Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa CO Là Gì? Phân Loại CO - Masimex

  • English
Login Register
  • Thứ 2 - Thứ 6, Chủ Nhật: 9:00 - 21:00
  • Khu C, Lô C24, Ngõ 89 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình Hà Nội, Việt Nam
  • 098 728 7988
Masimex – Đào tạo Xuất nhập khẩu & Logistics Toggle navigation
  • Home
  • Giới Thiệu
    • Về Masimex
    • Đội ngũ giảng viên
  • Lịch khai giảng
  • Chia sẻ kiến thức
  • Tuyển Dụng – Việc Làm XNK
  • Liên hệ
CHIA SẺ KIẾN THỨC Masimex - Đào tạo Xuất nhập khẩu & Logistics > Chia sẻ kiến thức > Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là gì? Có mấy loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa? Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là gì? Có mấy loại chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
  • 05/07/2019
  • Posted by: Mạc Hữu Toàn
  • Category: Chia sẻ kiến thức
Không có phản hồi

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin – viết tắt là giấy CO) là một chứng từ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là đối với người nhập khẩu vì giấy CO có thể giúp họ được hưởng những ưu đãi về thuế quan. Bài viết dưới đây của trung tâm đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu MASIMEX sẽ cung cấp những thông tin mới nhất và chính xác nhất về loại chứng từ này.

Giấy CO là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là gì?

Theo nghị định số 31/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, tại Điều 3 có đưa ra định nghĩa về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó”.

Cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Về hình thức: giấy CO có thể phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương (dạng điện tử). Ví dụ như hiện nay, CO form D, AI có dạng điện tử, còn lại các form khác là bản giấy. 
  • Cơ quan cấp CO: phải là cơ quan có thẩm quyền cấp phát, CO do nhà sản xuất cấp phát ra là dạng không chính thống và không hưởng được các chế độ ưu đãi của các nước nhập khẩu hàng hóa đó. 
  • Nội dung: phải dựa trên các quy định về xuất xứ hàng hóa.

Ý nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO

  • Đối với người nhập khẩu:
    • C/O là cơ sở để người nhập khẩu xác định được xuất xứ hàng hóa mình nhập khẩu, đảm bảo rằng hàng hóa đó được sản xuất từ nước mà họ muốn
    • C/O là chứng từ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu được hưởng những ưu đãi về thuế quan, đối với nhiều mặt hàng thuế suất nhập khẩu khi có C/O có thể xuống tới mức 0% khi sử dụng CO form ưu đãi 
    • C/O là bằng chứng để đảm bảo người nhập khẩu không vi phạm những quy định của nhà nước. Ví dụ như trước đây, Mỹ có thực hiện chính sách cấm vận đối với Cuba, do đó việc có C/O giúp doanh nghiệp nhập khẩu chứng minh được hàng hóa của mình không có xuất xứ từ quốc gia này 
  • Đối với người xuất khẩu:
    • C/O là một bằng chứng chứng minh hàng hóa của người xuất khẩu phù hợp với quy định về xuất xứ hàng hóa trên hợp đồng
    • C/O là căn cứ để xác định phẩm chất của hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống, đặc sản, có thương hiệu gắn liền với các vùng miền 
  • Đối với cơ quan Nhà nước: C/O giúp cơ quan Hải quan và Chính phủ nước nhập khẩu quản lý các mặt hàng nhập khẩu, đảm bảo hàng hóa phù hợp với chính sách của Nhà nước

Những thông tin cơ bản trên giấy C/O cần nắm được

STT Các thông tin cơ bản Chú giải
1 Các thông tin tham chiếu
  • Số C/O (Reference Number)
  • Tên Form
  • Tên nước phát hành
2 Thông tin người xuất khẩu
  • Tên công ty
  • Địa chỉ 

Thường là người bán hàng trên Invoice, trừ trường hợp hóa đơn bên thứ 3 (thì trên ô này là tên công ty sản xuất).

