Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Vườn Xoài
Có thể bạn quan tâm
VÀI NÉT LỊCH SỬ ĐỊA DANH VƯỜN XOÀI
Từ phía Nam đèo Ngang – Hoành sơn đi dần dần vào đến Cà Mau, Hà Tiên, dân Việt thực hiện cuộc di dân có tính tổ chức bắt đầu từ năm 1623 khi quốc vương Chân Lạp Chei-Chetta II (1568-1635) di dân lập dinh điền ở Mô Xoài (Mỗi Xuy) gần Bà Rịa. Từ đó, dân Việt Nam Khai khoang lập ấp trên các vùng cứ địa nhưng màu mỡ như “ Tằm ăn lá dâu” ngày càng đông.
Đến năm Mậu Thân 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh (Kính 1650-1700) lấy xứ Sài Côn lập huyện Tân Bình tức Gia Định ngày nay. Sang thế kỷ XVIII, nhiều thôn ấp phát triển, làng xã được thành lập, như xã Tân Sơn Nhất, Tân Sơn Nhì ra đời năm 1749 (Huỳnh Lứa “ Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” nhà xuất bản Tp.Hồ Chí Minh, 1987, trang 144, 146)
Sinh sống trong các xã thôn, có những người Công Giáo làm nương rẫy, trồng lúa nước. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, nông dân còn lập vườn cây ăn trái, trồng mít, trồng xoài. Cũng có những giống cây mới từ nước ngoài đưa vào như măng cụt, được Đức cha Bá Đa Lộc đem từ đảo La Sonde ở mạn nam Indonesia trồng thử vào cuối thế kỷ XVIII (Huỳnh Lứa “ Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” nhà xuất bản Tp.Hồ Chí Minh, 1987, trang 144, 146).
Đức cha Bá Đa Lộc, tên Pháp là Pigneau De Béhaine, vị giám mục thứ 7 giáo phận Đàng Trong (1771-1799), trong thời gian lưu trú tại Thị Nghè, từ tháng 7/1789, thường tới vùng Chí Hòa thuộc xã Tân Sơn Nhất. Đức cha có gặp một số giáo dân đi làm rẫy sinh sống tại đây, thường chiều tối tụ tập nhau đọc kinh. Đức cha quy tụ giáo dân dựng lên một nhà nguyện. Đức cha cũng nhường một vùng đất cao ráo làm nơi nghỉ mát của Đức cha, nơi đây khí hậu mát mẻ, quang cảnh đẹp, tĩnh mịch
Là một người ưa thích trồng các loại cây ăn trái, Đức cha đem các giống xoài về trồng chung quanh nhà nghỉ mát, nhà nguyện, rồi cho trồng khắp vùng Chí Hòa. Sau này, người ta còn thấy nhiều gốc xoài rất lớn 50-60 năm tuổi xung quanh nhà thờ Chí Hòa ( theo tư liệu của ông Lêô Nguyễn Văn Quý, thư ký Tòa Giám mục Sài Gòn)
Thuở ấy, một vùng rộng lớn từ Chí Hòa, Hòa Hưng vòng lên đến Phú Nhuận là vùng hoang vắng, người ta trồng cây ăn trái. Khu vực ngày nay dân gian gọi là “Lăng Cha Cả” ngày xưa um tùm rừng mít, rừng xoài, dân gian gọi vùng trồng xoài rộng lớn là “Vười Xoài”những nơi gò cao cũng trồng xoài gọi là “Gò Xoài”.
Địa danh Vườn Xoài xuất hiện và tham dự vào lịch sử Giáo hội kể từ đó.
Vườn Xoài Sở Rác từ năm 1946-1947
1/ Xuất xứ tên gọi “ Vườn Xoài Sở Rác”
Giai đoạn 1946 -1947 là thời chiến tranh, người lao động sống chen chúc ở vùng ven đô, như vùng Vườn Xoài, Gò Xoài, Chí Hòa, ở ven kênh Nhiêu Lộc, chạy đến xuống vùng Lăng Cha Cả. Trong đám lưu dân này có người Công Giáo, sống đông đúc ở vùng Chí Hòa, còn lại rải rác ở vùng Vười Xoài. Vùng này lúc bấy giờ hoang vu, um tùm lau lách cỏ dại, lạch nước quanh co gò nỗng. Đô thành Sài Gòn Gia Định dùng làm bãi rác, do đó được gọi là vùng “ Vườn Xoài Sở Rác”.
