Giấy Chứng Nhận Sở Hữu Tài Sản Có Phải Là Tài Sản Không?

Tài sản là một trong các chế định đặc trưng nhất của Bộ luật dân sự, việc quy định về tài sản, phân loại tài sản là cơ sở để áp dụng chế độ pháp lý phù hợp nhất liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản đó. Bản thân khái niệm tài sản được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau và phần lớn người đọc chưa hiểu một cách cụ thể về tài sản, điển hình là câu hỏi: Giấy chứng nhận sở hữu tài sản có phải là tài sản không? . Nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh “tài sản” chưa được phân tích một cách cụ thể, dẫn đến những khó khăn trong quá trình xác định loại tài sản, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về tài sản, phân loại tài sản và trực tiếp trả lời cho câu hỏi: “Giấy chứng nhận sở hữu tài sản có phải là tài sản không?”

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2015

1. Tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015?

Tài sản hiểu theo nghĩa thông thường nhất là “Của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu”. Với nghĩa này tài sản luôn gắn với một chủ thể xác định trong một xã hội nhất định. Do đó, quan niệm về tài sản cũng thay đổi theo xã hội do ý nghĩa và quan niệm của xã hội đối với của cải trong xã hội đó tại những thời điểm lịch sử nhất định.

Do các quan niệm về vật nói riêng và tài sản nói chung, cũng như ý nghĩa và giá trị của tài sản trong mỗi một xã hội có thể khác nhau, thậm chí, ngay cả trong một xã hội nhưng các quan niệm trên cũng có sự khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Vì thế các tiêu chí để phân định tài sản trong mỗi một thời kỳ luôn khác nhau.

Trong Bộ luật dân sự năm 2015 đưa ra khái niệm tài sản với tư cách là đối tượng trong giao lưu dân sự thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Đây là khái niệm mang tính liệt kê mà không có giải thích cụ thể về từng loại và dấu hiệu để xác định các loại tài sản đó trong các quy định sau trong Bộ luật dân sự.

Trên cơ sở khái niệm tại điều 105 Bộ luật dân sự về tài sản, tác giả có sự phân tích rõ hơn như sau đối với các loại tài sản:

Đối với tài sản là vật

Vật được coi là tài sản, là một bộ phận của thế giới vật chất mà tự bản chất của chúng mặc nhiên hàm chứa một giá trị sử dụng nhất định và con người có thể chiếm hữu và kiểm soát, chi phối được.

Xem thêm: Cấp giấy chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là công trình xây dựng

Vật trong đời sống xã hội tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mỗi một vật có đặc tính riêng và vì vậy, công dụng, tính năng của mỗi vật luôn khác nhau. Dựa vào tính chất di dời hay không di dời được của vật thì vật được chia thành hai loại là bất động sản và động sản. Dựa vào nguồn gốc hình thành của các vật thì vật được phân thành hai loại: hoa lợi và lợi tức. Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các vật trong quá trình khai thác sử dụng thì vật được phân thành vật chính và vật phụ. Mỗi cách phân loại vật đều có ý nghĩa pháp lý và thực tế trong việc áp dụng pháp luật.

Đối với tài sản là tiền

Pháp luật Việt Nam coi tiền là một loại tài sản riêng biệt. Loại tài sản này có những đặc điểm pháp lý khác với vật. Khái niệm “quyền sử dụng” chỉ được áp dụng một cách trọn vẹn cho vật chứ không áp dụng được cho tiền. Trong pháp luật dân sự, tiền có tính năng đặc biệt (khác với vật) là khi chuyển giao tiền thì bao giờ cũng kèm theo chuyển giao quyền sở hữu, trừ trường hợp khi chuyển giao ta đặc định hóa gói tiền thông qua việc niêm phong gói tiền lại.

Đối với vật thì chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó (dùng nhà để ở, dùng xe máy để đi lại, dùng bút để viết,…). Còn đối với tiền thì không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính tờ tiền hay đồng tiền xu đó. Tiền thực hiện ba chức năng chính là: công cụ thanh toán đa năn, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác.

