Giấy Nhám Là Gì? Cấu Tạo Và Phân Loại Giấy Nhám
Có thể bạn quan tâm
Trong xử lý đánh bóng bề mặt vật liệu, bên cạnh đá mài, người ta thường sử dụng giấy nhám. Tuy nhiên, vì giấy nhám có nhiều loại, mỗi loại khác nhau về quy cách và ứng dụng nên trước khi lựa chọn và sử dụng, cần tìm hiểu cấu tạo các loại giấy nhám để có thể phát huy tối đa công dụng của giấy nhám.
1. Giấy nhám là gì?
Giấy nhám là loại vật liệu chuyên dùng để xử lý, mài mòn và đánh bóng các bề mặt kim loại, gỗ, nhựa, kính,… nhằm loại bỏ một lớp vật liệu trên bề mặt hoặc mang đến một bề mặt nhẵn mịn và sáng bóng.
2. Cấu tạo giấy nhám
Một sản phẩm giấy nhám hoàn chỉnh gồm 3 phần: Hạt nhám, keo dính và lớp nền. Trong đó:
- Hạt nhám: Còn gọi là hạt mài, là thành phần chính tạo nên cấu tạo và chức năng của giấy nhám. Hạt nhám có nhiều loại như đá lửa, Garnet, Emery, Oxit nhôm, Alumina-zirconia.
- Keo dính: Có tác dụng cố định các hạt nhám trên lớp nền.
- Lớp nền: Thường là giấy hoặc vải. Nếu là giấy thì người ta gọi là giấy nhám. Còn nếu là vải thì sẽ gọi là vải nhám. Lớp nền này có nhiệm vụ chứa hạt nhám.
3. Phân loại giấy nhám
Có nhiều cách phân loại giấy nhám, trong đó, phân loại giấy nhám theo chức năng và độ nhám là cơ bản nhất. Cụ thể như sau.
Phân loại giấy nhám theo chức năng
- Giấy nhám thùng: Là loại giấy nhám có quy cách chiều rộng từ 600 - 900 - 1300mm, chuyên sử dụng cho máy chà nhám thùng trong việc làm mịn bề mặt gỗ cho các sản phẩm gỗ nội thất, gỗ mỹ nghệ.
- Giấy nhám cuộn: Là loại giấy nhám có quy cách chiều rộng từ 300mm trở xuống, chuyên sử dụng cho các loại máy chà nhám cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh, mài bavia.
- Giấy nhám tờ: Là loại giấy nhám có quy cách 230 x 280mm, , chuyên sử dụng cho máy chà nhám rung cầm tay trong việc xử lý bề mặt để phục vụ cho công đoạn sơn PU.
- Một số loại giấy nhám khác: Giấy nhám vòng, giấy nhám băng,…
Phân loại giấy nhám theo độ cát
- P40: Là loại nhám phá, thường dùng để xử lý bề mặt thô ráp của gỗ, cho độ phẳng tương đối.
- P80: Cũng được xếp vào loại nhám phá như giấy nhám P40 nhưng cho bề mặt mịn màng hơn một chút.
- P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để sơn lót PU.
- P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn.
- P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao.
- P400: Là loại nhám xả cho độ mịn màng rất cao, chuyên dùng cho các bề mặt đòi hỏi cao về độ mịn màng.
-> Độ cát của giấy nhám càng lớn thì độ mịn của bề mặt sản phẩm càng cao. Tuy nhiên, độ cát lớn cũng đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn.
4. Những lưu ý khi chọn và sử dụng giấy nhám
- Chọn giấy nhám phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng để vừa phát huy công dụng giấy nhám, vừa gia tăng năng suất công việc và tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi làm việc với máy chà nhám như găng tay, khẩu trang, mắt kính chống bụi, bịt tai,…
- Chỉ vận hành máy chà nhám khi rằng các khớp nối của máy đã đủ chặt, tránh tình trạng các bộ văng ra có thể gây nguy hiểm cho người vận hành máy và người xung quanh.
Lê Trinh
Từ khóa » Giấy Nhám 240 Là Gì
-
Giấy Nhám Là Gì? Các Loại Giấy Nhám
-
Giấy Nhám Là Gì, Phân Loại, Công Dụng Và Cách Sử Dụng Giấy Nhám
-
Giấy Nhám Và Những điều Bạn Cần Phải Biết - Kinh Nghiệm Sử Dụng ...
-
Cách Phân Loại Giấy Nhám Theo Hình Thức Và đặc Tính
-
Giấy Nhám Là Gì? Cấu Tạo & Phân Loại Giấy Nhám | CONPA
-
Độ Nhám Của Giấy Nhám
-
Giấy Nhám Là Gì? Các Loại Giấy Nhám Dùng Trong đánh Bóng
-
Các Loại Giấy Nhám Dùng Trong Ngành Gỗ
-
Giấy Chà Nhám Là Gì? Công Dụng Và Cách Dùng Các Loại Giấy Chà Nhám
-
Có Bao Nhiêu Loại Giấy Nhám? Phân Loại Và Công Dụng Của Từng Loại
-
Phân Loại Giấy Nhám Trong Ngành Gỗ Và Chức Năng Của Từng Loại.
-
Cấu Tạo, Phân Loại Và Cách Dùng Giấy Nhám
-
BẠN BIẾT GÌ VỀ GIẤY NHÁM - Thietbinhapkhau
-
[TOP 2022] Các Loại Giấy Nhám Phổ Biến Nhất Hiện Nay - Mecsu Blog