Trên vùng đất “Vườn Xoài Sở Rác” vào năm 1947, là vùng hoang vắng đồng không mông quạnh, quanh vùng rộng lớn “Vườn Xoài Sở Rác” nổi bật lên cao nhất là Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Trên vùng đất ấy, sinh sống vài chục gia đình Công Giáo lều tranh vách ván lụp xụp, họ sinh sống bằng nghề lượm rác, ve chai hoặc chăn nuôi bò 2/ Đức Giám mục Sài Gòn Jean Cassaigne thành lập “Giáo Điểm Vườn Xoài Sở Rác” Số người có đạo gồm những dân phiêu cư. Cũng có những giáo dân ở họ đạo Chí Hòa. Bấy giờ, linh mục Anrê Nguyễn Văn Đại, cha sở họ đạo Phú Nhuận, quan tâm giúp đỡ mục vụ cho nhóm giáo dân ở “Vườn Xoài Sở Rác”. Đồng thời linh mục Giuse Phạm Văn Thiên, cha sở họ Chí Hòa, cũng quan tâm vì trong nhóm giáo dân này có một số vốn thuộc họ Chí Hòa.
Cha Giuse Phạm Văn Thiên bàn xin Đức Cha Sài Gòn cho lập một giáo điểm tại Vườn Xoài Sở Rác. Đức cha Jean Cassaigne, Giám mục Tổng Tòa Giáo Phận Sài Gòn, chấp thuận lập giáo điểm và ủy thác linh mục Anrê Nguyễn Văn Đại lãnh nhiệm thành lập và chăm sóc mục vụ cho giáo hữu.Giáo điểm được gọi tên: “Giáo Điểm Vườn Xoài Sở Rác”.Tên gọi này được dùng trên giấy tờ sổ sách của giáo điểm, trong sổ rửa tội và trong dấu mộc một thời gian khá dài. CÁC LINH MỤC ĐÓNG GÓP, XÂY DỰNG GIÁO ĐIỂM VƯỜN XOÀI 1/ Linh mục Anrê Nguyễn Văn Đại – Sinh ngày 20-11-1909 tại xã Hòa Bình,Gia Định – Năm 1922 ngài vào Tiểu Chủng viện Sài Gòn – Ngày 19/9/1937 ngài thụ phong linh mục tại Sài Gòn, do Đức Giám mục Dumortier chủ tế ấn phong – Cha đã từng lãnh trách nhiệm coi sóc mục vụ ở các giáo xứ như: Lương Hòa, Cái Bèo, Phước Khánh, Biên Hòa, Tâm Hưng, Phú Nhuận, và từng giảng dạy tại Tiểu Chủng viện Sài Gòn. – Tuy đang làm chánh xứ Phú Nhuận nhưng hàng tuần cha đều đến giúp mục vụ cho nhóm giáo dân ở giáo điểm Vườn Xoài. Cha vận động dựng nên một nhà nguyện nhỏ. Ông bà Huyện Nhơn dâng cúng đất,Tòa Giám mục cũng cho tiền mua đất. Vị trí nhà nguyện lúc đó từ đường Trương Minh Giảng cũ (Lê Văn Sỹ hiện nay) kéo dài tới lạch nước. Nhà nguyện lợp ngói âm dương, vách ván dài 8m, rộng 5m, phía sau cung thánh là vách đất nhồi rơm2/ Giám mục Aloisio Phạm Văn Nẫm – Đức cha Aloisiô sinh ngày 17/9/1919 tại Cao Lãnh Đồng Tháp,vốn thuộc gia đình không công giáo,đến ngày 31/1/1934 mới nhận Bí Tích Rửa Tội lúc 16 tuổi.Sau đó,cả gia đình ngài đều được rửa tội theo đạo công giáo – Năm 1938 cha vào học Tiểu Chủng Viện Penang (Malaysia). Đến 