Giấy ủy Quyền Có Bắt Buộc Công Chứng Không? - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
1. Giấy ủy quyền là gì?
Khái niệm giấy ủy quyền hiện nay chưa được quy định cụ thể tại một văn bản nào. Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ đề cập đến khái niệm Hợp đồng ủy quyền. Ngoài ra, các văn bản khác thường sử dụng cụm từ “văn bản ủy quyền” - không nêu cụ thể là giấy hay hợp đồng ủy quyền.
Dù vậy, không phải hoàn toàn không có văn bản pháp luật nào đề cập đến giấy ủy quyền. Trong đó, có thể kể đến:
- Khoản 1 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 nêu rõ:
Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.
- Điểm b khoản 19 Điều 20 Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định:
Xe của đồng sở hữu khi bán, cho, tặng phải có đủ chữ ký hoặc giấy ủy quyền bán thay của các chủ sở hữu.
Thực tế, giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền mà theo đó, người ủy quyền bằng hành vi đơn phương của mình thực hiện mà không cần sự đồng ý của người được ủy quyền.
Tuy nhiên, về bản chất đây vẫn được xem là một giao dịch dân sự bởi theo Điều 116 Bộ luật Dân sự, giao dịch dân sự có thể là hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Do đó, những công việc sử dụng giấy ủy quyền đều là công việc đơn giản, có thể chỉ cần một bên ủy quyền mà không yêu cầu bắt buộc phải sử dụng hợp đồng ủy quyền - loại văn bản cần có sự thỏa thuận giữa các bên.
Như vậy, có thể thấy, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương, được thực hiện theo ý chí của một bên, thực hiện các công việc đơn giản như nộp hồ sơ cấp Sổ đỏ, nộp phạt vi phạm hành chính…
Xem thêm: Tại sao người được ủy quyền không cần ký vào Giấy ủy quyền?
2. Giấy ủy quyền có bắt buộc phải công chứng không?
Giấy ủy quyền thường chỉ được sử dụng cho trường hợp ủy quyền đơn giản. Riêng các trường hợp phức tạp thì các bên sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Hiện nay, theo quy định của Luật Công chứng, không có thủ tục công chứng giấy ủy quyền mà chỉ đề cập đến công chứng Hợp đồng ủy quyền. Do đó, giấy ủy quyền không phải công chứng.
Tuy nhiên, điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định, các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau:
Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.
Xem thêm…
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Có Thù Lao
-
Giấy Uỷ Quyền Và Hợp đồng Uỷ Quyền Theo Pháp Luật Dân Sự
-
Phân Biệt Giấy ủy Quyền Và Hợp đồng ủy Quyền - FBLAW
-
Ủy Quyền Là Gì? Giấy ủy Quyền Có Thời Hạn Bao Lâu?
-
Những điều Cần Biết Về Hợp đồng ủy Quyền Không Có Thù Lao
-
Giấy ủy Quyền Cá Nhân Cho Cá Nhân Có Thù Lao - Bách Khoa Luật
-
Sự Khác Nhau Giữa Hợp đồng ủy Quyền Và Giấy ủy Quyền
-
Mẫu Hợp đồng ủy Quyền Bản Cập Nhật Mới Nhất Năm 2022
-
Thời Hạn Có Hiệu Lực Của Giấy ủy Quyền - Luật Dương Gia
-
Hợp đồng ủy Quyền Và Giấy ủy Quyền Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Uỷ Quyền Là Gì Giấy ủy Quyền Và Hợp đồng ủy Quyền Quy định Như ...
-
Giấy Uỷ Quyền Có Bắt Buộc Hai Bên Cùng Ký? - AZLAW
-
Vướng Mắc Trong Việc Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng đất Bằng Hợp ...
-
5 điều Bạn Cần Biết Về Hợp đồng Uỷ Quyền Tại Việt Nam - Homebase