Giới Thiệu Bộ Luật Hình Sự Năm 2015

menu_WAR_vienkiemsatportlet_INSTANCE_hKWBd2nFDgz3
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Các VKSND quận, huyện
    • Các phòng
  • Tin tức
    • Tin VKS TP Đà Nẵng
    • Thông tin kiểm sát
    • Tin tức - Sự kiện
    • Kiểm sát viên viết
    • Pháp luật & Đời sống
    • Học tập và làm theo Bác
  • Văn bản mới
  • Đảng, đoàn thể
    • Đảng bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn thanh niên
    • Hội cựu chiến binh - Chi hội luật gia
  • Thống kê và CNTT
    • Tin thống kê và CNTT
    • Chuyển đổi số
    • Cuộc thi trực tuyến: Tìm hiểu quy chế tổ chức và hoạt động của VKSND thành phố Đà Nẵng
  • Đăng nhập
Chủ Nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024 | 11:54 GMT+7 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Các VKSND quận, huyện
    • Các phòng
  • Tin tức
    • Tin VKS TP Đà Nẵng
    • Thông tin kiểm sát
    • Tin tức - Sự kiện
    • Kiểm sát viên viết
    • Pháp luật & Đời sống
    • Học tập và làm theo Bác
  • Văn bản mới
  • Đảng, đoàn thể
    • Đảng bộ
    • Công đoàn
    • Đoàn thanh niên
    • Hội cựu chiến binh - Chi hội luật gia
  • Thống kê và CNTT
    • Tin thống kê và CNTT
    • Chuyển đổi số
    • Cuộc thi trực tuyến: Tìm hiểu quy chế tổ chức và hoạt động của VKSND thành phố Đà Nẵng
  • Văn bản mới
Giới thiệu Bộ Luật Hình sự năm 2015 Đăng ngày 30-01-2016 17:53 In bài Gửi Xem với cỡ chữ Ban biên tập trang tin điện tử VKSND thành phố Đà Nẵng trân trọng giới thiệu những điểm mới, sửa đổi, bổ sung cơ bản của Bộ luật Hình sự năm 2015 để bạn đọc tham khảo

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2015

GIỚI THIỆU BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

VÀ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC THI HÀNH BỘ LUẬT

Thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan để tham gia xây dựng dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi). Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (sau đây được gọi là BLHS năm 2015) và Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật; ngày 18/12/2015, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 33/2015/L-CTN công bố Bộ luật và Nghị quyết này.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao trân trọng giới thiệu những điểm mới, sửa đổi, bổ sung cơ bản của BLHS năm 2015 và nội dung Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BLHS

Việc xây dựng BLHS lần này nhằm xây dựng một BLHS phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước sau khi có Hiến pháp năm 2013; có tính minh bạch, tính khả thi và tính dự báo cao hơn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của BLHS, phát huy hơn nữa vai trò của Bộ luật với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh chống tham những có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.

Để thực hiện mục tiêu này, việc xây dựng BLHS năm 2015 được xác định là sửa đổi cơ bản, toàn diệnvàđã quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây:

1. Thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là chủ trương: "Đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hoá quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế”.

2. Thể hiện đúng tinh thần và cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, đồng bộ với các luật, bộ luật khác trong hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện và cơ chế hữu hiệu để bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, góp phần bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đấu tranh chống tham nhũng,đồng thời bảo đảm mọi người được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, dân chủ và tiến bộ.

3. Việc xây dựng Bộ luật dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kế thừa, phát triển các quy định còn phù hợp của BLHS năm 1999, bổ sung những quy định mới để giải quyết những vướng mắc, bất cập đang đặt ra trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, sửa đổi hoặc loại bỏ những quy định không còn phù hợp;đồng thời hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hình sự nhằm bảo đảm tính thống nhất nội tại của BLHS và tính thống nhất của hệ thống pháp luật; nâng cao tính minh bạch, khả thi và tính dự báo của BLHS.