1945 ngài trở về Việt Nam,học tại Chủng Viện Cái Nhum – Ngày 19/9/1948 ngài thụ phong linh mục do Đức cha Cassaigne làm chủ lễ phong chức. Sau đó, cha được giữ lại giảng dạy tại Tiểu Chủng viện Sài Gòn – Kể từ tháng 4/1950 giáo điểm Vườn Xoài mới thành lập, tân linh mục Aloisiô đang giảng dạy tại Tiểu Chủng viện Sài Gòn thì được Đức Cha Jean Cassaigne cử về giúp cha An-rê Đại để lo cho giáo điểm. Tại giáo điểm này, trong các ngày Chủ Nhật, vào dịp tuần thánh, dịp lễ giáng sinh, Đức cha Aloisiô đều cùng một số cha bạn ở Tiểu Chủng viện đến giúp mục vụ, dạy pháp lý, tập hát, tĩnh tâm, sinh hoạt thiếu nhi…..Ngoài ra,Đức cha còn đến các nhà buôn để xin gỗ về làm vách nhà nguyện của giáo dân. Tháng 6/1956 ngài đươc bài sai phụ trách họ đạo Tân Phước. Ngày 2/2/1978 ngài được tấn phong Giám mục với chức vụ GM phụ tá Giáo Phận TP HCM, kiêm Tổng Đạị diện Giáo Phận. Ngày 30/6/2001, Đức cha qua đời tại TP HCM, hưởng thọ 82 tuổi. Trong đó, 63 năm làm linh mục và 23 năm làm Giám mục. 3/ Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi – Đức cha Nicôla sinh ngày 1/5/1927 tại Xóm Chiếu, Vĩnh Hội, Sài Gòn. Năm 1950 du học tại Pháp, về nước 1953. Thời gian này, ngài vừa giảng dạy tại Tiểu Chủng viện Sài Gòn vừa cùng cha Aloisiô Phạm Văn Nẫm phụ giúp cha An-rê Đại lo cho giáo điểm Vườn Xoài. Đức cha Nicôla còn mời các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá ở Chợ Quán đến giúp mục vụ giáo điểm Vườn Xoài. – Ngày 29/6/1957 ngài thụ phong linh mục – Ngày 29/7/1974 ngài được tấn phong Giám mục, Giáo phận Phan Thiết Theo Kỷ Yếu giáo xứ Vườn Xoài, năm 2005 nguồn: http://giaoxuvuonxoai.comTừ khóa » Giờ Lễ Giáng Sinh Nhà Thờ Vườn Xoài
-
GIỜ LỄ MỪNG CHÚA GIÁNG SINH - GIÁO XỨ VƯỜN XOÀI
-
Giờ Lễ Nhà Thờ Vườn Xoài 413 Lê Văn Sỹ, P.12, Quận 3 Tp Hcm, Giờ ...
-
Lịch Giờ Lễ Nhà Thờ Giáo Xứ Vườn Xoài Năm 2022
-
- Posts | Facebook
-
Giáo Xứ Vườn Xoài: Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh - TGP SÀI GÒN
-
Tổng Giáo Phận Sài Gòn Nhà Thờ Giáo Xứ Vườn Xoài
-
Chi Tiết Giờ Lễ Phục Sinh 2022 Giáo Phận Sài Gòn Mới Nhất
-
Giờ Lễ Giáng Sinh Tại Các Nhà Thờ ở Sài Gòn Năm 2021 đầy đủ Nhất
-
Giờ Lễ Giáng Sinh Tại Các Nhà Thờ TPHCM, Hà Nội Và Tỉnh ...
-
Giờ Lễ Giáng Sinh Tại Các Nhà Thờ TPHCM, Hà Nội Và Tỉnh Thành Khác
-
Giáo Xứ Tân Định – Thánh Tâm Chúa Giêsu
-
Giờ Lễ Giáng Sinh 2019 Một Số Nhà Thờ Trong TGP Sài Gòn
-
Giờ Lễ Nhà Thờ Vườn Xoài