3 Thông tin người nhận hàng (nhà nhập khẩu)
  • Tên công ty
  • Địa chỉ
4 Tên phương tiện vận tải và tuyến đường
  • Ngày khởi hành
  • Tên tàu + số chuyến
  • Tên cảng dỡ hàng
  • Tuyến đường và phương thức vận chuyển
5 Thông tin về hàng hóa
  • Số lượng, khối lượng, thể tích
  • Mô tả hàng hóa (có cả mã HS)
6 Tiêu chí xuất xứ WO, CTH, PE, …
7 Thông tin về Invoice Số và ngày Invoice
8 Xác nhận của người xin C/O
  • Chữ ký của người xin cấp C/O
  • Dấu của người xin cấp C/O
  • Địa điểm và ngày xin cấp
9 Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
  • Chữ ký của người được ủy quyền
  • Dấu của tổ chức cấp C/O
  • Địa điểm và ngày cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO Form E
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO Form E

Có thể bạn quan tâm: “Quy trình nhập khẩu 1 lô hàng“

Cách kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO

Cách kiểm tra giấy CO hợp lệ:

  • Kiểm tra về mặt hình thức bên ngoài của giấy CO:
    • Trên C/O phải thể hiện dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM AK/ FORM AJ,…
    • Số tham chiếu: Mỗi C/O có một số tham chiếu riêng.
    • Các tiêu chí trên C/O phải được điền đầy đủ theo quy định.
    • Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của C/O phải theo đúng quy định của các Hiệp định và các văn bản pháp luật có liên quan.
  • Kiểm tra nội dung trên giấy CO: 
    • Liên quan đến tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: 
      • Chữ ký của người cấp C/O phải thuộc danh sách chữ ký của Phòng cấp C/O đã được Tổng cục Hải quan thông báo .
      • Chữ ký của người có thẩm quyền cấp C/O  phải còn thời hạn hiệu lực.
    • Thông tin khác trên C/O: 
      • Người nhập khẩu: tên người nhập khẩu phải phù hợp với tên người nhập khẩu trên tờ khai hải quan.
      • Mô tả hàng hóa: hàng hóa mô tả trên C/O phải phù hợp với hàng hóa khai báo trong tờ khai hải quan và các chứng từ khác.
      • Mã HS trên C/O: trường hợp có sự khác biệt về phân loại mã số HS giữa nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa thì xem xét chấp nhận.
      • Kiểm tra tiêu chí xuất xứ trên C/O: Kiểm tra cách ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa trên C/O được quy định tại các Quy tắc xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do do Bộ Công Thương ban hành và phần hướng dẫn ở mặt sau C/O.

Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu C/O

  • Giấy CO ưu đãi: C/O này giúp doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về thuế quan

Ví dụ: Form AANZ, Form A, Form AHK, Form AI, Form AJ, Form AK, Form CPTPP, Form D, Form E, Form EAV, Form VC, Form VJ, Form VK,…

  • Giấy CO không ưu đãi: C/O này chỉ có giá trị chứng minh xuất xứ của hàng hóa, không có tác dụng trong việc hưởng ưu đãi thuế quan

Ví dụ: Form B, C/O dệt may, C/O cà phê,…

Các form C/O thường gặp

Phân loại Chú giải
CO Form AANZ Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Úc – Niu Di Lân
CO Form A Cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
CO Form AHK Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – HongKong
CO Form AI Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Ấn Độ
CO Form AJ Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Nhật Bản
CO Form AK Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Hàn Quốc
CO Form CPTPP Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 
CO Form D Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (còn được gọi là Hiệp định ATIGA)
CO Form EAV Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại tự do VN – EAEU FTA
CO Form S Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam – Lào
CO Form VC Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam – Chi Lê
CO Form VJ Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản
CO Form VK Cấp theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc
CO Form X Cấp theo Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam – Campuchia
CO Form B CO không ưu đãi
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form AI
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O form AI

Có thể bạn quan tâm: “Phân luồng tờ khai hải quan“

Xin giấy chứng nhận xuất xứ của sản phẩm (C/O) ở đâu?

Các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O

Ở Việt Nam hiện nay có hai cơ quan có thẩm quyền cấp CO, đó là:

  • Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu do Bộ này chỉ định: cấp phát các C/O FORM A, D, các CO nào do sự thỏa thuận của các chính phủ mà thành.
  • Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: cấp các FORM còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát CO.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO

Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp bộ hồ sơ chi tiết theo quy định

Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp bộ hồ sơ chi tiết theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Phụ lục 3);

b) Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;

c) Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;

d) Bản sao hóa đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);

đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có;

e) Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); hoặc bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể).