4. Đổi mới nhận thức về chính sách hình sự mà trọng tâm là đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của trách nhiệm hình sự, về chính sách xử lý đối với một số loại tội phạm và loại chủ thể phạm tội, đảm bảo các quy định của BLHS không chỉ là công cụ pháp lý để các cơ quan chức năng đấu tranh, trấn áp tội phạm mà còn là cơ sở pháp lý để bảo vệ sự phát triển lành mạnh các quan hệ kinh tế - xã hội; bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội; khuyến khích mọi người dân chủ động tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đồng thời, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số nước trong khu vực và trên thế giới.

5. Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm; nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

II. NHỮNG NỘI DUNG MỚI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ BẢN CỦA BLHS NĂM 2015

BLHS 2015 gồm có 26 chương với 426 điều, được thiết kế thành 03 phần, Phần thứ nhất: Những quy định chung (gồm 12 chương, từ Điều 01 đến Điều 107);Phần thứ hai: Các tội phạm (gồm 14 chương, từ Điều 108 đến Điều 425);vàPhần thứ ba: Điều khoản thi hành (gồm 01 điều - Điều 426).

Sau đây là những nội dung mới, sửa đổi, bổ sung cơ bản của Bộ luật.

1. Bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1.1. Quy địnhtrách nhiệm hình sự của pháp nhânthương mại

BLHS năm 1999 không quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với pháp nhân, BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định TNHS của pháp nhân thương mại. Đây là mộtnội dung mới, quan trọng, làm thay đổi cơ bản chính sách hình sự truyền thống, bên cạnh nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, luật hình sự Việt Nam đã đặt ra TNHS của pháp nhân thương mại trong một số tội theo quy định của Bộ luật. Điều này, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranh, xử lý tội phạm trong tình hình hiện nay, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Bộ luật và qua kết quả lấy ý kiến Nhân dân, đa sốđã tán thành việc quy địnhTNHScủa pháp nhân. Qua thảo luận, Quốc hội đã nhất trí thông qua việc bổ sung các quy định mới về TNHS đối với pháp nhân, trong đó: sửa đổicơ sở TNHS (Điều 2)xác định rõ đối tượng là pháp nhân thương mại phạm một trong các tội được quy định tại Điều 76 của Bộ luật thì phải chịu TNHS; bổ sung nguyên tắc xử lý pháp nhân phạm tội (Điều 3);quy định pháp nhânthương mạinước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự(Điều 6);mở rộng khái niệm tội phạm bao gồm cả pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 8);quy địnhcác hình phạt chính (phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn;và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn) và hình phạt bổ sung (cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; và phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính)(Điều 33); bổ sung một chương mới (Chương XI. Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm các điều từ Điều 74 đến Điều 89) quy định về điều kiện, phạm vi chịu TNHS; các hình phạt và biện pháp tư pháp cụ thểáp dụng đối với pháp nhânthương mại phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS; việc quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn hình phạt và xóa án tích đối với pháp nhân thương mại bị kết án. Các quy định này không chỉ bảo đảm sự thống nhất chung của hệ thống pháp luật mà còn nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, bảo đảm công bằng giữa pháp nhân thương mại Việt Nam ở nước ngoài và pháp nhân thương mại nước ngoài tại Việt Nam[1].

1.2. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại là vấn đề mới được đặt ra, Việt Nam chưa có kinh nghiệm thực tiễn về chế định này, do vậy việc xác định các tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS cầnthận trọng, có bước đi phù hợp, trên cơ sở đánh giátính chất, mức độnguy hiểmvà phổ biến của những hành vivi phạm xảy ratrong thực tiễnđể quy định trong BLHS nhằm xử lý hành vi phạm tội. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, trước mắt, xác định phạm vi các tội danh mà pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu TNHS chỉ thuộc các nhóm tội phạm kinh tế và tội phạm về môi trường. Trên tinh thần đó, Điều 76 của BLHS năm 2015 đã quy định 31 tội danh, trong đó, 22 tội thuộc Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và 09 tội thuộc Chương XIX. Các tội phạm về môi trường, nếu phạm một trong các tội này, thì pháp nhân thương mại phải chịu TNHS.

