Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng đất Là Gì Và Những Vấn đề Pháp Lý ...

Hiểu rõ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì và những vấn đề pháp lý liên quan sẽ giúp cho người sở hữu cũng như người mua tránh khỏi những rắc rối, mất mát tài sản không đáng có.

Mục lục

  • 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
  • 2. Vai trò của của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
  • 3. Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?
  • 4. Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay
  • 5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    • a. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
    • b. Thủ tục sang tên sổ đỏ trong trường hợp chuyển nhượng hoặc tặng, cho
  • 6. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất nhằm bảo hộ quyền và lợi ích của người sử dụng đất theo pháp luật. Cùng nền tảng kết nối bất động sản Homedy tìm hiểu chi tiết về khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(GCNQSDĐ) và các thông tin pháp lý liên quan trong bài viết dưới đây.

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".

chung-nhan-quyen-su-dung-dat
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì và những vấn đề pháp lý liên quan

Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ ngày 10/12/2009 ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận này có bìa màu hồng. Bên cạnh đó, các loại Giấy chứng nhận được ban hành trước ngày 10/12/2009 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

2. Vai trò của của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác quyết định giao đất, cho thuê đất ở chỗ: quyết định giao đất là căn cứ phát sinh quyền sử dụng đất, còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác nhận mối quan hệ đó hoàn toàn hợp pháp.

  • Cấp GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ để giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cở sở pháp lý để nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của họ.
  • Giấy CNQSDĐ có vai trò quan trọng, là căn cứ để xây dựng các quyết định cụ thể, như các quyết định về đăng kí, theo dõi biến động kiếm soát các giao dịch dân sự về đất đai.
  • Giấy CNQSDĐ không những buộc người sử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính mà còn giúp cho họ được đền bù thiệt hại về đất khi bị thu hồi
  • GCNQSDĐ còn giúp xử lý vi phạm về đất đai.
  • Thông qua việc cấp GCNQSDĐ, nhà nước có thể quản lý đất đai trên toàn lãnh thổ, kiểm soát được việc mua bán, giao dịch trên thị trường và thu được nguồn tài chính lớn hơn nữa.
  • GCNQSDĐ là căn cứ xác lập quan hệ về đất đai, là tiền đề để phát triển kinh tế xã hội. giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất, yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình.

3. Ý nghĩa của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

  • Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa thiết thực trong quản lý đất đai của Nhà nước, đáp ứng nguyện vọng của các tổ chức và công dân.
  • Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp và thỏa thuận trên giao dịch dân sự về đất đai, tạo tiền đề hình thành thị trường bất động sản công khai, lành mạnh tránh thao túng hay đầu cơ trái phép bất động sản.
nha-nuoc-quan-ly
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp nhà nước quản lý đất đai

4. Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay

Theo khoản 2 Điều 97 Luật Đất đai 2013, không chỉ riêng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn một số giấy tờ khác được công nhận còn giá trị pháp lý như sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Các loại giấy tờ chứng nhận khác (theo quy định của pháp luật)

5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

a. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

Đối với các đối tượng thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu, Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã quy định phải thực hiện đầy đủ các bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp sổ đỏ. Đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ tiếp nhận. Sau đó viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp.

Đối với trường hợp hồ sơ thiếu, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn chỉnh, bộ phận có chức năng sẽ tiến hành xử lý yêu cầu cấp sổ đỏ cho hộ gia đình và các nhân. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp Sổ. Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có). Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3: Trả kết quả (cấp sổ đỏ)

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã. Thời hạn cấp sổ đỏ sẽ không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ [tính theo thời gian ngày làm việc] và không quá 40 ngày với các xã thuộc vùng sâu vùng xa và các khu vực điều kiện khó khăn.

b. Thủ tục sang tên sổ đỏ trong trường hợp chuyển nhượng hoặc tặng, cho

Bước 1: Đặt cọc (áp dụng khi sang tên Sổ đỏ trong trường hợp chuyển nhượng Bước 2: Lập hợp đồng và công chứng hợp đồng

Các loại hồ sơ và giấy tờ liên quan đến chuyển nhượng nhà đất được hướng dẫn ở khoản 1, điều 40 Luật công chứng 2014 bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu các bên chuẩn trước, nếu không thì yêu cầu công chứng viên soạn hợp đồng chuyển nhượng)
  • Giấy chứng nhận QSDĐ
  • Giấy tờ tùy thân của hai bên (CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước…)
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình của hai bên
  • Sổ hộ khẩu của hai bên

Với trường hợp bán đất, nên tham khảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn theo quy định pháp luật mới nhất.

Bước 3: Kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính. Hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai lệ phí trước bạ
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất
  • Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của cả hai bên

Bước 4: Nộp hồ sơ sang tên tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị theo mẫu;
  • Sổ hộ khẩu, CMND của bên mua;
  • Giấy chứng nhận QSDĐ;
  • Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng...

6. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm những gì?

Để tất cả các bước của thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành thuận lợi, trước hết người dân phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tránh sai sót hoặc thiết hụt. Theo quy định hiện hành luật bất động sản, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu
  • Bản photo sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 66, 67 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP
  • Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có)
  • Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Quy định này (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu)
  • Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điểm d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng)
  • Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận giấy chứng nhận (nếu có)
  • Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật (nếu có)
  • Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà, đất
  • Đơn đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ (đối với trường hợp chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ).

Trên đây là tổng hợp những thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì và các vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin mua bán nhà đất và pháp lý từ Homedy cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn!

N.Phương (Tổng hợp)

Tham khảo các tin liên quan:
  • Mẫu hợp đồng hứa mua hứa bán nhà đất được pháp luật công nhận
  • Những mẫu giấy chuyển nhượng đất viết tay được pháp luật công nhận
  • Mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng chuẩn

Từ khóa » Chứng Nhận Sử Dụng đất Là Gì