Giấy Carton Là Gì? Phân Biệt Các Loại Giấy Làm Thùng Carton - VIETADV

Ngày nay, việc bắt gặp sự xuất hiện của giấy carton trong cuộc sống thật dễ dàng. Khi giấy carton ngày càng được sử dụng nhiều trong việc sản xuất các loại bao bì, thùng đựng bằng giấy…

Chính nhờ sự xuất hiện của giấy Carton mà nhiều doanh nghiệp đã giải được bài toán đựng, bảo quản sản phẩm với giá thành rất rẻ.

Vậy nên hôm nay VIETADV sẽ cùng bạn tìm hiểu về giấy carton là gì? Đặc điểm và ứng dụng của chúng như thế nào.

Giấy Carton là gì? Có khác gì giấy bìa cứng không?

Thật ra, giấy carton chính là giấy bìa cứng, chúng là loại giấy thường được dùng để đóng gói các sản phẩm, mặt hàng để thuận tiện trong việc bảo quản, lưu trữ hoặc di chuyển. Hiện nay, có rất nhiều loại carton đang được bày bán ngoài thị trường, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại carton sóng.

Giấy carton chính là giấy bìa cứng
Giấy carton chính là giấy bìa cứng

Giấy carton sóng được cấu tạo bởi 3 lớp bao gồm: 2 mặt trên là giấy carton giày, phẳng để làm bề mặt giấy còn lớp giữa là 1 lớp giấy khác được sản xuất uốn lượn theo dạng sóng biển.

Với cấu tạo như thế này thì giấy sẽ tạo được 1 khoảng đệm ở giữa, giúp bảo vệ các loại hàng hóa, sản phẩm, nhằm thuận tiện hơn trong việc di chuyển, tránh bị va đập tốt và giúp bảo vệ sản phẩm an toàn cho đến khi tay người tiêu dùng.

Xem thêm: Bảng giá in bao lì xì nhanh

Thành phần và nguyên liệu sản xuất nên giấy Carton

Để sản xuất được giấy carton thì nhà sản xuất cần phải có 3 nguyên liệu chính là giấy, Polyethylene và nhôm.

Thành phần chính

Giấy carton được sản xuất dựa trên bột gỗ tự nhiên hoặc dùng các loại giấy cũ để tái chế lại. Đây là nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất khi tiến hành sản xuất loại giấy này. Bởi lẽ nếu không có những nguyên liệu trên, thì không thể nào tạo được giấy carton.

Loại giấy được dùng làm nguyên liệu sẽ được xử lý qua các công đoạn khắt khe để có thể tạo thành loại giấy cuối cùng để sản xuất. Sau khi xử lý giấy xong thì tùy theo phân khúc giấy bìa cứng mà doanh nghiệp phân phối mà sản xuất theo quy trình bình thường hoặc cao cấp.

Giấy carton được sản xuất dựa trên bột gỗ tự nhiên hoặc dùng các loại giấy cũ để tái chế lại
Giấy carton được sản xuất dựa trên bột gỗ tự nhiên hoặc dùng các loại giấy cũ để tái chế lại

Polyethylene

Pylyenthylene là 1 loaoij nhựa dẻo khi nhập khẩu vào Việt Nam thì thường được gọi với cái tên là PE hay Polyetylen. Đây là 1 loại nhựa hữu cơ được sản xuất trên các phản ứng trùng hợp.

Chúng cơ bản có tính chất cơ học tốt, nên có thể được dùng để tăng độ bên cho giấy bìa cứng, nhờ đó sẽ giúp loại giấy này bảo vệ sản phẩm tốt hơn.

Mặc dù tỷ lệ PE trong iayas carton khá thấp nhưng nhà sản xuất đã tính toán với lượng phù hợp để bán với nhiều phân khúc và phục vụ cho từng mục đích khác nhauu trong thực tế.

Nhôm

Mặc dù nghe qua tên có vẻ không ăn nhập lắm đối với giấy carton, thế nhưng bạn đã nhầm rồi đấy. Nhôm cũng có 1 tỷ lệ rất nhỏ trong quy trình sản xuất các loại giấy để làm thùng carton.

