Giày Chạy Bộ Nam - IMSPORTS
Có thể bạn quan tâm
Giày chạy bộ là phụ kiện quan trọng nhất cần có khi bắt đầu tham gia bộ môn chạy bộ. Giày chạy bộ có thể trông giống như những đôi giày thể thao khác, nhưng chúng có chứa các công nghệ chuyên dụng và các tính năng thiết kế riêng để giúp bạn chạy tốt hơn. Cơ thể bạn có thể di chuyển từ bên này sang bên kia, lên và xuống, với những đợt tăng tốc và dừng đột ngột. Giày chạy bộ bảo vệ chân người dùng khỏi các tác động từ môi trường và đường chạy, giúp chúng ta tránh được những chấn thương không đáng có. Ngoài ra giày chạy bộ còn cung cấp thêm lượng đệm cần thiết để bàn chân được thoải mái và êm ái nhất khi chạy.
Chạy bộ không đơn giản như ta nghĩ vì có rất nhiều phân loại và nhiều kiểu đường chạy, vì thế giày cũng cần được tùy chỉnh cho từng đặc điểm khác nhau. Đa số người mới chạy bộ chân lúc đầu khá yếu, do đó ta cần đế giày có độ đệm và đàn hồi tốt, đồng thời vẫn có độ bám đường tốt. Đặc biệt, các vận động viên thường thích giày có đệm dày và nặng khi luyện tập, nhưng thích giày nhẹ hơn khi đua do đó việc lựa chọn một đôi giày đúng với nhu cầu là rất quan trọng.
Các loại giày chạy bộ
Ứng với các mục đích chạy bộ khác nhau, các loại giày chạy bộ chuyên dùng khác nhau được ra đời phục vụ cho từng mục đích riêng của các vận động viên chạy bộ. Có rất nhiều các loại giày chạy bộ khác nhau tuy nhiên chúng ta có thể nêu lên 4 loại giày chạy bộ chính chuyên dùng cho bộ môn chạy bộ đường dài dưới đây:
Giày chạy bộ đường trường (road running shoes)
Giày chạy bộ đường trường (road running shoes)
Giày chạy bộ đường trường, giày chạy road hay thường được gọi tắt là giày chạy bộ là loại giày chạy thông dụng nhất sử dụng để luyện tập bộ môn chạy bộ trên địa hình hình chạy bằng phẳng như đường phố, vỉa hè, công viên. Đặc điểm cơ bản của giày chạy road là chúng thường có trọng lượng khá nhẹ, đế đệm êm ái giúp người đi có những bước chạy thoải mái nhất
Giày chạy bộ địa hình (trail running shoes)
Giày chạy bộ địa hình (trail running shoes)
Giày chạy địa hình hay giày chạy trail là loại giày chạy chuyên dùng cho những địa hình khó khăn hơn như đồi núi, đường đất, đường rừng với điều kiện mặt đường gồ ghề, khó khăn và đôi lúc vận động viên còn phải leo lên những sườn đồi núi cao nữa. Với địa hình như vậy, chúng ta cần có một đôi giày có độ bền cao hơn, độ bảo vệ tốt hơn và phần đế có độ bám đường mạnh hơn. Do đó những đôi giày chạy trail thường có trọng lượng nặng hơn giày chạy road, chất liệu và đường may chắc chắn hơn đồng thời đế ngoài sẽ được làm bằng chất liệu cao su tạo hình các gai (vấu) cao để bám chắc vào mặt đường hơn.
Giày luyện tập (training shoes)
Giày luyện tập (training shoes)
Giày luyện tập hay giày training thường là những mẫu giày được sử dụng để tập luyện cho một mục tiêu chạy bộ nào đó. Mỗi người có một mục đích luyện tập riêng cho từng giai đoạn nên giày luyện tập của từng người cũng là khác nhau. Ví dụ bạn đang luyện tập để chạy dài hơn thì bạn sẽ sử dụng giày training khác với khi bạn luyện tập để chạy nhanh hơn. Việc lựa chọn giày training phù hợp là rất quan trọng để có thể đạt được hiệu suất tốt.
