"Giờ Vàng" Cứu Người Bị đột Quỵ
Có thể bạn quan tâm
Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, xếp hàng thứ 3 về bệnh gây tử vong, sau ung thư và tim mạch. Theo giáo sư Stephen Davis, Chủ tịch Tổ chức Đột quỵ Thế giới, mỗi năm toàn cầu có 16 triệu ca đột quỵ và khoảng 6 triệu ca tử vong. Hơn 2 thập kỷ qua, gánh nặng của đột quỵ đã tăng 26%. Trên 80% trường hợp xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình – nơi đột quỵ được coi là một đại dịch. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200 ngàn người bị đột quỵ và tỉ lệ này có khuynh hướng ngày càng gia tăng.
Ai dễ bị đột quỵ?
Theo BS Nguyễn Trung Anh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, ai cũng có thể bị đột quỵ, tuổi cao nguy cơ nhiều hơn, phụ nữ dễ bị đột quỵ hơn nam. Những người cao huyết áp, những người uống rượu bia, phụ nữ hơn 35 tuổi kèm tăng huyết áp, phụ nữ có thai, người béo phì, đái tháo đường, bệnh lupus, chứng đau nửa đầu, uống thuốc ngừa thai hay điều trị hormone thay thế… đều có thể tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Những người làm công việc tỉ mỉ, tính toán, dễ xúc cảm, luôn phải đối phó với các tác nhân tâm lý (căng thẳng, hồi hộp, lo âu, bi quan, chán nản)… khiến tăng axit uric trong máu (tăng axit uric trong máu lên đến 7mg%) dễ gặp nguy cơ tai biến xơ vữa động mạch tăng gấp đôi.
Xem thêm bài viết
>> Dịch vụ chăm sóc người đột quỵ tại nhà
>> Dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà
>> Dịch vụ chăm sóc người già tại nhà
Các dấu hiệu của đột quỵ
– Mặt phía dưới đôi khi bị tê, cứng 1/2 hoặc 1/4, hoặc đột ngột bị mất cân xứng, nhân trung hơi lệch qua một bên, nếp mũi, má bên yếu rũ xuống… Bệnh nhân cười sẽ méo rõ hơn.
– Tay bị tê mỏi, dần thao tác vụng về cả khi gắp món ăn, viết…
– Chân đi dễ vấp ngã, bước khó và nặng hơn bình thường, nhấc chân không lên hoặc dễ bị rơi dép…
– Nói đớ, khó nói hoặc môi, lưỡi bị cứng, tê. Hãy nói vài câu đơn giản, nếu thấy bệnh nhân nói không rõ, nói chậm hơn, phải gắng sức khi nói… là dấu hiệu cảnh báo.
– Nhức đầu nhiều, mất thăng bằng đột ngột, ù tai, điếc đột ngột, khó nuốt, mắt mờ, chậm hiểu bất thường… Phụ nữ bị nấc cụt, kèm đau ngực bất thường – là dấu hiệu cảnh báo sớm.
Các dấu hiệu cảnh báo có thể kéo dài hoặc thoáng qua, hoặc xuất hiện cùng lúc, hoặc chỉ vài dấu hiệu, hãy sớm gặp bác sĩ để được hỗ trợ y tế.
Cách xử lý khi bị đột quỵ
PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM và đồng nghiệp đã có công trình nghiên cứu cho thấy, hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp mắc mới, trong đó gần 11.000 người chết và nhiều người bị dị tật do không được sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời. Đặc biệt 40% thân nhân bệnh nhân không hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu cảnh báo.
Người bị đột quỵ có thể ngã đột ngột bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang làm việc, sinh hoạt bình thường. Nhưng khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu, choáng váng, ngã quỵ, méo miệng… người thân dễ bị nhầm là trúng gió, đau tim mà cứ tốn thời gian cạo gió, xoa dầu, vắt chanh… sẽ khiến bệnh nhân dễ bị di chứng nặng nề, thậm chí tử vong vì lỡ mất khoảng “thời gian vàng” 3 giờ đầu tiên sau khi bệnh khởi phát.
