Gibêrelin Chủ Yếu Sinh Ra ở - Trường THPT Đông Thụy Anh - Thái Bình

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 11 do THPT Đông Thụy Anh biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở

A. Tế bào đang phân chia ở, hạt, quả.

Bài viết gần đây
  • Cá bò hòm tiếng anh là gì? có độc không? giá bao nhiêu tiền 1kg?

    2 ngày trước
  • Cá bớp tiếng anh là gì? có thủy ngân không? giá bao nhiêu tiền 1kg?

    2 ngày trước
  • Cá rô phi sống ở tầng nước nào? có độc không? giá bao nhiêu tiền 1kg?

    2 ngày trước
  • Cá lăng là cá gì? giá bao nhiêu tiền 1kg? mua ở đâu?

    2 ngày trước

B. Thân,cành

C. Lá, rễ.

D. Đỉnh của thân và cành

Trả lời

Đáp án đúng: C. Lá, rễ.

Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở lá, rễ.

Giải thích lí do chọn đáp án C

Giberelin: – Nơi sản sinh: Ở lá và rễ.

– Tác động:

+ Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào.

+ Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

Kiến thức mở rộng về Gibêrelin

1. Gibêrelin là gì?

Gibêrelin (Gibberellin) là một hoóc môn thực vật có tác dụng điều chỉnh sự phát triển ở thực vật và có ảnh hưởng tới một loạt các quá trình phát triển như làm cho thân dài ra, nảy mầm,ngủ, ra hoa, biểu hiện gen, kích thích enzym và tình trạng già yếu của lá cũng như quả v.v.

Gibêrelin (Gibberellin) là nhóm phytohormone thứ hai được phát hiện sau auxin

Từ những nghiên cứu bệnh lý “bệnh lúa von” do loài nấm ký sinh ở cây lúa Gibberella fujikuroi (nấm Fusarium moniliforme ở giai đoạn dinh dưỡng) gây nên. Năm 1926, nhà nghiên cứu bệnh lý thực vật Kurosawa (Nhật Bản) đã thành công trong thí nghiệm gây “bệnh von” nhân tạo cho lúa và ngô.

Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở

Gibêrelin kích thích hạt nảy mầm

Yabuta (1934-1938) đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ nấm lúa von gọi là gibberellin A và B nhưng chưa xác định được bản chất hóa học của chúng.

Năm 1955 hai nhóm nghiên cứu của Anh và Mỹ đã phát hiện ra axit gibberellic ở cây lúa bị bệnh lúa von và xác định được công thức hóa học của nó là C19H22O6.

Năm 1956, West, Phiney, Radley đã tách được gibberellin từ các thực vật bậc cao và xác định rằng đây là phytohormone tồn tại trong các bộ phận của cây. Hiện nay người ta đã phát hiện ra trên 50 loại gibberellin và ký hiệu A1, A2, A3,… A52. Trong đó gibberellin A3 (GA3) là axit gibberellic có tác dụng sinh lý mạnh nhất. Người ta đã tìm được gibberellin ở nhiều nguồn khác nhau như ở các loại nấm, ở thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao.

2. Tác động của Gibêrelin

Ở mức độ tê bào: Tăng số lân nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào.

Ở mức độ cơ thể: Kich thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

3. Ứng dụng của Gibêrelin

GA đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và đã mang lại những hiệu quả to lớn như kích thích sự sinh trưởng của cây để tăng sản lượng (như với các rau ăn lá), kích thích ra hoa nhanh và nhiều, hạn chế rụng hoa, rụng quả non và tăng kích thước của quả (với các cây lấy quả), kích thích hạt nẩy mầm (với lúa…) và nhiều ứng dụng khác. Với mỗi nhóm cây có thể sử dụng GA tùy theo mục đích.

* Đối với cây lúa: Thường sử dụng GA để kích thích hạt nẩy mầm, kích thích đẻ nhánh, kích thích bông lúc trổ nhanh và thoát, hạn chế nghẹn bông.

* Đối với cây mía: Phun vào giai đoạn bắt đầu vươn lóng làm lóng dài và to, có thể tăng năng suất 20-30%. Phun GA cho cây đay có thể làm chiều cao cây tăng gấp 2 lần.

* Đối với các loại rau ăn lá: như rau cải, rau muống, rau dền… phun 2-3 lần ở giai đoạn cây sinh trưởng mạnh có thể tăng năng suất trên 30%.

* Đối với cà phê, điều và các cây ăn quả: (nhãn, vải, xoài, chôm chôm, táo, vú sữa…) để kích thích cây ra hoa nhiều, nhanh và đồng loạt phun GA khi mầm hoa bắt đầu hình thành, khoảng 20-30 ngày trước khi trổ hoa chính vụ hoặc sau khi đã thực hiện các biện pháp xử lý ra hoa (để khô hạn, bóc khoanh vỏ hoặc phun, tưới thuốc), phun GA lúc này còn làm tăng tỉ lệ đậu quả, hạn chế rụng hoa và quả non.

4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1.  Gibêrelin có vai trò

A. Làm tăng số lần nguyên phân,  tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân

B. Làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân

C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm  chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân

D. Làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân

Đáp án đúng: A

Câu 2. Gibêrelin được dùng để

A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ,  kích thích sinh trưởng chiều cao của cây,  tạo quả không hạt

B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ,  tạo quả không hạt

C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây,  tạo quả không hạt

D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ,  sinh trưởng chiều cao của cây,  phát triển bộ lá, tạo quả không hạt

Đáp án đúng: C

Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

Chuyên mục: Giáo Dục

Từ khóa » Gibêrelin Chủ Yếu Sinh Ra ở đâu