Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Bình Thuận (Bình Tân, TPHCM)
Có thể bạn quan tâm
Năm 1966: Cha Cố Đaminh Hoàng Duy Thanh đã dẫn một số bà con giáo dân từ Giáo Xứ Thượng Phúc, Lạc An, Tân Uyên, Bình Dương (Gp Phú Cường) đến sinh sống và lập Xứ tại Ấp Bình Thuận, xã Bình Hưng Hòa, quận Tân Bình, tỉnh Gia định (nay là Khu phố 14, Phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) Tại đây, ngài cùng bà con giáo dân xây dựng một Nhà Thờ tạm để có nơi tụ họp cầu nguyện và cử hành các Bí Tích nhưng vì vâng lời bề trên, ngài phải trở về Giáo Phận Phú Cường, để lại một đàn con côi cú…
Năm 1969-1975: Cha Đaminh Bùi Quang Tuyến nhận bài sai về làm Chánh Xứ Giáo Xứ Bình Thuận. Thời gian này ngày đã xây dựng được nhà Xứ mới và trùng tu lại ngôi Nhà Thờ đã bị xuống cấp.
Năm 1976-1979: Cha Giuse Mai Thành Hân về làm quản Xứ.
Năm 1979: Cha Hạt Trưởng Đaminh Vũ Nguyên Thiều quản nhiệm.
Năm 1979-2003: Cha Cố Anphongso Nguyễn Công Phương nhận bài sai về làm chánh xứ. Ngài đã cho xây dựng Nhà thờ mới vào năm 1995.
Năm 2001: Đức Hồng Y bổ nhiệm Cha Đaminh Nguyễn Văn Minh về làm Phụ Tá Giáo Xứ. Thời gian này ngài đã thành lập 02 Ca đoàn và tổ chức tại Gia Đình Giáo Lý.
Năm 2003-2007: Cha Andrê Trần Minh Thông nhận bài sai về làm chánh xứ. Ngài đã nâng cấp, tu sửa lại nhà xứ, xây dựng nhà sinh hoạt và các phòng giáo lý.
Năm 2007: Cha Giuse Nguyễn Văn Thanh về làm Chánh Xứ và Cha Giuse Nguyễn Văn Long về làm phụ Tá. Thời gian này, số giáo dân trong Giáo xứ đã tăng lên gấp bội nên công việc mục vụ của các ngài rất bận rộn. Mặc dầu vậy hai Cha đã làm được một số công trình quan trọng cho Giáo Xứ như: Xây dựng mới Nhà Chờ Phục Sinh, núi Đài Đức Mẹ, mái hiên che hai bên hông nhà thời, đại tu, nâng cấp nhà Chầu Thánh Thể, đài Thánh Giuse, nhà Sinh Hoạt – Hoa Viên và đặc biệt là cuối năm 2009, các Cha đã cùng với giáo dân đại trùng tu lại ngôi Thánh Đường khang trang như ngày hôm nay.
Năm 2010: Cha Giuse Lê Ngọc Đa được bổ nhiệm về làm Phụ Tá thay Cha Giuse Nguyễn Văn Long. Hiện ngài đang chỉnh đốn lại các đoàn thể và cố gắng kiến tạo sự hiệp nhất mọi thành phần trong giáo xứ để từng bước ổn định và phát triển.
Có dịp trò chuyện cùng những người từng sống tại đây trong thời điểm lập xứ mới hay rằng khó có thể hình dung được hết những khó khăn và nguyên hiểm cho cuộc sống của 8 gia đình đầu tiên theo cha Đaminh Hoàng Duy Thanh về lập xứ tại vùng “xôi đậu” này. Tiếp theo đó cũng hơn một thập kỷ càng gian nan hơn để có thể trụ lại nơi đây. Tôi nghĩ về những người đầu tiên đến lập xứ như rừng đước vùng sát biển. Họ nhất định buông rễ xuống, vun bồi vùng đất này để rồi trao lại cho những người đi sau một vùng đất mới, sẵn sàng cho sự phát triển nhiều loại thảo mộc phong phú như hình ảnh của Giáo xứ Mân côi Bình Thuận ngày nay.
Giáo xứ Mân Côi Bình Thuận ra đời như thế đó. Có mấy ai trong chúng ta ngày nay còn được nghe nhắc nhớ khởi điểm gian nan này, có mấy ai còn hình dung được Giáo Xứ này trong những ngày tháng đầy lo âu như thế.