Giày chạy đua (racing shoes)
Giày chạy đua (racing shoes)
Sau quá trình luyện tập thì sẽ đến lúc gặt hái thành quả. Những đôi giày chạy đua ra đời với mục đích giúp bạn đạt được tốc độ cao nhất trong ngày đua của bạn. Các đôi giày race thường sẽ được thiết kế siêu nhẹ với độ nảy bật tốt nhờ và các công nghệ đặc biệt như tấm carbon, tấm nylon… Tuy nhiên, để tối ưu trọng lượng thì giày chạy đua sẽ phải cắt giảm 1 số nguyên liệu nên độ bền của loại giày này sẽ không được cao và sẽ nhanh mòn hơn. Do đó bạn hãy chỉ nên sử dụng vào các buổi chạy lấy PR hay các buổi chạy giải, còn các ngày bình thường hãy sử dụng giày training nhé.
Thiết kế của giày chạy bộ
Về cơ bản, một đôi giày chạy bộ cũng có các bộ phận tương tự như một đôi giày thể thao hay giày sneaker thông thường. Tuy nhiên từng bộ phận sẽ được thiết kế mang công nghệ cao cấp hơn với mục đích rõ ràng để có tác động đến bàn chân khi chạy chứ không chỉ là vấn đề thời trang.
Các bộ phận chính của một đôi giày chạy bộ gồm có:
Upper (Thân trên)
Phần Upper của một đôi giày chạy bộ đóng vai trò là bộ phận bao bọc phía trên cùng của bàn chân vận động viên, hoặc nói cách khác, nó là phần bên trên của giày nếu loại bỏ phần đế. Nhiệm vụ chính của phần Upper là cố định và bảo vệ chân, đồng thời tạo điều kiện thoáng mát và thoải mái trong quá trình di chuyển. Mặt khác, màu sắc và thiết của phần Upper đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn mạnh mẽ khi nhìn vào một đôi giày.
Midsole ( Đế giữa)
Đế giữa là một thành phần vô cùng quan trọng trong cấu trúc của đôi giày chạy bộ. Nó được đặt ở giữa, nằm giữa phần thân giày và đế ngoài. Sức mạnh cũng như cảm giác êm ái, thoải mái trong quá trình vận động chủ yếu phụ thuộc vào bộ phận này. Nhiệm vụ hàng đầu của đế giữa là hấp thụ và trả lại năng lượng trong mỗi bước chạy, nhằm ngăn cản tác động ngược lại theo nguyên tắc của định luật Newton thứ 3 (nguyên tắc tương tác hành động - phản ứng). Thay vì lực tác động trở lại chân trong quá trình chạy, đế giữa sẽ chuyển hướng nó để hỗ trợ người chạy tiến về phía trước.
Ngoài chức năng trên, đế giữa còn đóng vai trò quan trọng trong việc tùy chỉnh theo kiểu bàn chân của người chạy, như lật trong (overpronation), lật ngoài (underpronation), hoặc bình thường (neutral). Vì vậy, trong quá trình lựa chọn giày, phần đế giữa là một yếu tố hàng đầu cần được quan tâm.
Outsole (Đế ngoài)
Phần đế dưới giày, còn gọi là đế ngoài, là mặt dưới của giày chạy. Nó chạm trực tiếp vào mặt đường khi bạn chạy. Đây là lớp bảo vệ đầu tiên cho đôi chân của bạn khi bạn bước chân ra ngoài. Ngoài việc bảo vệ, phần đế ngoài còn giúp tăng độ bám và giúp chân bạn không trượt khi bạn chạy. Đế ngoài có thể có hình dáng khác nhau, từ bằng phẳng đến cong, tùy theo loại giày và cách bạn chạy. Thường thì phần đế ngoài được làm bằng cao su (cao su tự nhiên và cao su nhân tạo) với thiết kế tùy thuộc vào loại giày và việc bạn sử dụng chúng để làm gì.
Đế ngoài của giày chạy road thì sẽ mỏng và mịn hơn còn với giày chạy trail thì đề ngoài sẽ dày và thiết kế theo dạng nhiều gai để có độ bám tốt hơn
Lưỡi gà
Lưỡi gà là một phần rất quan trọng trên giày thể thao, đặc biệt là giày chạy bộ. Nhiệm vụ của phần này là bảo vệ phần mu bàn chân, đồng thời giúp giảm áp lực mà dây giày gây lên abfn chân vận động viên. Mặt khác, lưỡi gà còn đóng vai trò ngăn nước không thể dễ dàng đổ thẳng vào giày, điều này giúp tránh tình trạng chân bị sưng và tổn thương (blister).
