Giấy ủy Quyền 2022 - Mẫu Giấy Uỷ Quyền Cá Nhân Mới Nhất

Giấy ủy quyền 2024Mẫu giấy uỷ quyền cá nhân mới nhất Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm Tải về

Tải mẫu giấy ủy quyền, download giấy uỷ quyền cá nhân mới nhất năm 2024 để sử dụng cho các công việc cần giấy ủy quyền công ty, giao dịch dân sự, mua bán nhà đất, mua bán xe.

Giấy uỷ quyền cá nhân mới nhất

  • 1. Giấy ủy quyền cá nhân là gì? Ý nghĩa giấy uỷ quyền cá nhân
  • 2. Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương
  • 3. Giá trị pháp lý của Giấy uỷ quyền cá nhân
  • 4. Một số trường hợp pháp lý đặc biệt về ủy quyền
  • 5. Mẫu giấy uỷ quyền mới nhất 2024
  • 6. Nội dung mẫu giấy uỷ quyền
  • 7. Hướng dẫn cách viết Giấy ủy quyền
  • 8. Liệu giấy ủy quyền có cần công chứng?
  • 9. Giấy ủy quyền được chứng thực trong trường hợp nào?

1. Giấy ủy quyền cá nhân là gì? Ý nghĩa giấy uỷ quyền cá nhân

Giấy ủy quyền cá nhân là văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định trong nội dung của giấy ủy quyền.

Ví dụ như mẫu giấy ủy quyền cá nhân được sử dụng khi công ty hay giám đốc muốn ủy quyền đại diện của mình cho một cá nhân nào đó đi thực hiện các công việc được giao. Giấy ủy quyền có thể sử dụng để ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân thay mặt cho công ty hay giám đốc. Bạn có thể tải giấy ủy quyền miễn phí và sử dụng tham khảo trong từng trường hợp ủy quyền công việc khác nhau.

Mẫu giấy ủy quyền cũng được sử dụng khi bạn muốn ủy quyền cho ai đó đi lấy giấy tờ, bằng đại học hay các loại tài liệu khác. Giấy ủy quyền cũng được sử dụng và công chứng giống như hợp đồng ủy quyền. Mời bạn đọc tải mẫu Giấy ủy quyền mới nhất về máy để tham khảo.

2. Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương

Hiện nay, văn bản ủy quyền thường được xác lập với 2 hình thức là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền là hình thức tồn tại trong thực tế mà không được pháp luật quy định.

Theo Điều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:

- Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;

- Bản chất của Giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự (hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).

Mà theo đó, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên (Điều 562 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13) nên người nhận ủy quyền không cần ký vào Giấy ủy quyền.

3. Giá trị pháp lý của Giấy uỷ quyền cá nhân

Một trong những quan hệ ủy quyền phổ biến nhất là quan hệ ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì hoạt động ủy quyền cá nhân được thực hiện dưới các dạng chủ yếu sau:

+ Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 65, Bộ luật dân sự năm 2015);

Ví dụ: Ông A cư trú tại Nam Định vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp có thể ủy quyền cho bà B ở nhà quản lý tài sản khi ông A vắng mặt tại địa phương.

+ Ủy quyền giữa các cá nhân trong nội bộ pháp nhân, công ty hoặc doanh nghiệp (Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015 về cơ cấu tổ chức pháp nhân và đại diện của pháp nhân).

Ví dụ: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân khác (phó giám đốc/trưởng phòng) thực hiện cá nhiệm vụ của công ty thuộc thẩm quyền của người đại điện theo pháp luật.

+ Chủ thể của các giao dịch dân sự là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác... có thể ủy quyền cho một cá nhân để đại điện thực hiện các giao dịch dân sự cho mình (Điều 101, Bộ luật dân sự năm 2015);

Ví dụ: Khi hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất thì có thể ký hợp đồng ủy quyền để có một cá nhân đại điện hộ gia đình tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nhận tiền đền bù, khiếu nại giải quyết tranh chấp, đưa ra ý kiến khác nhằm bảo vệ lợi ích chung của hộ gia đình đó thông qua các cuộc họp...

Về nguyên tắc hoạt động ủy quyền cần xác lập những nội dung quan trọng tiên quyết như sau:

+ Xác lập quan hệ ủy quyền bằng văn bản: Quan hệ ủy quyền, đại diện theo ủy quyền phải được xác lập bằng văn bản theo đúng quy định tại Điều 135, Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ xác lập quyền đại điện.

+ Quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền: Quan hệ ủy quyền cần xác lập thời hạn ủy quyền cụ thể theo thỏa thuận hoặc theo quy đinh của pháp luật (điều 140, bộ luật dân sự năm 2015 về thời hạn đại điên).

+ Quy định về nội dung ủy quyền (phạm vi ủy quyền): Người ủy quyền chỉ được thực hiện các nội dung công việc dựa trên phạm vi ủy quyền theo đúng quy định tại Điều 141, Bộ luật dân sự năm 2015 về phạm vi đại điện ủy quyền.

+ Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có thể phát sinh các quyền và nghĩa vụ cụ thể dựa trên nội dung của hợp đồng ủy quyền (Theo quy định từ Điều 274 đến 291 của Bộ luật dân sự năm 2015). Điều này được hiểu là Bên nhận ủy quyền có thể được hưởng một khoản thù lao theo sự thỏa thuận của các bên và cũng phát sinh các nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đủ không trái với nội dung ủy quyền. Đồng thời, nếu vi phạm cũng phát sinh nghĩa vụ bồi thường hoặc nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.

Lưu ý: Về sự khác nhau về tên gọi giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 không tồn tại khái niệm giấy ủy quyền mà chỉ có quy định về hợp đồng ủy quyền (theo quy định từ Điều 562 đến Điều 569 của Bộ luật dân sự năm 2015). Như vậy, có thể thấy rằng tên gọi giấy ủy quyền là tên gọi khác của hợp đồng ủy quyền, nếu sử dụng đúng thuật ngữ pháp lý chuyên ngành thì nên sử dụng khái niệm hợp đồng ủy quyền thay vì giấy ủy quyền như cách gọi và cách hiểu của người dân.

4. Một số trường hợp pháp lý đặc biệt về ủy quyền

- Cha mẹ là người đại điện đương nhiên (không cần ủy quyền) đối với con chưa thành niên (được hiểu dưới 15 tuổi);

- Người từ đủ 15 tuổi (mười lăm) đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự đó phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập và thực hiện) quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền;

- Vợ chồng cũng có thể xác lập giấy ủy quyền để định đoạt tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo khoản 3 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung vợ chồng.

5. Mẫu giấy uỷ quyền mới nhất 2024

Giấy ủy quyền

6. Nội dung mẫu giấy uỷ quyền

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc----------------- o0o -----------------

GIẤY ỦY QUYỀN

(Dành cho cá nhân)

- Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

......., ngày...... tháng...... năm 20...... ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:.........................................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Số CMND: .................................Cấp ngày: ............................Nơi cấp:..........................

Quốc tịch:....................................................................................................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên:..........................................................................................................................

Địa chỉ:.........................................................................................................................

Số CMND: .................................Cấp ngày: ............................Nơi cấp:..........................

Quốc tịch:.....................................................................................................................

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

IV. CAM KẾT

- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.

BÊN ỦY QUYỀN(Ký, họ tên)BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

(Ký, đóng dấu xác nhận)

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp khi ủy quyền chỉ cần thay đổi các nội dung của bên ủy quyền và các nội dung trong giấy ủy quyền là có thể sử dụng được mẫu này.

7. Hướng dẫn cách viết Giấy ủy quyền

Cách viết Giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được bày trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày.... Bạn hãy đọc kỹ nội dung về cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai xót khi biên soạn giấy tờ.

Quốc hiệu tiêu ngữ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tên loại giấy tờ

GIẤY ỦY QUYỀN + sự việc mà bạn muốn ủy quyền

Bên ủy quyền

Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

Bên nhận ủy quyền

Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú

Nội dung ủy quyền

Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày .... đến ngày .....

- Nên thỏa thuận rõ ràng về Nội dung, phạm vi ủy quyền;

- Nên có quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền (VD: Giấy ủy quyền có thời hạn 3 tháng kể từ ngày ký)

- Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân). Trong trường hợp này, cán bộ tư pháp xã phường đóng vai trò là người chứng kiến/người làm chứng xác nhận việc các bên có đầy đủ năng lực dân sự (khả năng nhận thức và điều kiển hành vi) và tự nguyện tam gia quan hệ ủy quyền.

- Trong một số giao dịch không yêu cầu bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước (UBND xã, Văn phòng công chứng...) thì có thể nhờ bên thứ 3 không liên quan đến quyền và lợi ích trong hoạt động ủy quyền ký xác nhận với vai trò là người làm chứng. Hoặc nếu không có người làm chứng, không muốn có người làm chứng thì bỏ nội dung này trong trường hợp đó tòa án vẫn chấp thuận nếu phát sinh tranh chấp về sau và hai bên tự nguyện thỏa thuận các nội dung không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

Sau này, nếu 2 bên có xảy ra tranh chấp thì Tòa án sẽ căn cứ vào văn bản này mà giải quyết.

8. Liệu giấy ủy quyền có cần công chứng?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật công chứng 2006 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền, theo đó:

"1. Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản phải được lập thành hợp đồng ủy quyền. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."

Như vậy, theo quy định trên, hợp đồng ủy quyền liên quan đến bất động sản phải được công chứng tại cơ quan công chứng có thẩm quyền.

9. Giấy ủy quyền được chứng thực trong trường hợp nào?

Ngày 03/03/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Theo đó, việc ủy quyền thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền với 04 trường hợp sau:

- Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

- Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

- Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

- Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Thông tư 01/2020/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 20/4/2020.

Tham khảo thêm

  • Bản tự kiểm điểm cá nhân

  • Thư xác nhận thu nhập năm số 20/TXN-TNCN

  • Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A

  • Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2B

  • Bản kiểm điểm tập thể chi ủy, chi bộ cuối năm 2024

  • Lời dẫn văn nghệ ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

  • Phiếu đánh giá và phân loại viên chức 2024

  • Bản kiểm điểm Đảng viên của cán bộ quản lý, lãnh đạo

  • Itaxviewer

  • Mẫu đơn xin học thêm

Từ khóa » Giấy ủy Quyền Dành Cho Cá Nhân