Giáo xứ Mân Côi Bình Thuận ngày nay, là giáo xứ đông giáo dân nhất nhì thành phố và cảnh quan khang trang như một dinh thự. Nhà thờ Bình Thuận xưa là một ngôi nhà cũ kỹ ít ai biết tới cho dù có đi ngang nhìn vào, nay đã chuyển mình thành một thánh đường nguy nga, với sự đổi mới liên tục: Nhà Thờ, Nhà Chầu, Hội Trường và rồi đây sẽ là Nhà Xứ, Nhà Sinh Hoạt Giáo Lý. “Đất lành chim đậu” ngày hôm nay số giáo dân đã vượt xa sự tưởng tượng của mọi người so với thời kỳ lập xứ và sự tăng trưởng về số tín hữu dường như chưa muốn dừng lại. Cho dù hiện nay có đến 5 giờ lễ ngày Chúa Nhật, Nhà Thờ cũng không kham nổi số người tham dự thánh lễ đông đến nỗi đã ngồi tràn ra cả ngoài hàng rào. Cứ nhìn vào số người tham dự thánh lễ đêm Vọng Giáng Sinh hay Phục Sinh thì bạn có thể hiểu ngay nỗi băn khoăn của các Vị Chủ Chăn để làm sao có được bầu khí thánh lễ trang nghiêm, sốt sắng cho mọi người…
Thế nhưng sự phát triển quá nhanh của giáo xứ cũng dấy lên những nỗi lo, lo vì quy mô lớn đòi hỏi tổ chức phải chặt chẽ hơn, khối lượng công tác mục vụ giờ đây là một áp lực rất lớn cho các Vị Chủ Chăn và Hội đồng Mục vụ…
5 Đoàn thể: Gia đình Giáo lý (1.200 em) Gia đình Tận hiến (250 người) Gia đình Đa Minh (240 ĐV) Gia đình Thánh Tâm (110 ĐV ) LêgiôMarie (140 Hội viên)
5 Ca đoàn: KiTô Vua (30 Ca viên) Giới trẻ (40 Ca viên) Đa Minh (30 Ca viên) Tận hiến (20 Ca viên) Thiện Chí (30 Ca viên)
5 Ban: Chăm sóc bệnh nhân Bác ái xã hội Trật tự Lễ sinh Thừa tác viên
Giải tội: Sau các giờ Lễ ngày thường Chầu Thánh thể: Các tối thứ ba, lúc 19 giờ 30. Tối thứ sáu đầu tháng : lúc 20 giờ Ngoài ra Giáo Xứ còn có một nhà chầu Thánh thể riêng, chầu liên tục từ 06 giờ sáng đến 18 giờ tối.
Từ khóa » Giờ Lễ Giáng Sinh Nhà Thờ Bình Thuận
-
Giờ Lễ Nhà Thờ Bình Thuận 722 Tân Kỳ Tân Quý, Bình Hưng Hoà ...
-
Lịch Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Bình Thuận Năm 2022
-
Giáo Xứ Bình Thuận - Home | Facebook
-
Giáo Xứ Bình Thuận - TGP SÀI GÒN
-
Giờ Lễ Tại Các Nhà Thờ Trong Giáo Phận
-
Thánh Lễ Vọng Mừng Chúa Giáng Sinh 2021/Giáo Xứ Bình Thuận ...
-
GIỜ LỄ TẠI NHÀ THỜ BÌNH THUẬN SÀI GÒN - May áo Công Giáo
-
Giờ Lễ Giáng Sinh Tại Các Nhà Thờ TPHCM, Hà Nội Và Tỉnh Thành Khác
-
Giáo Xứ Bình Thuận, 3131 Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8
-
Giờ Lễ Giáng Sinh Tại Các Nhà Thờ ở Sài Gòn Năm 2021 đầy đủ Nhất
-
Chi Tiết Giờ Lễ Phục Sinh 2022 Giáo Phận Sài Gòn Mới Nhất
-
Cập Nhật Giờ Lễ Noel 2020 Các Nhà Thờ ở Hà Nội, Sài Gòn - Vntrip
-
Top 10 Giờ Lễ Nhà Thờ Tân Hương 2022