Theo BS Nguyễn Trung Anh, 3 giờ đầu là “thời gian vàng” để cấp cứu đột quỵ, tránh di chứng và tử vong. Người dân không nên sơ cứu gì ở nhà, hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở bệnh viện càng sớm càng tốt, bởi mỗi phút không được điều trị đặc hiệu thì khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Tới bệnh viện càng chậm, các tế bào thần kinh vùng não bị tai biến và cận kề càng hư hại, tàn phế khó phục hồi…
PGS.TS BSCK2 Nguyễn Văn Liệu, Phó Chủ nhiệm khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai cũng khuyến cáo: Khi người nhà bị đột quỵ, tuyệt đối không sợ, không cấp cứu bằng cách cạo gió, xức dầu; chích máu đầu ngón chân, tay… hoặc di chuyển bệnh nhân quá mạnh. Hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa nơi thoáng mát và nhanh chóng gọi cấp cứu, để không lỡ mất “thời gian vàng”. Cố gắng giữ thông thoáng để bệnh nhân thở và đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tới viện, các bác sĩ có thể dùng thuốc giúp làm tan những cục máu đông, nhưng thuốc này chỉ phát huy hiệu quả tốt trong 3 giờ đầu sau khởi phát đột quỵ. Hoặc dùng phương pháp tiêu sợi huyết qua đường động mạch trong khoảng 3 giờ vàng đã cứu được nhiều bệnh nhân, không để lại di chứng. Phương pháp chọc hút cục máu đông cũng chỉ có tác dụng trong khoảng 6 – 8 giờ kể từ lúc đột quỵ khởi phát.
Do đó, Để phòng chống, xử trí người bị đột quỵ hiệu quả, bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện điều trị sớm và điều trị chuẩn. Bệnh hay bị tái phát, lần sau thường nặng hơn lần trước.
Vì thế, người bị đột quỵ nên có bác sỹ gia đình theo dõi sức khỏe thường xuyên, liên tục tại nhà để phòng tránh nguy cơ tái phát, tư vấn cho họ về chế độ dinh dưỡng, luyện tập, phục hồi chức năng, và ổn định tinh thần, tâm lý để bệnh nhân không bị trầm cảm, cô đơn, buồn bực.
Phòng khám gia đình Việt Úc là một trong những đơn vị đầu tiên và uy tín cung cấp dịch vụ Bác sĩ gia đình, bác sĩ tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Hãy liên lạc với chúng tôi khi bạn có nhu cầu thăm khám bởi dịch vụ Bác sĩ gia đình – Bác sĩ khám tại nhà.
Hotline Hà Nội: 1800 6896
Hotline Hồ Chí Minh: 1800 6894
Nguồn tổng hợp
Từ khóa » Cách Cứu Người đột Quỵ Ai Cũng Nên Biết
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu đột Quỵ Tại Nhà | Vinmec
-
Lưu ý Nhất định Phải Nhớ Khi Sơ Cứu Tại Chỗ Người Bị đột Quỵ | Vinmec
-
10 “bí Quyết Vàng” Cứu Người đột Quỵ
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách Sơ Cứu Tại Chỗ Người Bị đột Quỵ
-
Cách Xử Lý, Sơ Cứu Người Bệnh đột Quỵ Não – Một Số Quan điểm Sai ...
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Người Bị đột Quỵ Tại Nhà - YouTube
-
Cách Sơ Cứu Người đột Quỵ Tại Nhà Mà Bạn Nên Biết
-
Cách Sơ Cứu Người Bị đột Quỵ Sao Cho Chính Xác?
-
Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa
-
Đột Quỵ: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách Phòng Ngừa
-
Cách Xử Trí Khi Có Người Bị đột Quỵ - Phòng Khám Hữu Nhân
-
Đột Quỵ Cấp: Cách Nhận Biết Và Xử Trí "chuẩn Bài" | TCI Hospital
-
Cách Sơ Cứu Người Bị đột Quỵ Tại Nhà, Nên Và Không Nên Làm Gì?
-
Cách Xử Lý, Sơ Cứu Khi Người Thân Bị đột Quỵ Tai Biến | OTiV