Giếng Trời Là Gì? #5 Kinh Nghiệm & Lưu ý Thiết Kế Chuẩn 2022
Có thể bạn quan tâm
Giếng trời là gì? Kinh nghiệm xây giếng trời cho nhà ống chuẩn phong thủy? Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời? Đây là những câu hỏi thường xuyên được đặt ra hiện nay. Ngày nay tại các thành phố lớn với diện tích đất ở eo hẹp, không gian trở nên tối tăm và ít được tiếp xúc với ánh mặt trời.
Điều đó khiến cho nhà ở không hứng được những năng lượng tích cực của thiên nhiên. Giếng trời ra đời là ứng dụng hoàn mỹ cho giải pháp nhà ở thiên nhiên nơi thành phố. Chúng ta cùng tìm hiểu về giếng trời và những lợi ích thiết thực của nó thông qua bài viết dưới đây.
0965048286
- Giếng trời là gì?
- Công dụng của giếng trời
- Tổng hợp mẫu giếng trời được ưa chuộng nhất 2022
- Giếng trời thông minh
- Giếng trời nhà ống
- Giếng trời cầu thang
- Giếng trời nhà cấp 4
- Giếng trời cho nhà mái tôn
- Kích thước giếng trời
- Diện tích tối thiểu của giếng trời
- Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời?
- Khe hở to và lan can thấp
- Giếng trời quá lớn
- Phần cây cảnh và hệ thống chiếu sáng tường
- Chú ý độ phẳng tường của giếng trời
- Cần hệ thống thoát nước sàn
Giếng trời là gì?
Giếng trời là một không gian đặc biệt, giếng trời được cho là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật cho không gian nhà nhằm mục đích hứng ánh sáng, lấy gió từ bên trên và trao đổi khí giữa bên trong và bên ngoài ngôi nhà cực kỳ hiệu quả.
Việc thiết kế giếng trời giúp khắc phục được các nhược điểm của nhà ống, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà trở nên đẹp và thông thoáng hơn.
Không gian giếng trời kết hợp với các không gian chung trong nhà như phòng khách, phòng bếp,…sẽ mang lại cảm giác rộng thoáng và ấn tượng.
Tùy theo ý định sở thích của gia chủ và kích thước của ngôi nhà, vị trí đặt giếng trời có thể thay đổi sau hoặc giữa nhà để phù hợp nhất cũng như đảm bảo chiếu sáng hợp lý.
Công dụng của giếng trời
Đa phần giếng trời đóng vai trò trang trí cho căn nhà thêm nên thơ, tuy nhiên nó còn có những chức năng khác như phong thủy, điều hòa không khí, hiệu chỉnh ánh sáng gắn liền với thiên nhiên làm không khí trở nên trong lành.
Theo phong thủy học, giếng trời ngoài vai trò cung cấp ánh sáng và không khí trong lành cho ngôi nhà thì vị trí của giếng trời còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tài lộc của thành viên trong gia đình. Bởi vậy, khi bố trí, thiết kế giếng trời, gia chủ cần chú ý, khéo léo vận dụng ngũ hành để mang lại sự hài hòa, cân bằng cho ngôi nhà.
Phong thủy gọi trường hợp này là cân bằng âm dương, đặt giếng trời ở khoảng giữa nhà chính giúp kích hoạt luồng khí, đồng thời tăng cường tính hoạt động của Trung Cung Dương Cơ.
Nhưng nếu nhà không quá dài, không bị tối, diện tích nhỏ, không có các phòng bị kẹp giữa thì không cần thiết phải bố trí giếng trời ở giữa. Đối với trường hợp này nên thông thiên ở phía sau và tạo thông gió cho nóc buồng thang, kết hợp với sân phơi, sàn nước là đủ.
Đối với trường hợp này nên thông thiên ở phía sau và tạo thông gió cho nóc buồng thang, kết hợp với sân phơi, sàn nước là đủ.
Theo các nhà thiết kế thì cách tốt nhất là kết hợp hành lang với giếng trời làm khoảng đặt cây xanh hoặc chỗ nghỉ ngơi thư giãn vốn rất hiếm hoi trong điều kiện nhà ống hiện đại.
Tuy nhiên, khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (Hỏa sinh Thổ) thì khả năng luân chuyển dòng khí trong nhà vẫn rất. Gia chủ có thể trang trí vách cầu thang này làm một trục nhấn toàn nhà.
Thiết kế giếng trời cần xem xét thực tế nhà ở phương hướng, nắng gió như thế nào để đặt mái che giếng trời thích hợp nhằm tiết ánh sáng và chống nắng gắt, mưa tạt vào trong nhà.