Chúng góp phần làm cho giấy được sắp xếp theo thứ tự cố định và nhà sản xuất sẽ tính toán lượng nhôm phù hợp với từng loại giấy khác nhau.

Cấu trúc giấy Carton

Nhìn chung thì giấy carton sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo cấu trúc của giấy. Và người ta cũng sẽ dựa vào tỷ lệ của các thành phần làm nên nó mà chia thành nhiều cấu trúc khác nhau.

Phân chia cấu trúc giấy carton theo độ dày

Cấu trúc phổ biến nhất hiện nay của giấy carton thường sẽ là 1 lớp giấy ở mặt trên xong tới lớp giấy sóng.  Tùy vào từng phân khúc mà các lớp giấy này sẽ có độ dày khác nhau.

Các lớp sóng ở giữa giấy Carton sẽ có nhiều độ dày khác nhau và hiện nay người ta cũng thường chia chúng thành 4 lớp độ dày là A, B, C, E. Với mỗi loại sóng sẽ có từng tính chất khác nhau, nên sẽ tạo nên những độ dày khác nhau cho giấy bìa cứng.

Hiện nay người ta cũng thường chia chúng thành 4 lớp độ dày là A, B, C, E
Hiện nay người ta cũng thường chia chúng thành 4 lớp độ dày là A, B, C, E

Các mức sóng phổ biến cùng tính chất của chúng

Loại sóng A: Sóng này thường có độ dày rơi vào khoảng 4,7mm và số bước sóng là 33 cái trên 30cm giấy. Loại sóng này cho phép phân tán lực khi có tác động bên ngoài vào bề mặt giấy rất tốt, sóng A thường dùng để gói hàng.

Loại sóng B: Sóng giấy này thường có độ cao tầm 2.5mm và số lượng sóng rơi vào 47 cái trên 30cm giấy. Với tính chất này thì sóng B sẽ áp dụng cho những mặt hàng thường xuyên di chuyển bằng đường bưu điện, hay chịu sự va đập.

Loại sóng C: Sóng này thường có độ cao tầm 3.6mm và số bước sóng rơi vào khoảng 39 bước trên 30cm giấy. Loại C có bước sóng nằm giữa 2 loại sóng A và B nên đồng thời sẽ có tính chất của 2 loại trên, thế nhưng mức độ phân tán lực cũng như chịu va đập xuyên thủng sẽ kém hơn đôi chút.

Loại sóng E: Đây là loại sóng có độ dày thấp nhất trong cả 4 loại, độ dày của E chỉ vỏn vẹn 1.5mm. Sẽ có 90 bước sóng trên 30cm giấy và loại này có khả năng chịu lực cực tốt, tuy nhiên chúng thường được sử dụng với những sản phẩm có giá trị thấp hoặc nhẹ mà thôi.

Xem thêm: Công ty in tem nhãn giá rẻ tphcm

Ưu và nhược điểm của giấy Carton

Loại giấy nào cũng có ưu và nhược, và carton cũng vậy.

Ưu điểm của Carton:

Giá thành rẻ: vì giá thành nhập giấy rất rẻ nên sử dụng giấy carton để gói hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn các loại giấy khác. Khả năng chịu lực va đập tốt: sản phẩm này có khả năng chịu được lực va đập tốt do có thiết kế sóng giấy. Nhờ vậy khả năng chịu lực và phân tán lực ra ngoài sẽ tốt, đảm vệ cho mặt hàng bên trong.

Nhược điểm của Carton:

Dễ cháy: khi bắt lửa hoặc nhiệt độ cao thì giấy carton rất dễ cháy vì thế khi làm kho bãi nên chuẩn bị các phương pháp phòng chống cháy nổ phù hợp. 

Kị nước: khi gặp nước thì các lớp giấy và sóng giấy sẽ dễ bị nhũn ra và làm hư hỏng sản phẩm, hầu hết giấy carton sau khi đã ngấm nước thì rất khó để sử dụng lại.

Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về loại giấy Carton là gì? Tính ứng dụng của chúng cùng ưu nhược điểm của giấy Carton.

Cuối cùng, đây là loại giấy rất cơ bản trong gói hàng và in ấn, thế nên bạn hãy nắm thật vững kiến thức về chúng nhé.

Từ khóa » Giấy Carton