Giấy ủy Quyền Hữu Hạn Là Gì? Đặc điểm Và Vai Trò Của Giấy ủy Quyền?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Giấy ủy quyền hữu hạn là gì?
- 2 2. Đặc điểm của giấy ủy quyền:
- 3 3. Các điều kiện khi lập văn bản ủy quyền:
- 4 4. Vai trò của giấy ủy quyền:
1. Giấy ủy quyền hữu hạn là gì?
Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó.
Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại.
Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp xảy ra:
Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.
Giấy ủy quyền hữu hạn (LPOA) là ủy quyền cho phép người quản lí danh mục đầu tư thực hiện các chức năng cụ thể thay mặt cho chủ tài khoản. Nhìn chung, LPOA cho phép người quản lí thực hiện chiến lược đầu tư theo thỏa thuận và thực hiện công việc liên quan thường xuyên mà không cần liên hệ với chủ tài khoản.
Theo đó cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho một cá nhân, ủy quyền cho pháp nhân khác thay mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự trong phạm vi ủy quyền.
Văn bản ủy quyền thường được xác lập bằng hình thức là giấy ủy quyền hoặc là hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên pháp luật dân sự hiện nay chỉ quy định cụ thể về hợp đồng ủy quyền.
Việc ủy quyền sẽ chấm dứt khi hết thời hạn ủy quyền; đã hoàn thành công việc được ủy quyền; chấm dứt ủy quyền theo thỏa thuận; người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết, là pháp nhân chấm dứt tồn tại;…
Thời hạn thực hiện việc ủy quyền do các bên tự thỏa thuận hoặc là do pháp luật quy định; trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác thì hợp đồng ủy quyền sẽ chỉ có hiệu lực trong một năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Ví dụ tại Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 “Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền”. Vì vậy chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ khác có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay bằng giấy ủy quyền.
Thuật ngữ “Giấy ủy quyền” cũng được ghi nhận tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.
Giấy ủy quyền hữu hạn tiếng Anh là Limited Power of Attorney, viết tắt là LPOA.
2. Đặc điểm của giấy ủy quyền:
Việc ủy quyền thông qua LPOA đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây khi nhiều nhà đầu tư chọn các công ty quản lí tiền và công ty tư vấn đầu tư đã đăng kí (RIAs) hơn các công ty môi giới truyền thống.
Giấy ủy quyền hữu hạn, trái ngược với giấy ủy quyền chung, giới hạn thẩm quyền của cá nhân được chỉ định trong một phạm vi cụ thể. Trong trường hợp này, người quản lí danh mục đầu tư được trao quyền để thực hiện chiến lược đầu tư theo thỏa thuận với chủ tài khoản.
LPOA cung cấp cho người quản lí danh mục đầu tư quyền mua và bán tài sản, trả phí và xử lí các hình thức cần thiết khác nhau.
Một số chức năng tài khoản quan trọng vẫn chỉ có thể được thực hiện bởi chủ tài khoản, bao gồm rút tiền mặt và thay đổi người thụ hưởng. Một khách hàng có thể nói rõ những quyền hạn nào họ có thể muốn giữ lại tại thời điểm tài khoản được thiết lập.
Có một vài biến thể về giấy ủy quyền hạn chế có thể được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt:
– Ủy quyền kích hoạt (Springing Powers): LPOA chỉ hoạt động nếu nó được kích hoạt bởi một sự kiện cụ thể, thường là khi chủ tài khoản qua đời hoặc mất khả năng thực hiện hoạt động.
– Ủy quyền dài hạn và ngắn hạn: LPOA dài hạn cho phép người quản lí danh mục đầu tư tiếp tục thực hiện các chức năng nhất định ngay cả khi khách hàng qua đời hoặc mất khả năng thực hiện hoạt động. Phần lớn LPOA ngắn hạn đều trở nên vô hiệu khi khách hàng qua đời hoặc không còn khả năng thực hiện hoạt động.
Khách hàng thường hoàn thành mẫu giấy ủy quyền (Power of Attorney – POA) khi họ mở tài khoản với người quản lí danh mục đầu tư.
Khách hàng phải chỉ định một người được ủy quyền thực tế, thường là người quản lí danh mục đầu tư. Các nhà quản lí danh mục đầu tư khác có thể đưa ra quyết định đầu tư thay mặt cho khách hàng cũng phải có các chi tiết được cung cấp trong mẫu. Sau khi hoàn thành, cả khách hàng và người được ủy quyền thực tế phải kí vào mẫu đơn.