Dây giày
Dây giày chạy bộ, một phần quan trọng không thể thiếu, đảm nhiệm việc giữ chân chúng ta chặt chẽ trong giày. Nó giúp tạo cảm giác vững vàng, ổn định trong mỗi bước chạy. Việc thắt dây đúng cách cũng ảnh hưởng đến thoải mái và hiệu suất khi tập luyện.
Hiện nay các mẫu giày chạy bộ có rất nhiều kiểu dây giày, trong đó có 3 kiểu chính là: dây vải truyền thông, dây buộc cao su và giày sử dụng khóa BOA. Mỗi loại dây đều có điểm mạnh riêng.
Các bộ phận khác
Ngoài ra trên một đôi giày chạy bộ còn có các bộ phận phụ khác cần quan tâm như lót giày, móc treo giày, bộ phận dán gaiter, họa tiết trên giày…Đây là những bộ phận phù có thể tùy chọn theo sở thích hoặc nhu cầu riêng của mỗi người.
Tham khảo thêm: Cấu tạo của một đôi giày chạy bộ
Cách chọn giày chạy bộ
Việc lựa chọn giày chạy bộ là vô cùng quan trọng vì đôi giày là phụ kiện quan trọng nhất để bạn bắt đầu bộ môn chạy bộ. Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu luyện tập chạy bộ với chỉ một đôi giày chạy bộ. Tất nhiên bạn có thể sử dụng một đôi giày thể thao bình thường để chạy bộ, tuy nhiên tốt nhất bạn nên sử dụng giày chuyên chạy càng sớm càng tốt. Vì việc sử dụng giày không chuyên dụng thời gian dài có thể dẫn đến chấn thương chân nếu như bạn bắt đầu chạy nhanh hoặc dài hơn.
Và để chọn được một đôi giày chạy bộ phù hợp nhất cho mình, bạn hãy chú ý đến một số khía cạnh sau đây khi chọn mua giày chạy bộ:
Xác định loại giày chạy bộ bạn cần
Cách chọn giày chạy bộ - Xác định loại giày chạy bộ bạn cần
Như đã phân loại ở trên, bạn cần xác định được loại giày chạy bộ bạn cần sử dụng trong các loại giày chạy road, giày chạy trail, giày training hoặc giày racing để có thể chọn mua được loại giày chuẩn nhất cho nhu cầu của mình.
Vì sao bạn nên chọn đúng loại giày chạy bộ? Hãy tưởng tượng bạn đi một đôi giày chạy trail để chạy trên đường vỉa hè, nơi có địa hình bằng phẳng và không có gì nguy hiểm mấy cho bàn chân bạn, khi đó bạn sẽ phải đi một đôi giày vừa nặng vừa không êm ái. Ngược lại, nếu bạn đi giày chạy road cho cung đường chạy trail, leo núi thì tôi chắc chắn bạn sẽ bị trượt chân không ít lần trong một quãng đường ngắn.
Xác định kiểu chân, xu hướng lệch chân của bạn
4 kiểu vòm chân và xu hướng lệch cổ chân khi chạy
Khi nói đến kiểu chân, bạn hãy quan tâm đến chiều cao vòm chân của bạn. Chiều cao vòm chân có tác động rất lớn đến việc đáp chân khi chạy bộ của bạn và bạn cần lựa chọn giày chạy bộ cho chiều cao vòm chân của mình. Có các loại vòm chân là vòm cao, vòm trung bình, vòm thấp và bàn chân phẳng (không có vòm chân)
Về xu hướng lệch của bàn chân, đây cũng là khía cạnh bạn cần quan tâm trước khi lựa chọn giày chạy bộ. Có 3 kiểu lệch của chân là lệch ngoài (underpronation), lệch trong (overpronation) và chân bình thường không lệch (neutral)
Tham khảo thêm: [Inforgraphic] Lựa chọn giày chạy bộ đúng cách
Cách chọn size giày chạy bộ
Khi chọn size cho giày chạy bộ, hãy luôn nhớ đến 2 điều này:
- Thứ nhất: hãy luôn chọn size giày chạy bộ có chiều dài dài hơn chiều dài bàn chân của bạn. Tức là hãy luôn để một khoảng hở ở phía trước các ngón chân của bạn. Lí do là trong khi chạy, bàn chân bạn luôn có xu hướng đẩy về phía trước, nếu như bạn chọn một đôi giày chạy có kích thước vừa khít với bàn chân thì tôi chắc chắn rằng bạn sẽ bị chấn thương ngón chân (thâm tím móng) sau một vài lần chạy. Nếu bạn hỏi là nên đi dư ra bao nhiêu thì lời khuyên của chúng tôi là hãy đi dư ra khoảng 1cm với giày road và 1.5-2cm với giày trail. Đồng thời nếu bạn có bàn chân to và dài thì bạn có thể tăng thêm số dư ra nữa vì bàn chân có xu hướng nở ra khi chạy bộ.
