Giới Thiệu Chi Tiết Về Trường ĐH Kinh Tế TP HCM

Giới thiệu chi tiết về trường ĐH Kinh tế TP HCM ảnh 1

Từ khi ra đời đến nay, trường đã tỏ rõ vai trò là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học kinh tế có uy tín của toàn thể Việt Nam, trực tiếp cung cấp hàng trăm ngàn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho cả nước, kể cả cho nước bạn Lào và Campuchia.

Trải qua hơn 35 năm hình thành và phát triển, nhà trường đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho 190.000 Cử nhân, 5.355 Thạc sĩ và 439 Tiến sĩ; quy mô đào tạo của Trường giữ mức ổn định, đạt trên 50.000 SV/năm

Lịch sử hình thành

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở sát nhập 3 trường là: 1. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (cũ); 2. Trường Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh (cũ); 3. Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (cũ).

Đến ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg, thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tách Trường Đại học Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sứ mạng - Tầm nhìn

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh có uy tín ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực châu Á. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên môn cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu.

Nhân sự

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, đa ngành, được đào tạo từ nhiều trường, viện trong nước và các nước trên thế giới. Tính đến năm 2010, nhà trường có 680 giảng viên, tỷ lệ sinh viên trên một giảng viên đạt 22:1; Về học vị, có 148 Tiến sĩ, 300 Thạc sĩ. Về chức danh, có 7 Giáo sư, 37 Phó giáo sư, 202 giảng viên chính, 2 Nhà giáo nhân dân, 23 Nhà giáo ưu tú.

Cơ sở vật chất

Giới thiệu chi tiết về trường ĐH Kinh tế TP HCM ảnh 2

Trường có 6 cơ sở dành cho hoạt động giảng dạy, học tập và làm việc; trong đó có 91 phòng học (không kể giảng đường thuê ngoài). Toàn bộ các phòng học đều được trang bị hệ thống micro không dây, máy chiếu đa phương tiện (multimedia), quạt gió, hệ thống chiếu sáng… đạt tiêu chuẩn sử dụng cho công năng giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Ngoài ra, tất cả các phòng học dành cho học viên bậc sau đại học đều được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ. Hiện nay, trường cũng đang đầu tư xây dựng thêm cơ sở dạy học và ký túc xá sinh viên tại quận 8, TP. Hồ Chí Minh, với tổng diện tích là 12.038,80 m2.

§ Cơ sở A: 59C đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

§ Cơ sở B: 279 đường Nguyễn Tri Phương, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

§ Cơ sở C: 179 - 181 đường 3 tháng 2 Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

§ Cơ sở D: 196 đường Trần Quang Khải, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

§ Cơ sở H: 1A đường Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

§ Cơ sở E: 54 đường Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Trụ sở chính của trường đặt tại cơ sở A, các phòng ban, viện nghiên cứu của trường đều nằm ở đây. Cơ sở B là trụ sở chính của các khoa đào tạo gồm: Khoa Ngân hàng, Khoa Tài Chính doanh nghiệp, Khoa tài chính Nhà nước, Khoa Kế toán Kiểm toán, Khoa Luật Kinh tế, Khoa Lý luận Chính trị, Khoa Tin học Quản lý. Ngoài ra, các cơ sở C, D, E, H lần lượt là trụ sở chính của các khoa: Toán thống kê, Quản trị kinh doanh, Thương mại - Du lịch - Marketing, Kinh tế phát triển.

Thư viện gồm 15 phòng đọc với tổng diện tích là 1.315 m2. Hiện nay, tổng số sách được lưu trữ tại Thư viện là 106.551 quyển (26.284 nhan đề), phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của người học. Tất cả máy tính đều được kết nối mạng ADSL,phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập của người học.

Trường có 3 ký túc xá dành cho sinh viên lưu trú với tổng diện tích là 6.376 m2, gồm 227 phòng, sức chứa xấp xỉ 1.700 sinh viên (3,8 m2/sinh viên):

§ Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo, Quận 01 (08) 38.368.334 - (08) 38.370.958

§ Ký túc xá 43 – 45 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5 (08) 38.359.359

§ Ký túc xá Thanh Quan 232/6 Võ Thị Sáu, Quận 3 (08) 39.325.380

Hệ thống tổ chức

Trường đang đào tạo gần 50.000 sinh viên và học viên theo các hệ, bậc học: đại học chính quy, đại học văn bằng 2 chính quy, đại học không chính quy, đại học văn bằng 2 không chính quy, hoàn chỉnh kiến thức đại học, cao học, nghiên cứu sinh, trong đó số lượng sinh viên nhiều nhất là hệ đại học chính quy.

