GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (CFS) LÀ GÌ ? QUY TRÌNH ...

GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO (CFS) LÀ GÌ ?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hoá đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. CFS còn có một số tên gọi khác như CPP, FSC, Giấy phép lưu hành tự do, tuỳ theo sản phẩm mà sẽ do Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cấp và quản lý.

Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO – CFS

* Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu

Sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

CFS là chứng nhận bắt buộc phải có để làm hồ sơ xin cấp giấy phép Công bố sản phẩm đối với một số thực phẩm nhập khẩu đặc biệt như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia, hương liệu thực phẩm…

CFS của sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu phải được người nhập khẩu lưu trữ tối thiểu ba (03) năm kể từ ngày nhập khẩu.

Điều 10. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với hàng hóa nhập khẩu (Nghị định Số: 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018)

Ban hành Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS quy định tại Phụ lục V Nghị định này.

Căn cứ yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và trong phạm vi Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa.

CFS phải có tối thiểu các thông tin sau:

a) Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.

b) Số, ngày cấp CFS.

c) Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.

d) Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.

đ) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.

e) Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.

g) Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.

Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.

Trường hợp có yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.

Trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của CFS hoặc hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với nội dung CFS, cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh tới cơ quan, tổ chức cấp CFS.

* Đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu

Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, cũng như tăng độ tin cậy, vì khi một sản phẩm có CFS thì tức sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất, buôn bán và tiêu dùng tại nước đó. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi đã xin được giấy chứng nhận CFS, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước bạn, không bị mất nhiều thời gian, cũng như những chi phí không đáng có khác.

Điều 11. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu (Nghị định Số: 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018)

Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau:

a) Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.

b) Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này.

Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS.

Quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu

a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

– Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

c) Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

d) Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.

đ) Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.

e) Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.

Bộ, cơ quan ngang bộ thu hồi CFS đã cấp trong những trường hợp sau:

a) Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu.

b) CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

302

TRÌNH TỰ XIN CẤP GIẤY LƯU HÀNH TỰ DO CHO SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ NHƯ THẾ NÀO?

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân

Bước 2: Làm hồ sơ đề nghị cấp CFS

Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS

Bước 4: Cấp CFS

Đăng ký hồ sơ thương nhân như thế nào?

Hồ sơ thương nhân bao gồm:

Đăng ký mẫu chữ ký của người được uỷ quyền ký đơn đề nghị cấp CFS và con dấu của thương nhân (theo mẫu quy định);

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (theo mẫu quy định).

Hồ sơ đề nghị cấp CFS bao gồm:

Đơn đề nghị cấp CFS (theo mẫu quy định) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.

Bản tiêu chuẩn công bố đối áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa)      

Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp CFS.

CFS có giá trị hiệu lực trong vòng hai (02) năm kể từ ngày cấp.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Nguồn Bài Viết: Trung Tâm Logistics – Xuất Nhập Khẩu Quốc Tế

CHUYÊN LÀM TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU, LOGISTICS…

DỊCH VỤ LÀM CFS NHANH NHẤT CHUYÊN NGHIỆP VÀ , UY TÍN NHẤT

TRUNG TÂM LOGISTICS XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ (VINA LOGISTICS) (https://camnangxnk-logistics.net/) ĐT/ZALO: 0978392436

Từ khóa » đăng Cfs