Việc pháp nhânthương mại chịu TNHSkhông loại trừ TNHS của cá nhân(khoản 2 Điều 75. Điều kiện chịu TNHS của pháp nhân).Do vậy, trong quá trình áp dụng, giải quyết vụ án hình sự về tội có quy định TNHS của pháp nhân, trước hết, cần làm rõ các tình tiết, hành vi phạm tội và trách nhiệm của cá nhân hoặc pháp nhân (nếu có), trường hợp pháp nhân ra quyết định hoặc chỉ đạo cá nhân thực hiện hành vi phạm tội thì phải xử lý hình sự đồng thời cả cá nhân và pháp nhân về tội phạm mà họ đã thực hiện. Trường hợp phát hiện tội phạm xảy ra, mà ban đầu mới xác định được trách nhiệm của pháp nhân, thì khởi tố vụ án, khởi tố pháp nhân phạm tội, sau đó tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lý hình sự cá nhân liên quan – người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, bảo đảm việc xử lý TNHS đối với cá nhân, pháp nhân được toàn diện, triệt để, tránh bỏ lọt tội phạm và cá nhân, pháp nhân phạm tội.

2.Sửa đổi các quy định xử lý người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) phạm tội

2.1. Sửa đổi, bổ sung phạm vi chịu TNHS của người chưa thành niên từ đủ14 đến dưới 16 tuổi

Theo quy định của BLHS năm 1999, người chưa thành niên (NCTN) từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong quá trình thảo luận, xây dựng dự thảo Bộ luật mới nhiều ý kiến cho rằng quy định phạm vi chịu TNHS đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi như hiện hành là quá rộng, chưa thực hiện đúng đường lối, chính sách xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội. Mặt khác, nhiều tội phạm dù ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có tính phổ biến, thường xuyên xảy ra do người ở lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện, như: cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác, tổ chức đua xe trái phép, hiếp dâm, cưỡng dâm người dưới 16 tuổi, cướp tài sản... tạo nên tình trạng tội phạm học đường, gây nhiều nhức nhối và bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu đến gia đình và nhà trường, lại không được quy định để xử lý hình sự, không đáp ứng yêu cầu răn đe, phòng ngừa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo cơ sởphân hóaTNHS xử lý NCTN phạm tội, nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm NCTN;đồng thời bảo đảm minh bạch và thực hiện tốt nguyên tắc nhân đạo, BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng: quy định rõ các tội danh cụ thể thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà NCTNtừ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS, đồng thời bổ sung một số tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng có tính chất, mức độ nguy hiểm, xảy ra phổ biến mà mà NCTNtừ đủ 14 đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu TNHS để xử lý nghiêm khắc (khoản 2 Điều 12)[2].Những quy định này đều phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

2.2. Sửa đổi, bổ sung một số nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

Điều 69 BLHS năm 1999 quy định về nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội, tuy nhiên còn chung chung, mang tính tùy nghi. BLHS năm 2015 đã sửa đổi theo hướng cụ thể hơn và khẳng định các nguyên tắc: Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tộiphải bảo đảm lợi ích tốt nhất củahọ. Khixét xử, Toà án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn TNHSvà áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.Khi xử phạt tù có thời hạn, ngoài việc tiếp tục quy định: “Toà án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng” của Bộ luật hiện hành, Bộ luật còn bổ sung “với thời hạn thích hợp ngắn nhất”… (các khoản 1, 4, 6Điều 91). Các quy định này nhằm nội luật hóa và thể hiện tinh thầnnhân đạo nêu tại Điều 37 của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, việc bắt, giam giữ hay bỏ tù trẻ em chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất.

2.3. Đổi mới quy định về miễn TNHS đối với NCTN phạm tội

- Điều 69 BLHS năm 1999 quy định NCTN phạm tội có thể được miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục (khoản 2). Để tạo điều kiện giảm tối đa việc xử lý TNHS đối với NCTN phạm tội, Bộ luật năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng cơ quan tiến hành tố tụng có thể xem xét, áp dụng việc miễn TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, trong các trường hợp cụ thể theo quy định của Bộ luật (khoản 2 Điều 91)[3].

