Giếng Tiếp địa Là Gì? Thi Công Khoan đào Và ... - Chống Sét Nha Trang

Giếng tiếp địa là gì?

Giếng tiếp địa là những giếng có độ sâu từ (7-15m), đường kính (20-50cm) được khoan bằng máy hoặc thủ công dưới lòng đất.

Giếng tiếp địa là gì? Thi công khoan đào và cách lắp đặt

Giếng có chiều sâu và bề rộng xuyên suốt dọc thân giếng. Mục đích để đảm bảo không bị chèn, lấp bởi cát sạt.

Tại sao cần khoan giếng tiếp địa?

Giếng tiếp địa là gì? Thi công khoan đào và cách lắp đặt

Lý do bạn nên khoan giếng tiếp địa là gì? Giếng tiếp địa cần thiết khi thi công lắp đặt chống sét trực tiếp hoặc thi công tiếp địa chống sét lan truyền với điều kiện địa chất không đạt yêu cầu:

  • Nền đá
  • Đất đá ong
  • Đất cát
  • Cuội sỏi
  • Nền đất quá sâu mới chạm mực nước ngầm…
  • Do diện tích của bãi tiếp địa không đủ để thực hiện đóng các cọc tiếp địa với khoảng cách theo tiêu chuẩn.

Với các điều kiện đã nêu trên, việc khoan giếng là rất cần thiết. Giếng tiếp địa với chiều sâu phù hợp sẽ đảm bảo cho cọc tiếp địa có thể tiếp xúc mực nước ngầm. Từ đó đảm bảo khả năng thoát sét tối ưu.

Cần khoan ít nhất 3 giếng tiếp địa, chiều sâu (7-15m) kết hợp cọc tiếp địa sử dụng làm bãi tiếp địa chống sét

Các bước thi công khoan gi���ng tiếp địa là gì?

Giếng tiếp địa là gì? Thi công khoan đào và cách lắp đặt
  • Bước 1: Xác định số lượng giếng, chiều sâu giếng tiếp địa theo điều kiện địa chất
  • Bước 2: Xác định vị trí khoan giếng, đào rãnh sâu 50cm và bắt đầu đánh dấu vị trí khoan. Cần lựa chọn vị trí giếng có thể đặt máy khoan giếng).
  • Bước 3: Đặt máy, khoan giếng tiếp địa tới chiều sâu xác định theo thiết kế. Trong trường hợp gặp đá ngầm không thể khoan mà chưa tới vị trí đạt yêu cầu theo thiết kế cần lựa chọn vị trí đặt máy và khoan giếng mới
  • Bước 4: Thả cọc tiếp địa ( được nối với cáp đồng trần ) hoặc băng đồng trần xuống giếng tiếp địa ( Sử dụng Mối hàn hóa nhiệt hoặc kẹp tiếp địa để liên kết cọc tiếp địa với cáp đồng trần hoặc băng đồng )
  • Bước 5: Rải gem hóa chất giảm điện trở xuống giếng để nền địa chất ổn định, liên kết dây giữa các giếng tiếp địa qua rãnh đào trước
  • Bước 6: Đo kiểm tra điện trở bãi tiếp địa, nếu đạt yêu cầu tiếp hành hoàn lấp trả mặt bằng, chưa đạt yêu cầu cần có biện pháp xử lý ( thêm giếng, thêm gem hóa chất …)

Các bước lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

  • Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.
  • Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất.
  • Bước 3: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

Bước 1: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.

  • Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
  • Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
  • Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.

Bước 2: Chôn các điện cực xuống đất.

  • Đóng cọc tiếp địa tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
  • Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
  • Hóa chất giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
  • Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
  • Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng. Hàn hóa nhiệt Goldweld (tham khảo ở phần hướng dẫn hàn Goldweld) để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
  • Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.
  • Dây dẫn sét trực tiếp từ kim thu sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất).

Bước 3: Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

  • Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
  • Kiểm tra thử lại lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
  • Sau đó lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
  • Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 W, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.

Công trình của bạn đã được khoan giếng tiếp địa và lắp đặt cọc chống sét hay chưa?

Từ khóa » Giếng Tiếp địa Là Gì