làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: thiệp cưới, thiệp mời, vỏ đĩa CD, giấy gói, bao bì,….Ngoài ra, loại giấy này cũng được sử dụng trong công nghệ may mặc, thêu thùa.

Ứng dụng của giấy can là gì?
Ứng dụng của giấy can là gì?

Cần lưu ý điều gì khi in giấy can?

Giấy can đặc biệt hơn các giấy khác. Giấy có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài. Chính vì vậy, bạn chỉ nên mở hộp giấy khi cần sử dụng. Luôn luôn giữ cho giấy ở nơi khô thoáng. Nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 18- 23 độ C và độ ẩm là 45 – 55%. Bên cạnh đó, giấy can cũng cần được lưu ý đối với một số kiểu in sau:

In offset

  • In theo dọc thớ của giấy
  • Gi ấy nên được để chỗ thông thoáng.
  • Giấy cần phơi khô tự nhiên trong thời gian dài nếu bị ướt hoặc sau khi in.
  • Sử dụng loại mực có độ pH từ 5,5 trở lên.
  • Áp dụng in máy offset 4 màu nếu sản phẩm có nhiều màu.

In phun

  • Tương tự in offset, thời gian khô khá lâu.
  • Đảm bảo cẩn thận in thử trước 1 bản.
  • Dán băng dính trắng hoặc đề can lên mép của giấy đề phòng 1 số máy in không nhận.

In Laser

  • In laser cần nhiệt độ cao để tiến hành nên giấy đôi khi bị co lại. Chính vì vậy, hãy lưu ý kiểm tra để đổi lại giấy.

Hy vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc giấy can là gì cũng như đặc điểm và ứng dụng của loại giấy này. Nếu có nhu cầu in ấn các sản phẩm từ giấy can, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ.

Lê Tuấn KhôiLê Tuấn Khôi

Lê Tuấn Khôi – Quản lý xưởng in Đại Minh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn, từ in sổ tay, sổ da, in hộp giấy đến in sách, catalogue. Đảm bảo chất lượng cao, đúng thời hạn, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Từ khóa » Giấy Can