- Thứ hai: Size giày chạy bộ của mỗi hãng không đồng nhất. Thật vậy, mỗi hãng giày sẽ có một bảng size và hệ quy chiếu size khác nhau do đó việc bạn đi giày hãng A size 40 và giày hãng B size 41 là chuyện bình thường. Thông số bạn nên để ý ở bảng size của giày không phải là size EU, US hay UK mà bạn hãy để ý thông số size CM (ở một số giày là JPN). Đây là chỉ số chiều dài của chiếc giày theo đơn vị cm, do đó bạn có thể chọn size cho đôi giày mới theo thông số này.
Tốt nhất nếu có thể, bạn hãy đến thử trực tiếp tại cửa hàng để chọn được size giày chuẩn nhất cho mình.
Tham khảo thêm: Cẩm nang lựa chọn size giày chạy bộ phù hợp với bạn
Các thương hiệu giày chạy bộ tốt nhất
Trên thị trường hiện nay, có vô vàn các thương hiệu giày chạy bộ từ quốc tế đến nội địa với rất nhiều mẫu mã khác nhau. Ngoài 2 ông lớn Nike và Adias ra, chúng ta có thể kể tên đến một số thương hiệu chuyên sản xuất giày chạy bộ nổi tiếng trên thế giới như Hoka, Saucony, Altra, Topo…Đây đều là những hãng giày chuyên chạy sản xuất ra những đôi giày chất lượng cao với tiêu chuẩn quốc tế.
Nếu bạn quan tâm đến giày chạy bộ Trung Quốc, một số thương hiệu chất lượng cao bạn nên biết đến như Li-ning, Anta, Xtep, Peak…Các thương hiệu này cũng đã có tên tuổi trong cộng đồng và được rất nhiều runner sử dụng.
Còn nếu bạn muốn sử dụng giày chạy bộ của Việt Nam sản xuất, bạn có thể tìm hiểu về các thương hiệu như Bitis, Goya,...với giá thành rẻ hơn
Các thương hiệu giày chạy bộ nổi tiếng
Cách vệ sinh và bảo quản giày chạy bộ
Để duy trì độ bền và vẻ ngoài của đôi giày chạy bộ, việc vệ sinh thường xuyên là cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu cách vệ sinh giày chạy bộ đúng cách để tránh làm hỏng đi đôi giày của mình. Một số lưu ý khi vệ sinh giày chạy bộ:
- Tháo lót và dây giày: Trước khi bắt đầu vệ sinh, hãy tháo lót và dây giày để vệ sinh riêng, tránh làm ảnh hưởng đến cấu trúc chính của giày.
- Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ: Sử dụng nước ấm kết hợp với xà phòng nhẹ để lau sạch bề mặt giày. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và các vết bẩn mà không làm hỏng vật liệu.
- Sử dụng bàn chải mềm hoặc khăn mềm: Để tránh làm trầy xước hoặc làm hỏng vật liệu, sử dụng bàn chải mềm hoặc khăn mềm để lau sạch giày. Không nên sử dụng bàn chải cứng hoặc khăn cọ mạnh.
- Tránh sử dụng hóa chất mạnh: Không nên sử dụng các hóa chất mạnh, chẳng hạn như chất tẩy rửa mạnh, để vệ sinh giày. Các hóa chất này có thể làm hỏng vật liệu và gây hại cho cấu trúc giày.
- Không sử dụng máy giặt: Tránh đặt giày vào máy giặt, vì áp lực và chuyển động có thể làm hỏng cấu trúc và làm bong tróc, rách giày.