Trong trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.

Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu, hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu

Ngoài các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân:

a) Quy trình sản xuất ra hàng hóa;

b) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);

c) Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);

d) Xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa (trong trường hợp sử dụng nguyên liệu, hàng hóa mua trong nước trong quá trình sản xuất) trong trường hợp không có những chứng từ nêu tại điểm c khoản 2 điều này;

đ) Giấy phép xuất khẩu (nếu có);

e) Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Quy trình xin cấp C/O

Tại Bộ Công thương

  • Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O. 
  • Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ online C/O tại địa chỉ  www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
  • Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân.
  • Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O. 
  • Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O. 
  • Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho thương nhân. 

Danh sách tổ chức cấp C/O: http://www.ecosys.gov.vn/Homepage/DepartmentView.aspx 

Tại VCCI

Việc nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Doanh nghiệp (doanh nghiệp đã đăng ký hồ sơ thương nhân cho tổ chức cấp C/O) và việc trả kết quả xử lý hồ sơ cho Doanh nghiệp sẽ được thực hiện trên hệ thống COMIS.

  • Bước 1: Doanh nghiệp khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
  • Bước 2: Hệ thống VCCI sẽ tự động cấp số C/O khi doanh nghiệp hoàn thành kê khai trên hệ thống.
    • Hệ thống doanh nghiệp tiếp nhận số C/O.
    • Doanh nghiệp có thể sửa hồ sơ khi chưa có xác nhận của chuyên viên VCCI xử lý hồ sơ.
  • Bước 3: Gửi hồ sơ: Doanh nghiệp gửi hồ sơ sau khi hoàn thiện.
  • Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ – Hệ thống VCCI tiếp nhận hồ sơ được gửi từ hệ thống doanh nghiệp.
  • Bước 5: Xét duyệt hồ sơ/Từ chối hồ sơ (nếu có sai sót).
  • Bước 6: Duyệt cấp C/O – Doanh nghiệp nhận thông báo hồ sơ được duyệt cấp C/O.
  • Bước 7: VCCI ký, đóng dấu trên form C/O và trả cho doanh nghiệp.
Việc khai báo CO hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện online một cách tiện lợi
Việc khai báo CO hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện online một cách tiện lợi

Có thể bạn quan tâm: “Biểu thuế xuất nhập khẩu 2020“

Khai báo CO cho nhà Xuất khẩu hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ (GSP)

GSP là gì? Chứng từ chứng nhận xuất xứ theo GSP là gì?

Hệ thống ưu đãi phổ cập có tên tiếng Anh là “Generalized System of Preferences”, được viết tắt là GSP. Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Hệ thống GSP là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển (được gọi là các nước cho hưởng) cho các nước đang phát triển (được gọi là các nước được hưởng) hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt đối xử và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.

Tại Thông tư số 38/2018/TT-BCT quy định thực hiện chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, điều 3 có đưa ra định nghĩa:

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP là việc thương nhân khai báo và cam kết về xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu đi Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ”

“Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP là chứng từ thương mại do thương nhân phát hành thể hiện nội dung khai báo và cam kết xuất xứ hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo GSP”

Quy trình tự khai báo C.O theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ (GSP)

Đăng ký mã số REX

  • REX là cơ chế được Liên minh Châu Âu sử dụng, cho phép nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình. Từ 1/1/2019, Việt Nam chính thức tham gia REX, do đó hệ thống này sẽ thay thế cho việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Form A hiện nay.
  • Việc đăng ký mã số REX được quy định tại Điều 4, thông tư số 38/2018/TT-BCT như sau:

