Giấy Nhám Vải Nhám Cuộn, Tờ - Giấy Ráp Vải Mịn Và Thô Chính Hãng
Có thể bạn quan tâm
Giấy nhám vải tờ, cuộn loại mịn và thô các loại 36, 40, 60, 80, 100, 120, 150, 180, 240, 320, 400 được dùng chủ yếu trong khâu hoàn thiện sản phẩm, với tính năng mài mòn, đánh bóng bề mặt trước khi sản phẩm được khoác lên một lớp sơn có màu sắc mới, bảo quản sản phẩm khỏi mối, mục, rỉ sét…
Mục lục bài viết
- 1 Giấy nhám vải là gì?
- 2 Cấu tạo của vải nhám
- 2.1 Hạt nhám
- 2.2 Keo kết dính
- 2.3 Giấy và vải
- 3 Ứng dụng của giấy ráp vải
- 4 Các loại giấy nhám vải mịn
- 4.1 Giấy nhám vải tờ:
- 4.2 Giấy nhám vải cuộn:
- 4.3 Giấy nhám vải tròn:
- 4.4 Nhám xếp:
- 4.5 Nhám dây:
- 4.6 Nhám thùng, nhám tăng:
- 5 Địa chỉ cung cấp và mua bán giấy nhám vải cuộn và tờ
- 6 Bảng báo giá giấy nhám vải
Giấy nhám vải là gì?
Giấy nhám vải hay vải nhám (vải ráp) là một loại vải mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó đều được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu từ bề mặt hoặc là để làm cho sản phẩm mượt mà hơn .
Giấy nhám vải ứng dụng rộng rãi trong việc mài và đánh bóng của loạt các bề mặt như kim loại, gỗ, da,… phục vụ nhu cầu thiết yếu của ngành gỗ, sơn, điêu khắc,… đặc biệt với kết cấu vải mềm dẻo có thể đánh bóng mọi góc cạnh của các bề mặt.
Cấu tạo của vải nhám
Nhám bằng vải cứng, vải mềm đều được cấu tạo gồm 3 phần gồm:
Hạt nhám
Hạt nhám đóng một vai trò quan trọng trong giấy nhám cuộn vải như P36, 40, 60, 80, 100, 120, 150, 180, 240, 320, 400,… giúp mang lại khả năng mài mòn, đánh bóng sản phẩm.
Hạt mài này có thể làm bằng vật liệu như: đá lửa, garnet, emery hoặc oxit nhôm, mỗi loại hạt sẽ có nhiệm vụ khác nhau.
Cụ thể: Nếu như hạt Garnet thường dùng để chà nhám trong ngành chế biến gỗ là phổ biến, thì hạt mài bằng emery dùng để đánh bóng kim loại, còn oxit nhôm thì bạn có thể dùng đánh bóng cho cả gỗ và kim loại đều được.
Keo kết dính
Keo kết dính có nhiệm vụ để liên kết các hạt mài với nhau và hạt mài với tấm giấy hoặc vải.
Giấy và vải
Là diện tích để chứa các hạt mài để tạo nên giấy nhám hoặc vải nhám hoàn chỉnh.
Ứng dụng của giấy ráp vải
Trong thực tế, vải nhám và giấy ráp mịn đánh bóng được dùng chủ yếu ở khâu hoàn thiện sản phẩm với nhiệm vụ mài mòn và đánh bóng bề mặt sản phẩm trước khi tiến hành sơn màu nhằm bảo quản sản phẩm khỏi bị mối, mục hoặc gỉ sét.
Hiện nay, sản phẩm giấy nhám vải tờ được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như:
– Loại bỏ vật liệu như lớp sơn cũ để chuẩn bị sơn mới. Hoặc đánh thô bề mặt để chuẩn bị cho việc dán mới như giấy dán tường.
– Dùng để chà nhám gậy đầu golf, dụng cụ thể thao khác.
– Dùng trong ngành cơ khí như: chà nhám vành xe phụ kiện, linh kiện xe đạp, xe máy, ô tô,…
– Dùng trong gia công linh kiện điện tử, điện lạnh, vỏ điện thoại.
– Gia công trong ngành sản xuất đồ gỗ, mộc
– Đánh bóng sản phẩm bằng đồng, sắt thép, linh kiện đúc bằng kim loại,…
Vải nhám hiện trên thị trường cũng có nhiều loại cho bạn lựa chọn như: vải nhám mềm, cứng, giấy nhám cuộn vải mềm cát đỏ,…để phục vụ cho từng mục đích sử dụng.
