Giới Hạn Cấp Tín Dụng? - Luật Hoàng Anh
Có thể bạn quan tâm
1.Căn cứ pháp lý
Cấp tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của các tổ chức tín dụng, thông qua việc cấp tín dụng mà các chủ thể trong đời sống được sử dụng một khoản tiền nhất định giải quyết khó khăn trước mắt, các tổ chức tín dụng cũng thu được khoản lợi từ việc giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, cấp tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể gây bất lợi cho các tổ chức tín dụng, vì vậy pháp luật đã quy định việc cấp tín dụng chỉ được thực hiện đến một giới hạn nhất định. Cụ thể, Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017 quy định như sau:
“Điều 128. Giới hạn cấp tín dụng 1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. 2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. 3. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác. 4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành. 5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định. 6. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 7. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể. Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 8. Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”
2.Nội dung
-Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Giới hạn cấp tín dụng còn gọi là hạn mức cấp tín dụng, chính là mức cho vay tối đa của tổ chức tín dụng, đồng thời cũng là số dư nợ tối đa trong thời điểm nhất định. Giới hạn cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng được thực hiện dựa trên nguyên tắc chung mà pháp luật quy định, cụ thể: 1. Đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Tức mức cấp tín dụng tối đa với một khách hàng là 15% vốn điều lệ của tổ chức, trong đó vốn điều lệ là vốn mà các thành viên đã góp hoặc cam kết sẽ góp thành lập tổ chức. Việc cấp tín dụng với hạn mức cao hơn sẽ khó để đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng, việc khách hàng không trả được nợ cũng sẽ gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có. Theo quy định pháp luật, người có liên quan với khách hàng là vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người này. Tổng mức cấp tín dụng cho khách hàng và người có liên quan tối đa là 25% vốn tự có, trong đó Vốn chủ tự có là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ tổ chức tín dụng và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các tổ chức tín dụng cổ phần. Vốn tự có là phần tài sản thuần của tổ chức tín dụng, thuộc sở hữu của cổ đông, là phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả. Vốn tự có bao gồm: vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cổ định, vốn khác. 2. Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của LTCTD, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. -Mức dư nợ cấp tín dụng quy định đối với các tổ chức tín dụng nói trên không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác. Ủy thác là việc một bên (bên ủy thác) giao vốn bằng tiền cho một bên khác (bên nhận ủy thác) để thực hiện hoạt động quy định đối với đối tượng ủy thác, bên ủy thác chịu mọi rủi ro, bên nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác. Các tổ chức tín dụng nhận vốn ủy thác từ khách hàng, Chính phủ và sử dụng khoản tiền đó để cho người có nhu cầu vay, đầu tư sản xuất, mua trái phiếu…Khoản tiền ủy thác không phải vốn điều lệ hay vốn tự có của tổ chức, tổ chức tín dụng chỉ thực hiện công việc thay cho khách hàng ủy thác và nhận lại một khoản phí từ việc thực hiện công việc đó. Chính vì vậy, việc cấp tín dụng bằng vốn ủy thác không tính vào giới hạn cấp tín dụng. Bên cạnh đó khoản vay của các tổ chức tín dụng khác cũng không được tính vào hạn mức tín dụng mà pháp luật quy định. Bởi việc cấp tín dụng giữ các tổ chức tín dụng nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Hệ thống tổ chức tín dụng có mối liên hệ chặt chẽ, việc một tổ chức tín dụng kinh doanh thiệt hại, phá sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống. Việc -Mức dư nợ cấp tín dụng trên bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành. Khách hàng được cấp tín dụng có thể là tổ chức kinh doanh được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức tín dụng mua trái phiếu, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng đó và người có liên quan phát hành thì cũng được tính vào hạn mức cấp tín dụng. Theo đó, giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định. -Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng mà pháp luật quy định thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cấp tín dụng hợp vốn là việc có từ hai (02) tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Việc cấp tín dụng hợp vốn phải được thực hiện theo quy định của NHNN để đảm bảo an toàn khi cấp tín dụng. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định. Theo đó, giới hạn khi cấp tín dụng hợp vốn là tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hồ sơ, trình tự, điều kiện do Thủ tướng chính phủ quy định. Các trường hợp được cấp tín dụng hợp vốn là: 1. Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của khách hàng vượt giới hạn cấp tín dụng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 2. Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án. 3. Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng. 4. Khách hàng có nhu cầu được cấp tín dụng từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau để thực hiện dự án. 5. Các tổ chức tín dụng cấp tín dụng hợp vốn đối với các dự án quan trọng theo chỉ đạo của Chính phủ.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Tổng Mức Cấp Tín Dụng Bao Gồm
-
Cho Vay; Cho Thuê Tài Chính; Bao Thanh Toán; Chiết Khấu, Tái Chiết ...
-
Thông Tư 22/2019/TT-NHNN - Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
-
Tổng Mức Dư Nợ Cấp Tín Dụng Của Tổ Chức Tín Dụng, Chi Nhánh Ngân ...
-
Quy định Về Giới Hạn Cấp Tín Dụng Của Tổ Chức Tín Dụng
-
Dư Nợ Và Số Dư Tín Dụng Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Dự Nợ Và Số ...
-
Giới Hạn Cấp Tín Dụng đối Với Các Dự án đầu Tư được Quy định Như ...
-
Tổng Mức Dư Nợ Cấp Tín Dụng Của Mạng Lưới Hoạt động Quỹ Tín Dụng ...
-
Quy định Về Giới Hạn Cấp Tín Dụng Theo Pháp Luật Hiện Hành
-
Giới Hạn Cấp Tín Dụng - Luật Học .Vn
-
Quyết định 13/2018/QĐ-TTg điều Kiện Cấp Tín Dụng Tối đa Vượt Giới ...
-
Giới Hạn Cấp Tín Dụng để đầu Tư, Kinh Doanh Trái Phiếu Doanh Nghiệp
-
Giới Hạn Cấp Tín Dụng Của Tổ Chức Tín Dụng, Chi Nhánh Ngân Hàng ...
-
I. Quy định Chung - Cơ Sở Dữ Liệu Luật Việt Nam - VietLaw