Điều 4. Đăng ký mã số REX

  1. Thương nhân muốn được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ phải đăng ký mã số REX tại tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX và phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định GSP.
  2. Hồ sơ thương nhân để đăng ký mã số REX thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP) và theo hướng dẫn của tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX.
  3. Đối với thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP và sẽ đăng ký mã số REX tại cùng tổ chức đã đăng ký hồ sơ thương nhân, thương nhân không phải nộp lại hồ sơ thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này khi đăng ký mã số REX.
  4. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX công bố địa chỉ trang điện tử để thương nhân lựa chọn đăng ký mã số REX theo hình thức trực tuyến hoặc gửi hồ sơ đăng ký về tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX. Sau 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, việc đăng ký mã số REX được thực hiện hoàn toàn theo hình thức trực tuyến.
  5. Thương nhân nhận ủy thác thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa cho thương nhân khác sang Liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không được sử dụng mã số REX của mình để phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ theo GSP cho hàng hóa xuất khẩu của thương nhân ủy thác.
  6. Cấu trúc mã số REX thực hiện theo quy định GSP và theo hướng dẫn của tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX.
  7. Đối với lô hàng xuất khẩu theo GSP có tổng trị giá không vượt quá 6.000 (sáu nghìn) EUR (tính theo giá xuất xưởng), thương nhân được chứng nhận xuất xứ cho lô hàng đó mà không phải đăng ký mã số REX theo quy định tại Điều này.

Chứng từ chứng nhận hàng hóa theo GSP

  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP do thương nhân phát hành cho từng lô hàng và có giá trị hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành.
  • Trong trường hợp không được phát hành tại thời điểm xuất khẩu, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP được phép phát hành sau và ghi “retrospective statement”. Chứng từ phát hành sau phải được nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong vòng 2 năm kể từ ngày nhập khẩu.
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP phải có thông tin về mã số REX, thương nhân, hàng hóa và nội dung khai báo, cam kết xuất xứ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha.
  • Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hành, thương nhân khai báo, đăng tải chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo GSP và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu trên trang điện tử của tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số REX.

Trên đây là những thông tin cơ bản về C/O mà bạn nên nắm được. Xung quoanh C/O còn rất nhiều những “bí mật” thú vị mà chỉ những người có kinh nghiệm trong ngành mới có thể truyền tải cho bạn… Tất cả điều đó sẽ có tại MASIMEX – trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu được yêu thích HÀNG ĐẦU hiện nay. Hãy tham gia ngay!

Mạc Hữu Toàn

Giám đốc công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu VnLogs với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Xuất nhập khẩu & Logistics – CEO trung tâm đào tạo Masimex – Admin của group trên Facebook: Cộng đồng Xuất nhập khẩu và Logistics Việt Nam.

masimex.vn/ Share: Bài viết mới
  • Biểu thuế XNK 2023: Cập nhật mới nhất và những điều cần biết – Masimex
  • Top địa chỉ học Xuất nhập khẩu-Logistics uy tín và chuyên nghiệp ở Việt Nam-Masimex
  • Điểm chuẩn các Đại học 2021 vào ngành đào tạo về xuất nhập khẩu – logistics đều tăng nhẹ
  • Mô hình Reverse Logistics - Logistics thu hồiLogistics thu hồi là gì? Tại sao mô hình này lại quan trọng và có những mô hình phổ biến nào?
  • [Chia sẻ] Logistics và Xuất nhập khẩu khác nhau như thế nào?
Đăng ký khóa học Lớp tối 3-5 hằng tuầnLớp 2-4-6 hằng tuầnLớp Sáng - chiều chủ nhật hằng tuần

ĐĂNG KÝ NGAY! Sending ...

Mạc Hữu Toàn

Giám đốc công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu VnLogs với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Xuất nhập khẩu & Logistics – CEO trung tâm đào tạo Masimex – Admin của group trên Facebook: Cộng đồng Xuất nhập khẩu và Logistics Việt Nam.

masimex.vn/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

PHIẾU GIAO NHẬN EIRLogistics thu hồi là gì? Tại sao mô hình này lại quan trọng và có những mô hình phổ biến nào?LOGISTICS THUÊ NGOÀI (PART 1)11 LÝ DO VÌ SAO BẠN NÊN ĐI THỰC TẬP XUẤT NHẬP KHẨU - LOGISTICSHướng dẫn quy trình làm Xuất nhập khẩu TỔNG QUAN - CÔ ĐỌNG NHẤT Search

Từ khóa » C/0 Là Gì