Giới Thiệu Chuẩn An Toàn DOT | Tiêu Chuẩn Mỹ Cho Mũ Bảo Hiểm DOT

Đằng sau những chiếc mũ bảo hiểm fullface cool ngầu, chất ngất các anh em có thể sẽ bắt gặp chiếc tem in dòng chữ DOT, hoặc anh em đã từng nghe ai đó nhắc về chuẩn DOT. Nhưng anh em lại không hiểu ý nghĩa của nó là gì? Hay tiêu chuẩn này có nguồn gốc từ đâu và dùng cho ai? Đừng lo, Tài Đạt sẽ giúp anh em hiểu rõ về tiêu chuẩn DOT thông qua bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn an toàn DOT là gì?

“DOT” là viết tắt của cụm từ Department Of Transportation (Bộ giao thông vận tải). Để giúp bảo vệ tính mạng của những người đi xe máy, Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (DOT) yêu cầu bắt buộc tất cả mũ bảo hiểm xe máy bán tại Hoa Kỳ phải đáp ứng Tiêu chuẩn An toàn Phương tiện Cơ giới Liên bang (FMVSS) 218. Tiêu chuẩn này tương đương với tiêu chuẩn ECE 22.05 của Châu Âu.

Khi Anh em mua một chiếc mũ bảo hiểm ở Mỹ, Anh em hãy yên tâm về chất lượng của nó. Bởi vì, một chiếc mũ bảo hiểm được tiêu thụ ngoài thị trường Mỹ nghĩa là chúng phải đáp ứng các tiêu chuẩn hiệu suất nhất định. Nếu không, nhà sản xuất / nhà nhập khẩu sẽ bị phạt và bị thu hồi mũ bảo hiểm.

Để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn DOT cần trải qua những gì ?

Giống như các tiêu chuẩn an toàn khác như chuẩn ECE, chuẩn Snell; muốn đạt được chuẩn DOT cần phải trải qua các bài kiểm tra, kiểm định một cách kĩ lưỡng. FMVSS 218 thiết lập các tiêu chuẩn trong ba lĩnh vực hoạt động của mũ bảo hiểm: giảm lực va đập (khả năng hấp thụ năng lượng); khả năng chống đâm xuyên; và cuối cùng là dây đeo chắc chắn. Mũ đạt chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu an toàn tối thiểu như trên. Thông qua các bài kiểm tra để xác định rằng đầu của anh em có được bảo vệ an toàn hay không nếu lỡ có xảy ra tai nạn. Tiêu chuẩn an toàn DOT cho mũ bảo hiểm

Bài kiểm tra chuẩn DOT khá giống với chuẩn ECE bao gồm:

  • Tầm nhìn ngoại vi không được nhỏ hơn 105° tính từ đường giữa của mũ bảo hiểm.
  • Thử nghiệm độ giảm lực va đập khá giống với chuẩn ECE: Mũ bảo hiểm phải chịu tác động của một đe tròn và phẳng. Tiêu chuẩn DOT cho phép lực gia tốc lớn nhất là 400G. Mỗi mũ bảo hiểm bị tác động ở bốn vị trí (mỗi vị trí tác động hai lần). Người thử nghiệm có thể chọn vị trí bất kì nằm trên “đường thử nghiệm” để tác động.
  • Kiểm tra độ xuyên thấu: Một mũi nhọn 3kg được thả cao 3m xuống nhiều vị trí trên khắp mũ bảo hiểm.
  • Kiểm tra dây đeo: Đặt dây đeo của mũ bảo hiểm ở trạng thái căng, và tăng dần trọng tải lên. Đầu tiên tải trọng 22,7 kg (49,9 lb.) được đặt trong 30 giây, sau đó tăng lên 136 kg (299,2 lb.) trong 120 giây. Bằng cách này để xem dây có bị giãn hay có dịch chuyển hay không.