Các khoa, viện đào tạo

§ Khoa Kinh tế phát triển, số 1A Hoàng Diệu, Quận Phú Nhuận (http://www.fde.ueh.edu.vn)

§ Khoa Quản trị kinh doanh, số 196 Trần Quang Khải, Quận 1 (http://www.sba.ueh.edu.vn)

§ Khoa Thương mại - Du lịch - Marketing, số 54 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1 (http://www.tmdl.ueh.edu.vn)

§ Khoa Tài chính nhà nước, số 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10 (http://www.fpf.ueh.edu.vn)

§ Khoa Tài chính doanh nghiệp, số 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10 (http://www.foc.ueh.edu.vn)

§ Khoa Kế toán - Kiểm toán, số 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10 (http://www.faa.ueh.edu.vn)

§ Khoa Ngân hàng, số 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10 (http://www.fob.ueh.edu.vn)

§ Khoa Toán - Thống kê, số 91 đường 3 tháng 2, Quận 10 (http://www.fos.ueh.edu.vn)

§ Khoa Tin học quản lý, số 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10 (http://thql.info)

§ Khoa Luật kinh tế, số 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10 (http://www.fol.ueh.edu.vn/lkt)

§ Khoa Lý luận chính trị, số 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10 (http://www.llct.ueh.edu.vn)

§ Viện đào tạo quốc tế, 17 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, (http://www.isb.ueh.vn)

Các chương trình, dự án hợp tác đào tạo quốc tế

Học tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cấp bằng của trường đại học nước ngoài.

§ Chương trình Victoria Wellington (New Zealand):

Bậc đào tạo: Đại học. Bằng cấp: Cử nhân Thương mại và Quản trị

Liên hệ: http://www.victoria.edu.vn

§ Chương trình Curtin (Úc):

Bậc đào tạo: Đại học. Bằng cấp: Cử nhân Quản trị Kinh doanh

Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Kinh doanh Quốc tế

Liên hệ: http://www.curtin.ueh.edu.vn

§ Chương trình Fulbright (Mỹ):

Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Chính sách công

Liên hệ: http://www.fetp.edu.vn

§ Chương trình Hà Lan

Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Kinh tế Phát triển

Liên hệ: http://www.vnp.edu.vn

§ Chương trình CFVG (Pháp):

Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: MBA, Thạc sĩ Kinh tế, Thạc sĩ Ngân hàng và Tài chính, Thạc sĩ Marketing

Liên hệ: http://www.cfvg.org

§ Chương trình Western Sydney (Úc):

Bậc đào tạo: Cao học. Bằng cấp: Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Thương mại.

Bậc đào tạo: Nghiên cứu sinh. Bằng cấp: Tiến sĩ Kinh tế (Nghiên cứu sinh học giai đoạn 1 tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2 tại Đại học Western Sydney)

Liên hệ: http://www.uws.edu.au

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của trường gồm 2 phần Giáo dục đại cương và Giáo dục chuyên ngành, với các ngành đào tạo gồm:

§ Ngành Kinh tế, gồm có các chuyên ngành: Kinh tế học phát triển, Kinh tế Kế hoạch và Đầu tư, Kinh tế Lao động và Quản lí nguồn nhân lực, Kinh tế nông nghiệp & phát triển nông thôn, Kinh tế bất động sản, Kinh tế thẩm định giá.

§ Ngành Quản trị kinh doanh, gồm có các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Ngoại thương, Du lịch, Thương mại, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị chất lượng.

§ Ngành Tài chính-Ngân hàng, gồm có các chuyên ngành: Tài chính nhà nước, Kinh doanh Bảo hiểm, Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Chứng khoán.

§ Ngành Kế toán, gồm có các chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán.

§ Ngành Hệ thống thông tin kinh tế, gồm có các chuyên ngành: Tin học quản lý, Thống kê, Thống kê kinh doanh, Toán tài chính, Toán kinh tế.

§ Ngành Kinh tế chính trị, gồm chuyên ngành: Kinh tế chính trị.

§ Ngành Luật kinh tế, gồm chuyên ngành: Luật kinh tế.

Thời gian đào tạo và văn bằng tốt nghiệp của các hệ, bậc học như sau:

§ Đại học chính quy, thời gian đào tạo 4 năm, văn bằng Cử nhân Kinh tế hệ chính quy.

§ Đại học văn bằng 2 chính quy, thời gian đào tạo 2 năm rưỡi, văn bằng Cử nhân Kinh tế hệ chính quy.

§ Đại học không chính quy, thời gian đào tạo 5 năm, văn bằng Cử nhân Kinh tế hệ tại chức.

§ Đại học văn bằng 2 không chính quy, thời gian đào tạo 3 năm, văn bằng Cử nhân Kinh tế hệ tại chức.

§ Hoàn chỉnh kiến thức đại học, thời gian đào tạo 1 năm rưỡi, văn bằng Cử nhân Kinh tế hệ chính quy.

§ Cao học, hình thức không tập trung, thời gian đào tạo 3 năm, văn bằng Thạc sĩ Kinh tế.

§ Nghiên cứu sinh, hình thức không tập trung, thời gian đào tạo 5 năm đối với người có bằng đại học và từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng Thạc sĩ, văn bằng Tiến sĩ Kinh tế.

Tùng Linh

Từ khóa » Trường đại Học Kinh Tế Có Bao Nhiêu Cơ Sở