Tổng hợp mẫu giếng trời được ưa chuộng nhất 2022
My House xin gửi đến bạn những mẫu giếng trời được ưa chuộng nhất 2022
Giếng trời thông minh
Trong không gian chật chội và bức bí của đô thị, việc mang ánh sáng và không khí thiên nhiên vào nhà đang trở thành nhu cầu chung của nhiều hộ gia đình. Vì vậy, những thiết kế nhà có kèm theo giếng trời đặc biệt là giếng trời thông minh đang trở nên phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.
Một số mẫu giếng trời thông minh đẹp
Giếng trời thông minh được thiết kế vô cùng tiện lợi, đóng mở dễ dàng bằng điều khiển từ xa, hệ thống có tích hợp hệ thống cảm biến khi trời mưa hệ thống cảm biến điện tử sẽ thu nhận tín hiệu và hệ thông lập tức đóng lại.
Giếng trời nhà ống
Giếng trời được đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất để tạo sự thông thoáng, bổ sung đầy đủ ánh sáng, gió, điều hòa không khí cho toàn ngôi nhà.
Thiết kế giếng trời cho nhà ống vô cùng đa dạng về kiểu dáng và vị trí. Giếng trời dường như đã trở thành một phần không thể thiếu cho mỗi căn nhà ống hiện nay. Giếng trời giúp điều hòa không khí và ánh sáng tốt, làm cho mỗi căn nhà ống trở nên thông thoáng hơn rất nhiều.
Giếng trời cầu thang
Giếng trời kết hợp cầu thang là giải pháp lý tưởng trong thiết kế để đón nhận ánh sáng và điều hòa không khí đối với những ngôi nhà tầng, nhà phố.
Giếng trời nhà cấp 4
Phần lớn mọi người thường nghĩ rằng lắp đặt giếng trời chỉ có thể áp dụng đối với những ngôi nhà mặt phố, nhà từ 2 tầng trở lên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhà cấp 4 cũng có thể lắp đặt được giếng trời nếu gia chủ khéo léo và thông minh trong cách xử lý không gian.
Giếng trời cho nhà mái tôn
Nhà mái tôn hiện rất phổ biến đối với các hộ gia đình có thu nhập vừa và thấp. Tuy nhiên, không khí trong nhà mái tôn khá ngột ngạt và bí gió nhất là vào mùa hè. Vì vậy, giếng trời được thiết kế để lắp đặt riêng cho loại mái này đã ra đời và giải quyết được rất nhiều vấn đề.
Giếng trời cho nhà mái tôn có thể được thiết kế trên đỉnh mái, thiết kế sau nhà hoặc thiết kế dưới hình thức trượt. Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng mà gia chủ lựa chọn hình thức xây dựng sao cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
-
+30 Mẫu bản vẽ thiết kế cad giếng trời đẹp & phong thủy 2022
-
Thông gió tự nhiên trong nhà ở +7 phương pháp hiệu quả 2022
Kích thước giếng trời
Theo kinh nghiệm của kiến trúc sư, kích thước giếng trời hợp lý thông thường sẽ khoảng ừ 4 – 6 m2. Đây là diện tích đã được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến không gian chung của toàn bộ căn nhà. Cùng với đó sẽ tạo được sự thông thoáng, mát mẻ để tất cả không gian hài hòa với nhau.
Theo đó, mức độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian của ngôi nhà sẽ chịu nhiều ảnh hưởng đến từ giếng trời. Kích thước giếng trời hợp lí theo quy luật sẽ phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn (đối với phòng có nhiều cửa sổ) và nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn (phòng có ít cửa sổ).
Diện tích tối thiểu của giếng trời
Bên cạnh kích thước, diện tích tối thiểu của giếng trời cũng rất quan trọng. Diện tích tối thiểu sẽ là 450mm x 450mm, đủ một cơ thể người lên xuống.
Ví dụ như đối với ngôi nhà có chiều dài từ 10m trở lên thì quý vị mới có thể lắp đặt giếng trời có độ rộng khoảng 1 – 2m và còn tùy thuộc vào độ cao của trần nhà để điều chỉnh kích thước (trần nhà càng cao thì kích thước giếng trời có thể điều chỉnh càng rộng).
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, kích thước này có thể thay đổi phù hợp với diện tích ngôi nhà và mục đích sử dụng của gia chủ nhằm đạt độ thông thoáng tối ưu nhất.
Một số lưu ý khi thiết kế giếng trời?
Khe hở to và lan can thấp
Đây là điều tối kỵ và không nên thiết kế giếng trời lớn và lan can thấp điều này sẽ gây nguy hiểm nếu nhà có trẻ nhỏ. Với những ngôi nhà có những phần thông gió thông tầng hun hút đây là vấn đề khá quan trọng.
