Giấy Dầu Chống Thấm Là Gì? Cách Thi Công Và Bảng Giá Giấy Dầu
Có thể bạn quan tâm
Người làm nhà dân dụng có thể ít biết đến loại vật liệu chống thấm này. Bên cạnh sơn chống thấm được quảng cáo rộng rãi, phụ gia chống thấm trộn với bê tông được nhiều thầu khuyên dùng. Giấy dầu chống thấm là một vật liệu chống thấm tốt, có nhiều ưu điểm và tính ứng dụng cực kỳ cao.
Giấy dầu chống thấm là gì?
Giấy dầu chống thấm hay cò gọi là giấy dầu là những tấm giấy có hợp chất nhựa đường( hay còn gọi là Bitum) và bột đá. Khả năng chống dột, chống nhiệt của giấy dầu chống thấm hiệu quả tại các công trình dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam.
Thành phần của giấy dầu chống thấm tổng hợp các ưu điểm của nguyên liệu tạo nên nó. Giấy dầu được hình thành với các nguyên liệu gồm có:
- Nhựa đường: hay là hỗn hợp Bitum, tổng hợp carbonhydrate có màu đen, có khả năng bịt kín chỗ hở. Ở nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn sẽ ở thể rắn. Ở nhiệt độ cao nhựa đường dạng lỏng, sệt, nhớt và bám dính cao.
- Bột đá: thành phần quan trọng ổn định kết cấu giấy dầu chống thấm. Đặc biệt thời tiết oi bức nóng nực ở Việt Nam, trên các vật liệu hấp thụ nhiệt như tôn, hoặc ở vị trí mái nhà.
- Giấy Karaf: loại giấy có độ bền cao, kháng lực xé, chống rã và khó lão hóa ở môi trường khắc nghiệt.
- Màng chịu cơ: tăng cường khả năng kháng xé, kháng bục giấy của loại giấy dầu này.
Các loại giấy dầu chống thấm phổ biến
Giấy dầu Hàn Quốc tự dính
- Loại giấy dầu chống dột tự dính có độ dẻo cao và đàn hồi tốt – Đây là loại giấy dầu chống thấm được dùng khá phổ biến trong công trình dân dụng.
- Mặt trên cùng phủ lớp nhôm cản nhiệt lên bề mặt
- Màng silicon bên dưới có khả năng giảm tiếng ồn. Rất phù hợp cho mái tôn.
- Thi công đơn giản, tiết kiệm nhân công, chi phí, thời gian.
Giấy dầu chống thấm Bitum đốt nóng
- Hợp chất chống thấm dẻo có thêm thành phần polymer APP chọn lọc.
- Có khả năng chịu nhiệt cao, chống tia UV và chống thấm tốt vượt trội hơn giấy dầu tự dính.
- Phương pháp thi công khò lửa, tốn nhân công và phát sinh thêm chi phí.
- Dễ bị hở méo dán tại các vị trí dán bề mặt không bằng phẳng và điểm giáp nối.
Báo giá giấy dầu chống dột tham khảo
Màng chống thấm Hàn Quốc:
- Lực kéo căng: ngang 50 N/cm2, 45N/cm2
- Độ giãn dài: 45%
- Khi có nhiệt tác động: không bị chảy thành giọt, không bong bóng.
- Tính ổn định: không nhăn, không cong
- Quy cách: 1.0m x 15mx1mm/cuộn
- Trọng lượng: 22 kg/cuộn
- Giá tham khảo: 1.200.000/cuộn
Màng chống thấm Bitum
Công dụng của giấy dầu chống thấm
- Chịu nhiệt, chống thấm, chống dột, chống nhiệt
- Độ ổn định cao trong các điều kiện khác nhau
- Có khả năng thích ứng với nhiều loại vật liệu và địa hình.
- Kháng các loại hóa chất như clo, sunfat, các hợp chất kiềm loãng và a- xit.