Một khách hàng không chắc chắn hoặc không thoải mái về những chức năng mà họ ủy quyền có thể muốn nhờ luật sư xem xét biểu mẫu POA trước khi kí.
3. Các điều kiện khi lập văn bản ủy quyền:
Hiện nay, việc ủy quyền đã trở nên quá quen thuộc và không thể thiếu khi thực hiện các công việc; nhất là những vấn đề liên quan đến yếu tố pháp lý, thủ tục. Tuy nhiên, việc lập văn bản ủy quyền phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đi kèm thì mới được pháp luật công nhận; cụ thể như sau:
– Đảm bảo yếu tố bình đẳng, tự nguyện.
– Đảm bảo giao phó các công việc, nghĩa vụ, trách nhiệm hợp pháp.
– Đảm bảo tính thiện chí và trung thực.
– Không được xâm phạm đến lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia hoặc cá nhân…
– Có đầy đủ các điều khoản cụ thể về việc chịu trách nhiệm giữa các bên liên quan.
– Hình thức phải theo quy định pháp luật hoặc do các bên thỏa thuận.
Giấy ủy quyền là một hình thức chuyển giao cho cá nhân, tổ chức khác thay mình đảm nhận các nhiệm vụ, công việc, quyền hạn cụ thể. Giấy ủy quyền được lập khi bản thân người ủy quyền không trực tiếp thực hiện được. Nguyên nhân có thể là do vấn đề sức khỏe; vấn đề đi lại; kiến thức; hoặc không có thời gian…
4. Vai trò của giấy ủy quyền:
Vai trò của giấy ủy nhiệm là mang đến sự thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ, công việc, quyền hạn cần thực hiện.
Kết luận: Dựa trên các thông tin chúng tôi đưa ra chúng ta thấy rằng giấy ủy quyền đó chính là văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định trong nội dung của giấy ủy quyền.
Theo loại giấy này thì người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá. Trong trường hợp đó là giao dịch dân sự thì đây còn là căn cứ để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 quy định cụ thể.
Ngược lại, người ủy quyền có thể thừa nhận hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của người được ủy quyền sau khi hành vi đó đã xảy ra. Trong trường hợp này, hành vi đó được coi là phù hợp với phạm vi ủy quyền mà không cần sửa đổi bổ sung giấy ủy quyền, tuy nhiên, nó sẽ không còn được coi là căn cứ tuyên
Trên đây là các thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Giấy ủy quyền hữu hạn là gì? Đặc điểm và vai trò của giấy ủy quyền. Hi vọng bạn đọc sẽ có những kiến thức bổ ích nhất khi thực hiện các giấy tờ liên quan tới ủy quyền.
Từ khóa » Giấy ủy Quyền Cá Nhân Là Gì
-
Giấy ủy Quyền Là Gì? Hướng Dẫn Mẫu Viết Giấy ủy Quyền Chi Tiết Và ...
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, ủy Quyền Doanh Nghiệp Mới 2022
-
Mẫu đơn ủy Quyền Giữa Cá Nhân Với Cá Nhân Mới Có Xác Nhận Của ...
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Doanh Nghiệp Mới Nhất 2022
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Kèm Hướng Dẫn Cách Viết Giấy ủy Quyền
-
Giấy ủy Quyền Cá Nhân Có Mẫu Thế Nào? Cần Công Chứng Không?
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân Cho Cá Nhân Mới Nhất - LuatVietnam
-
Giấy ủy Quyền Là Gì? Vai Trò Cụ Thể? - Công Ty Luật DHLaw
-
ỦY QUYỀN LÀ GÌ? MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ỦY ...
-
Mẫu Giấy ủy Quyền Cá Nhân, Pháp Nhân | Luật Sư Bảo Hộ Quyền Lợi ...
-
Giấy Uỷ Quyền Và Hợp đồng Uỷ Quyền Theo Pháp Luật Dân Sự
-
+ Mẫu Giấy ủy Quyền Giải Quyết Công Việc Và Cách Viết Giấy ủy Quyền
-
Ủy Quyền Là Gì? Giấy ủy Quyền Có Thời Hạn Bao Lâu?