Giờ Quốc Tế UTC, GTM Là Gì? Phân Biệt Giờ Quốc Tế, Giờ Mặt Trời

Giờ quốc tế hay còn gọi là giờ thế giới là gì? Đây là khái niệm dùng để chỉ mốc thời gian được lấy làm thống nhất giờ giao dịch cho các nước trên Thế Giới. Nó được đưa ra bởi Hội đo lường Quốc tế, được các quốc gia ghi nhận. GMT được quy ước là thời gian chuẩn quốc tế đầu tiên được sử dụng. Tuy nhiên, sau này nó đã được thay bằng giờ phối hợp quốc tế UTC. Cụ thể sự khác biệt giữa các cách quy ước này ra sao, hãy cùng tìm hiểu!

Bài viết nổi bật:

  • Cách tính giờ trên Trái Đất: những sự thật thú vị về múi giờ
  • Danh sách những nước ít dân nhất thế giới

Nội dung bài viết

  • 1 Các khái niệm xung quanh giờ quốc tế
    • 1.1 Giờ quốc tế GMT là gì?
    • 1.2 Giờ quốc tế UTC là gì?
    • 1.3 Phân biệt giờ quốc tế GMT với UTC
  • 2 Phân biệt giờ quốc tế với giờ địa phương, giờ mặt trời
    • 2.1 Giờ địa phương
    • 2.2 Giờ quốc tế
    • 2.3 Giờ mặt trời

Các khái niệm xung quanh giờ quốc tế

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu lý do tại sao giờ trên các nước lại không giống nhau. Thậm chí trong 1 quốc gia, giữa các khu vực lãnh thổ lại có sự bất đồng về giờ trên đồng hồ.

Đơn giản vì Trái Đất hình cầu, nó quay quanh chính nó và quanh mặt trời theo quỹ đạo. Dẫn đến các vùng được chiếu sáng (ban ngày) và các vùng khuất sáng (ban đêm) không đều nhau. Vì thế mới tạo ra sự chênh lệch về giờ giữa các vùng lãnh thổ. Và để quy ước các mốc thời gian, người ta sử dụng đến khái niệm “múi giờ”.

Múi giờ là một vùng trên Trái Đất mà người ta quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn, thường được gọi như là giờ địa phương. Về mặt quy ước, đồng hồ các nước trên thế giới tại khu vực múi này sẽ chạy theo cùng mốc thời gian.

Theo quy ước phổ biến, người ta dùng 24 đường kinh tuyến để chia địa cầu thành 24 phần bằng nhau. Tạo ra các múi giờ quốc tế chênh lệch nhau đúng 1 giờ. Tuy nhiên, việc chia múi giờ còn phụ thuộc vào thỏa thuận chung của các nước. Đặc biệt là yếu tố về vùng lãnh thổ quốc gia (phân chia giờ theo ranh giới). Cho nên trên thế giới có nhiều ngoại lệ mà các múi giờ liền kề nhưng chênh lệch thời gian không bằng 1 giờ.

Sự chênh lệch về giờ khiến các hoạt động di chuyển của các vùng quốc gia bị mâu thuẫn thời gian. Đó là lý do người ta cần có một múi giờ chung, gọi là “giờ quốc tế”.

Giờ quốc tế là khái niệm dùng để thống nhất mốc giờ giao dịch cho các nước, do Hiệp hội đo lường Quốc tế đưa ra”.

giờ các nước

Dựa vào chuyển động biểu kiến của Trái Đât quanh mặt trời, người ta đưa ra quy ước về “thời gian”

Giờ quốc tế GMT là gì?

Anh là quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm về “giờ thế giới”. Nó bắt đầu được sử dụng trong ngành đường sắt Anh vào 1/12/1847. Đồng hồ tại các khu vực này đều chỉ cùng mốc thời gian tại đường kinh tuyến đi qua đài Thiên văn Hoàng gia Greenwich. Tín hiệu điện tín được phát đầu tiên tại đài này vào 23/8/1852.

Đến năm 1885, 95% các đồng hồ thời gian tại Anh đã dùng múi giờ này, sau đó thì chính thức đưa vào luật.

Giờ quốc tế đầu tiên này được đặt tên là GMT – viết tắt của Greenwich Mean Time. Nó chính thức trở thành giờ thế giới vào năm 1884, do Hội Đo lường Quốc tế thống nhất. Như vậy, giờ các nước trên thế giới lần đầu tiên đã có sự quy định thống nhất.

Giờ GMT được tính căn cứ theo sự chuyển động của trục Trái Đất (coi là tròn) trong 1 ngày. Bắt đầu tính từ 12h trưa hôm trước đến 12h trưa ngày hôm sau.

giờ thế giới

Múi giờ GMT các nước trên Thế Giới

Giờ quốc tế UTC là gì?

Trên thực tế, quỹ đạo Trái Đất không phải hình tròn mà là hình Elip gần đều. Điều này khiến cho đồng hồ thế giới tính bằng GMT có độ sai lệch khá cao. Sự thay đổi này mặc dù rất nhỏ nhưng tác động rất lớn đến các hoạt động khoa học. Vì thế mà sau này, thời gian phối hợp quốc tế ra đời – UTC đã thay thế cho GMT.