Công trình dân dụng: tạo lớp phân cách nhằm chống thấm, chống nhiệt cho mái nhà, mái tôn trong các công trình chung cư, nhà phố
Công trình chuyên sâu: công trình thủy lợi, trong các bể lắng chất thải, hồ nuôi thủy sản, làm đáy bãi rác, chống thấm hồ bơi
Nhà xưởng: chống thấm chống thoát nhiệt trong các kho lạnh, là lớp chống thấm ngược cho nền nhà xưởng
Giấy dầu chống thấm và các loại vật liệu chống thấm khác
Sơn chống thấm
Có rất nhiều loại sơn chống thấm như sơn chống thấm gốc xi măng, sơn chống thấm gốc Bitum, gốc silicate, gốc PU. Tùy vào mỗi loại sơn mà có khả năng chống thấm chống dột, bám bề mặt tốt và điểm yếu khác nhau.
- Sơn chống thấm gốc xi măng: độ co giãn yếu, chống rung lắc kém.
- Sơn chống thấm gốc Bitum: độ bền kém hơn, chỗ màng nối kém hơn.
- Sơn chống thấm gốc silicate: giá thành tương đối cao.
- Sơn chống thấm gốc PU: giá cao.
Chống thấm hồ dầu
Hồ dầu là cách gọi của hỗn hợp xi măng trộn với nước, hiện nay còn được gọi là Chống thấm tinh thể thẩm thấu gốc xi măng . Riêng với cách chống thấm hồ dầu là cách chống thấm đơn giản nhất. Tuy nhiên, cách chống thấm chỉ phù hợp với điều kiện vật liệu ít tiếp xúc với nước, ít tiếp xúc mặt trời thường là bức tường bên trong…
Phụ gia chống thấm – bột chống thấm
Phụ gia để trộn vào hỗn hợp bê tông để tăng độ kết dính của hỗn hợp xi măng để chống thấm tốt hơn.
Cách thi công giấy dầu chống thấm với nhà dân dụng
Giấy chống thấm tự dính
Bước 1: Xử lý bề mặt chuẩn bị dán một cách sạch sẽ. Sơn lót nếu được.
Bước 2: Bóc vỏ lơp silicon tháo cuộn giấy dầu ra.
Bước 3: Dán khít vào bề mặt, có thể dùng con lăng để có bề mặt láng tăng hiệu quả.
Bước 4: Không bắt buộc nhưng có thể đặt tấm Promat hoặc lên một lớp vữa để bảo vệ.
Giấy chống dột Bitum
Bước 1: Khò mặt dưới của cuộn giấy chống dột Bitum bằng khí gas.
Bước 2: Đốt nóng mặt dính dưới sàn và dán nóng ngay.
Bước 3: Dùng con lăn cao su lăn lại cho các màng đã khò.
Đây là các kiến thức cơ bản về giấy dầu chống thấm
Từ khóa » Khò Giấy Dầu Chống Thấm
-
Cách Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Màng Khò Nóng ( Giấy Dầu Bitum ).
-
6 Bước Thi Công Giấy Dầu Chống Thấm Hiệu Quả Nhất / VLNX
-
Thi Công Giấy Dầu Chống Thấm đúng Kỹ Thuật Chuẩn Chuyên Gia
-
Giấy Dầu Chống Thấm Dạng Khò Index Korea - Tấm Nhưa Mica
-
Màng Giấy Dầu Index Chống Thấm Nhà Vệ Sinh - Tấm Formex
-
Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Bằng Giấy Dầu - Đây Có Phải Phương Pháp ...
-
Giấy Dầu Chống Thấm Khò Nóng Italia - Vật Liệu Nhà Xanh
-
Báo Giá Thi Công Giấy Dầu Chống Thấm 2022
-
1 Cuộn Giấy Dầu Chống Thấm 20m2. | Shopee Việt Nam
-
Màng Chống Thấm Khò Nóng - Vật Liệu Tạ Phú
-
GIẤY DẦU CHỐNG THẤM NHẬP KHẨU GIÁ RẺ NHẤT - HT VINA
-
Bảng Báo Giá Màng Chống Thấm Giấy Dầu Bitum Hàn Quốc
-
Màng Chống Thấm Tự Dính| Khò Nóng