Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Bùi Phát (Quận 3, TP.HCM)

Năm 1954, hàng triêu người dân Miền Bắc đã vào Miền Nam sinh sống, trong số này cũng có nhiều gia đình thuộc Giáo Xứ Kính Danh Địa Phận Bùi Chu.

Họ đã lập nghiệp mới tại đất Sài Gòn. Thửa ấy, họ muốn qui tụ lại với nhau thành một cộng đồng đông đảo, sống với nhau bằng tinh thần tương thân tương ái của tình cảm đồng hương và đồng Đạo.

Do đó, hai ông Trần Vinh Quang và Trần Đức Điền cùng nhau tìm kiếm một vùng đất khả dĩ dung nạp được cộng đồng trên. Họ đã đến khu “bãi rác trên con đường Trương Minh Giảng”. Nơi đây là một vùng hoang vắng, sình lầy… được chính quyền Sài Gòn dùng làm nơi tập trung rác của thành phố Sài Gòn và Gia Định. Bãi rác này kéo dài từ dạ cầu Trương Minh Giảng (cầu Lê Văn Sỹ) chạy dài đến đường ray xe lửa (cổng xe lửa số 6)

Trên vùng đất hoang vu này, thửa ấy mới chỉ có một Họ Đạo Vườn Xoài (Họ Các Thánh Tử Đạo ) với một Nhà Nguyện nhỏ sức chứa khoảng 100 người. Số Giáo dân lúc đó cũng độ hơn kém 100 người. Những người này phần lớn là dân mộ phu trồng cao su từ trước năm 1945. Họ Đạo này do Cha Alosio Phạm Văn Nẫm quản nhiệm.

Từ việc mua đất này và qua sự chỉ dẫn của ông Mười, hai ông mới biết được khu đất trống sát nách miếng đất đã mua. Địa giới nguyên thủy của nó như sau: nó trải dài từ những số nhà trên qua chợ Bùi Phát ra đến đường rầy xe lửa.

Từ tháng 05/1955, Cha Gioan Baotixita Ngô Xuân Hảo chính thức nhận trách nhiệm lãnh đạo tinh thần của nhóm dân di cư (gồm Kính Danh vàXuân Dục) Ngài bắt tay vào việc xin lập trại định cư lấy tên là BÙI PHÁT.

Cũng trong thời điểm này, Đức Giám Mục Cassaigne – Giám Mục Địa Phận Sài Gòn cho phép được thành lập Giáo Xứ Bùi Phát.

Vào thời điểm lập trại định cư, Cha Ngô Xuân Hảo đã bổ nhiệm ông Bang Tấn làm Trưởng Trại, ông Nguyễn Minh Đăng làm thư ký. Vậy là đến năm 1956. Về mặt xã hội thì Khu Đất Trống này là TRẠI ĐỊNH CƯ BÙI PHÁT. Về Giáo Quyền thì được gọi là GIÁO XỨ BÙI PHÁT.

Nguồn: tgpsaigon.net

Từ khóa » Bùi Phát