Xem thêm: Giấy nhám bán ở đâu giá rẻ và chính hãng ?
Các loại giấy nhám vải mịn
Giấy nhám vải tờ:
Nhám vải tờ có kích thước 9 in x 11 in. Với loại giấy nhám này ta có thể sử dụng đánh bóng bằng biện pháp thủ công ( chà bằng tay) hoặc sử dụng kết hợp với các loại máy mài cầm tay đều được.
Giấy nhám vải cuộn:
Nhám cuộn vải cứng hoặc nhám cuộn vải mềm, được cắt ra từ nhám nguyên cây thành cuộn có chiều cao 10cm, 15cm, 20cm… chiều dài 45m.
Giấy nhám vải tròn:
Được gia công có dạng hình tròn (hình đĩa) có lổ hoặc không có lổ, mặt lưng của tờ nhám có lớp keo hoặc lớp nỉ để dán vào đế máy chà nhám. Kích thước được tính theo đường kính của hình tròn.
Nhám xếp:
Là vải nhám được gia công có dạng bánh hình tròn, được cắt ra thành từng miếng nhỏ rồi xếp lại, được đáng trên mặt đỉa nhựa hoặc vật liệu rắn chắc có hình tròn bằng keo dáng.
Nhám dây:
Được gia công có dạng vòng, có mối nối bằng keo dán. Kích thước được tính theo chiều cao và chu vi của một vòng.Ví dụ: 2 in x 45 in.
Nhám thùng, nhám tăng:
Được gia công có dạng vòng, có mối nối bằng keo dán. Kích thước giấy nhám được tính theo chiều cao và chu vi của một vòng. Ví dụ: 51in x 75in, 4in x 24in, 6in x 44 in.
Tham khảo: Giấy nhám vải giá bao nhiêu?
Địa chỉ cung cấp và mua bán giấy nhám vải cuộn và tờ
Hiện nay trên thị trường, Tấn Phước là nhà cung cấp giấy nhám nhập khẩu uy tín nhất thường là các loại giấy nhám Nhật Bản, bên cạnh đó chúng tôi còn có một số sản phẩm của Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan… mang lại sự đa dạng cho mặt hàng giấy nhám.
Chúng tôi là đơn vị đang cung cấp nhiều dòng giấy nhám ở các tỉnh lân cận tphcm và TpHCM với giá cực kỳ cạnh tranh, từ giấy nhám chuyên chà gỗ và các loại giấy nhám khác.
Dungcunganhson.com đang là một trong những đơn vị chuyên cung cấp giấy nhám vải sơn nước chất lượng, đảm bảo nhập khẩu chính hãng trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng báo giá giấy nhám vải
Các sản phẩm đầu được khách hàng đánh giá cao cả về chất lượng vẫn giá thành, vì vậy quý khách có thể yên tâm mua hàng của chúng tôi với chất lượng cao và mức giá ưu đãi nhất.
Share this:Từ khóa » Giấy Nhám 100 Là Gì
-
Giấy Nhám Và Những điều Bạn Cần Phải Biết - Kinh Nghiệm Sử Dụng ...
-
Giấy Nhám Là Gì, Phân Loại, Công Dụng Và Cách Sử Dụng Giấy Nhám
-
ĐỘ NHÁM (ĐỘ HẠT) CỦA GIẤY NHÁM LÀ GÌ? TÌM HIỂU KÝ HIỆU ...
-
Giấy Nhám Là Gì? Cấu Tạo & Phân Loại Giấy Nhám | CONPA
-
Cách Phân Loại Giấy Nhám Theo Hình Thức Và đặc Tính
-
Giấy Nhám Là Gì? Các Loại Giấy Nhám Dùng Trong đánh Bóng
-
Thông Số Kỹ Thuật Của Giấy Nhám
-
Cách Dùng Giấy Nhám Hiệu Quả
-
Có Bao Nhiêu Loại Giấy Nhám? Phân Loại Và Công Dụng Của Từng Loại
-
Các Loại Giấy Nhám
-
Những điều Cần Biết Về Giấy Nhám Và độ Nhám
-
Giấy Nhám Nước Nhật Loại Mịn - Báo Giá Giáp Ráp Chịu ướt Nước
-
GIẤY NHÁM P8000 Nhập Khẩu 100% Từ Nhật Bản