Giờ ở Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Khoản mục Wikidata
Giờ chính thức hiện hành của Việt Nam được quy định trong quyết đinh số 134/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc sửa đổi điều 1 của quyết định số 121/CP ngày 8 tháng 8 năm 1967 của Hội đồng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo điều 1 của quyết định 134/2002/QĐ-TTg thì giờ chính thức của Việt Nam được lấy theo "múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế".[1]
Múi giờ được gọi là "múi giờ thứ 7 theo hệ thống múi giờ quốc tế" trong quyết định số 134/2002/QĐ-TTg đã liên tục được dùng làm giờ chính thức của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và trước đó là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ngày 1 tháng 1 năm 1968 theo quyết định số 121/CP ngày 8 tháng 8 năm 1967 của Hội đồng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về việc tính lịch và quản lý lịch của nhà nước. Theo điều 1 của quyết định số 121/CP thì Việt Nam "nằm hoàn toàn trong múi giờ thứ 7, theo hệ thống múi giờ quốc tế", giờ chính thức của Việt Nam là "giờ của múi giờ thứ 7".[1]
Việt Nam sử dụng cách viết giờ là 24 giờ. Trong văn nói thường ngày, người ta cũng thường sử dụng định dạng 12 giờ (nhưng cần chỉ rõ thêm đó là giờ buổi nào: sáng, trưa, chiều, tối, thay vì theo chữ viết tắt Latinh a.m. và p.m). Để đồng bộ hóa quy chuẩn của các thiết bị công nghệ sử dụng đồng hồ 12 giờ, đôi khi người ta cũng viết là "SA" ("sáng" tương đương "AM") và "CH" ("chiều" tương đương "PM") mặc dù trong thực tế đó có thể là một giờ không rơi vào hai định nghĩa này.
Việt Nam chưa từng và hiện vẫn không áp dụng quy ước giờ mùa hè.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]- Sau khi xây dựng Đài thiên văn Phù Liễn, chính quyền Đông Dương thuộc Pháp đã thông báo rằng toàn bộ cả nước (bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, cũng như Campuchia, Lào và Quảng Châu Loan của Trung Quốc) đều thuộc về múi giờ của kinh độ 104°17’17"Đ kể từ 00:00 ngày 1 tháng 7 năm 1906.
- Vào năm 1911, Pháp sử dụng giờ GMT+0 (giờ Greenwich) làm giờ chính thức, và dùng cho đến năm 1940 (giờ GMT+1 được dùng trong các mùa hè từ năm 1916 đến 1940), bắt buộc Liên bang Đông Dương sử dụng giờ GMT+7 từ 00:00 ngày 1 tháng 5 năm 1911.
- Sau khi Chính quyền Vichy thay đổi múi giờ, Đông Dương chuyển sang múi giờ GMT+8, bỏ qua 60 phút vào lúc 23:00 ngày 31 tháng 12 năm 1942.
- Sau đó Nhật Bản xâm chiếm toàn bộ Đông Dương thuộc Pháp. Các khu vực thuộc Đông Dương từ đó chuyển sang múi giờ Tokyo (GMT+9), bỏ qua 60 phút vào 23:00 ngày 14 tháng 3 năm 1945.
- Sau sự kiện Cách mạng Tháng Tám, chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vặn lùi 2 giờ đồng hồ kể từ 24:00 ngày 1 tháng 9 năm 1945 về múi giờ GMT+7.[2]
- Từ ngày 1 tháng 4 năm 1947, các vùng nằm dưới sự kiểm soát của Pháp ở Việt Nam, Lào và Campuchia sử dụng múi giờ GMT+8. Các vùng nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền cách mạng sử dụng múi giờ GMT+7.
- Hiệp định Geneve được ký kết, Lào chính thức sử dụng múi giờ GMT+7 từ ngày 15 tháng 4 năm 1954, Hà Nội từ tháng 10 năm 1954, Hải Phòng từ tháng 5 năm 1955.
- Từ 01:00 ngày 1 tháng 7 năm 1955, giờ chính thức và pháp định của miền Nam Việt Nam lùi 1 giờ đồng hồ về múi giờ GMT+7.[3]
- Từ 23:00 ngày 1 tháng 1 năm 1960, miền Nam Việt Nam bỏ qua 60 phút, chuyển lên múi giờ GMT+8.[4]
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định múi giờ chính thức của miền Bắc là GMT+7 từ tháng 1 năm 1968.[5]
- Sau khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất sử dụng múi giờ UTC+7 với Sài Gòn (và các vùng phía nam) kéo dài 60 phút vào ngày 13 tháng 6 năm 1975.