Nếu có lan can gia chủ nên chú ý chiều cao của lan can và những mái che để bảo đảm an toàn. Tốt nhất nếu có lan can gần khu vực này nên làm thành cao.
Giếng trời quá lớn
Khi phần cửa thông gió được thiết kế rộng và mái che quá mỏng vào mùa nắng gắt, nắng sẽ chiếu thẳng vào nhà và làm ảnh hưởng đến các đồ dùng nội thất. Ngoài ra thời điểm này nhiệt độ khá nóng nếu ánh nắng chiếu thẳng vào nhà sẽ làm ngôi nhà thêm oi bức.
Và việc giếng trời quá lớn cũng tạo cảm giác căn nhà khá rỗng, nếu gặp mùa mưa thì sẽ tạo tiếng ồn khá lớn cho gia đình bạn.
Phần cây cảnh và hệ thống chiếu sáng tường
Nhiều gia đình làm phần giếng trời lớn để có thể trang trí trên tường nhiều cây cảnh và hệ thống đèn trang trí, do đó khi có xảy ra lỗi do hệ thống điện hoặc bảo trì thì khá khó khăn.
Tuy vậy vẫn có thể làm được nhưng gia chủ nên suy nghĩ đến việc sẽ phải thuê đơn vị đến bảo trì, sửa chữa. Vì việc tự thực hiện sẽ khá nguy hiểm.
Thiết kế dạng vòm tinh tế
Chú ý độ phẳng tường của giếng trời
Theo bản chất giếng trời có dạng ống thông giữa các tầng để tạo được độ thoáng cho các tầng trong những căn nhà phố hay biệt thự , nhưng nếu để phần tường thông phẳng sẽ tạo tiếng ồn, khi các tầng có người nói chuyện thì sẽ gây ra tiếng động hoặc các tầng khác sẽ nghe, không có được không gian riêng tư.
Do vậy để tạo độ sần sùi cho tường bằng các loại đá, hoặc những loại giấy dán tường loại gồ gề để hạn chế việc thông âm thanh giữa các tầng.
Cần hệ thống thoát nước sàn
Một số gia đình làm giếng trời để có thể lấy nước và nắng để nuôi dưỡng các cây cảnh hoặc vườn. Tuy nhiên vào thời điểm mùa mưa, lượng mưa nhiều cũng có thể gây ra việc ứ động nước có thể làm ẩm và hư hỏng sàn, hoặc động nước có thể làm cây xanh bị ứ nước không sống được. Việc làm hệ thống thoát nước là rất cần thiết hoặc mái che tại cổng giếng trời để hạn chế những điều kiện tự nhiên trong thời tiết mua quá nhiều hoặc nắng quá nhiều.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về giếng trời cũng như những nội dung thông tin mà Nội thất My House muốn chia sẻ tới các bạn. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất. Nếu có điều gì thắc mắc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn cụ thể nhất.
0965048286
05/08/2020 – KTS Hồ Văn Việt
Rate this postTừ khóa » Giếng Trời Chung Cư Là Gì
-
Giếng Trời Là Gì? Cấu Tạo Và Cách Làm Giếng Trời Trong Nhà Siêu Đẹp
-
Nguy Cơ 'chết Người' Từ Thiết Kế Chung Cư - Báo Tuổi Trẻ
-
Giếng Trời Là Gì? 20 Mẫu Giếng Trời đẹp Nhất Cho Nhà ở - Homedy
-
Giếng Trời Là Gì? Cấu Tạo, Công Dụng, Cách Làm Giếng Trời
-
Thiết Kế Giếng Trời đúng Cách Giúp Căn Nhà Thông Thoáng đón Tài Lộc ...
-
Giếng Trời Là Gì? 8 Lưu ý Quan Trọng Khi Xây Giếng Trời Trong Nhà
-
Giếng Trời Là Gì? Cần Lưu ý Gì Khi Xây Giếng Trời Trong Nhà?
-
Giếng Trời Là Gì ? Thiết Kế Giếng Trời Theo Phong Thủy
-
Giếng Trời Là Gì ?
-
Giếng Trời Là Gì Và Nguyên Tắc Thiết Kế Giếng Trời - Công Ty Trần Anh
-
Kinh Nghiệm Thiết Kế Giếng Trời Cho Nhà Phố đẹp Và Hiện đại
-
Giếng Trời Là Gì? Có Nên Làm Giếng Trời Không?
-
Thiết Kế Giếng Trời Cầu Thang Hợp Phong Thủy