- BLHS năm 1999 không quy định khi miễn TNHS đối với NCTN phạm tội, các cơ quan tố tụng phải áp dụng kèm theo các biện pháp giám sát, giáo dục họ; do vậy, để bảo đảm chặt chẽ hơn, BLHS năm 2015 đã sửa đổi chế định này theo hướng bổ sung mới quy định: khi quyết định miễn TNHS cho người dưới 18 tuổi, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa ánphải áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục (quy định tại Mục C Chương XII) đối với họ, bao gồm: Khiển trách; Hòa giải tại cộng đồng; hoặc Giáo dục tại xã, phường, thị trấn (các điều từ 93 đến 95). Việc quyết định miễn TNHS và áp dụng các biện pháp này chỉ được thực hiện khi người phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý (Điều 92). Trong các biện pháp này, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp tư pháp áp dụng đối với NCTN phạm tội trong BLHS năm 1999, nay BLHS năm 2015 đã chuyển hóa thành biện pháp giáo dục áp dụng trong trường hợp miễn TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong BLHS năm 2015 chỉ còn lại biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Đây là những điểm mới, tiến bộ được quy định trong Bộ luật với mục đích tăng khả năng áp dụng các quy định về miễn TNHS đối với NCTN phạm tội, hạn chế thấp nhất việc phải áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với NCTN phạm tội, bởi xuất phát từ đặc điểm của độ tuổi cũng như yêu cầu tăng cường trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc giám sát, giáo dục NCTN, việc áp dụng các biện pháp xử lý mang tính chất thay thế hình phạt và biện pháp tư pháp như: khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn là phù hợp với điều kiện tâm, sinh lý và yêu cầu giáo dục, phòng ngừa NCTN phạm tội. Việc quy định các biện pháp giám sát, giáo dục bắt buộc kèm theo sẽ bảo đảm việc xem xét, quyết định miễn TNHS và việc giáo dục, phòng ngừa xã hội được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, giúp NCTN phạm tội nhận thức được lỗi lầm, ăn năn hối cải và khắc phục sai phạm.

3. Bổ sung các trường hợp loại trừ TNHS; quy định cụ thể các trường hợp được miễn TNHS

- Nhằm góp phần thể hiện tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, BLHS năm 2015 đã phân định rõ những trường hợp không bị coi là tội phạm, không phải chịu TNHS khi bổ sung một chương riêng (Chương IV) với 07 điều quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, trong đó, tiếp tục duy trì và cụ thể hóa 04 trường hợp như Bộ luật hiện hành (sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự), đồng thời, bổ sung thêm 03 trường hợp loại trừ TNHS là: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (các điều 24, 25 và 26). Việc bổ sung các trường hợp loại trừ TNHS nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn để người dân an tâm tự bảo vệ mình, tích cực tham gia phòng chống tội phạm; không làm cản trở việc cá nhân, công dân tham gia các hoạt động sản xuất, nghiên cứu khoa học vì lợi ích chung.

- BLHS năm 2015 cũng đã cụ thể hóa các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo hướng: (i) phân biệt những trường hợp đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự và trường hợp có thể được miễn trách nhiệm hình sự; (ii) bổ sung một số trường hợp có thể được miễn TNHS nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay (khoản 2 Điều 29).