UTC là viết tắt của Coordinated Universal Time, chuẩn quốc tế về ngày và giờ, được tính toán trên phương pháp nguyên tử.

Hiện UTC được duy trì bởi phòng cân đo quốc tế BIPM (Bureau International des Poids et Mesures).

Đo UTC được tính trong 1 ngày từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm ngày hôm sau.

Cách tính UTC bảo đảm về độ lệch thời gian thông qua “giây nhuận”, giữ nó trong khoảng 0.9 giây. Vì thế đôi lúc sẽ có thời gian T23.59:60, tức là đôi khi sẽ có giây thứ 60 chứ không nhất thiết là 59. 

UTC được dùng để đồng bộ hóa thời gian trên Thế Giới và được công nhận đến nay. Mặc dù thời gian quy ước bằng GMT còn khá phổ biến.

giờ quốc tế

Quy ước giờ thế giới UTC

Phân biệt giờ quốc tế GMT với UTC

Tiêu chí

Giờ quốc tế GMT

Giờ quốc tế UTC

Tên viết tắt

Greenwich Mean Time

Coordinated Universal Time

Phương pháp đo lường

Căn cứ quan sát thiên văn tại Greenwich

Phương pháp đo nguyên tử

Chênh lệch thời gian

Chênh lệch trên các phân số của giây, trên mục đích giao thương thì GMT và UTC tương đương nhau. Chủ yếu độ lệch có ý nghĩa với lĩnh vực khoa học.

Căn cứ tiêu chuẩn

Thời gian theo tiêu chuẩn quốc gia

Thời gian internet dựa trên tiêu chuẩn thời gian

Kí hiệu

GMT Giờ:phút

Ví dụ: 9:20 là 9 giờ 20 phút sáng

Viết bằng 4 chữ số không ngăn cách bằng dấu, hai số đầu chỉ giờ hai số sau chỉ phút

Ví dụ: UTC 1830 là 6 giờ 30 phút tối

Phân biệt giờ quốc tế với giờ địa phương, giờ mặt trời

giờ các nước trên thế giới

Phân biệt các phương thức đo lường thời gian

Một số khái niệm về giờ địa phương, giờ thế giới, giờ mặt trời có thể gây nhầm lẫn cho bạn. Sau đây là cách phân biệt cụ thể các khái niệm quy ước về thời gian phổ biến:

Giờ địa phương

Giờ địa phương là quy định thời gian được xác định tại một kinh độ xác định cho mỗi vùng/địa phương trong một nước. Những nơi nằm trong cùng một kinh tuyến, và có góc mặt trời hay còn gọi là điểm xuân phân như nhau. 

Nếu hai nơi tồn tại một hiệu số kinh độ thì góc giờ của một thiên thể nào đó quan sát tại hai vị trí đó, trong cùng thời gian vật lý là khác nhau.

Ví dụ: 

  • Kinh độ của Hà Nội là 105°52′
  • Kinh độ của Hải Phòng là 106°43′
  • Lấy 105°52′ – 106°43′ = 51′ = 3 phút 24 giây
  • Kết luận: Giờ địa phương Hải Phòng lớn hơn giờ địa phương Hà Nội 3 phút 24 giây

Tuy nhiên, giờ địa phương (GĐP) chủ yếu được dùng trong các nghiên cứu thiên văn. Chúng ít có giá trị ngoài đời sống vì tạo ra quá nhiều bất đồng về thời gian trong một vùng lãnh thổ.

Giờ quốc tế

Là hệ thống quy định thời gian do Hiệp hội Đo lường quốc tế đưa ra. Dùng để thống nhất chung các quy chuẩn về thời gian mà trước đây là giờ GMT, hiện nay là giờ UTC.

Giờ mặt trời

Là cách chia thời gian theo các kinh tuyến. 24 kinh tuyến tương ứng với 24 múi giờ, mỗi múi giờ chênh lệch nhau đúng 1 tiếng (15 độ). Các địa phương nằm trong cùng một kinh tuyến sẽ thống nhất với nhau về thời gian quy ước.

Trên đây là phần giải đáp Phân biệt giờ quốc tế – giờ địa phương – giờ mặt trời. Đồng hồ thời gian thực chất chỉ là cách con người quy ước dựa trên các căn cứ vận hành tự nhiên của vũ trụ. Vì thế, tùy vào cách thức nghiên cứu và nhu cầu sử dụng mà có nhiều cách tính toán thời gian khác nhau. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ các phương pháp đo lường và hiển thị thời gian.

Bài viết liên quan khác:

  • Những đồng tiền có mệnh giá cao nhất thế giới
  • Bảng thống kê mã vùng số điện thoại các nước trên thế giới
  • Thế giới có bao nhiêu quốc gia (nước) và vùng lãnh thổ?
  • Danh sách Tên các nước (quốc gia) trên thế giới bằng tiếng Việt
  • Liên Hợp Quốc có bao nhiêu thành viên

Nguồn: Kiến thức tổng hợp

Từ khóa » Giờ Quốc Tế Không Phải Là Giờ được Tính Theo