Phân chia thời gian trong ngày
[sửa | sửa mã nguồn]Thời gian ở Liên bang Đông Dương
[sửa | sửa mã nguồn]Thời kỳ sử dụng | Chênh lệch so với GMT | Ghi chú |
---|---|---|
Trước ngày 01 tháng 7 năm 1906 | UTC+07:06:40 | Giờ địa phương |
01 tháng 7 năm 1906 – 30 tháng 4 năm 1911 | UTC+07:06:30 | Giờ Pháp |
01 tháng 5 năm 1911 – 31 tháng 12 năm 1942 | UTC+07:00 | Giờ Đông Dương |
01 tháng 1 năm 1943 – 14 tháng 3 năm 1945 | UTC+08:00 | Giờ chuẩn Sài Gòn |
15 tháng 3 năm 1945 – tháng 9 năm 1945 | UTC+09:00 | Giờ chuẩn Nhật Bản |
Tháng 9 năm 1945 – Thực thi Hiệp định Genève | UTC+08:00 | Giờ chuẩn Sài Gòn |
Giờ ở miền Bắc Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Thời kỳ sử dụng | Chênh lệch so với GMT | Ghi chú |
---|---|---|
2 tháng 9 năm 1945 – 31 tháng 3 năm 1947 | UTC+07:00 | Giờ Đông Dương |
01 tháng 4 năm 1947 – Thực thi Hiệp định GenèveSau khi thực thi | Không có giờ chuẩn:
| |
01 tháng 1 năm 1968 – 12 tháng 6 năm 1975 | UTC+07:00 | Giờ Đông Dương |
Giờ ở miền Nam Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Thời kỳ sử dụng | Chênh lệch so với GMT | Ghi chú |
---|---|---|
Thực thi Hiệp định Genève – 30 tháng 5 năm 1955 | UTC+08:00 | Giờ chuẩn Sài Gòn |
01 tháng 7 năm 1955 – 31 tháng 12 năm 1959 | UTC+07:00 | Giờ chuẩn Sài Gòn |
01 tháng 1 năm 1960 – 12 tháng 6 năm 1975 | UTC+08:00 | Giờ chuẩn Sài Gòn |
Giờ ở nước Việt Nam thống nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Thời kỳ sử dụng | Chênh lệch so với GMT | Ghi chú |
---|---|---|
13 tháng 6 năm 1975 – nay | UTC+07:00 | Giờ Đông Dương |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC)
- Múi giờ
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Bộ Nội vụ ra Nghị định đặt lại giờ chính thức ở Việt Nam” Lưu trữ 2020-11-16 tại Wayback Machine. Bộ Nội vụ, truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2020.
- ^ Võ, Nguyên Giáp (29 tháng 9 năm 1945). “Nghị định ngày 1 tháng 9 năm 1945 của Bộ Nội vụ”. Việt Nam Dân Quốc Công Báo. Bộ Nội vụ. 1: 13. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ Ngô, Đình Diệm (2 tháng 7 năm 1955). “Dụ số 46 ngày 25 tháng 6 năm 1955”. Công Báo Việt Nam. 92: 1780-1781. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ Ngô, Đình Diệm (2 tháng 1 năm 1960). “Sắc lệnh số 362-TTP ngày 30 tháng 12 năm 1959”. Công Báo Việt Nam. Đệ-nhất Tam-cá-nguyệt năm 1960. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2024.
- ^ Quyết định số 121-CP của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 8 tháng 8 năm 1967
Tài liệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Tiến Bình (2005), Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI (1901-2100), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hanoi.
- Giờ ở Việt Nam
- Giờ ở Đông Nam Á
- Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback
- CS1: giá trị quyển dài
Từ khóa » Giờ Của Việt Nam
-
Thời Gian ở Hà Nội, Việt Nam Hiện Tại
-
Thời Gian ở Vietnam, Guaynabo, Puerto Rico Hiện Tại
-
Hanoi, Việt Nam (UTC +7), Múi Giờ - ConvertWorld
-
Giờ Việt Nam: Múi Giờ Tại Việt Nam So Với Các Nước Trên Thế Giới
-
Múi Giờ Là Gì? Múi Giờ Việt Nam Là Bao Nhiêu
-
Giờ Của Việt Nam
-
Múi Giờ Việt Nam Trùng Với Nước Nào? Chênh Lệch Múi ... - Travelgear
-
Múi Giờ Của Phần Lan Là Bao Nhiêu? - AFL
-
Múi Giờ Là Gì? Việt Nam Nằm Trong Múi Giờ Số Mấy?
-
Giờ Hàn Quốc Chênh Lệch Với Giờ Việt Nam Như Thế Nào?
-
Múi Giờ Việt Nam Là Số Mấy? Ký Hiệu Múi Giờ Việt Nam
-
Múi Giờ Chuẩn Việt Nam So Với Múi Giờ Các Nước Trên Thế Giới
-
Múi Giờ Đức So Với Việt Nam Chênh Lệch Như Thế Nào? - ANB Vietnam