Tiêu chuẩn an toàn DOT cho mũ bảo hiểm

Tiêu chuẩn an toàn DOT cho mũ bảo hiểm

Ngoài ra còn có một số yêu cầu khác như:

  • Các phụ kiện trên bề mặt của mũ bảo hiểm như là đinh tán không được vượt quá 5 mm.
  • DOT đưa ra chuẩn riêng cho dành cho kính chắn gió và các phụ kiện bảo hộ cho mắt. Tiêu chuẩn đó có tên VESC 8 (Vehicle Equipment Safety Commission). Còn tiêu chuẩn ECE thì không có các bài test về khả năng chống đâm xuyên của nón.

Tiêu chuẩn an toàn DOT cho mũ bảo hiểm

Nhãn dán DOT

Chuẩn DOT vẫn bị chỉ trích vì cách gắn nhãn của các hãng đôi khi không thật uy tín. Tiêu chuẩn DOT chỉ được thử nghiệm trên các mẫu đã sản xuất nên có xác suất xảy ra lỗi ở 1 vài nón. Giả sử anh em cầm 1 chiếc nón đi test và nếu không may nó không đạt chất lượng thì nhà sản xuất sẽ bị phạt 5000 USD/nón. Nên các nhà sản xuất thường tự kiểm nghiệm chất lượng theo chuẩn DOT khá nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn an toàn DOT cho mũ bảo hiểm Và đặc biệt, nhãn dán DOT mới(có hiệu lực từ 5/2013) có những quy định hiển thị riêng; nhằm gây khó khăn và hạn chế việc làm giả nhãn dán. Thứ tự nhãn dán từ trên xuống dưới bao gồm:

  • Tên nhà sản xuất
  • Số hiệu hoặc tên
  • “DOT” bên dưới tên nhà sản xuất
  • “FMVSS 218” căn giữa bên dưới DOT
  • Từ “Được chứng nhận” bên dưới FMVSS 218

Chứng nhận DOT và ECE 22.05

Đây là hai tiêu chuẩn thường gặp nhất trên mũ bảo hiểm mà anh em có thể bắt gặp thấy. Thực chất không có tiêu chuẩn nào tốt hơn tiêu chuẩn nào, mà tùy vào mục đích sử dụng và khu vực anh em lưu thông. Bởi vì, mỗi tiêu chuẩn được áp dụng cho mỗi lãnh thổ khác nhau và những chiếc mũ đã được thông qua các bài kiểm nghiệm nghiêm ngặt trước khi đem ra thị trường sử dụng. Nên về chất lượng và độ an toàn thì 2 chuẩn này đều như nhau anh em nhé.

Qua thông tin Tài Đạt cung cấp, anh em chắc hẳn đã hiểu về chuẩn Mỹ – DOT này rồi phải không. Mặc dù độ phủ của chuẩn DOT không rộng bằng chuẩn ECE, nhưng về chất lượng và độ an toàn thì tương đương và được khá nhiều hãng mũ bảo hiểm hướng tới như Hãng LS2, Hãng Yohe… Và hiện tại, ở các cửa hàng của Tài Đạt đều có mũ bảo hiểm của các hãng này, anh em nhanh chân ghé đến Tài Đạt để chọn lấy cho mình chiếc mũ đạt chuẩn an toàn DOT của Mỹ nhé.

Một chiếc mũ an toàn sẽ đưa anh em đến bất cứ nơi nào anh em muốn, hãy nhớ nhé! Nguồn: billscrashhelmets.co.uk | cycleworld.com

Tham gia group Anh Em Biker & Tài Đạt ngay:

Group Anh Em Biker Tài Đạt

Có thể Anh Em muốn xem thêm:

  • Hướng dẫn Vệ sinh áo giáp khoác sạch sẽ
  • Giới thiệu chuẩn an toàn ECE – châu Âu
  • Giới thiệu Dung dịch chống bám nước 3M
  • Giới thiệu Miếng chống đọng sương Pinlock cho fullface
  • Giới thiệu mũ 3/4 LS2 Verso OF570 có 2 kính
  • Giới thiệu mũ bảo hiểm LS2 FF800 có 2 kính

Từ khóa » Tiêu Chuẩn An Toàn Mũ Bảo Hiểm