4. Hạn chế hình phạt tử hình

4.1. Bỏ hình phạt tử hình ở một số tội danh

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, việc dần loại bỏ hình phạt tử hình đã trở thành một xu thế chung, tiến bộ của thế giới, mà pháp luật quốc tế yêu cầu và phù hợp với tiến trình cải cách pháp ở nước ta hiện nay.Quá trình hoàn thiện chính sách hình sự vàBLHS nước ta qua các thời kỳ đều có xu hướng giảm các quy định về hình phạt tử hình, nếu như BLHS năm 1985 (qua 04 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997) có 44 điều luật quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm cụ thể (chiếm 20,37%), thì đến BLHS năm 1999 giảm xuống còn 29 điều (chiếm 11%) và sau lần sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã giảm xuống còn 22 điều (chiếm 8%). Tuy vậy, thực tiễn thi hành BLHS cho thấy, mỗi năm số người bị kết án và thi hành án tử hình vẫn còn cao, làm mất đi cơ hội phục thiện, tái hòa nhập cộng đồng đối với những người này, đồng thời chưa thể hiện tốt tính nhân đạo của pháp luật hình sự XHCN. Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm hình phạt tử hình: hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”, góp phần bảo vệ quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, trên cơ sở thảo luận và kết quả lấyý kiến nhân dân, Quốc hội đã nhất trí thông qua việc tiếp tục loại bỏ hình phạt tử hình đối với 07 tội danh trong BLHS năm 2015, đó là: Tội cướp tài sản (Điều 168); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy (Điều 252); Tội phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303); Tội chống mệnh lệnh (Điều 394) và Tội đầu hàng địch (Điều 399). Việc loại bỏ hình phạt tử hình ở 07 tội danh này là cần thiết, thể hiện tính nhân văn của pháp luật hình sự XHCN, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế.

4.2. Không áp dụng hình phạt tử hình không thi hành án tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên

Điều 35 của BLHS năm 1999 quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội; không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành ántử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.Thực tiễn thi hành những quy định này thời gian qua đã phát huy tính tích cực trong việc thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng BLHS năm 2015, qua thảo luậnvà lấy ýkiến Nhân dân, nhiều ý kiến đề nghị và tán thành với việc cần mở rộng chế định này theo hướng: bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tộihoặc khi xét xửvà không thi hành án tử hìnhđối vớinhững ngườinày.Cũng có ý kiến cho rằng vẫn cần phải áp dụng hình phạt tử hình nếuđối tượngnày phạmcáctội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc cầm đầu tổ chức, băng nhóm tội phạm nguy hiểm, tội phạm ma túy; tuy nhiên, thực tiễn xử lý cho thấy, các trưởng hợp này là rất ít, mặt khác, việc tiếp tục cho áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội từ đủ 75 tuổi trở lên là không nhân đạo và làm giảm ý nghĩa giáo dục. Do vậy, để góp phần thể hiệnsâu sắc tính nhân đạo và chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự nước ta, BLHS năm 2015 đã bổ sung quy địnhmới: không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từđủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử và không thi hành án tử hình đối với họ(các khoản 2, 3 Điều 40về hình phạt tử hình).

4.3. Không thi hành án tử hình trong một số trường hợp khác

Ngoài việc bổ sung quy định không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình đối với người từđủ 75 tuổi trở lên phạm tội, BLHS năm 2015 cũng bổ sung mới quy định: không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hìnhvề tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ vàhợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn(điểm c khoản 3 Điều 40).Cơ sở của quy định này là: người phạm tội mang tính vụ lợi thì yếu tố khắc phục hậu quả, thu hồi lại tài sản chiếm đoạt cần được xem là một tình tiết đặc biệt khi thi hành án. Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng, người phạm tội ngoài việc nộp lại tài sản tham ô, nhận hối lộ thì còn phải có đủ những điều kiện nhất định mang yếu tố tích cực như trên mới có thể được xem xét không thi hành án tử hình.

4.4. Quy định xét giảm án đối với người bị kết án tử hình được ân giảm xuống thành tù chung thân

BLHS năm 2015 đã bổ sung trường hợp giảm mức hình phạt đã tuyên: “Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là30 năm” (khoản 6 Điều 63) mà BLHS năm 1999 không quy định. Trong quá trình xây dựng dự án Bộ luật, cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định cho tiếp tục xét giảm án đối với người bị kết án tử hình đã được ân giảm xuống thành tù chung thânđể bảo đảm tính nghiêm trị của hình phạt. Tuy nhiên, nếu khôngtiếp tục xét giảm ánsẽ phát sinh một loại hình phạt mới: tù chung thân không giảm án,tạo gánh nặng cho Nhà nước khi phải bảo đảm các điều kiện để thi hành án phạt tù suốt đời đối với những người này trong trại giam; mặt khác, sẽ làm chongười bị kết án nảy sinh tâm lý cực đoan, tiêu cực, chống phá trại giam, tự vẫn hoặc bỏ trốn, bởi họ không còn cơ hội, động cơ để cải tạo, phục thiện.Do đó, đa số ýkiến đều nhất trí quy định cho xét giảm án đối với các trường hợp này, nhưng cần có cácđiều kiệnchặt chẽ, tránh lạm dụng. Tiếp thu các ý kiến,BLHS năm 2015 đã bổ sung quy định cho phép người bị kết án tử hìnhđược ângiảmtiếp tục được xét giảm nhưngphải có điều kiện chặt chẽ hơn so với người bị kết án tù chung thân khác, đó là: thời gianđã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần thì vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là30 năm.