- Làm khô tự nhiên: Sau khi vệ sinh, để giày khô tự nhiên ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Tránh sử dụng máy sấy hoặc nguồn nhiệt mạnh để tránh làm biến dạng vật liệu.
- Lắp lại lớp lót và dây giày sau khi khô hoàn toàn: Khi giày đã khô hoàn toàn, hãy lắp lại lớp lót và dây giày trước khi sử dụng để đảm bảo thoải mái và hiệu suất tốt nhất.
- Không nên giặt quá nhiều: Mỗi lần sử dụng xong bạn có thể lau phần bên ngoài bằng khăn để vệ sinh chứ không nên giặt giày quá nhiều, điều này có thể ảnh hưởng đến phần keo của giày.
Vệ sinh giày chạy bộ
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh giày chạy bộ chi tiết
Mua giày chạy bộ ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng mua giày chạy bộ tại cửa hàng IMSports - điểm đến lý tưởng cho những người đam mê chạy bộ. IMSports mang đến một loạt các sản phẩm giày chạy bộ từ các thương hiệu nổi tiếng, đảm bảo chất lượng và hiệu suất tốt nhất cho việc tập luyện và thi đấu. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn bởi những người am hiểu về chạy bộ, giúp bạn lựa chọn đôi giày phù hợp với kiểu chạy và nhu cầu của mình.
Khách hàng mua giày chạy bộ tại Imsports
Khách hàng nói gì về giày chạy bộ của Imsports?
FAQ - Các câu hỏi thường gặp
Một đôi giày chạy bộ có tuổi thọ bao nhiêu?
Tuổi thọ của một đôi giày chạy bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách bạn chạy, cân nặng và loại bề mặt bạn đang chạy trên. Thông thường một đôi giày chạy bộ có tuổi thọ khoảng 500-800km.
Dùng giày chạy bộ để tập Gym được không?
Trong buổi tập tại phòng gym, thường bạn nên sử dụng giày đế bằng để có thể thực hiện các động tác kiểm soát chính xác hơn. Đôi giày chạy bộ thường không phải là lựa chọn thích hợp.
Dùng giày chạy bộ để đi bộ được không?
Giày chạy bộ không cung cấp đệm êm như giày đi bộ, do đó chúng có thể không thoải mái bằng một đôi giày đi bộ thích hợp - đặc biệt trên địa hình gồ ghề. Tuy nhiên một số mẫu giày chạy bộ có đệm êm có thể dùng để đi bộ được.
Có phải giày chạy bộ càng nhẹ càng tốt?
Không, trọng lượng giày chạy bộ của từng loại sẽ tối ưu cho từng kiểu chạy bộ. Giày chạy bộ nặng thường có nhiều đệm và êm hơn, phù hợp chạy luyện tập hằng ngày còn giày chạy bộ nhẹ thường sẽ tối ưu cho tốc độ hơn.
Có giày nào vừa chạy road, vừa chạy trail được không?
Có một số mẫu giày có thể sử dụng được cả chạy trail và chạy road, thông thường những mẫu giày này sẽ chuyên cho chạy trail hơn. Ví dụ: Hoka ATR Challenger
Từ khóa » Bán Giày Hoka One One
-
HOKA Thương Hiệu Giày Chạy Bộ Nam Chính Hãng Giá Tốt Vietnam
-
Top 10 Giày Chạy Bộ Hoka One One Tốt Nhất 2020 - Runningshoes
-
Giày Chạy Bộ Hoka One Tuyển Chọn Từ Amazon - Zoday
-
Tìm Kiếm "Giày Hoka" - Fado
-
Giầy Hoka Cho Nam | Shopee Việt Nam
-
Tổng Quan Thương Hiệu Giày Hoka One One | ELLY
-
HOKA Vietnam - Home | Facebook
-
Giày Hoka One Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Giày Chạy địa Hình Nam Hoka One One EVO Mafate - YCB
-
Những đôi Giày Chạy Tốt Nhất Của Hoka One One 2021 - Moichaybo
-
Giày Hoka One One Clifton 8 1119393-BBLC - Authentic Shoes
-
6 Mẫu Giày Hoka Xứng đáng được Dân Chạy Bộ “cưng Như Trứng”
-
Top 5 Giày Chạy Bộ Hoka đáng Mua Nhất Thời điểm Hiện Tại