Giấy Uỷ Quyền Có Phải Công Chứng? Thủ Tục Công Chứng Giấy ủy ...

Trong đời sống hằng ngày cá nhân, tổ chức vì lí do nào đó mà không thể tự mình xác lập thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích của mình thì có thể ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện những công việc cụ thể. Thủ tục công chứng giấy ủy quyền và khi nào giấy ủy quyền phải được công chứng? Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền
  • 2 2. Thủ tục công chứng giấy ủy quyền
  • 3 3. Thủ tục ủy quyền cho người khác giao dịch ngân hàng

1. Quy định của pháp luật về giấy ủy quyền

Điều 134, Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 

 2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Uỷ quyền là một trong hai hình thức đại diện (đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật), quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện.

Giấy ủy quyền được xem là một hành vi pháp lý đơn phương, theo đó người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi nội dung trong giấy ủy quyền. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền được áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền . Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá, giấy ủy quyền không được phép ủy quyền lại như hợp đồng ủy quyền.

Giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể như hợp đồng ủy quyền.  Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại.

Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp:

Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá phạm vi ủy quyền.

Bộ luật dân sự không quy định cụ thể những trường hợp nào giấy ủy quyền bắt buộc phải công chứng mà tùy thuộc vào lĩnh vực ủy quyền luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh cụ thể. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng giấy ủy trong một số trường hợp không bắt buộc. Luật chuyên ngành điều chỉnh trường hợp phải công chứng giấy ủy quyền ví dụ như:

Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015)

Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, trong trường hợp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế (Khoản 1 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015)

Cá nhân ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1(trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền) (Khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp năm 2009)

Khoản 3, Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất có nêu khi thực hiện các quyền này người sử dụng phải lập thành văn bản và được công chứng hoặc chứng thực, việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi ủy quyền thực hiện các quyền trên, giấy ủy quyền cũng phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. 

Ủy quyền đăng ký hộ tịch: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký hộ tịch (khai sinh, xác định lại dân tộc…) được ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (theo Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP).

Ủy quyền của vợ chồng cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý (khoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).

Vậy, giấy ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc. Trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giấy ủy quyền thì vẫn có hiệu lực.

2. Thủ tục công chứng giấy ủy quyền

Điều 55 Luật Công chứng 2014 cũng chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền.

Để đảm bảo giá trị pháp lý, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền phải được công chứng. Khi công chứng các bên phải cung cấp các giấy tờ cần thiết. Cụ thể như:

Các giấy tờ bên uỷ quyền phải cung cấp:

Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao):

-Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;

-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:

+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);

+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);

+Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.

+Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);

Các giấy tờ bên nhận ủy quyền phải cung cấp:

-Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao).

-Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:

+Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);

+Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

+Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);

+Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

3. Thủ tục ủy quyền cho người khác giao dịch ngân hàng

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn ủy quyền cho vợ tôi ra ngân hàng lấy tiền thì tôi cần làm giấy ủy quyền như thế nào?

Luật sư tư vấn:

– Trình tự thực hiện: 

Bước 1: Người yêu cầu công chứng ghi phiếu yêu cầu công chứng (Theo mẫu) đồng thời xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ về sở hữu tài sản hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (bản chụp và bản chính kèm theo để đối chiếu).

Bước 2: Nhân viên nghiệp vụ của Phòng công chứng tiếp nhận yêu cầu công chứng và kiểm tra toàn bộ các loại giấy tờ trên nếu hợp lệ sẽ tiếp nhận nghiên cứu, thụ lý.

Bước 3: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của bên uỷ quyền; kiểm tra năng lực hành vi của bên uỷ quyền và nội dung yêu cầu uỷ quyền nếu không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì thực hiện công chứng.

Bước 4: Bên uỷ quyền đọc lại văn bản uỷ quyền và trực tiếp ký vào giấy uỷ quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.

Bước 5: Nhân viên nghiệp vụ soạn thảo ghi lời chứng vào số, sổ công chứng.

Bước 6: Công chứng viên kiểm tra lại, ký và chuyển nhân viên đóng dấu thu lệ phí.

Bước 7: Người yêu cầu công chứng nộp phí công chứng theo quy định, nhận giấy uỷ quyền đã công chứng cùng biên lai thu tiền.

– Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công chứng – Sở Tư pháp.

– Thành phần hồ sơ:

+ Giấy uỷ quyền bản chính do người uỷ quyền soạn thảo.(Trường hợp bên uỷ quyền chưa soạn thảo sẵn thì có thể đề nghị Phòng Công chứng soạn thảo ).

thu-tuc-cong-chung-giay-uy-quyen%281%29

Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568    

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc giấy chứng minh quyền sở hữu theo đúng quy định của pháp luật

+ Giấy tờ tuỳ thân: CMND, hộ khẩu ….

– Thời hạn giải quyết: Không quá 02 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Công chứng viên – Phòng Công chứng.

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy uỷ quyền đã được công chứng.

Sau khi nhận được giấy ủy quyền đã công chứng này thì vợ bạn có thể cầm theo ra ngân hàng và thực hiện giao dịch. Thân!

Từ khóa » Giấy ủy Quyền Cá Nhân Xin ở đâu