5. Bổ sung mới quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 66)

BLHS năm 2015 đã bổ sung mới quy định về Tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 66) trong chế định về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Quy định này nhằm tạo một cơ chếmới, hết sứcđặc biệtđược áp dụngđốivới người đang chấp hành án phạt tù, mà thực chất là thay đổi biện pháp chấp hành hình phạt tù có điều kiện để người bị kết án được tiếp tục giáo dục, cải tạo ở môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát của chính quyền và cơ quan thi hành án hình sự. Đây là một giải pháp hợp lý theo tinh thần Chiến lược cải cách tư pháp, góp phần khắc phục những bất cập hiện nay trong việc áp dụng án treo, đặc xá. Tuy nhiên, để bảo đảm tính nghiêm minh và chặt chẽ, khoản 1 Điều 66 cũng quy địnhngười đang chấp hành án phạt tù phải hội đủ nhiều yếu tố mới được xem xét áp dụng, trong đó, kết quả “đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự” là một trong các điều kiện bắt buộc; đồng thời, khoản 2 Điều 66 cũng quy định loại trừ những trường hợp không được áp dụng[4]. Ngoài ra, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện mà cố ý vi phạm nghĩa vụ hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính từ 02 lần trở lên trong thời gian thử thách thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại (khoản 4 Điều 66). Việc quy định chặt chẽ các điều kiện được tha tù trước thời hạn đối với người đang chấp hành án phạt tù, ngoài kết quả chấp hành án, người được xét phải có đủ các yếu tố nhân thân khác là hết sức cần thiết, bảo đảm ý nghĩa, tác dụng của biện pháp này, phòng ngừa được nguy cơ tái phạm từ người bị kết án, đồng thời tránh lạm dụng, tùy tiện trong quá trình áp dụng biện pháp này.

Tuy nhiên, đây là biện pháp mới, khi áp dụng có thể sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, giám sát số đối tượng phạm nhân được tha tù trước thời hạn, do đó, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác kiểm sát trong lĩnh vực này, cần hết sức chú ý, thận trọng, kiểm tra, đối chiếu từng trường hợp cụ thể để bảo đảm việc tha tù trước thời hạn có điều kiện phải chính xác, khách quan, đúng theo quy định của pháp luật; tránh để xảy ra những sai sót, tạo cơ hội cho những đối tượng nguy hiểm đang chấp hành án phạt tù được ra ngoài xã hội.

6. Thay thế Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng các tội danh cụ thể trong lĩnh vực quản lý kinh tế

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại Điều 165 BLHS năm 1999. Qua thực tiễn thi hành, quy định này đã phát huy tính tích cực, hiệu quả trong đấu tranh, xử lý các tội phạm kinh tế. Tuy nhiên, trước yêu cầucụ thể hóa Hiến pháp,bảo đảm minh bạch, an toàn của môi trường kinh doanh, để tránh áp dụng tùy tiện, thì việc thay thế tội danh này bằng các tội danh cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý kinh tếlà cần thiết. Tiếp thu ý kiến Nhân dân và ĐBQH, trên cơ sở tổng kết thực tiễnđiều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đồng thời rà soát các luật chuyên ngànhvề các biểu hiện cụ thể, các dạng của hành vi cố ý làm trái, để bảo đảm khi áp dụng, xử lý các hành vi phạm tội được đầy đủ, không làm bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, BLHS năm 2015 đã thay thế tội danh nêu trên trong Chương XVIII. Các tội xâm phạm trật tự kinh tếtheo hướng:

