Giấy Phép Lái Xe Quân Sự Cấp Cho Công Nhân Viên Chức Quốc Phòng ...

Tôi là một công nhân viên chức quốc phòng và được cấp giấy phép lái xe quân sự. Sắp tới tôi chuyển ngành không làm cho bên đó nữa thì bằng lái này có được đổi sang hệ dân sự để tiếp tục sử dụng không? Trình tự đổi giấy phép lái xe được quy định như thế nào? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Giấy phép lái xe được cấp cho công nhân viên chức quốc phòng có được xem là giấy phép lái xe quân sự không?
  • Giấy phép lái xe quân sự được quyền đổi theo quy định của pháp luật hiện hành không?
  • Trình tự đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự được quy định như thế nào?

Giấy phép lái xe được cấp cho công nhân viên chức quốc phòng có được xem là giấy phép lái xe quân sự không?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về giấy phép lái xe quân sự như sau:

"5. Giấy phép lái xe quân sự là giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp cho quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên chức quốc phòng và người lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng để điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ."

Có thể thấy, giấy phép lái xe được cấp cho công nhân viên chức quốc phòng được gọi là giấy phép lái xe quân sự, được cấp cho công nhân viên chức quốc phòng để điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 170/2021/TT-BQP, giấy phép lái xe dân sự được hiểu như sau:

"6. Giấy phép lái xe dân sự là Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền ngoài Quân đội cấp cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới."

Giấy phép lái xe quân sự được quyền đổi theo quy định của pháp luật hiện hành không?

Theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, bổ sung bởi điểm a khoản 20 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT về đối tượng được đổi giấy phép lái xe và những trường hợp không được đổi giấy phép lái xe như sau:

1) Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:

- Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

- Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;

- Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

- Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi thôi phục vụ trong quân đội (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp quốc phòng…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

- Người có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995, còn thời hạn sử dụng, khi thôi không tiếp tục phục vụ trong ngành Công an (xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng lao động trong Công an nhân dân), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;”;

- Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

- Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam, có giấy chứng minh thư ngoại giao, giấy chứng minh thư công vụ, thẻ tạm trú, thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ thường trú với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

- Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

- Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.

(2) Không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau:

- Giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài; giấy phép lái xe quốc tế; giấy phép lái xe của nước ngoài, quân sự, công an quá thời hạn sử dụng theo quy định, bị tẩy xóa, rách nát không còn đủ các yếu tố cần thiết để đổi giấy phép lái xe hoặc có sự khác biệt về nhận dạng; giấy phép lái xe nước ngoài không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải nhưng không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe, bảng kê danh sách cấp giấy phép lái xe (sổ quản lý);

- Người Việt Nam có giấy phép lái xe nước ngoài có thời gian lưu trú tại nước ngoài dưới 03 tháng và thời hạn lưu trú không phù hợp với thời gian đào tạo lái xe của nước cấp giấy phép lái xe.

Như vậy, nếu như đã có giấy phép lái xe quân sự vẫn còn thời hạn sử dụng mà khi bạn không phục vụ trong quân nữa vì các lý do như: chuyển ngành, nghỉ hưu, …thì có thể đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự.

Trình tự đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự được quy định như thế nào?

Đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự

Đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự

Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT về trình tự đổi giấy phép lái xe:

“8. Trình tự thực hiện đổi giấy phép lái xe:
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
b) Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do;
d) Khi đổi giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe (bản chính đối với đổi giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải; bản sao đối với đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài, đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp, đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp) trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe; cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản (trừ trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến).”

Có thể thấy, thời gian và trình tự đổi giấy phép lái xe được quy định cụ thể như trên. Đối với tường hợp đổi giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng cấp thì trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe, cơ quan cấp giấy phép lái xe sẽ tiến hành lưu trữ hồ sơ đổi giấy phép lái xe nói trên.

Từ khóa » đổi Bằng Lái Xe Quân Sự Sang Dân Sự