Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Hạnh Thông Tây

Giờ lễ nhà thờ Hạnh Thông Tây:

  • Chúa nhật: 05:00, 07:30, 09:30, 16:00, 17:30, 19:00
  • Ngày thường: 04:45, 17:30

Xứ đạo Hạnh Thông Tây được thành lập năm 1861 do Linh mục Puginier gầy dựng. Ban đầu chỉ có gia đình ông Đốc phủ Ca và một vài gia đình quyền thế trong ngôi làng nhỏ có tên Hạnh Thông Tây xin gia nhập đạo. Sau đó, khoảng 400 người ngoại giáo có của cải trong làng đến xin học đạo, rồi số người càng lúc càng đông. Lúc ấy, chưa có nơi tụ họp nên một số người khá giả đã hiến tặng ngôi đình thờ làng của họ để dựng ngôi nhà nguyện. Thế là ngôi giáo đường đầu tiên hình thành.

Thăng trầm theo thời gian, nhà thờ đầu tiên do cha Jourdain xây dựng đã được cha Tôma Dưỡng cất lại, còn nhà thờ hiện nay dược xây dựng vào năm 1921 dưới thời Linh mục Matthêu Hồ Tấn Đức làm cha sở (1921-1939). Đây là một di tích tôn giáo vừa cổ kính vừa độc đáo. Nhà thờ được xây dựng trên diện tích 560 m2, chiều cao là 20m. Ban đầu tháp chuông có hình tháp nhọn, nhưng vì đây là vùng có nhiều máy bay quân sự bay qua nên cơ sở Hàng không Đông Dương đã xin Đức Giám Mục J. Cassaigne cho hạ thấp tháp chuông nhà thờ Hạnh Thông Tây theo văn thư đề ngày 29/10/1953. Từ đó, tháp chuông có hình vuông như hiện nay.

Bên trong nhà thờ được trang trí bằng đá và gỗ quí. Trên cung thánh, có ba bàn thờ bằng cẩm thạch. Mặt bàn thờ là một khối cẩm thạch màu trắng, chạm trổ chung quanh bằng cẩm thạch vàng. Vì vậy, khi được chiếu sáng, chúng sẽ ánh lên một màu vàng óng. Trần nhà thờ đúc hình vòm cung, phết nhũ vàng. Trên cùng là hình ảnh Chúa Giêsu hấp hối trên Thánh Giá, xung quanh có Đức Mẹ, Thánh Gioan, các phụ nữ và lính canh.

Ngày trước, việc an táng các vị ân nhân trong nhà thờ hàm ý cộng đoàn biết ơn vị ấy nên không ai ngạc nhiên khi thấy bên cánh trái nhà thờ là mộ phần Ông Denis Lê Phát An, người dâng cúng đất, toàn bộ chi phí xây dựng và đồ dùng trong Thánh đường. (ông Denis Lê Phát An là con ông Lê Phát Sĩ, tức Huyện Sĩ, là cháu chắt của Thánh tử đạo Matthêu Lê Văn Gẫm). Bên cánh phải là mộ phần của người vợ: Bà Anna Trần Thị Thơ. Cả hai mộ đều làm bằng đá cẩm thạch Ý, điêu khắc rất kỳ công.

hật đáng quý cho một giáo xứ với ngôi Thánh đường chứa đựng chiều dài thời gian và cả hành trình đức tin của người giáo dân vùng Gò Vấp này. Như vậy, sau Năm Thánh 2010, giáo xứ Hạnh Thông Tây sẽ hân hoan mừng kính 150 năm thành lập giáo xứ.

Các vị chủ chăn qua từng thời kỳ

1. Cha Paul-Francois Puginier 1861-1862 sau là Giám mục2. Cha Phêrô Nguyễn Phước Chính 1900-19113. Cha Mátthêu Hồ Tấn Đức 1912-19394. Cha Gioan Baotixita Nguyễn Tứ Quý 1939-19445. Cha Phaolô Nguyễn Văn Lý 1944-19596. Cha Phêrô Trần Văn Thông 1959-19617. Cha Anrê Nguyễn Văn Đại 1961-19688. Cha Micae Nguyễn Khoa Học 1968-19749. Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Tam 1974-197510. Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Thu 1975—198111. Cha Đôminicô Võ Văn Tân 1991-2005

– Cha phụ tá Phanxicô Salêsiô Nguyễn Quốc Hoàng 2001-2003– Cha phụ tá Denis Phạm Bùi Vượng 2003-2005

12. Cha Clementê Lê Minh Trung 2005- đến nay.

– Cha phụ tá Giuse Vũ Văn Quyên 2007-2010– Cha phụ tá Đaminh Nguyễn Văn Ngọc 2010-2011– Cha phụ tá Giuse Huỳnh Thanh Phương 2011-đến nay.

Xây dựng đời sống đức tin – Quy tụ dân Chúa thành Gia đình Họ đạo

Các vị chủ chăn quan tâm đặc biệt việc xây dựng đời sống đức tin cho mỗi người trong họ đạo. Nhất là Cha Clementê Lê Minh Trung khi về Hạnh Thông Tây đã đặt Mình Thánh Chúa hàng ngày từ sau lễ sáng đến 16g cho mọi người Chầu; tổ chức giờ kinh Lòng Thương xót Chúa mỗi ngày vào lúc 15g; mở các lớp Giáo lý cho người lớn, giới trẻ và thiếu nhi…

Chung tay cộng tác với các vị chủ chăn có Hội đồng Mục vụ Giáo xứ:

Hiện nay Hội đồng Mục vụ Giáo xứ gồm:

• Ban Thường vụ (7 vị)

• 10 giáo khu: Đức Mẹ vô nhiễm, Đức Mẹ Fatima; Đức Mẹ Hằng cứu giúp, Đức Mẹ Lavang; Đức Mẹ Hồn xác lên Trời; Nữ vương Hoà Bình; Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu; Đức Mẹ Lộ Đức; Đức Mẹ Môi Khôi; Nữ vương các Thánh Tử Đạo.

• Các hội đoàn: Thiếu nhi Thánh Thể (gần 1000 em đang theo học giáo lý); Hội các bà Mẹ Công giáo, Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm, Hội Legio-Mariæ, Huynh đoàn Đaminh, Dòng Ba Cát Minh, Thánh kinh cầu nguyện, Hội Bác ái Vinh Sơn, Hội Martinô (chăm sóc bệnh nhân); Hội Mátta (chăm sóc nhà Chúa); Gia đình Tận hiến Đức Mẹ, Thừa tác viên Thánh Thể, các ban: Ban Phụng vụ, Ban Giáo lý, Ban Trật tự, Ban cây xanh.

Nguồn: tgpsaigon.net

Từ khóa » Giờ Lễ ở Nhà Thờ Hạnh Thông Tây