+ Bổ sung tình tiết “lợi dụng chức vụ quyền hạn” vào cấu thành các tộiquy địnhtại 38 điềuluậttrong Chương;

+ Bổ sung quy định cụ thể 09 tội danh mới về vi phạm trong các lĩnh vực: quản lý cạnh tranh, đầu tư công; quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; đấu thầu; đấu giá tài sản; kế toán; quản lý thuế; xây dựng; vàbồi thường thu hồi đất, tại các điều: từ Điều 217 đến Điều 224, và Điều 230;

+ Quy định mới Tội vi phạm quy định vềquản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại Điều 234 trên cơ sở tách từ Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Chương các tội phạm về môi trường trong BLHS năm 1999.

7. Bổ sung mới và loại bỏ một số tội danh

7.1. Bổ sung mớimột số tội danh

Ngoài việc bổ sung những tộidanh thay thế Điều 165về Tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,BLHS năm 2015 đã bổ sung 34tội danhmới để quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội,xảy ra phổ biến, nhằm tạo cơ sởpháp lý đấu tranh, xử lý tội phạm trong tình hình mới. Việc bổ sung là tương đối bao quát các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền về an sinh xã hội, quyền sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.Trong quá trình xây dựng, dự thảo Bộ luật đã đưa ra yêu cầu tội phạm hóa nhiều loại hành vi vi phạm trong các lĩnh vực khác nhau, qua thảo luận, tiếp thuý kiếnNhân dân và đại biểu Quốc hội, BLHS năm 2015 đã quy định các tội danh mới, bổ sung các hành vi phạm tội tại nhiều điều luật để xử lý hình sự đối với người phạm tội[5]. Việc bổ sung này làphù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an

Các tin khác

  • V/v cung cấp thông tin xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam (26-04-2024 06:39)
  • Thông báo công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 (24-04-2024 09:09)
  • Quyết định về việc công khai điều dự toán NSNN năm 2024 (24-04-2024 09:07)
  • Thông báo công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước Quý I năm 2024 (24-04-2024 09:03)
  • CHỈ THỊ Về việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật (24-10-2022 03:30)
  • Hướng dẫn số 25/HD-VKSTC ngày 02/6/2021 của VKSND tối cao về trách nhiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát giải quyết án giao thông (19-07-2021 07:02)
  • Phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử (11-07-2021 08:28)
  • Quyết định số 94/2021/QĐ-VKSTC về quy trình, kỹ năng kiểm sát trực tiếp tại Cơ quan THADS và kiểm sát giải quyết khiếu nại tố cáo về THADS, THAHC (25-03-2021 02:46)
  • Văn bản 1066/VKSTC-V12 ngày 22.3.2021 giải đáp, hướng dẫn khó khăn vướng mắc trong tiếp công dân và kiểm sát giải quyết đơn (25-03-2021 02:36)
  • Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng (29-03-2020 03:00)

Chia sẻ bài viết qua Email:

Giới thiệu Bộ Luật Hình sự năm 2015

Tiêu đề bài viêt: Đường dẫn: Email người gửi (*): Email không đúng Họ tên người gửi (*): Vui lòng nhập họ tên Email người nhận (*): Email không đúng Nội dung: Gửi Gửi thành công Gửi không thành công

Tin xem nhiều nhất

  • Chi Bộ 4 - Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “ Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với nâng cao chất lượng đánh giá, bố trí cán bộ, đảng viên”.
  • Tìm hiểu về “văn hóa”
  • CHI BỘ 3 VỚI CHUYÊN ĐỀ“ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TÂM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM, CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM”
  • Chi bộ 1: Sinh hoạt chuyên đề toàn khóa “ Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh”.
  • Hồ Chí Minh – tấm gương sáng về “ Lòng nhân ái ”
  • Một số hạn chế, khó khăn vướng mắc trong việc điều tra các vụ án tham nhũng chức vụ và nguyên nhân. Các đề xuât kiến nghị
  • Một số khó khăn, vướng mắc về thủ tục tố tụng trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Từ khóa » Giới Thiệu Về Bộ Luật Hình Sự 2015