Giới Thiệu Cách đánh 14 Hợp âm Cơ Bản Trên đàn Piano - SEAMI

Bạn mới bắt đầu học piano và chưa biết gì về các hợp âm trên phím đàn? Bạn muốn thử tập học và đánh piano cover ngay mùa Tết này? Đừng lo! SEAMI sẽ chỉ bạn cách nhận biết các hợp âm cơ bản đơn giản và nhanh nhất để bạn có thể tự tập ngay tại nhà.

 Bước được xem là cơ bản và quan trọng khi học đàn piano – đó là cách bấm các hợp âm.

Để bắt đầu chơi piano đệm hát, cũng như chơi piano cover, đầu tiên chúng ta phải nắm rõ về các hợp âm, thế bấm các hợp âm và nhanh nhạy trong việc chuyển hợp âm.

Tuy nhiên trước khi tìm hiểu đến cách đánh 14 hợp âm cơ bản trên đàn piano này thì chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm hợp âm là gì nhé!

1. Hợp âm là gì?

Hợp âm là tập hợp một dãy âm thanh được sắp xếp theo một trình tự nhất định, một hợp âm piano được cấu tạo từ 3 nốt và bắt đầu từ nốt gốc.

Ví dụ: hợp âm C (đô trưởng) gồm 3 nốt: bắt đầu từ nốt Đô, nốt tiếp theo là Mi (cách Đô 1 phím trắng), nốt tiếp theo là Sol (cách Mi 1 phím trắng) => hợp âm C gồm Đô – Mi – Sol.

– Mỗi nốt trong hợp âm thường cách nhau bằng một phím trắng

Tương tự những hợp âm trưởng A, B, D, E, F, G cũng vậy!

 2. Giới thiệu cách đánh 14 hợp âm cơ bản trên đàn piano

* 7 hợp âm trưởng (được ký hiệu bằng một chữ in hoa)

  1. C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
  2. D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
  3. E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
  4. F (fa trưởng): Fa – La – Đô
  5. G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
  6. A (la trưởng): La – Đô# – Mi
  7. B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#

* 7 hợp âm thứ (được ký hiệu bằng một chữ in hoa phía trước và chữ m viết thường phía sau)

  1. Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
  2. Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
  3. Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
  4. Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
  5. Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
  6. Am (la thứ): La – Đô – Mi
  7. Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#

Sau khi bạn đánh nhuyễn 14 hợp âm cơ bản trên đàn piano thì bạn có thể dễ dàng suy ra những hợp âm có dấu thăng (#) hoặc giáng (b)

Ví dụ: C#, Bb sẽ bấm như thế nào hoàn toàn suy ra từ C.

Hay C#m, Abm bấm như thế nào hoàn toàn suy ra từ Cm.

Quy tắc: Bắt đầu từ hợp âm trưởng/thứ thăng tất cả các nốt lên 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm thăng. Giáng tất cả các nốt xuống 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm giáng.

Bài viết sưu tầm

Nguồn: piano.vn (tổng hợp)

HOÀNG NGUYỄN THU THỦY- giảng viên piano tại SEAMI

Từ khóa » Các Hợp âm Có Trong 14 Giọng Cơ Bản