Giấy Uỷ Quyền Có Bắt Buộc Hai Bên Cùng Ký? - AZLAW
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, qua tìm hiểu, tôi thấy nhiều loại uỷ quyền khác nhau. Trong đó, một số trường hợp uỷ quyền chỉ có một bên ký và một số trường hợp uỷ quyền do hai bên ký. Vậy, trường hợp nào là chính xác? Xin luật sư giải thích!
Trả lời
Hiện tại, pháp luật về dân sự có quy định về “hợp đồng uỷ quyền” theo điều 562 bộ luật dân sự 2015 bạn có thể tham khảo thêm tại ủy quyền theo bộ luật dân sự. Do hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận “giữa các bên” do vậy sẽ cần chữ ký của cả 2 bên trong hợp đồng.
Tuy nhiên, còn một hình thức uỷ quyền mà không cần bên nhận uỷ quyền đồng ý gọi là “hành vi pháp lý đơn phương” và thường được thể hiện dưới hình thức giấy uỷ quyền.
Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sựQuyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:1. Hợp đồng.2. Hành vi pháp lý đơn phương.Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụNghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:1. Hợp đồng.2. Hành vi pháp lý đơn phương.
Như vậy, ngoài hợp đồng thì hành vi pháp lý đơn phương cũng là một trong những căn cứ để xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự. Do vậy, đối với trường hợp uỷ quyền sử dụng hành vi pháp lý đơn phương sẽ khác với trường hợp sử dụng hợp đồng uỷ quyền.
Khác nhau giữa giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền
1. Hợp đồng uỷ quyền bắt buộc phải do hai bên ký, đối với giấy uỷ quyền có thể do một bên ký đã có giá trị2. Hợp đồng uỷ quyền thường có tính chất thù lao, giấy uỷ quyền thường không có thù lao3. Giấy ủy quyền không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc được ủy quyền. Hợp đồng uỷ quyền có tính ràng buộc, nếu một trong hai bên không thực hiện công việc hoặc trả thù lao sẽ phải bồi thường
Tại sao bên được uỷ quyền không cần ký vào giấy uỷ quyền?
Như đã giải thích ở trên, việc làm giấy uỷ quyền chỉ là hành vi pháp lý đơn phương của một bên. Tuy vậy cũng sẽ làm pháp sinh quyền cho bên được uỷ quyền cho dù bên nhận uỷ quyền có thực hiện công việc hoặc không. Do đó, trong trường hợp bên nhận uỷ quyền có thực hiện công việc thì không bắt buộc phải có chữ ký của bên nhận uỷ quyền
So sánh giữa giấy uỷ quyền và hợp đồng uỷ quyền
So sánh | Giấy ủy quyền | Hợp đồng ủy quyền |
1. Khái niệm | Giấy ủy quyền là một hình thức làm phát sinh quyền và nghĩa vụ bằng hành vi pháp lý đơn phương | Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015). |
2. Căn cứ pháp luật | Điều 8 điều 275 bộ luật dân sự 2015 | Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 |
3. Chủ thể | Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương) | Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền |
4. Bản chất | Là hành vi pháp lý đơn phương của bên uỷ quyền | Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên |
5. Ủy quyền lại | Không được uỷ quyền lại | Được uỷ quyền lại nếu được bên uỷ quyền đồng ý |
6. Giá trị thực hiện | – Khi ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương) – Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy | – Đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền– Việc lập hợp đồng ủy quyền đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng, đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao (theo thỏa thuận, nếu có) |
7. Thời hạn ủy quyền | Thời hạn ủy quyền do người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định | Thời hạn do các bên thoả thuận, nếu ko có thoả thuận thì có giá trị 1 năm kể từ ngày uỷ quyền |
8. Đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền | Bên được uỷ quyền có thể thực hiện công việc hoặc không mà không phải bồi thường thiệt hại | Bồi thường theo hợp đồng uỷ quyền hoặc theo quy định pháp luật |
Mặc dù, giấy uỷ quyền không được quy định cụ thể theo quy định của bộ luật dân sự nhưng đây vẫn là một trong các trường hợp có thể phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, khi thực hiện các công việc liên quan tới uỷ quyền cần lưu ý rõ trường hợp nào thì dùng giấy uỷ quyền, trường hợp nào thì dùng hợp đồng uỷ quyền.
Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp có cần hai bên cùng ký?
Trên thực tế, một số trường hợp khi sử dụng uỷ quyền khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, phòng ĐKKD yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ yêu cầu hai bên cùng ký. Tuy nhiên, việc yêu cầu như vậy là sai quy định. Minh hoạ dưới là một trường hợp tại phòng ĐKKD tỉnh Quảng Bình sau khi tham khảo ý kiến Sở tư pháp đã chấp thuận uỷ quyền (hành vi pháp lý đơn phương) của doanh nghiệp.
Từ khóa » Giấy Uỷ Quyền Bigo Là Gì
-
[Hướng Dẫn] Giấy ủy Quyền Khi Ký Hợp đồng Bigo Chụp Sao Cho ...
-
KÝ HỢP ĐỒNG ONLINE TRÊN BIGO LIVE - GIA TỘC NHP
-
Bigo Live Là Gì? Hướng Dẫn Chơi Bigo Từ A đến Z Mới Nhất
-
Hướng Dẫn đăng Kí Làm Idol Bigo Live - Thủ Thuật
-
Một Số điều Bạn Cần Biết Về Hợp đồng Idol Bigo - KOLS MEDIA
-
Bigo Live Việt Nam Khởi động Chiến Dịch 'Go School, Go Future' Tiếp ...
-
Bigo Live Kỷ Niệm 5 Năm Phát Triển Tại Thị Trường Việt Nam
-
“Lậm” Bigo Live: Nguy Hại Cho Giới Trẻ
-
Bigo Là Gì - Bigo Live Là Gì Và Bigo Live Tốt Hay Xấu
-
Bigo Live Trực Tiếp - Ứng Dụng Livestream HOT NHẤT Hiện Nay
-
Ứng Dụng Nào Khiến Giới Trẻ Đông Nam Á đang 'phát Cuồng'?
-
Nhan Dinh Ti So Bong Da
-
Hoàng Tử Gióo - KIẾM TIỀN BIGO, HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ IDO CỦA ...