Các vật thông thường có thể do rất nhiều chủ thể khác nhau tạo ra, còn tiền do Nhà nước độc quyền phát hành. Việc phát hành tiền được coi là một trong những biểu hiện của chủ quyền của mỗi quốc gia. Vật được xác định số lượng bằng những đơn vị đo lường thông dụng, còn tiền lại được xác định số lượng đơn vị tiền tệ cơ bản thông qua mệnh giá của nó.

Đối với tài sản là giấy tờ có giá

Các giao dịch thương mại, dân sự, các hoạt động tài chính của Nhà nước làm phát sinh nhiều loại phương tiện xác nhận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến hoạt động, giao dịch đó. Điểm đặc biệt của các phương tiện này là chúng thế hiện trách nhiệm, quyền năng về một khối tài sản nhất định đối với chủ thế có liên quan; nói khác đi, bản thân các phương tiện đó thể hiện một giá trị tài sản nhất định. Giấy tờ có giá là cách gọi cho các phương tiện nêu trên.

Xem thêm: Mẫu quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản (số 36/QĐ-PTHA)

 “Giấy tờ có giá”: theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.

Đặc điểm của giấy tờ có giá cho thấy đây là một đối tượng xác định được bằng tiền (chúng là tài sản) nhưng các quyền năng của người sở hữu đối với tài sản ấy có điểm khác tương đối so với các loại tài sản thông thường khác khác.

Đối với tài sản là quyền tài sản

Khái niệm về quyền tài sản có một nội hàm tương đối rộng và theo đó cần hiểu rằng không phải mọi quyền tài sản đều được coi là tài sản. Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự, Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Cần xác định rằng một quyền tài sản chỉ được coi là tài sản theo qui định của BLDS khi có đủ các yếu tố sau:

– Phải là quyền tài sản có thể trị giá thành một khoản tiền

– Có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự

– Bản thân quyền tài sản là đối tượng chuyển giao trong các hợp đồng dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản (Khi chuyển giao quyền tài sản chính là việc bán quyền tài sản mà không kèm theo việc chuyển giao bất kỳ đối tượng được coi là tài sản nào khác).

2. Giấy chứng nhận sở hữu tài sản có phải là tài sản không?

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ở đây bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trước hết, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản thuộc loại tài sản “giấy tờ có giá”. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm mặc dù giấy tờ này xác định quyền năng tài sản, tuy nhiên để xét một loại tài sản với tư cách là giấy tờ có giá phải đáp ứng điều kiện:

Xem thêm: Kiểm kê, phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính

– Giấy tờ có giá bao giờ cũng có thể xác định được thành một khoản tiền cụ thể.

– Bản thân chúng là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản (khi chuyển nhượng (bán) trái phiếu, chính là việc bán tài sản mà không kèm theo việc chuyển giao bất kỳ đối tượng được coi là tài sản nào khác).

– Giấy tờ có giá được tạo ra bởi những chủ thể có đủ điều kiện do luật định mà không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể thực hiện hành vi này.

– Giấy tờ có giá xác nhận một quan hệ về tài sản với một đối tượng nhất định.

Bản thân giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không thể là tài sản khi không đáp ứng đủ điều kiện trên, đặc biệt là diều kiện thứ 2.

Cũng có quan điểm khác cho rằng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản dưới dạng vật. Tuy nhiên, quan điểm này cũng không chính xác khi thực chất giấy chứng nhận chỉ là “chứng thư pháp lý” do cơ quan có thẩm quyền cấp để ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của cả nhân tổ chức, cái giá trị cốt lõi ở đây là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác là quyền tài sản mà giấy chứng nhận chỉ là hình thức thể hiện nó. Thực tế, khi giấy chứng nhận bị mất, rách, hư hỏng, thì cá nhân tổ chức hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cấp lại mà không mất đi quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm này, xuất phát từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, và người ta thường tiến hành chuyển nhượng “sổ đỏ”.

Nói tóm lại, tất cả các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản không phải là tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, bởi chúng không thỏa mãn bất kỳ dấu hiệu nào trong xác định loại tài sản là “vật, tiền, giấy tờ có giá hay quyền tài sản”.

Từ khóa » Giấy Chứng Nhận Sạp Là Gì